Nghiên cứu tính hiệu suất của detector bán dẫn hpge bằng phương pháp monte carlo trong phần mềm k0 iaea

74 890 0
Nghiên cứu tính hiệu suất của detector bán dẫn hpge bằng phương pháp monte carlo trong phần mềm k0 iaea

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẶNG THỊ MINH TÂM NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU SUẤT CỦA DETECTOR BÁN DẪN HPGe BẰNG PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO TRONG PHẦN MỀM k 0 -IAEA Chuyên ngành: Vật lý Hạt Nhân Mã số: 1.02.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ MẠNH DŨNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin cảm ơn gia đình đã nuôi dạy tôi khôn lớn và động viên tôi trong quá trình học tập. Trong quá trình học tập tại Bộ môn Vật lý Hạt nhân từ bậc đại học đến sau đại học tôi luôn nhận được sự tận tình hướng dẫn và dìu dắt của các thầy cô đồng thời được truyền đạt nhiều kiến thức chuyên môn quý báu, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Mạnh Dũng, người thầy đã giảng dạy tôi môn phân tích kích hoạt neutron, và đã gợi ý cho tôi thực hiện luận văn này đồng thời thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Châu Văn Tạo người thầy đã dạy tôi trong suốt thời gian tôi học đại học và sau đại học, đồng thời thầy luôn động viên tôi hoàn thành luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian quý báu để đọc và góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Dr. Menno Blaauw, tác giả phần mềm k 0 -IAEA, ở Viện Nghiên cứu lò phản ứng, Trường Đại học Delft (Hà Lan), người đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong khi tôi tiếp cận và khai thác phần mềm này. Tôi xin chân thành cảm ơn Dr. Matthias Rossbach và Mr. Enrique Nacif, chuyên gia của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã cung cấp cho tôi phần mềm k 0 -IAEA. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Quốc Dũng đã đọc và góp ý cho luận văn của tôi. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đọc, nhận xét và góp ý giúp cho luận văn này hoàn thiện hơn. Đồng thời qua ý kiến đóng góp đó sẽ giúp tôi trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Vi ện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, phòng thí nghiệm INAA, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Cao Đông Vũ, ThS. Lê Thị Ngọc Trinh, CN. Nguyễn Thị Sỹ, chính các anh chị đã giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi thực hiện kỹ thuật phân tích kích hoạt neutron. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè gầ n xa luôn động viên tôi hoàn thành khoá học. 1 MỤC LỤC Danh mục các bảng 3 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 4 MỞ ĐẦU 6 Chương 1: PHÂN TÍCH KÍCH HOẠT NEUTRON (NAA) 8 1.1. Giới thiệu 8 1.2. Nguyên tắc của phân tích kích hoạt neutron 9 1.3. Phân tích kích hoạt neutron dùng lò phản ứng 10 1.4. Các phương pháp chuẩn hóa của NAA 14 1.4.1. Phương pháp tuyệt đối 14 1.4.2. Phương pháp tương đối 15 1.4.3. Phương pháp chuẩn đơn 15 1.4.4. Phương pháp chuẩn hóa k-zero (k 0 ) 16 Chương 2: HIỆU SUẤT DETECTOR TRONG PHẦN MỀM k 0 -IAEA 18 2.1. Giới thiệu phần mềm k 0 -IAEA 18 2.1.1. Giới thiệu 18 2.1.2. Các phiên bản của phần mềm k 0 -IAEA 19 2.2. Giới thiệu phương pháp Monte Carlo 20 2.2.1. Giới thiệu 20 2.2.2. Đặc trưng của phương pháp Monte Carlo 20 2.2.2.1. Định lý giới hạn trung tâm 20 2.2.2.2. Luật số lớn 21 2.2.2.3. Số ngẫu nhiên 21 2.3. Tính hiệu suất ghi trong phần mềm k 0 -IAEA 22 2.3.1. Hiệu suất ghi của detector 22 2.3.2. Phương pháp Monte Carlo trong phần mềm k 0 -IAEA 24 2.3.2.1. Mô hình tương tác của gamma với vật chất 25 2 2.3.2.2. Hiệu ứng quang điện 28 2.3.2.3. Tán xạ Compton 28 2.3.2.4. Sự tạo cặp 29 2.4. Tính hiệu suất của detector bằng phương pháp truyền thống 29 Chương 3: TÍNH TOÁN THỰC NGHIỆM DÙNG PHẦN MỀM k 0 -IAEA 34 3.1. Sơ lược về sử dụng phần mềm k 0 -IAEA 34 3.1.1. Soạn thảo cơ sở dữ liệu cơ bản (Edit permanent databse) 35 3.1.2. Hiệu chuẩn detector (Calibrate the efficiency of a detector) 40 3.1.3. Mô tả điều kiện chiếu (Characterize an irradiation facility) 41 3.1.4. Phân tích mẫu và báo cáo (Analyze samples and Report the resutls) . 42 3.2. Tính hiệu suất ghi của detector bằng phần mềm k 0 -IAEA 42 3.3. Tính hàm lượng một số mẫu thực tế dùng phần mềm k 0 -IAEA 46 3.4. Đánh giá kết quả phân tích 52 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 54 4.1. Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k 0 -IAEA 54 4.2. Kết quả tính hàm lượng bằng phần mềm k 0 -IAEA 57 4.2.1. Kết quả tính mẫu chuẩn 1632c 58 4.2.2. Kết quả tính mẫu chuẩn 2711 60 4.2.3. Kết quả tính mẫu chuẩn Soil 7 64 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Dạng file thông số đầu vào của đường cong hiệu suất ghi 33 Bảng 3.1 – Kích thước detector sử dụng trong phần mềm k 0 -IAEA 37 Bảng 3.2 – Đặc trưng của hệ phổ kế gamma của INAA Lab 42 Bảng 3.3 – Hình học detector Ortec GMX-30190 43 Bảng 3.4 – Số liệu hạt nhân của các nguồn phát gamma 44 Bảng 3.5 – Các thông số phổ neutron của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt 46 Bảng 4.1 – Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k 0 -IAEA tại vị trí 1 54 Bảng 4.2 – Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k 0 -IAEA tại vị trí 3 55 Bảng 4.3 – Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k 0 -IAEA tại vị trí 8 56 Bảng 4.4 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 1632c được đo tại vị trí 8 58 Bảng 4.5 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 1632c được đo tại vị trí 3 59 Bảng 4.6 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 1632c được đo tại vị trí 3 dựa vào đường cong hiệu suất tại vị trí 3 bằng chương trình k 0 -Dalat 59 Bảng 4.7 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 1632c được đo tại vị trí 1 60 Bảng 4.8 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 2711 được đo tại vị trí 8 61 Bảng 4.9 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 2711 được đo tại vị trí 3 62 Bảng 4.10 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 2711 được đo tại vị trí 1 63 Bảng 4.11 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn 2711 được đ o tại vị trí 1 dựa vào đường cong hiệu suất tại vị trí 1 bằng chương trình k 0 -Dalat 64 Bảng 4.12 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn Soil 7 được đo tại vị trí 8 65 Bảng 4.13 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn Soil 7 được đo tại vị trí 8 dựa vào đường cong hiệu suất tại vị trí 8 bằng chương trình k 0 -Dalat 65 Bảng 4.14 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn Soil 7 được đo tại vị trí 3 66 Bảng 4.15 – Kết quả tính hàm lượng mẫu chuẩn Soil 7 được đo tại vị trí 1 67 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 – Sơ đồ biểu diễn quá trình phản ứng bắt neutron tiêu biểu của NAA 10 Hình 1.2 – Phân bố thông lượng neutron lò phản ứng 11 Hình 2.1 – Hệ số suy giảm tuyến tính tổng của Ge và các quá trình đóng góp vào hệ số này phụ thuộc năng lượng gamma 27 Hình 2.2 – Tán xạ Compton 28 Hình 2.3 – Đường cong hiệu suất đặc trưng của detector bán dẫn HPGe 31 Hình 2.4 – Các thông số của nguồn chuẩn trong phần mềm Gamma Vission 32 Hình 2.5 – Đường cong hiệu suất được tính bằng phần mềm Gamma Vission 32 Hình 2.6 – Đường cong hiệu suất được làm khớp bằng chương trình “EFFICAL”33 Hình 3.1 – Tổng quan về phần mềm k 0 -IAEA 34 Hình 3.2 – Cửa sổ bảng chọn “Edit/permanent Database/Detectors/Dimension” 36 Hình 3.3 – Kích thước detector trong phần mềm k 0 -IAEA 36 Hình 3.4 – Cửa sổ bảng chọn “Edit/permanet Database/Certificates/chemical elements” 37 Hình 3.5 – Cửa sổ “Edit/permanet Database/Certificates/radionuclides” 38 Hình 3.6 – Cửa sổ bảng chọn “Edit/permanent Database/Facilities” 38 Hình 3.7 – Vật chứa mẫu sử dụng trong phần mềm k 0 -IAEA 39 Hình 3.8 – Cửa sổ bảng chọn “Edit/permanent Database/Recipients” 40 Hình 3.9 – Cửa sổ bảng chọn “Edit/Series Database/Samples” 41 Hình 3.10 – Hình học đo trên hệ phổ kế gamma của INAA Lab – Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) 43 Hình 3.11 – Đường fit tỉ số P/T 44 Hình 3.12 – Đường cong hiệu suất của detector Ortec GMX-30190 tại vị trí 8 45 Hình 3.13 – Hiệu suất ghi của detector Ortec GMX-30190 tại vị trí 8 45 Hình 3.14 – Sơ đồ tiết diện ngang của lò phản ứng Đà Lạt 46 Hình 3.15 – Đường cong hiệu suất củ a detector Ortec GMX-30190 tại vị trí 3 49 Hình 3.16 – Đường cong hiệu suất của detector Ortec GMX-30190 tại vị trí 1 49 Hình 3.17 – Kết quả tính hàm lượng của mẫu chuẩn 1632c tại vị trí 8 50 5 Hình 3.18 – Kết quả tính hàm lượng của mẫu chuẩn 1632c đo tại vị trí 3 51 Hình 3.19 – Kết quả tính hàm lượng của mẫu chuẩn 1632c đo tại vị trí 1 52 Hình 4.1 – Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k0-IAEA và giá trị thực nghiệm tại vị trí 1 (H = 2.18 cm) 55 Hình 4.2–Kết quả tính hiệu suất bằng phần mềm k0-IAEA và giá trị thực nghiệm tại vị trí 3 (H = 5.37 cm) 56 Hình 4.3–Kết quả tính hiệu suất bằ ng phần mềm k0-IAEA và giá trị thực nghiệm tại vị trí 8 (H = 14.04 cm) 57 6 MỞ ĐẦU Kỹ thuật phân tích kích hoạt neutron (Neutron Activation Analysis – NAA) trên lò phản ứng là một kỹ thuật phân tích kích hoạt hạt nhân hiện đại có độ nhạy và độ chính xác cao. Kỹ thuật này hiện nay được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như khảo cổ, địa chất, nông-y-sinh học, môi trường [1] …. Trong thực tế, kỹ thuật NAA thường sử dụng các phương pháp chuẩn hóa: tuyệt đối (Absolute), tương đối (Relative) hoặc chuẩn đơ n (Monostandard). Các phương pháp chuẩn hóa này có nhiều đóng góp trong quá trình áp dụng của kỹ thuật NAA, nhưng chúng cũng có một số nhược điểm[1]. Để khắc phục các nhược điểm nhưng vẫn tận dụng được các ưu điểm cơ bản của phương pháp chuẩn hóa kể trên, một phương pháp chuẩn hóa mới, phương pháp k 0 -NAA, đã được đưa ra ở Châu Âu. Phương pháp k 0 -NAA có ưu điểm là không cần dùng mẫu chuẩn hay mẫu tham khảo mà lại có khả năng phân tích đa nguyên tố. Đặc biệt, sai số phân tích mang tính hệ thống khá ổn định. Ngoài ra, k 0 -NAA còn có ưu điểm là đơn giản trong thực nghiệm, linh hoạt khi thay đổi điều kiện chiếu trên lò phản ứng và đo phổ gamma, và thuận tiện trong việc tự động hóa quy trình bằng phần mềm máy tính. Trên thế giới, các nước đã nghiên cứu phát triển và áp dụng k 0 -NAA đầu tiên là Bỉ, Hungary. Gần đây, một số phòng thí nghiệm NAA cũng đã và đang nghiên cứu áp dụng phương pháp này như Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam[1]. Phân tích kích hoạt neutron (NAA) là một công cụ đáng tin cậy đối với các phòng thí nghiệm phân tích có nguồn neutron mạnh (lò phản ứng) dùng để chiếu mẫu. Sự tự động hóa trong quá trình đo và tính toán dữ liệu để làm tăng số lượng mẫ u đưa vào bằng phần mềm máy tính và làm chuẩn hóa quy trình là một thử thách lớn đối với nhiều phòng thí nghiệm INAA (Instrumental Neutron Activation Analysis)[16]. Để ước tính hàm lượng nguyên tố trong mẫu bằng phương pháp k-zero, gói phần mềm thương mại cho mục đích này được sử dụng; tuy nhiên, giá của nó quá 7 cao đối với nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu[16] và vẫn còn một số khuyết điểm [1] nên một số quốc gia đã tự xây dựng chương trình tính toán k 0 cho riêng mình. Do đó, một chương trình có giao diện sử dụng trên Windows (phần mềm k 0 -IAEA) được xây dựng để phân phối miễn phí bởi IAEA, nhằm động viên các phòng thí nghiệm NAA tin cậy vào phương pháp chuẩn hóa k-zero hơn các phương pháp chuẩn và tính toán kết hợp khác [16]. Đối với Việt Nam, trong nghiên cứu phát triển và áp dụng phương pháp k 0 -NAA trên lò phản ứng Đà Lạt, một chương trình k 0 -Dalat cho việc tính toán thực nghiệm đã được xây dựng bởi TS. Hồ Mạnh Dũng. Chương trình này đã được sử dụng ở các nước khác như Malaysia và Hàn Quốc[11]. Phần mềm k 0 -IAEA được giới thiệu từ đầu năm 2005[17] và đã được phát triển để hỗ trợ người sử dụng phương pháp k-zero trong NAA để phù hợp và thống nhất các kết quả tính toán giữa các phòng thí nghiệm sử dụng k-zero trong NAA. Phần mềm được phân phát miễn phí [10] với hy vọng sẽ làm giảm việc sử dụng các mẫu chuẩn phục vụ mục đích hiệu chuẩn[16]. Việc giảm sử dụng mẫu chuẩn cho mục đích hiệu chuẩn rất có ích cho bài toán k 0 -NAA thực tế, đặc biệt đối với việc chuẩn hệ đo. Do đó, luận văn với nội dung Nghiên cứu tính hiệu suất của detector bán dẫn HPGe bằng phương pháp Monte Carlo trong phần mềm k 0 -IAEA được thực hiện với mục tiêu: - Tính hiệu suất tuyệt đối của detector bán dẫn HPGe bằng phần mềm k 0 -IAEA. So sánh với phương pháp truyền thống. - Tính hàm lượng một số nguyên tố trong mẫu chuẩn bằng phần mềm k 0 -IAEA, trong đó có khảo sát việc sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để biến đổi đường cong hiệu suất từ hình học đo này sang hình học đo khác. Ngoài ra, luận văn còn hướng đến mục tiêu khác là so sánh kết quả tính hàm lượng bằng phần mềm k 0 -IAEA với kết quả tính hàm lượng bằng chương trình k 0 -Dalat. 8 CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH KÍCH HOẠT NEUTRON (NAA) 1.1. Giới thiệu Phân tích kích hoạt neutron (Neutron Activation Analysis-NAA) là một kỹ thuật phân tích có độ nhạy cao đáp ứng được cả hai yêu cầu định tính (qualitative) và định lượng (quantitative) của phân tích đa nguyên tố trong nhiều loại mẫu khác nhau. NAA được giới thiệu bởi Georg von Hevesy và Hilde Levi từ năm 1936, là phương pháp để định lượng nguyên tố trong đó neutron được dùng để kích hoạt hạt nhân trong mẫu[1]. Mẫu được chiếu bằng neutron, thường là neutron từ lò phả n ứng nghiên cứu. Mỗi hạt nhân trong mẫu đều có một xác suất bắt neutron xác định. Xác suất này có thứ nguyên và được mô tả bằng đơn vị diện tích và được gọi là tiết diện bắt neutron (σ). Thông lượng neutron được biểu diễn như là số neutron đi qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian (n.cm -2 .s -1 ). Các hạt nhân có cùng số proton nhưng khác số neutron là đồng vị của nhau, có nghĩa là thuộc cùng một nguyên tố. Tỉ số hạt nhân giữa các đồng vị của một nguyên tố nào đó có số neutron cụ thể là độ phổ cập đồng vị (θ). Khi neutron có năng lượng thấp tương tác với hạt nhân bia qua quá trình tán xạ không đàn hồi, một hạt nhân hợp phần trung gian ở trạng thái kích thích được tạo ra. Năng l ượng kích thích của hạt nhân hợp phần chính là năng lượng liên kết của neutron với hạt nhân. Hầu hết các hạt nhân hợp phần đều có khuynh hướng trở về trạng thái cân bằng hơn bằng cách phát ra tia gamma tức thời đặc trưng. Trong nhiều trường hợp, trạng thái cân bằng mới này lại tạo ra một hạt nhân phóng xạ phân rã bằng cách phát một hoặc nhiều gamma trễ đặc trưng, nhưng ở một tốc độ chậm hơn nhiều so với quá trình phát tia gamma tức thời ở trên. Tia gamma phát ra với một xác suất riêng được gọi là cường độ gamma tuyệt đối (γ). Các tia gamma có thể được phát hiện bằng detector bán dẫn có độ phân giải năng lượng cao. Trong phổ gamma nhận được, năng lượng của đỉnh xác định sự có mặt của nguyên tố [...]... nguyên tắc của NAA cũng như các phương pháp chuẩn hóa của NAA 18 CHƯƠNG 2 HIỆU SUẤT DETECTOR TRONG PHẦN MỀM K0- IAEA Trong thực tế, khi sử dụng kỹ thuật NAA để xác định đa nguyên tố, trước tiên cần phải chuẩn hệ phổ kế gamma Trong khuôn khổ luận văn này, nội dung nghiên cứu chủ yếu là tính hiệu suất ghi tuyệt đối của detector bán dẫn HPGe bằng phần mềm k0- IAEA và tìm hiểu tính hiệu suất ghi của detector. .. NGHIỆM DÙNG PHẦN MỀM K0- IAEA Chương này trình bày sơ lược về sử dụng phần mềm k0- IAEA để tính hiệu suất ghi của detector và hàm lượng của các mẫu chuẩn Sau đó trình bày về tính toán thực nghiệm dùng phần mềm k0- IAEA tính hiệu suất ghi của detector bán dẫn Ortec GMX-30190 của hệ phổ kế gamma tại Phòng thí nghiệm Phân tích kích hoạt (INAA Lab), Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) và tính hàm lượng của các... theo yêu cầu của IAEA Phần mềm có hai vấn đề mới, đó là: (a) tính hiệu suất 19 ghi của detector bằng phương pháp Monte Carlo; (b) xử lý phổ bằng phương pháp giải tích Holistic Tháng 01/ 2005, phần mềm được giới thiệu cho các nước thành viên tại diễn đàn FNCA tổ chức tại Thái Lan, và dự kiến sẽ sử dụng chính thức phần mềm k0- IAEA trong tương lai[10] 2.1.2 Các phiên bản của phần mềm k0- IAEA Chương trình... xác suất của photon truyền một phần năng lượng cho vùng hoạt của detector Trong phương pháp k0 này, Luc Moen đã phát triển phương pháp biến đổi hiệu suất từ hình học đo này sang hình học đo khác bằng việc thực hiện tích phân số trên nguồn và thể tích detector [6] 25 Trong phần mềm k0- IAEA, Menno Blaauw đã biến đổi đường cong hiệu suất từ hình học đo này sang hình học đo khác bằng phương pháp Monte Carlo. .. đến vùng nhạy của detector, Feff là trọng số đáp ứng của detector 2.3.2 Phương pháp Monte Carlo trong phần mềm k0- IAEA Như phương pháp k-zero thông thường, detector được mô tả bởi đường cong hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần là hàm phụ thuộc năng lượng photon Đường cong hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần cho biết xác suất của 1 photon truyền toàn bộ năng lượng của nó cho vùng hoạt detector, và đường... Đường cong hiệu suất đặc trưng của detector bán dẫn HPGe Cách thứ hai là dùng phần mềm Gamma Vision Trong cửa sổ phần mềm Gamma Vision, gọi phổ gamma của nguồn chuẩn Thực hiện chuẩn hiệu suất bằng tùy chọn “Calibrate” Tiếp theo, nhập các thông số về hoạt độ, ngày sản xuất, vào “Certificate” của nguồn (Hình 2.4) Sau đó phần mềm tính toán các giá trị hiệu suất đỉnh và fit đường cong hiệu suất một cách... lượng tổng của nó cho vật liệu detector, do đó tạo ra một số đếm cho đỉnh năng lượng toàn phần Sự tính toán trực tiếp hiệu suất đỉnh (εp) dẫn đến các phép tính rất phức tạp Hiệu suất tổng (εt) dễ tính toán hơn Do đó, phương pháp được sử dụng ở đây sẽ tính hiệu suất đỉnh thông qua tính hiệu suất tổng[15] Đầu tiên gọi Ω là góc đặc hiệu dụng, nó cho biết xác suất đạt được điều kiện (1) và (2) Hiệu suất tổng... pháp Monte Carlo thay cho phương pháp tính tích phân số của Luc Moen[6] Trước tiên, hiệu suất tại một khoảng cách từ nguồn đến detector được tính và đường cong hiệu suất này được biến đổi thành đường cong hiệu suất tại hình học đo khác bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo Trong phần mềm, đầu tiên, kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo được sử dụng để mô tả tổng quát mô hình tương tác của gamma với vật chất Sau... là trong trường hợp tốt nhất thì x n sẽ lấy tất cả các giá trị có trong đoạn 2.3 Tính hiệu suất ghi trong phần mềm k0- IAEA 2.3.1 Hiệu suất ghi của detector Photon tới có thể tương tác với vật liệu detector theo 3 cơ chế chính: hiệu ứng quang điện, tán xạ Compton và hiệu ứng tạo cặp Trong đó, hiệu ứng quang điện sẽ truyền toàn bộ năng lượng của photon cho detector Hai cơ chế còn lại chỉ truyền một phần. .. Phiên bản k0_ iaea 3.12 được cập nhật vào 04/12/2006, độ phân giải thời gian trong thời gian thu nhận phổ tăng từ 1s đến 1ms, … − Phiên bản k0_ iaea 4.04 được cập nhật vào 04/02/2009, việc phân tích phổ đã thành công trên hệ thống Vista, tính toán được các phổ có dạng “*.cnf”, … 2.2 Giới thiệu phương pháp Monte Carlo 2.2.1 Giới thiệu Phương pháp Monte Carlo là phương pháp giải toán bằng máy tính dựa vào . tính hiệu suất của detector bán dẫn HPGe bằng phương pháp Monte Carlo trong phần mềm k 0 -IAEA được thực hiện với mục tiêu: - Tính hiệu suất tuyệt đối của detector bán dẫn HPGe bằng phần mềm. 21 2.3. Tính hiệu suất ghi trong phần mềm k 0 -IAEA 22 2.3.1. Hiệu suất ghi của detector 22 2.3.2. Phương pháp Monte Carlo trong phần mềm k 0 -IAEA 24 2.3.2.1. Mô hình tương tác của gamma. gamma. Trong khuôn khổ luận văn này, nội dung nghiên cứu chủ yếu là tính hiệu suất ghi tuyệt đối của detector bán dẫn HPGe bằng phần mềm k 0 -IAEA và tìm hiểu tính hiệu suất ghi của detector

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan