khóa luận tốt nghiệp mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi

50 620 0
khóa luận tốt nghiệp mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh chảy máu trong sọ là tình trạng chảy máu trong não, vị trí chảy máu có thể là ngoài màng cứng, dưới màng cứng,khoang dưới nhện, nhu mô não, quanh não thất và trong não thất. Đây là tình trạng bệnh cấp cứu hay gặp với tỉ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề.Bệnh có tính đa dạng về đặc điểm dịch tễ , lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh theo từng lứa tuổi. Theo Malcomlm và cộng sự (1978) [35] 70% trường hợp mổ xác sơ sinh có XHNMN ở mức độ khác nhau và xuất huyết trong não thất hay gặp nhất. Theo nghiên cứu của Đại học Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ(2003-2005) [51], trong số trẻ sinh non từ 23-33 tuần có 13% trẻ bị XHNT, tỉ lệ này phân bố khác nhau ở các nhóm theo cân nặng: 501-1000 gr là 37%, 1001-1500 là 10%, 1501-2000gr là 5%. Theo Vũ Thị Thu Nga (2008) nghiên cứu tại khoa sơ sinh, viện Nhi Trung ương, trẻ đẻ non dưới 37 tuần tỉ lệ mắc bệnh là 30,9%, tỉ lệ mắc bệnh có chiều hướng tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng[4]. Theo Murphy và cộng sự [53]tỉ lệ tử vong do XHNMN là 5,3% ở trẻ đẻ non dưới 2100gr tại Viện nhi Paris( 1992- 1994). Nguyên nhân gây chảy máu trong sọ ở trẻ sơ sinh có thể do chấn thương sản khoa, giảm tỉ lệ prothrombin, đặc điểm của hệ cầm máu ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, thời gian chuyển dạ, ngạt do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt thường gặp ở trẻ đẻ non, thấp cân. Ở trẻ bú mẹ ngoài lứa tuổi sơ sinh, nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết não là thiếu vitamin K. Bệnh gặp nhiều ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam: Hà Nội có tỉ lệ mắc bệnh 110,5/100.000 trẻ sinh, Hà Tây 124,2/100.000 trẻ sinh. Tỉ lệ này cao gấp 20 lần của các nước Đức, Hà Lan và gấp 2-4 lần so với Thái Lan. Từ những thập niên 60 các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Hà Lan đã đặt ra vấn đề tiêm phòng vitamin K cho tất cả các 2 trẻ sơ sinh, đến thập niên 80 chương trình này được khuyến cáo áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ thực hiện chương trình này nên bệnh chảy máu trong sọ hầu như hoàn toàn biến mất ở các nước có áp dụng chương trình. Ngoài ra, có một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: bệnh lý gan mật bẩm sinh, RLĐM …… Đối với trẻ lớn ngoài lứa tuổi bú mẹ đến thanh thiếu niên tỉ lệ mắc bệnh thấp , theo Rochester và Minnesota [44] cho thấy tỉ lệ mắc hang năm là 2,52/100.000 trẻ. Con số này rất thấp so với tỉ lệ mắc bệnh 100-130/ 100.000 trẻ sinh của nhóm sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chảy máu trong sọ chủ yếu là do dị dạng mạch máu não. Theo nghiên cứu của khoa Phẫu thuật thần kinh, bệnh viện Tuen Mun , Hồng Kông từ tháng 1-1992 đến 12-2008[pubmed] tìm thấy 40 trẻ có dị dạng mạch não và trong số đó có 32 trẻ(80%) có biểu hiện của xuất huyết não, tuổi từ 7-204 tháng với tuổi trung bình là 100,5 tháng. Trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển: xét nghiệm sinh học và đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh với kĩ thuật CLVT, MRI , chụp mạch não mã hóa số nền , bệnh chảy máu trong sọ được phát hiện ngày càng nhiều và ở giai đoạn sớm. Kèm theo đó là trình độ nhân viên y tế được nâng cao. Vì vậy, số trẻ được cứu sống tăng lên. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn(1998-1999)[5] tỉ lệ tử vong do XHNMN ở trẻ sơ sinh từ 4,3%-6,7% , đứng tứ 9 trong 10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em Việt Nam.Theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự [3]đã xác định được tỉ lệ mắc bệnh chảy máu trong sọ ở Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây là 110-130/100.000 trẻ sinh, tỉ lệ tử vong đối với nhóm tuổi này từ 14-25% trường hợp ở bệnh viện Hà Nội và địa phương. Theo nhiên cứu gần đây XHNMN ở trẻ nhỏ do giảm tỉ lệ Prothrombin có xu hướng gia tăng. Hàng năm có khoảng 150-200 trẻ mắc bệnh vào Viện nhi Hà Nội. 3 Qua đó chúng tôi thấy được tầm quan trọng của vấn đề và để góp phần hiểu rõ hơn về bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em giúp công tác phòng, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi" với mục tiêu sau: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1- 24 tháng tuổi. 2.Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ 1- 24 tháng tuổi. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh chảy máu trong sọ là một bênh cấp cứu thường gặp với tỉ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề. Bệnh xảy ra khi vỡ bất kỳ một mạch máu nào trong não. Bệnh có đặc điểm lâm sàng, sinh học, tổn thương bệnh lý và nguyên nhân theo từng nhóm tuổi. 1.1. Giải phẫu động mạch não. 1.1.1. Động mạch não trước. Động mạch não trước là nhánh tận cùng của động mạch cảnh trong. Đường kính là 1,5mm ở trẻ sơ sinh, nhỏ hơn đường kính động mạch não giữa. Động mạch não trước nuôi dưỡng gần như toàn bộ mặt trong, mặt trên, mặt dưới của bán cầu. Mặt khác, động mạch còn cung cấp một phần quan trọng cho não trung gian. Động mạch não trước tách ra từ mặt trong phần tận cùng động mạch cảnh trong vùng trên và cạnh yên bướm, đi ra trước tạo nên một đường lõm về phía sau rồi vòng lên gối thể trai. Động mạch đi dọc mặt trong bán cầu não, dọc theo vòng cạnh thể trai, nằm trên thể trai, từ phía trước vòng ra sau rồi tận cùng bằng động mạch cạnh thể trai sau. Trong số các nhánh bên, cần phân biệt nhánh cho trung tâm và nhánh bề mặt vỏ não. Các nhánh trung tâm bắt nguồn ở 2cm đoạn đầu của động mạch. Các nhánh này chi phối cho phần trước của thành bên nao thất III. Nhóm bên đi sâu vào trong phần sau của khoang thủng trước. Nhóm trung gian đi sâu vào trong của phần trên của bản thị giác trên, mỏ thể trai và vỏ não vùng trán. 5 Động mạch não đỉnh và phần lớn các nhánh của động mạch này tưới máu cho vỏ não vùng trán, hành khứu, đầu nhân đuôi, và phần trước bao trong. Các nhánh vỏ não tưới máu cho vỏ não, bao gồm: Động mạch trán dưới hay động mạch hố mắt tưới máu cho thùy mắt của hồi trán thứ nhất. Các động mạch trán trong và trước được phát sinh giữa chỗ tiếp nối của động mạch thông trước và động mạch gối của thể trai. Nó tưới máu cho mặt dưới và trong của thùy trán. Các động mạch trán trong giữa và trán trong sau khi tách ra thường có thân chung ở phía trên gối thể trai. Đây là động mạch viền trai, tưới máu cho nửa sau của hồi trán thứ nhất và phần trong của hồi trán lên. Động mạch đỉnh trong xuất phát ở phía trước gờ thể trai, phân chia thành ba nhánh: động mạch cạnh trung tâm, động mạch trước cựa, động mạch đỉnh- chẩm ở vị trí rách thẳng góc trong. Nhánh này tưới máu cho thùy cạnh trung tâm, và thùy bốn cạnh. Vì vậy, hai nửa vòng tròn mạch đồng tâm được tạo nên ở mặt trong bán cầu: Phía dưới là động mạch quanh trai được hình thành bởi não trước và quanh thể trai sau. Phía trên là động mạch viền trai được hình thành bởi ba động mạch trán trong. Ở các vùng vỏ não, các vòng nối phần lớn với các nhánh Sylvius. Ba động mạch trán trong được nói từ trước ra sau với ba nhánh Sylvius tương ứng: + Động mạch hố mắt trán. + Động mạch trán lên. 6 + Động mạch đỉnh. Ở vị trí trung tâm, các vòng nối được tạo thành với động mạch não giữa đặc biệt ở vị trí bao trong. 1.1.2. Động mạch não giữa. Đây là những nhánh tận quan trọng của động mạch cảnh trong. Động mạch não giữa với các nhánh trung tâm cấp máu cho phần lớn nhân xám trung tâm và với các nhánh vỏ não cấp máu cho mặt ngoài bán cầu não. Phần lớn động mạch não giữa đi trong rãnh Sylvius. Động mạch não giữa bắt nguồn ở mặt ngoài động mạch cảnh trong. Sau khi cho các nhánh bên trung tâm, hành trình của động mạch ở trong bán cầu trong thung lũng Sylvius. Từ vùng này, động mạch đi vào thùy trán ở phía trên và thùy thái dương ở phía dưới. Sauk hi vòng quanh thùy đảo, động mạch đi hướng ra ngoài. Khi lộ ra mặt ngoài của vỏ não, động mạch não giữa tận cùng thành động mạch nếp cong. Trong số các nhánh bên cần phân biệt giữa nhánh cấp máu cho vùng trung tâm và các nhánh cho mặt ngoài vỏ não: Các nhánh trung tâm bắt đầu tách ra ở gần nơi phát sinh của động mạch não giữa và tưới máu cho nhân xám trung tâm: nhân đậu, đầu và thân nhân đuôi, nhân trước tường, bao ngoài, phần lớn bao trong. Các nhánh vỏ não được phân ra ở nhánh Sylvius, bao gồm các nhánh thùy đảo cấp máu cho thùy đảo; động mạch hố mắt-trán cấp máu cho phàn ngoài của thùy trán; động mạch trán lên cho vùng sau của hồi trán thứ hai và thứ ba và hồi trán lên; động mạch đỉnh chạy trong ránh Rolando bao gồm động mạch đỉnh lên và động mạch đỉnh sau cấp máu cho mặt ngoài của hồi 7 đỉnh; cuối cùng, các động mạch thái dương xuống có ba nhánh nuôi dưỡng cho ba hồi đỉnh. 1.1.3. Động mạch não sau. Động mạch não sau góp phần tạo thành đa giác Willis tưới máu cho vỏ não và cung cấp một vùng mạch quan trọng cho vùng nhân xám trung tâm. Nó được phân ra ở chỗ tách đôi của động mạch thân nền, mặt trước cầu não: Trong phần não giữa, động mạch hướng lên cao và ra ngoài ôm lấy cuống não và đi lên phía trên củ não sinh tư ở mặt sau của thân não. Trong phần bán cầu, động mạch não sau uốn cong đột ngột ra phía ngoài để tiếp theo bờ trong bán cầu rồi đi vào phía trong khe cựa và tận cùng trong hồi chêm để tưới máu cho thùy chẩm. Các nhánh của vỏ não có nhiều chức năng quan trọng. Người ta phân biệt các động mạch cầu não trong và động mạch củ não sinh tư. Vai trò cấp máu của động mạch mạc sau khá rõ: động mạch mạc chính, sau khi vòng quanh cuống não, đi sâu vào khe Bichat rồi dọc theo tuyến tùng, cuối cùng đến lều não thất III để tưới máu cho lều mạch mạc và đám rối mạch mạc của não thất III. Động mạch mạc phụ phân các nhánh cho lớp thị giác và nhân đuôi. Cuối cùng, động mạch đồi thị sau bên cấp máu cho thể gối ngoài, đồi thị và phần sau của bao trong. Đối với các nhánh vỏ não, các động mạch này được tạo ra từ các động mạch thái dương trước, giữa và sau và cấp máu cho hồi thái dương T5, T4 và T3. 1.1.4. Động mạch cảnh trong và thân nền. Động mạch cảnh trong. Động mạch cảnh gốc và các nhánh ngoài sọ của động mạch( động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài) có thể đo được huyết động học bằng 8 siêu âm Doppler. Hiện nay, người ta xác định được mốc giải phẫu và hành trình động mạch cảnh trong trong hộp sọ bằng siêu âm. Trong tầng giữa của nền sọ, động mạch cảnh trong trước hết ở trong xoang hang. Ở đây, nó giống như xoang và có một đường cong hai lần hình chữ “S” nghiêng lên liên tiếp lồi lõm ở cao hình thành Siphon cảnh. Động mạch cảnh trong đi ra xoang hang, trong khoang dưới nhện, ở chỗ mỏm yên trước để chia thành bốn nhánh động mạch( động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch mạc trước cấp máu cho đám rối mạch mạc và động mạch thông sau). Động mạch thân nền. Động mạch thân nền được tạo thành do sự hợp nhất của các động mạch đốt sống ở vị trí mặt trước của hành tủy. Động mạch thân nền chạy trong đường nền của cầu não để tận cùng một chút trên cầu não rồi chia hai ngành tận cùng, các động mạch não sau. Các nhánh chủ yếu của thân nền là động mạch tiểu não giữa, nhất là động mạch tiểu não trên. Các nhánh bên thể tích lớn nhất tách ra ở phần thân nền để đến mặt trên của tiểu não. Động mạch dưới và sau tách ra từ động mạch đốt sống, cấp máu cho tiểu não, phần dưới của bán cầu và hạnh nhân tiểu não. Động mạch thông sau nói với hệ thống cảnh và động mạch đốt sống để tạo thành đa giác Willis. Đa giác Willis: Về phương diện giải phẫu đa giác Willis được tạo thành từ: Phía trước bởi hai động mạch não trước và động mạch thông trước được tách ra từ hệ thống cảnh. Phía hai bên bởi hai động mạch thông sau. 9 Phía sau bởi hai động mạch não sau được tách ra từ hệ thống động mạch đốt sống. 1.2. Một số nguyên nhân chính và đặc điểm dịch tễ liên quan đến bệnh. Nguyên nhân chính gây nên chảy máu trong sọ ở nhóm tuổi từ 2-24 tháng là thiếu vitamin K tiên phát hoặc thứ phát: ở các nước Tây Âu 50% XHNMN muộn do thiếu vitamin K, tỷ lệ này là 82% ở các nước đang phát triển . Trong số đó chủ yếu là thiếu vitamin K thứ phát sau do tắc mật, theo nghiên cứu của Hà Lan tỷ lệ này là 81%[48]. Nguyên nhân khác như: xơ gan,dị dạng đường mật bẩm sinh, kén ống mật chủ, hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài, sử dụng thuốc chống đông máu… Một số nguyên nhân rất hiếm gặp như: giảm tiểu cầu tiên phát hoặc thứ phát, bệnh ưa chảy máu, nhiễm khuẩn nặng gây rối loạn cầm máu, dị dạng mạch não, chấn thương sọ não (tụ máu dưới màng cứng ở trẻ dưới 2 tuổi thường gặp ở trẻ chấn thương sọ não do bị lạm dụng, theo nghiên cứu của Đại học xứ Wales College of Medicine Llandough Bệnh viện năm 1993-1995 [32], kết quả cho thấy 81.8% gợi ý nhiều đến tình trạng bị lạm dụng)… Một số đặc điểm dịch tễ học liên quan đến bệnh chảy máu trong sọ do thiếu vitamin K: - Tỷ lệ mắc bệnh: Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước phát triển trung bình là 7,1 cho 100.000 trẻ [20]. Ở Canada, Cornelisen-EA và cs [22],[ 23],[26] đã thông báo tỉ lệ mắc bệnh do dự phòng vitamin K với liều uống 1mg cho trẻ ngay sau sinh là 1,1/100.000 trẻ sinh (1992-1994) so với giai đoạn trước dự phòng là 7/100.000 trẻ sinh. Von Kries [49], [50] đã báo cáo tỷ lệ mắc trước khi dự 10 phòng vitamin K ở Đức là 7,1/100.000 trẻ sinh. Dự phòng vitamin K bằng đường uống đã giảm tỉ lệ mắc là 1-6,4/100.000 trẻ sinh, bằng đường tiêm bắp là 0,25 trẻ mắc/100.000 trẻ. Ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Ungchusak và cs[34] năm 1983 đã điều tra tình hình mắc bệnh trong toàn quốc là 35/100.000 trẻ sinh. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Diễn và cộng sự [1] đã báo cáo 30 trường hợp trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi mắc bệnh. Ninh Thị Ứng và Hoàng Cẩm Tú [13] đã báo cáo 354 trường hợp mắc bệnh xuất huyết não- màng não vào viện nhi từ 1983-1990, tuổi mắc bệnh thường gặp từ 1-3 tháng tuổi. Nguyễn Văn Thắng và cs [8](1996) nghiên cứu về tần suất mắc bệnh cho thấy ở Hà Tây là 124,1/100.000, ở Hà Nội là 110,5/100.000 trẻ sinh/năm. - Một số đặc điểm khác: + Tuổi mắc bệnh: Các nghiên cứu từ các nước trên thế giới, đặc biệt các nước phát triển cho thấy bệnh xuất huyết não- màng não muộn thường xảy ra ở tuổi từ 1-3 tháng, tuổi mắc bệnh trung bình là 40-50 ngày. Appendini [17]đã thông báo 8 trường hợp mắc xuất huyết não-màng não do thiếu vitamin K với tuổi từ 16 ngày đến 3 tháng tuổi xảy ra trong năm 1982-1987 ở Italia. Theo Lại Văn Tiến và cộng sự, khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1- TPHCM(1993-1996) thường xảy ra từ 2 tuần đến 6 tháng, tần suất cao nhất từ 2 tuần đến 2 tháng, chiếm tỉ lệ > 94,33% [13]. + Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ và thường gặp ở những trẻ là con đầu. Theo nghiên cứu của Lại Văn Tiến và cộng sự [...]... số đặc điểm giữa các nhóm bệnh 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 2-24 tháng tuổi: Ở bệnh nhi: + Tính phổ biến của bệnh theo năm + Tuổi mắc bệnh + Giới hay mắc bệnh + Mùa hay mắc bệnh + Nguyên nhân gây bệnh + Đặc điểm lâm sàng của trẻ khi mắc bệnh + Đặc điểm cận lâm sàng khi mắc bệnh + Tỷ lệ tử vong 20 Ở mẹ bệnh. .. Phân bố bệnh nhi vào viện theo tháng trong năm 24 Nhận xét: Số trẻ mắc bệnh rải rác vào các tháng trong năm nhưng nhiều hơn trong các tháng 10, 11, 12 trong cả 2 năm 3.3.3 Tuổi thai của trẻ mắc bệnh Bảng 3.5 Tuổi thai của các trẻ mắc bệnh Dưới 32 tuần 32-37 tuần 38-42 tuần Tổng n 1 6 110 117 % 0,9 5,1 94 100 Biểu đồ 3.4 Tuổi thai của các trẻ mắc bệnh Nhận xét: Trẻ mắc bệnh chủ yếu là sinh đủ tháng, ... số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh XHNMN Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 9 thấy rằng 73,9% trẻ có thiếu máu, trong đó mức độ thiếu máu chủ yếu là vừa (25,4%) và nặng (25,4%), tỷ lệ thiếu máu đẳng sắc là 63,4% Điều này chứng tỏ máu chảy trong sọ rất nhiều Thực tế đã có rất nhiều trẻ được truyền máu và tiêm vitamin K ở tuyến dưới nên tỷ lệ thiếu máu có thể cao hơn nhiều Vì vậy, tỷ lệ rối loạn đông máu. .. xảy ra ở lứa tuổi 1-3 tháng (79,9%), từ 3-6 tháng và 624 tháng tỷ lệ xấp xỉ nhau lần lượt là 9,7% và 10,4% Nhiều tác giả nước ngoài [17], [18], [20], [29] thấy bệnh cũng thường gặp ở lứa trẻ từ 1-3 tháng tuổi Các nghiên cứu trong nước trước đây cũng cho biết bệnh xảy ra nhiều từ 1-3 tháng tuổi, đặc biệt vào lúc 2 tháng tuổi [1], [6], [7], [8] • Giới tính Bệnh gặp nhiều ở trẻ trai chiếm 76,9%, trẻ gái... 67 bệnh nhi chảy máu trong sọ ở lứa tuổi bú mẹ nhập viện Theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự khi nghiên cứu bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ nhỏ trong thời gian từ năm 1996- 1999 [10] trung bình mỗi năm Viện Nhi Trung Ương tiếp nhận khoảng 170 bệnh nhi vào điều trị Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Hương từ năm 2000- 2003 [2], trung bình mỗi năm có khoảng 160 bệnh nhi lứa tuổi bú mẹ nhập viện được chẩn đoán chảy. .. huyết não ở trẻ em 250 200 26 Nhận xét: Nguyên nhân gây xuất huyết não chủ yếu ở lứa tuổi từ 1-24 tháng tuổi là do thiếu vitamin K 3.5 Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh xuất huyết não ở trẻ bú mẹ Bảng 3.7a Triệu chứng cơ năng Cơn khóc Cơn Bỏ bú xanh tím Da xanh Khóc Quấy Khóc Tổng thét khóc rên n 52 60 8 120 100 41 120 % 38,8 44,8 6,0 89,6 74,6 30,6 89,6 Biểu đồ 3.7 Triệu chứng cơ năng của trẻ Bảng... và sữa nhân tạo Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thắng [10] 97,2% trẻ bị XHN-MN là trẻ đang ở giai đoạn bú mẹ hoàn toàn Vì vậy, tầm quan trọng của chương tình tiêm chủng mở rộng vitamin K cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng 4.2 Một số đặc điểm lâm sàng nổi bật của trẻ mắc bệnh XHN-MN ở lứa tuổi bú mẹ 4.2.1 Triệu chứng cơ năng Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy bệnh nhi vào viện với những triệu... 24.3 100 92.3 7.7 100 71.4 18.6 100 Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhi theo tuổi và giới Nhận xét: Phần lớn trẻ mắc bệnh trong lứa tuổi từ 1-3 tháng tuổi, chiếm tới 107 trong tổng số 134 trẻ nhập viện Số trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ là 3,3/1 3.3.2 Phân bố bệnh nhi mắc bệnh theo mùa Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhi vào viện theo tháng trong năm tháng năm 2011 n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 4 4 6... viện được chẩn đoán chảy máu trong sọ Các tác giả đều bàn luận nguyên nhân của bệnh ở nhóm tuổi này là do thiếu vitamin K Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh này có thể giảm xuống nếu như tất cả các trẻ mới sinh được tiêm phòng vitamin K Trong nghiên cứu của chúng tôi từ 2011-2012 số trẻ mắc bệnh này trung bình mỗi năm là 67 bệnh nhân Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm đi khoảng 60% so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn... trung ở trẻ từ 1-3 tháng tuổi( xuất huyết muộn ở trẻ sơ sinh), do chưa có sự khác biệt nhiều về cấu trúc và giải phẫu cấu trúc não bộ nên tổn thương bệnh lý não ở nhóm này có nhiều đặc điểm giống trẻ sơ sinh đủ tháng Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới như Nishio T [42] và Wun-Tsong Chaou [21] cho thấy trên CLVT hình ảnh tổn thương não ở nhiều vị trí và đa dạng như trẻ sơ sinh đủ tháng . trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:" ;Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi& quot; với mục tiêu sau: 1 .Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh. của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1- 24 tháng tuổi. 2.Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ 1- 24 tháng tuổi. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh chảy máu trong sọ là một. đến bệnh qua so sánh một số đặc điểm giữa các nhóm bệnh. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 2-24 tháng

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 48. Visser DY, Jansen NJ, Ijland MM, de Koning TJ, van Hasselt PM “Intracranial bleeding due to vitamin K deficiency: advantages of using a pediatric intensive care registry”. Intensive Care Med. 2011 Jun;37(6):1014-20

  • 51. Vural M, Yilmaz I, Ilikkan B, Erginoz E, Perk Y “Intraventricular hemorrhage in preterm newborns: risk factors and results from a University Hospital in Istanbul, 8 years after”. Pediatr Int. 2007 Jun;49(3):341-4.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan