tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đau bụng tái diễn ở trẻ em

67 848 3
tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đau bụng tái diễn ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *** LÊ HỮU ĐOÀN T×m hiÓu nguyªn nh©n vµ biÓu hiÖn l©m sµng ®au bông t¸i diÔn ë trÎ em KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA Khóa 2007-2013 Người hướng dẫn khoa học : TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà HÀ NỘI- 2013 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *** LÊ HỮU ĐOÀN T×m hiÓu nguyªn nh©n vµ biÓu hiÖn l©m sµng ®au bông t¸i diÔn ë trÎ em KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA Khóa 2007-2013 HÀ NỘI- 2013 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau bụng tái diễn là một biểu hiện lâm sàng hay gặp, khiến trẻ phải đi khám nhiều lần tại các phòng khám Nhi khoa chung và Tiêu hóa nhi khoa. Đây cũng là một vấn đề khá thường gặp trong y học cộng đồng. Theo một điều tra nghiên cứu cắt ngang tại Đức về tỉ lệ đau bụng kéo dài trên 3 tháng ở 14836 trẻ 3-17 tuổi tại nhà trẻ và các trường học, 20% trẻ có từ hai đợt đau bụng trở lên trong thời gian 3 tháng . Kể từ lần đầu tiên được mô tả vào năm 1958, đau bụng tái diễn vẫn là một khó khăn trong thực hành lâm sàng, là vấn đề chưa được hiểu biết một cách đầy đủ bởi nó là tình trạng phối hợp của nhiều yếu tố. Nguyên nhân của đau bụng tái diễn có thể gặp trong các tổn thương thực thể, như các bệnh lý đường tiêu hóa, các bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý phụ khoa (gặp ở trẻ em nữ lứa tuổi dậy thì) hay các bệnh lý thần kinh. Các cơn đau bụng mà không xác định được nguyên nhân tổn thương thực thể cũng thường gặp, đây là tình trạng đau bụng cơ năng, liên quan đến các rối loạn chức năng ruột, nguyên nhân tâm thần (rối loạn hành vi, đau tâm thể). Chính vì vậy, biểu hiện lâm sàng của đau bụng tái diễn rất đa dạng. Có thể gặp các cơn đau bụng tái phát, biểu hiện rầm rộ, gây ảnh hưởng nhiều cho trẻ, hay cũng có thể chỉ là nhưng cơn đau âm ỉ, hoặc mơ hồ, tái phát nhiều lần gây lo lắng cho trẻ và gia đình. Có thể gặp đau bụng kéo dài đơn độc (không có kèm theo các triệu chứng toàn thân, triệu chứng tiêu hóa), đau bụng với các triệu chứng tiêu hóa (liên quan đến bữa ăn, kèm theo buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, các rối loạn chức năng ruột như tiêu chảy, táo bón…), hay đau bụng kèm theo các rối loạn toàn thân hay ngoài tiêu hóa (bệnh thần kinh tâm thần động kinh, bệnh tiết niệu, hô hấp…). 3 Các xét nghiệm cận lâm sàng không phải lúc nào cũng cho phép xác định được nguyên nhân thực thể. Các bằng chứng y học cho thấy hiệu quả điều trị đau bụng tái diễn đặc biệt nhóm đau bụng do nguyên nhân cơ năng trong thực hành lâm sàng khá nghèo nàn. Các cơn đau bụng kéo dài dẫn đến trẻ phải nghỉ học làm cho chất lượng cuộc sống giảm sút và chi phí điều trị gia tăng. Theo một thống kê gần đây tại Mỹ, chi phí y tế cho việc làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đau bụng tái diễn trung bình khoảng 6000 đô la Mỹ cho một trẻ trong một năm. Chi phí này còn chưa bao gồm các chi phí gián tiếp khác như cha mẹ phải nghỉ làm và các chăm sóc kết hợp khác cho trẻ . Mục tiêu quan trọng khi khám một bệnh nhi đau bụng tái diễn là không nhầm lẫn một đau bụng do nguyên nhân thực thể với một đau bụng cơ năng, phân biệt tình trạng đau bụng có tính chất cấp cứu với đau có thể trì hoãn được để từ đó đưa đến các quyết định hợp lý trong lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ. Xuất phát từ những nhận xét như trên,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đau bụng tái diễn ở trẻ em ” với hai mục tiêu : 1. Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bụng tái diễn ở trẻ em. 2. Mô tả các biểu hiện lâm sàng của đau bụng tái diễn ở trẻ em. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa Định nghĩa đau bụng tái diễn: Đau bụng tái diễn theo tiêu chuẩn của Apley là khi trẻ có ít nhất 3 cơn đau bụng trong thời gian ít nhất là 3 tháng và đau ở mức độ nặng đủ để ảnh hưởng đến những sinh hoạt bình thường của trẻ như đi học đầy đủ, tham gia các hoạt động xã hội, thể thao… Như vậy, đau bụng tái diễn là một triệu chứng chứ không phải một chẩn đoán. 1.2. Phân loại đau bụng tái diễn Phân loại đau bụng tái diễn thay đổi theo thời gian và được chia thành hai nhóm là đau bụng có tổn thương thực thể và đau bụng cơ năng. Đau bụng tái diễn có tổn thương thực thể là đau bụng do tổn thương cấu trúc, viêm và nhiễm khuẩn gây nên. Đau bụng tái diễn không thực thể (đau bụng cơ năng) được xác định là tình trạng đau bụng và không tìm thấy những tổn thương cấu trúc, viêm, nhiễm khuẩn trên các xét nghiệm chẩn đoán. Định nghĩa “đau bụng tái diễn” của Apley ban đầu khá rộng và không chỉ ra nguyên nhân cụ thể nào nhưng thuật ngữ “đau bụng tái diễn” được sử dụng trong phần lớn các trường hợp để chỉ tình trạng đau bụng cơ năng, trẻ không có các bất thường hoặc biểu hiện các bệnh lý thực thể. Kết quả của các nghiên cứu về đau bụng tái diễn ở trẻ em cho thấy chỉ 5-10% trẻ đau bụng tái diễn có nguyên nhân thực thể . Với những tiến bộ của y học hiện đại cho phép xác định được nhiều nguyên nhân thực thể hơn, Hyams và nhiều tác giả khác cho rằng tỉ lệ trẻ đau bụng do nguyên nhân thực thể đã bị tính toán thấp hơn so với thực tế trong các nghiên cứu trước đây. Các tác giả cũng cho rằng tiêu chuẩn Apley quá mơ hồ để đánh giá các bệnh lý thực thể và cơ năng, vì thế tiêu chuẩn Apley đã không được khuyến khích sử dụng. Chính điều này đã đã mang đến các thay đổi trong việc xác định và đánh giá đau bụng tái diễn ở trẻ em. Von Baeyer 5 and Walker đã đề xuất 2 bước trong tiếp cận và phân loại đau bụng tái diễn . Bước đầu tiên là xác định xem trẻ có đủ các tiêu chuẩn của đau bụng tái diễn theo Apley hay không tức là trẻ có ít nhất ba cơn đau bụng trong ít nhất 3 tháng đủ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của trẻ. Bước thứ hai, trẻ đau bụng tái diễn được phân nhóm thành các nhóm nhỏ dựa vào các biểu hiện lâm sàng kèm theo như đau bụng tái diễn có táo bón, đau bụng tái diễn có loét dạ dày tá tràng, đau bụng tái diễn kèm theo các vấn đề về thần kinh tâm thần như động kinh, trầm cảm hoặc đau bụng tái diễn không rõ nguyên nhân. Năm 1999, một hệ thống phân loại khác do các nhà tiêu hóa Nhi khoa từ nhiều quốc gia họp tại Ý đã thống nhất đưa ra được gọi là tiêu chuẩn Rome II. Tiêu chuẩn này lần đầu tiên cung cấp cho các nhà lâm sàng phương pháp chuẩn để tiếp cận bệnh nhân đau bụng. Trong phân loại này, mặc dù không có đầy đủ các bằng chứng y học, các tác giả đã chia đau bụng tái diễn thành 4 nhóm cụ thể gọi là đau bụng có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa chức năng. Theo tiêu chuẩn Rome II, đau bụng tái diễn ở trẻ em gồm rối loạn tiêu hóa chức năng, hội chứng ruột kích thích, đau bụng chức năng và động kinh thể bụng. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng sử dụng tiêu chuẩn Rome II để đánh giá và xác định tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ em . Năm 2006, dựa vào các bằng chứng y học đã có về đau bụng tái diễn ở trẻ em, các nhà tiêu hóa nhi khoa đã sửa chữa lại các tiêu chí trong tiêu chuẩn Rome II và cập nhật xây dựng lên tiêu chuẩn Rome III . Do có nhiều thay đổi về mức độ nặng và biểu hiện đa dạng của đau bụng tái diễn ở trẻ em, trong tiêu chuẩn Rome III, các tác giả phân chia đau bụng tái diễn ở trẻ em thành 2 nhóm đau bụng tái diễn chức năng và hội chứng đau bụng tái diễn chức năng. Theo tiêu chuẩn Rome III, thời gian của các cơn đau bụng giảm từ 3 tháng xuống 2 tháng. Phân loại đau bụng chức năng ở trẻ em theo tiêu chuẩn Rome III 6 Rối loạn tiêu hóa chức năng: - Đau bụng dai dẳng, tái diễn hoặc khó chịu ở phần bụng trên (thường là trên rốn) - Đau bụng không giảm sau khi đi ngoài hoặc liên quan đến sự thay đổi số lần đi ngoài, tính chất phân - Triệu chứng kéo dài ít nhất 1 lần/1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng trước khi được chẩn đoán. Hội chứng ruột kích thích: - Cảm giác khó chịu ở bụng hoặc đau bụng kèm theo ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau trong ít nhất 25% thời gian o Giảm cảm giác khó chịu hoặc đau bụng sau khi đi ngoài o Liên quan với sự thay đổi tần suất đi ngoài o Liên quan với sự thay đổi tính chất phân (phân lỏng, phân nước, phân rắn). - Triệu chứng kéo dài ít nhất 1 lần/1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng trước khi được chẩn đoán. - 5 biểu hiện kèm theo hỗ trợ cho chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: o Tần số bài suất phân bất thường trên 4 lần/ngày hoặc dưới 2 lần/tuần. o Tính chất phân bất thường: phân rắn lổn nhổn hoặc lỏng, tóe nước. o Bất thường trong quá trình bài suất phân: giữ phân, cảm giác buồn đi ngoài hoặc bài suất phân không hết. o Đi ngoài nhiều nhày. o Chướng bụng hoặc cảm giác đầy bụng. Động kinh thể bụng - Các cơn đau nghịch thường, đau dữ dội vùng quanh rốn cấp tính kéo dài ít nhất là 1 giờ. 7 - Kèm theo các giai đoạn có vấn đề về sức khỏe kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. - Cơn đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. - Cơn đau có liên quan đến ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: o Chán ăn o Buồn nôn o Nôn o Đau đầu o Sợ ánh sáng o Xanh xao - Tất cả các dấu hiệu trên xuất hiện ít nhất 2 lần trong 12 tháng trước khi được chẩn đoán. Đau bụng chức năng ở trẻ em - Đau bụng liên tục hoặc từng cơn. - Không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán các đau bụng liên quan đến các bất thường chức năng đường tiêu hóa. - Triệu chứng kéo dài ít nhất 1 lần/1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng trước khi được chẩn đoán. Hội chứng đau bụng chức năng ở trẻ em - Cảm giác khó chịu ở bụng hoặc đau bụng kèm theo ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau trong ít nhất 25% thời gian. o Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. o Kèm theo các triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau chi hoặc khó ngủ. 8 - Triệu chứng kéo dài ít nhất 1 lần/1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng trước khi được chẩn đoán. 1.3. Dịch tễ học về đau bụng tái diễn ở trẻ em 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo kết quả của một nghiên cứu đa phân tích về đau bụng tái diễn ở trẻ em, Chikara và cộng sự ghi nhận thấy tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ em là 0,3 – 19% . Sự dao động lớn về tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn trong các nghiên cứu được cho là do sự không đồng nhất về phương pháp nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như sự khác biệt về các quần thể nghiên cứu. Sandhu và cộng sự cho thấy tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ em các nước trong cộng đồng châu Âu và Mỹ dao động từ 0,5-19%, trong đó tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ em lứa tuổi học đường là 10-12% . Theo nghiên cứu của Apley và cộng sự, tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ em lứa tuổi học đường là 10-15% . Kết quả nghiên cứu của Hyams và cộng sự cho thấy tỉ lệ đau bụng tái diễn ở học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông là 20% . Các nghiên cứu dịch tễ học trong khu vực châu Á cũng cho thấy một tỉ lệ tương tự. Theo nghiên cứu của Boey và cộng sự tại Malaysia trên trẻ em lứa tuổi đi học cho thấy tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn là 10,2% trong đó tỉ lệ trẻ đau bụng tái diễn tại đô thị là 8,2 – 9,6% và nông thôn là 12,4% . 11,5% trẻ em lứa tuổi học đường mắc đau bụng tái diễn cũng được thông báo trong nghiên cứu của Rasul và Khan tại Bangladesh . Tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn trong một nghiên cứu ở Srilanka là 10,5% . Phân bố về giới tính, các nghiên cứu đều nhận thấy tỉ lệ đau bụng tái diễn ở trẻ gái gặp cao hơn so với trẻ trai nhưng sự khác biệt này không rõ rệt trước tuổi dậy thì . Trong nghiên cứu của Apley, tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn ở trẻ gái là 12,3% trong khi đó tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ trai là 9,5%. Khi trẻ lớn hơn, 9 tỉ lệ đau bụng tái diễn có xu hướng giảm ở trẻ trai nhưng không có sự thay đổi ở nhóm trẻ gái . Yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn ở trẻ em là gia đình và điều kiện kinh tế xã hội. Bode và cộng sự ghi nhận thấy cha mẹ đơn thân hoặc cha mẹ có bệnh lý dạ dày ruột làm gia tăng tình trạng đau bụng tái diễn ở trẻ em lên tới 2,9 – 5,3 lần . Điều kiện kinh tế xã hội thấp cũng làm gia tăng tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn ở trẻ em . Các nghiên cứu về tiên lượng của đau bụng tái diễn cũng cho kết quả rất khác biệt nhau. Sự khác biệt này được giải thích do sự khác biệt về mức độ nặng của bệnh, phác đồ điều trị cũng như thời gian của quá trình theo dõi. Mặc dù không có sự tồn tại của các biểu hiện đau bụng ở 76% trẻ trong quá trình theo dõi, hơn một nửa số trẻ được theo dõi có các vấn đề về tâm thần và thực thể . Những nghiên cứu có thời gian theo dõi dài hơn (sau 28 – 30 năm), cho thấy 30 – 47% trẻ hoàn toàn không còn triệu chứng . 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Nguyễn Thị Thơ năm 2001 nghiên cứu trên 200 trẻ tuổi từ 6-15 có đau bụng tái diễn vào điều trị tại 2 khoa Tiêu hóa và Tâm thần của Bệnh viện Nhi Trung ương từ T1/1999-T9/2001 cho thấy, lứa tuổi hay gặp đau bụng tái diễn là 6-11 tuổi, trong đó nam chiếm 45,5%, trẻ nữ chiếm 54,5%. Thời gian đi khám và nằm viện chủ yếu tập trung vào mùa hè thu (tháng 7,8,9). Không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị . Theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Tuyết, tỉ lệ trẻ mắc đau bụng tái diễn tại 9 trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,2% và có sự liên quan giữa các yếu tố tâm lý với đau bụng tái diễn ở trẻ em . 1.4. Sinh bệnh học đau bụng tái diễn ở trẻ em 1.4.1. Tăng cảm giác đau nội tạng 10 [...]... 72,5% trẻ đau bụng tái diễn có tổn thương dạ dày tá tràng trên nội soi - 12,7% trẻ đau bụng tái diễn do táo bón kéo dài - 10,8% trẻ không xác định được nguyên nhân đau bụng tái diễn qua các xét nghiệm cận lâm sàng và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đau bụng cơ năng 3.2 So sánh biểu hiện lâm sàng ở một số nhóm nguyên nhân 3.2.1 Số ngày đau bụng trung bình trong một tuần Bảng 3.9: So sánh tần số cơn đau giữa... tái diễn là 6,8 ± 2,5 tuổi (3 – 15 tuổi) - Tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn cao nhất ở nhóm tuổi từ 6-11 tuổi, chiếm 57,8% - 38,2% trẻ đau bụng tái diễn trong nhóm tuổi 3-5 tuổi - Nhóm trẻ từ 12-15 tuổi chiếm 3,9% 3.1.3 Thời gian từ khi trẻ có biểu hiện đau bụng tới khi đến khám 30 Biểu đồ 3.3: Thời gian mắc đau bụng tái diễn Nhận xét: Thời gian trung bình từ khi có biểu hiện đau tới khi trẻ đến khám của trẻ. .. - 55,9% trẻ có thời gian của mỗi cơn đau bụng trong khoảng 5 – 15 phút - 23,5% trẻ có cơn đau bụng kéo dài 15 – 30 phút - Tỉ lệ trẻ có cơn đau bụng ngắn dưới 5 phút là 15,7% 3.1.4.3 Vị trí đau bụng và hướng lan Biểu đồ 3.5: Vị trí đau bụng Nhận xét: - 59,8% trẻ có đau bụng vùng quanh rốn - 35,3% trẻ có đau bụng vùng thường vị còn lại là đau lan tỏa khắp bụng 32 Bảng 3.2: Hướng lan của đau bụng Hướng... của trẻ đau bụng tái diễn là 9,1 ± 7,9 tháng - 47,1% trẻ có thời gian đau bụng kéo dài 3 – 6 tháng - 40,2% trẻ có thời gian đau bụng kéo dài 6 – 12 tháng - 12,7% trẻ có thời gian đau bụng kéo dài trên 12 tháng 3.1.4 Đặc điểm cơn đau: 3.1.4.1 Số ngày trẻ có cơn đau bụng trong một tuần Biểu đồ 3.4: Số ngày đau bụng trong tuần Nhận xét: - Tần suất cơn đau trung bình là 3,5 ± 1,9 ngày trẻ có biểu hiện các... hiện trên máy vi tính bằng phần mềm thống kê SPSS 16 Bất thường Bình thường Chẩn đoán Đau bụng cơ năng CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 3.1.1 Phân bố đau bụng tái diễn theo giới tính 29 Biểu đồ 3.1 Giới tính Nhận xét: Tỉ lệ mắc đau bụng tái diễn ở trẻ trai bằng trẻ gái (50%) 3.1.2 Tuổi mắc đau bụng tái diễn Biểu đồ 3.2: Lứa tuổi Nhận xét: - Tuổi trung bình của các trẻ bị đau bụng tái. .. 100 Nhận xét: 92,2% trẻ có biểu hiện đau bụng và không lan 3.1.4.6 Cường độ đau bụng đánh giá theo tháng điểm đau McGrath (McGrath pain scale) Biểu đồ 3.6: Cường độ đau bụng Nhận xét: - Cường độ đau vừa và nhẹ là chủ yếu trong đó đau vừa chiếm 40,2 % và đau ít chiếm 28,4% - 8,8% trẻ có đau bụng dữ dội 3.1.4.6 Yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau Bảng 3.3: Yếu tố tăng đau 33 Yếu tố tăng đau Ăn uống Lúc đói... bệnh nhân không có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và kèm theo các triệu chứng gợi ý các nguyên nhân thực thể - Chụp CT sọ não, cộng hưởng từ chỉ định khi bệnh nhân có các biểu hiện gợi ý nguyên nhân thần kinh 24 1.7 Quy trình tiếp cận chẩn đoán đau bụng tái diễn ở trẻ em Đau bụng tái diễn - Giảm cân - Chậm tăng trưởng - Chậm dậy thì - Nôn, tiêu chảy - Xuất huyết tiêu hóa - Sốt không rõ nguyên nhân. .. ngoài đường tiêu hoá và toàn thân: - Bệnh thần kinh – tâm thần: rối loạn tâm thần, hành vi, động kinh - Khám cơ quan hô hấp - Khám ngoài da: xuất huyết, thiếu máu, vàng da - Khám hệ thống thận tiết niệu - Sốt… 1.6.3 Phân loại đau bụng tái diễn sau khi khám lâm sàng : Biểu hiện lâm sàng của đau bụng tái diễn ở trẻ em khá đa dạng, có thể phân loại như sau: - Đau bụng kéo dài đơn độc: Đau bụng không kèm theo... bệnh nhân có kết quả H pylori dương tính - 26 bệnh nhân được làm điện não đồ, 2 bệnh nhân có sóng động kinh trên điện não đồ 3.1.8 Nguyên nhân đau bụng tái diễn: Bảng 3.8: Nguyên nhân đau bụng tái diễn Nguyên nhân đau bụng n/N % Đau bụng cơ năng 11/102 10,8 Động kinh bụng 2/102 2,0 Bệnh lý dạ dày tá tràng 74/102 72,5 U nang ống mật chủ 1/102 1,0 Sỏi mật 1/102 1,0 Táo bón 13/102 12,7 Nhận xét: - 72,5% trẻ. .. của dạ dày và trực tràng trên những trẻ bị đau bụng chức năng so với trẻ khỏe mạnh Chitkara và cộng sự đánh giá sự nhạy cảm đau liên quan đến bữa ăn trên trẻ vị thành niên ghi nhận thấy sự gia tăng cảm giác buồn nôn sau khi ăn và sự đầy chướng bụng ở trẻ em bị hội chứng ruột kích thích so với nhóm trẻ khỏe Như vậy sự gia tăng cảm giác đau được xem là có liên quan đến đau bụng tái diễn ở trẻ em Cho đến . “ Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đau bụng tái diễn ở trẻ em ” với hai mục tiêu : 1. Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bụng tái diễn ở trẻ em. 2. Mô tả các biểu hiện lâm sàng của đau. nặng và biểu hiện đa dạng của đau bụng tái diễn ở trẻ em, trong tiêu chuẩn Rome III, các tác giả phân chia đau bụng tái diễn ở trẻ em thành 2 nhóm đau bụng tái diễn chức năng và hội chứng đau bụng. Sốt… 1.6.3. Phân loại đau bụng tái diễn sau khi khám lâm sàng : Biểu hiện lâm sàng của đau bụng tái diễn ở trẻ em khá đa dạng, có thể phân loại như sau: - Đau bụng kéo dài đơn độc: Đau bụng không kèm

Ngày đăng: 10/10/2014, 00:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan