thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại việt nam

66 492 0
thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận nghiên cứu của chính bản thân tôi, các số liệu trong bài hoàn toàn là sự thật, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA CTCK Công ty chứng khoán TCBL Tổ chức bảo lãnh TCPH Tổ chức phát hành TTCK Thị trường chứng khoán DNNN Doanh nghiệp Nhà nước CTCP Công ty cổ phần UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước CSRC Uỷ ban giám quản Trung Quốc SEC Uỷ bản chứng khoán Mỹ HASTC Trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội OTC Thị trường phi chính thức CPH Cổ phần hoá VCBS Công ty chứng khoán NH Vietcombank BVSC Công ty chứng khoán Bảo Việt CP Cổ phiếu LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài Sau 8 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, bước đầu thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Thông qua hoạt động phát hành chứng khoán, các chủ thể cần vốn đã có thể huy động vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, phát hành chứng khoán là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro với cả chủ thể phát hành và nhà đầu tư. Trước thực tế như vậy đòi hỏi phải có biện pháp để giúp việc phát hành được thực hiện một cách chuyên nghiệp và trôi chảy. Công ty chứng khoán và một số chủ thể khác với kinh nghiệm, kiến thức và sức mạnh về vốn sẽ trở thành người dẫn dắt và thực hiện đợt bảo lãnh với thành công lớn nhất có thể. Như vậy có thể thấy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thực sự rất quan trọng và cần thiết, trước hết là đối với sự thành công của tổ chức phát hành, uy tín của tổ chức bảo lãnh, niềm tin của nhà đầu tư và sau là tới sự phát triển nói chung của toàn nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không đi đôi với sự lên xuống của thị trường chứng khoán, không giống như sự phát triển của nghiệp vụ môi giới hay tự doanh, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam dường như vẫn đang bước những bước chập chững nhất. Như vậy khoảng cách của việc hoàn thiện dần các nghiệp vụ sẽ trở nên dài hơn, và liệu rằng đến bao giờ rủi ro phát hành sẽ được khắc phục, đến bao giờ thị trường chứng khoán mới được coi là hoàn thiện ? Từ thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn sâu sắc hơn về hoạt động bảo lãnh phát hành ở Việt Nam - một nghiệp vụ đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn. Do vậy, em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam" làm khoá luận của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài " Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam " nghiên cứu một cách chung nhất về lý luận của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán , đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, những tồn tại, nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là: nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn như: phương pháp so sánh, phương pháp duy vật biện chứng…. 5. Kết cấu của đề tài Chương I : Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về phát hành chứng khoán 1.1.1 Khái niệm phát hành chứng khoán Phát hành chứng khoán là một trong những cách thức để huy động nguồn vốn trung và dài hạn của các pháp nhân trong nền kinh tế. Theo đó chủ thể phát hành thực hiện bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp cho các nhà đầu tư bên trong hoặc bên ngoài pháp nhân đó để có nguồn tài chính thực hiện tạo lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.1.2.Phân loại phát hành chứng khoán  Căn cứ vào đợt phát hành: * Phát hành chứng khoán lần đầu (IPO): Là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư để trở thành công ty đại chúng. Phát hành lần đầu cổ phiếu mới ra công chúng để tăng vốn của công ty được gọi là IPO sơ cấp. Trường hợp công ty không tăng vốn mà chỉ bán một phần hoặc toàn bộ vốn ra công chúng (như trường hợp cổ phần hoá một phần vốn của Nhà nước hoặc tư nhân hoá toàn bộ công ty) được gọi là IPO thứ cấp. * Phát hành các đợt tiếp theo (chào bán sơ cấp): Là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho công chúng đầu tư. Việc phát hành được diễn ra ở các công ty, các tổ chức kinh tế….đã có chứng khoán phát hành và được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, việc phát hành phải được thực hiện bằng một hình thức duy nhất đó là chào bán sơ cấp.  Căn cứ vào đối tượng mua bán chứng khoán * Phát hành riêng lẻ: Là hình thức phát hành chứng khoán mà theo đó chứng khoán được bán toàn bộ hoặc bán thẳngcho các tổ chức đầu tư hoặc một số cá nhân bên ngoài. Phát hành chứng khoán riêng lẻ chủ yếu tập trung vào các cá nhân và tổ chức có quan hệ gần gũi với doanh nghiệp như: cổ đông sáng lập, người lao động trong công ty, các định chế tài chính, các đối tác chiến lược… Hình thức phát hành này giúp doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn tới sự biến động giá chứng khoán. Phát hành chứng khoán riêng lẻ thường áp dụng trong trường hợp: • Tổ chức phát hành không cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu ban đầu khi phát hành. • Không quy định về tỷ lệ % vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia • Tổ chức phát hành có phương án khả thi về việc sử dụng nguồn vốn thu được. • Công ty mới thành lập hoặc đã thành lập và hoạt động không kể thời gian nào. • Hoạt động của công ty có thể có lãi cao hoặc thấp thậm chí chưa có lãi. • Thoả mãn các yêu cầu khác tuỳ thuộc từng đợt phát hành cụ thể. * Phát hành ra công chúng: Là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn nhà đầu tư nhất định(trong đó phải dành một tỷ lệ nhất định cho nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. Phát hành ra công chúng phải thoả mãn một số điều kiện sau: • Tổ chức phát hành phải có một mức vốn điều lệ tại thời điểm chào bán chứng khoán tổi thiểu theo quy định cụ thể của từng nước. • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. • Có tình hình tài chính lành mạnh. • Có quy định về việc nắm giữ tỷ lệ cố phiếu đối với cổ đông sáng lập. • Tổ chức phát hành có phương án phát hành cụ thể và có phương án khả thi về việc sử dụng vốn từ đợt phát hành được Đại hội đồng cổ đông thông qua.  Theo phương pháp định giá chứng khoán: * Phát hành chứng khoán với giá cố định: Là phương pháp phát hành mà chứng khoán được bán trực tiếp theo một giá cố định với nhà đầu tư hoặc gián tiếp thông qua bảo lãnh. * Phát hành thông qua phương pháp đấu giá: Là phương pháp phát hành mà người phát hành hay người bảo lãnh phát hành sẽ ấn định giá tối thiểu và tổ chức bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá trên cơ sở các đơn đặt hàng. Có hai hình thức đấu thầu : theo kiểu Mỹ và Hà Lan.  Theo phương thức phát hành: * Phát hành trực tiếp (tự phát hành): Là phương thức phát hành mà tổ chức phát hành tự mình bán chứng khoán ra công chúng. Cách phát hành này đòi hỏi nhà phát hành phải am hiểu thị trường, có hệ thống bán khá ổn định, nhu cầu bán không cấp bách. * Phát hành gián tiếp (bảo lãnh phát hành): Là phương thức phát hành mà tổ chức phát hành nhờ một tổ chức trung gian (Ngân hàng hay công ty chứng khoán….) đứng ra thực hiện việc phát hành chứng khoán. 1.2. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh phát hành chứng khoán 1.2.1. Khái niệm về bảo lãnh phát hành chứng khoán Theo quan điểm của các nước: bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán giai đoạn đầu sau khi phát hành. Như vậy, nội dung chính của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là tư vấn trước khi phát hành, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán. Tổ chức phát hành chứng khoán là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng. Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và Ngân hàng thương mại được Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành Trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài Chính quy định. 1.2.2. Các hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh với cam kết chắc chắn Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán trong một đợt phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán theo một giá thương lượng, sau đó bán lại ra công chúng với một giá cao hơn để hưởng hoa hồng chiết khấu cho dù tổ chức bảo lãnh có phân phối được hết số chứng khoán hay không. Như vậy, với phương thức bảo lãnh này thì tổ chức phát hành chắc chắn thu được lượng vốn cần huy động nhưng phải chấp nhận rủi ro về giá khi ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành. Còn tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu mọi rủi ro xảy ra trong quá trình phát hành. Vì vậy, phương thức bảo lãnh này thường được áp dụng với tổ chức phát hành có uy tín lớn và phí bảo lãnh thường cao hơn các phương thức khác.  Bảo lãnh với cố gắng cao nhất Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán cam kết sẽ cố gắng đến mức tối đa trong việc bán chứng khoán phát hành ra thị trường. Trong trường hợp không bán hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Như vậy, bản chất của phương pháp này là tổ chức bảo lãnh làm đại lý phân phối cho tổ chức phát hành. Thông thường, phương thức này được áp dụng với các doanh nghiêp mới thành lập chưa có uy tín trên thị trường. Mặt khác, đây là một phương thức nhận bán ít mạo hiểm hơn so với phương thức trên do đó hoa hồng phí mà tổ chức bảo lãnh thu được thấp.  Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành chứng khoán yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán bán hết toàn bộ số chứng khoán Nếu không bán được hết thì sẽ huỷ bỏ đợt phát hành, trong trường hợp này số vốn huy động được do đã bán hết một phần số chứng khoán của đợt phát hành được hoàn trả lại cho người mua. Theo định nghĩa trên thì so với phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất, phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không có điểm khác biệt rất lớn đó là nó đòi hỏi toàn bộ số chứng khoán phát hành phải được bán hết thì đợt phát hành mới được coi là thành công. Chính vì vậy mà phương thức bảo lãnh này được sử dụng khi công ty muốn huy động một lượng vốn tối thiểu nào đó để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà công ty không thể sử dụng một lượng vốn ít hơn thế. Bảo lãnh tối thiểu Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành chứng khoán yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành này bị huỷ bỏ. Như vậy, có thể nói phương thức bảo lãnh này là phương thức bão lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng tối đa và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không.  Bảo lãnh theo phương thức dự phòng Đây là phương thức bảo lãnh được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành thêm cổ phiếu. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy công ty chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Trong trường hợp có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra bên ngoài công chúng. Nói cách khác, bảo lãnh dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành chứng khoán và bán lại ra công chúng. Ở những nước đang phát triển, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán còn non trẻ và tiềm năng tài chính còn hạn chế thì phương thức bảo lãnh dự phòng khá phổ biến. 1.2.3.Các chủ thể tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán Hoạt động phát hành chứng khoán đòi hỏi có sự tham gia của rất nhiều chủ thể bao gồm: Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành (có thể là một tổ chức bảo lãnh hoặc một tổ hợp bảo lãnh bao gồm nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh trong đó có một tổ chức bảo lãnh chính), các đại lý phân phối, công chúng (nhà đầu tư). Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ quan tâm tới chủ thể đó là tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành (người bảo lãnh) Sau khi tư vấn phát hành cho tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán sẽ là người mua toàn bộ hoặc một phần chứng khoán của tổ chức phát hành nhằm đưa số chứng khoán đó chào bán ra công chúng đầu tư hoặc ký hợp đồng với tổ chức phát hành để mua số chứng khoán còn lại chưa bán hết nếu không có ai đăng ký mua thêm hoặc có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào đợt phát hành. Ở các quốc gia khác nhau thì tổ chức thực hiện bảo lãnh cũng có thể khác nhau nhưng thường là các tổ chức kinh doanh chứng khoán (các CTCK), các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại và các tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh. Tổ chức bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức phát hành bán chứng khoán để huy động vốn nhanh chóng, hiệu quả. Tham gia vào quy trình bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh có nhiều tư cách khác nhau: là thành viên tổ hợp bảo lãnh, là nhà bảo lãnh phát hành chính hoặc đóng vai trò là đại lý phân phối chứng khoán. Các tổ chức bảo lãnh sẽ lập ra tổ hợp bảo lãnh phát hành khi khối lượng vốn cần huy động của tổ chức phát hành quá lớn mà một tổ chứ bảo lãnh không đủ nguồn tài chính để thực hiện hoặc hạn chế theo quy định. * Tổ chức bảo lãnh chính Là người đại diện cho tổ chức bảo lãnh đứng ra ký kết hợp đồng bảo lãnh với tổ chức phát hành. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia đợt phát hành. Thông thường, tổ chức bảo lãnh chính có quyền: • Lựa chọn và chỉ đạo các thành viên trong tổ hợp bảo lãnh, giữ chức năng "ghi sổ" cho toàn bộ tổ hợp. • Đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tham gia bảo lãnh hay không: Sau khi tiếp xúc với tổ chức hành, tổ chức bảo lãnh chính theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh và những điều kiện của tổ chức phát hành từ đó đánh giá tính khả thi của việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh và đi tới quyết định về việc có ký kết hợp đồng bảo lãnh hay không. • Phân phối và phân bổ số chứng khoán phát hành cho từng thành viên, quy định phần giữ lại cho mỗi thành viên trong tổ hợp. • Thay mặt tổ hợp bảo lãnh trong các cuộc đàm phán, ký kết, bảo vệ và duy trì lợi ích của cả tổ hợp. • Thành lập nhóm bán và tìm kiếm nhà tạo lập thị trường cho chứng khoán phát hành. [...]... xác thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt nam, đánh giá khách quan và đầy đủ những gì là ưu và khuyết điểm của nghiệp vụ này, để từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp giúp nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các CTCK ở Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng phát hành chứng. .. định hiện hành Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm 2 phương thức: Đại lý và bao tiêu Đại lý chứng khoán là phương thức bảo lãnh mà công ty chứng khoán phân phối chứng khoán thay tổ chức phát hành chứng khoán, khi kết thúc đợt bảo lãnh, các công ty chứng khoán chưa bán hết được trả lại toàn bộ cho tổ chức phát hành Bao tiêu chứng khoán là phương thức bảo lãnh mà công ty chứng khoán căn cứ... gia nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể là các ngân hàng, các CTCK và các tổ chức tài chính quốc tế đựoc phép * Theo quyết định số 27/2007/ QĐ-BTC ngày24/4/2007 quy định về tổ chức và hoạt động của các CTCK hoạt động tại Việt Nam, trong đó có một số liên quan tới nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán : Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán Các công ty chứng khoán được thực. .. hành chứng khoán tại Việt Nam Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các TCBL phát hành Một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và sôi động sẽ kích thích sự huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua việc phát hành chứng khoán Tuy nhiên thực tế... thiện, và một phần là bởi tính chuyên nghiệp trong hoạt động tư vấn, bảo lãnh do công ty chứng khoán đảm nhiệm Hoạt động phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán được điều chỉnh bởi Luật chứng khoán nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra ngày 29/12/1998, trong đó quy định rõ: Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định hiện hành. .. trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Để đảm bảo cho một đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán thành công thì việc xây dựng và triển khai một quy trình bảo lãnh phát hành chuẩn và phù hợp với tình hình thị trường cũng như điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức bảo lãnh là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của công ty chứng khoán Có thể nói rằng mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều có vai trò và ý nghĩa... phát hành bảo lãnh Tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức đồng bảo lãnh Giá phát hành do tổ chức phát hành cùng công ty chứng khoán nhận bảo lãnh thoả thuận xác định và báo cáo lên CSRC xét duyệt Việc xác định giá phát hành được thực hiện bằng cách biểu quyết bỏ phiếu để đưa ra giá phát hành chính thức Việc mua bán chứng khoán được thực hiện qua mạng hoặc qua các tổ chức... việc phát hành chứng khoán Do đó, tất yếu nó sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về TTCK nói chung và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nói riêng Hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý như sau: * Thông tư số 29/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành. .. nghiên cứu vào những vấn đề mang tính chất khái quát nhất về hoạt động phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán, cùng kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực này Nội dung chính của chương này đề cập tới một số vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, các hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng như vai trò của bảo lãnh phát hành chứng khoán, quy trình thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ... hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điề u lệ của tổ chức phát hành b) Tối thiểu 30% vốn điề u lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ 2 Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai (02) lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành Trong . trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty. công ty chứng khoán tại Việt Nam& quot; làm khoá luận của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài " Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng. phát hành ở Việt Nam - một nghiệp vụ đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn. Do vậy, em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các

Ngày đăng: 09/10/2014, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan