đánh giá cản trở cắn và chỉnh cắn cho bệnh nhân loạn năng thái dương hàm

93 1.3K 7
đánh giá cản trở cắn và chỉnh cắn cho bệnh nhân loạn năng thái dương hàm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loạn năng thái dương hàm (tiếng Anh là TMD: TemporoMandibular Disorders) [1] là một bệnh lý của bộ máy nhai, có nguyên nhân chủ yếu là rối loạn khớp cắn và nó thường gồm những hội chứng chính như: loạn năng cơ nhai và loạn năng khớp thái dương hàm [2], [3], [4]. Loạn năng thái dương hàm (LNTDH) có thể tác động lên khớp thái dương hàm, ban đầu làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và có thể đi đến dính khớp [5]. Nếu không được điều trị thì dẫn đến hư khớp, tiêu các đầu xương, gây xơ cứng khớp, làm hạn chế vận động hàm một phần hay toàn bộ. Ngoài ra LNTDH còn thường kèm theo những tổn thương ở răng, co thắt cơ nhai gây đau và những rối loạn của cơ quan lân cận [1] Theo một nghiên cứu của Lipton (1993) thì 12,1% dân Mỹ trưởng thành có đau do LNTDH [6]. Theo một nghiên cứu cắt ngang tình trạng LNTDH trên dân Mỹ của hiệp hội LNTDH Mỹ cho thấy 75% dân Mỹ có dấu hiệu LNTDH, trong đó 33% có triệu chứng của LNTDH và 5 - 7% cần được điều trị [7]. Theo nghiên cứu của Solberg (1979) thì chỉ 20,1% sinh viên Mỹ là không có triệu chứng của LNTDH [8]. Một nghiên cứu khác trên 250 nữ Y tá Mỹ cho thấy 69% có triệu chứng LNTDH tại cơ và khớp, trong đó 6% cóbiểu hiện nặng cần phải được điều trị [9]. Theo nghiên cứu của Hồ thị Ngọc Linh (2003) [10] trên 1020 công nhân của công ty dệt phong phú TP HCM cho thấy số người có biểu hiện LNTDH chiếm tỷ lệ rất cao đến 60,5%. Triệu chứng hay gặp nhất là tiếng kêu khớp chiếm 39,1%. Theo nghiên cứu của Phạm Như Hải (2006) [11] trên 544 người dân Hà nội về tình trạng LNTDH, cho thấy tỷ lệ đối tượng điều tra có một trong những triệu chứng của LNTDH là 64,7%. Trong đó tỷ lệ có biểu hiện loạn năng từ trung bình đến nặng chiếm 20,6% đối tượng. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng công tác chẩn đoán và điều trị LNTDH vẫn là 1 chủ đề gây nhiều tranh cãi. Bệnh nguyên vẫn còn nhiều giả thuyết trái ngược nhau, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng LNTDH có 2 nguyên nhân do: rối loạn khớp cắn, rối loạn tư thế, chấn thương, rối loạn tâm lý một số khác lại chứng minh ngược lại. Một số nghiên cứu chứng minh không tìm thấy mối liên hệ giữa rối loạn khớp cắn và LNTDH [13],[14] ngược lại một số nghiên cứu khác lại cho rằng những bất thường khớp cắn là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh LNTDH [15], [16], [17], [18]. Theo nghiên cứu của Posselt cho thấy cản trở cắn xuất hiện trên 81% bệnh nhân LNTDH [16], những bất thường của khớp cắn như lệch lạc khớp cắn, điểm chạm sớm tại lồng múi tối đa, cản trở bên làm việc, bên không làm việc trong hướng dẫn sang bên, ra trước của hàm dưới, cản trở lùi sau, khoảng cách từ LMTĐ đến tiếp xúc lui sau > 2mm, mất răng sau … được cho là yếu tố tiên phát gây LNTDH. Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố cắn khớp với các triệu chứng của LNTDH, Butler [17] đã thấy các cản trở trên đường trượt từ lồng múi tối đa đến tiếp xúc lui sau trên 71% bệnh nhân, cản trở bên không làm việc ở 58%, và cản trở liên quan đến vị trí hàm dưới trượt ra trước ở 32% bệnh nhân, Nghiên cứu của Helkimo [18] đã chỉ ra tiếp xúc bên không làm việc xuất hiện trên 61% bệnh nhân. Chính vì còn nhiều bàn cãi về bệnh nguyên cho nên việc điều trị cho đến nay vẫn chưa thống nhất, dẫn đến tỷ lệ tái phát sau điều trị cao. Các điều trị khớp cắn không hoàn nguyên ít được khuyến cáo. Gần đây theo một số tác giả [12] chỉnh khớp cắn ở tư thế tương quan trung Tâm sẽ giúp cải thiện đến 95% các trường hợp bệnh. Ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này, chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X Quang của nhóm bệnh nhân có LNTDH nghiên cứu 2. Mô tả tình trạng điểm chạm sớm, điểm chạm quá mức và các cản trở cắn của các chuyển động của hàm dưới trên nhóm bệnh nhân LNTDH nghiên cứu 3. Nghiên cứu bước đầu chỉnh khớp cắn cho bệnh nhân có biểu hiện loạn năng bộ máy nhai và đánh giá lại theo các tiêu chí khớp cắn và biểu hiện ở khớp thái dương hàm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhất là trong những năm cuối của thế kỷ XX nhưng LNTDH vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi [2], [3], [4], [9], [63]. 1.1. Khái niệm về LNTDH Xương hàm với khớp thái dương hàm và các răng trên cung hàm là các thành phần hoạt động chính của bộ máy nhai. Chuyển động nhai sẽ đạt hiệu quả cao nếu các thành phần của khớp vận động hài hòa, các răng tiếp khớp đúng với nhau không gây cản trở khi nhai. Hiệu quả nhai sẽ giảm khi có bất thường ở khớp (di lệch đĩa khớp, biến dạng đĩa khớp, viêm khớp) hay các răng tiếp khớp với nhau không tốt (răng mọc lệch, mất răng ), dẫn đến các cơ nhai phải tăng hoạt động để bù lại phần giảm hiệu quả, làm cho các cơ nhai mệt mỏi, lâu ngày dẫn đến mất bù và biểu hiện ra thành các triệu chứng của LNTDH như: đau khớp hàm, đau cơ, há miệng hạn chế (các triệu chứng thường xuất hiện khi có thêm yếu tố thuận lợi: mắc 1 bệnh cấp tính, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, căng thẳng trí óc ). Về định nghĩa LNTDH: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng cho LNTDH [76]. Tuy nhiên định nghĩa của Kirveskari (1998) được nhiều tác giả chấp nhận nhất [8], [66], [71] theo Kirveskari LNTDH được xem như là một tập hợp hỗn tạp những tình trạng ảnh hưởng lên cơ nhai và khớp thái dương hàm [7], nó được xem là kết hợp của 2 hội chứng chính: - Loạn năng cơ nhai (Muscle Disorders): Đau và co thắt cơ. - Loạn năng khớp thái dương hàm (Temporo Mandibular Joint Dysfunction): Đau khớp, tiếng kêu khớp, há miệng hạn chế. 4 Về bệnh nguyên, mặc dù còn nhiều quan điểm trái ngược nhau [12], nhưng rối loạn khớp cắn vẫn được nhiều tác giả cho là nguyên nhân chính gây LNTDH [1], [27], [42],[60], [100],[101]. 1.2. Giải phẫu bộ máy nhai Chuyển động nhai liên quan đến nhiều cấu trúc khác nhau, những thành phần chính của bộ máy nhai gồm: - Hệ thống xương khớp vùng mặt: xương hàm trên và dưới, khớp thái dương hàm. - Hệ thống cân cơ nhai điều khiển bởi hệ thống thần kinh tinh tế. - Cơ quan răng: tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiền thức ăn. Trong đó răng, cơ nhai và khớp thái dương hàm đóng một vai trọng trong sinh lý bệnh học. 1.2.1. Khớp thái dương hàm Là thành phần quan trọng trong bệnh sinh và triệu chứng học của LNTDH. Diện khớp: Diện khớp xương thái dương có hai phần: - Hõm khớp (mandibular fossa): Thuộc phần trai xương thái dương. - Chỏm thái dương (articular tubercule of temporal bone): Liên tiếp với hõm khớp, nằm trước hõm khớp. Diện khớp xương hàm dưới: Là chỏm lồi cầu. Đĩa khớp: Đĩa khớp là một tấm xơ sụn, hình bầu dục với trục lớn nằm ngang, mặt dưới cong lõm theo hai chiều ngoài trong và trước sau, mặt trên cong lõm phía trước và cong lồi phía sau. Theo chiều ngoài trong thì đĩa khớp ở phía trong dày hơn, chiều dày ở trung tâm đĩa là 1mm, ở phía trước là 2-4 mm, ở phía sau là 4-6 mm. Bờ ngoài đĩa hơi mỏng hơn và là nơi duy nhất có mạch máu và dây thần kinh đến [25],[27],[65]. 5 Đĩa khớp có nhiệm vụ chặn và phân tán lực nhai, đồng thời cho phép chuyển động hài hòa của đĩa khớp - lồi cầu. Khả năng chịu lực tối đa của đĩa khớp trên thực nghiệm là 180 kg [9],[76],[77]. Bao khớp: Bao khớp là một bao hình trụ tạo bởi những sợi đàn hồi, chiều dày 2-3 mm. Phía trên bám vào bờ trước chỏm thái dương, đáy gai bướm, bờ trước của khe Glaser, mỏm gò má. Phía dưới bám quanh lồi cầu. Bao khớp gồm có 2 lớp nông và sâu. Lớp sâu do bám vào đĩa khớp nên chia làm 2 phần: Bao khớp thái dương - đĩa, bao khớp đĩa - lồi cầu. Lớp nông không bám vào đĩa khớp mà chỉ phủ ngoài lớp sâu. Hầu như không có ranh giới giữa hai lớp nông và sâu. Ở phía sau, những sợi thái dương - đĩa khớp tạo thành một dây phanh, hãm chuyển động ra trước của đĩa. Những sợi ở phía sau này tạo thành một đệm sau lồi cầu, rất giàu mạch máu, giãn ra khi há miệng và nhờ vào tính đàn hồi mà kéo đĩa trở về lại vị trí cũ khi ngậm miệng. Khi lồi cầu ở tư thế tương quan trung tâm thì những sợi dây phanh sau này sẽ xếp nếp lại, thu vào trong khe Glaser. Trước khi xương thái dương bị canxi hóa hoàn toàn thì ta thấy có sự nối thông giữa hòm nhĩ với khoang khớp thái dương hàm và đường nối này sau đó là chỗ bám của dây chằng sau đĩa và dây chằng búa hàm [37],[78]. Qua trung gian dây chằng búa hàm này mà LNTDH gây ra các triệu chứng ở tai [73]. Phía trước: Bao khớp được chia thành hai phần là trên và dưới, chiều dài không bằng nhau. Phần trên là do biệt hóa của bám tận cơ chân bướm ngoài (phía trong) và cơ thái dương (phía ngoài). Phần dưới là do biệt hóa của bám tận cơ cắn [48]. 6 Dây chằng: Có nhiều dây chằng nối lồi cầu với nền sọ, có nhiệm vụ giới hạn phạm vi vận động của lồi cầu [30]. Các dây chằng lại được chia thành thành 2 nhóm: Dây chằng tại khớp và dây chằng ngoài khớp. 1.2.2. Hệ thống cân, cơ nhai Các cơ chính điều khiển chuyển động hệ thống nhai gồm có: Cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài, các cơ trên móng và dưới móng. 1.2.3. Cơ quan răng Trước đây răng được miêu tả gồm có: Thân răng (ngà răng và men răng) và chân răng (ngà, xi măng chân răng), ở giữa có một khoang tủy. Ngày nay người ta thay bằng một quan niệm rộng hơn là cơ quan răng, bao gồm: Răng (men, ngà, xi măng) có nguồn gốc từ nang răng. Tổ chức quanh răng (lợi, xi măng răng, dây chằng quanh răng, xương ổ răng). Xi măng và dây chằng quanh răng biệt hóa từ túi răng và xung quanh đó là xương ổ răng. Nghiên cứu hình thể răng và cung răng cho phép hiểu được mối liên quan giữa hai hàm răng và quan điểm khớp cắn bình thường cũng như những yếu tố nguy cơ. Hai yếu tố quyết định tính đặc trưng của mỗi răng là mặt nhai (mặt thân răng) chịu tác động trực tiếp của những lực sang chấn và trục chân răng có vai trò chống đỡ và truyền những lực này. Mặt nhai là phần hoạt động của thân răng (nó phải đáp ứng yêu cầu ổn định chức năng và hoạt động nhai), được tạo bởi các rãnh và múi. Có thể là một múi (răng nanh) hay nhiều múi (răng cối lớn và cối nhỏ) hay thành bờ cắn (răng cửa). Múi răng: múi răng được xếp một cách hợp lý để phù hợp với yêu cầu sinh lý, nhằm mục đích: - Giảm lực tác động lên răng (làm giảm khả năng gãy, vỡ) và tổ chức quanh răng. - Tiết kiệm năng lượng dành cho vận động cơ. 7 Trong sự sắp xếp bình thường của bộ răng ở tư thế lồng múi tối đa (LMTĐ), các múi ngoài của răng sau dưới và các múi trong của răng sau trên ăn khớp trong phạm vi bản nhai với các răng hàm đối diện, rìa cắn các răng cửa và răng nanh hàm dưới ăn khớp với mặt trong của răng cửa và răng nanh hàm trên, vì các múi này chịu trách nhiệm nâng đỡ kích thước dọc tại vị trí lồng múi nên chúng được gọi là múi chịu [19] Các múi ngoài của cung răng trên và các các múi trong của cung răng dưới có khuynh hướng tiếp xúc nhai chỉ khi hàm dưới đang vận động trượt theo chiều ngang, các múi này được gọi là múi hướng dẫn Múi chịu được chia thành 3 nhóm [19], hai nhóm ở hàm dưới và 1 nhóm ở hàm trên: + Nhóm 1: Gồm các múi ngoài của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm dưới, các múi này ăn khớp vào vùng gờ bên hoặc trũng tam giác răng đối diện, trừ các múi xa ngoài của răng cối lớn hàm dưới ăn khớp với trũng giữa của răng đối diện, Các điểm chịu cắn khớp của nhóm này đóng vai trò quyết định đảm bảo cho sự ổn định cắn khớp ở tư thế LMTĐ, đây là nhóm múi chịu quan trọng nhất Hình 1.1. Múi chịu nhóm 1 8 + Nhóm 2: Gồm rìa cắn của các răng cửa và răng nanh hàm dưới, dữ vai trò chính trong chức năng hướng dẫn ra trước và trước bên Hình 1.2. Múi chịu nhóm 2 + Nhóm 3: Gồm các múi trong của răng hàm lớn và răng hàm nhỏ hàm trên, các múi gần trong của các răng cối lớn trên ăn khớp vào trũng giữa của răng đối diện, các múi khác vào vùng gờ bên hoặc trũng tam giác răng đối diện Hình 1.3. Múi chịu nhóm 3 Trong quá trình điều chỉnh khớp cắn bằng mài chỉnh cần phải mài các mũi hướng dẫn, tôn trọng tối đa các múi chịu, nếu bắt buộc phải can thiệp vài múi chịu thì ưu tiên bảo tồn nhóm 1 đến nhóm 2 đến nhóm 3 theo thứ tự ưu tiên bảo tồn. Rãnh: 9 Giữa 2 múi răng có một rãnh chính, giữa 3 múi răng có một hố (trũng). Từ những rãnh chính tách ra các rãnh phụ đi trên mặt múi răng, giúp tăng hiệu quả nhai và tạo đường thoát cho thức ăn. Hướng và vị trí của những rãnh này tạo điều kiện cho vận động sang bên của múi răng đối diện, tránh tạo ra cản trở cắn. Múi răng có hình cầu, tạo thành tiếp xúc dạng điểm khi các răng đối diện tiếp khớp với nhau. Những tiếp xúc dạng điểm này cho phép: - Truyền lực nhai theo trục răng. - Chèn và ổn định các răng. - Giảm mặt tiếp xúc tạo điều kiện để thức ăn thoát và hạn chế mòn răng. - Đạt được hiệu quả nhai tối đa trong khi làm việc với lực tối thiểu. Ngược lại, nếu các múi răng bị mòn phẳng đi, làm tăng mặt tiếp xúc, thì sự lồng khớp nói chung không ổn định, tăng tốc độ mòn và làm nhai kém hiệu quả, dễ dẫn đến mệt mỏi cơ và LNTDH. Diện nhai rất đa dạng, có thể thành múi rãnh rõ hoặc là bị mòn phẳng đi. Độ nghiêng của sườn múi đóng vai trò quan trọng, sườn múi dốc sẽ cải thiện hiệu quả nhai và giúp ổn định khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa nhưng sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cản trở cắn. Cân bằng khớp cắn lý tưởng phải thỏa mãn 2 yêu cầu đối nghịch nhau: múi rãnh răng rõ nhưng không có cản trở nhai. 1.3.Tổng quan về khớp cắn, vận động và vị trí của hàm dưới 1.3.1.Khớp cắn lý tưởng và khớp cắn sinh lý chức năng: 1.3.1.1 Khớp cắn lý tưởng[19] * Định nghĩa: Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan răng - răng đúng theo mô tả lý thuyết, có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với những cấu trúc khác của hệ thống nhai trong tình trạng lý tưởng. Về mặt thực hành, khớp cắn lý tưởng là mục tiêu lý thuyết mong muốn đạt đến, không tính đến khả năng điều trị thực tế. 10 * Đặc điểm của khớp cắn lý tưởng: Khớp thái dương hàm ở vị trí chức năng tối ưu. Một khớp cắn lý tưởng phải cho thấy khớp thái dương hàm ở vị trí chức năng tối ưu khi các răng lồng múi tối đa. Vị trí lồi cầu tối ưu với các lồi cầu bình thường về cấu trúc, tựa vào đĩa khớp có cấu trúc và vị trí bình thường, đĩa khớp tựa mặt lõm vào lồi khớp theo hướng trước trên và với hoạt động cơ tối ưu cũng như với sự ổn định tối đa về mặt khớp cắn. Khớp cắn trung tâm. Khớp cắn trung tâm ( CO : centric occlusion) được định nghĩa là" Sự ăn khớp của các răng đối diện nhau khi hàm dưới ở tương quan trung tâm. Vị trí này có thể trùng hoặc không trùng với vị trí lồng múi tối đa". Tương quan trung tâm: là vị trí mà lồi cầu trên nhất và trước nhất trong ổ khớp (theo Wikipedia, the free encyclopedia). Theo Dawson tương quan trung tâm là tương quan của hàm dưới so với hàm trên khi mà lồi cầu ở vị trí cao nhất trong ổ khớp không quan tâm đến tầm đứng hay vị trí của các răng, ở vị trí cao nhất này lồi cầu nằm về phía gần, ở vị trí này phức hợp lồi cầu - đĩa khớp có khả năng chịu lực tốt nhất mà không có triệu chứng khó chịu. Trên một khớp cắn lý tưởng, khớp cắn trung tâm trùng với khớp cắn lồng múi tối đa. Ở khớp cắn trung tâm, các răng sau phải có sự tiếp xúc đồng thời và cân bằng hai bên, các răng trước chỉ tiếp xúc nhẹ. Tương quan này cho phép sự ổn định tối đa đối với khớp thái dương hàm và giảm tối đa lực nhai lên mỗi răng. Như vậy, ở khớp cắn trung tâm, răng sau giữ ổn định các tiếp xúc răng và hàm. * Trong hoạt động chức năng và tiếp xúc lệch tâm, các răng sau được sắp xếp sao cho nó chịu được các lực nhai theo chiều dọc. Ngược lại, các răng trước nghiêng về phía môi, không thích ứng để chịu được lực theo chiều thẳng đứng. Như vậy các răng sau giúp bảo vệ các răng trước tránh được các lực nhai quá mức theo chiều thẳng đứng khi nhai, ngược lại các răng trước duy trì sự tiếp xúc nhẹ ở khớp cắn trung tâm. Trong vận động tiếp xúc ra trước và sang bên, các răng sau nhả khớp do hướng dẫn của các răng trước. [...]... hiệu của loạn chức năng ở răng, cơ và khớp thái dương hàm Cản trở bên không làm việc thường là tiếp xúc giữa nội phần của hai múi chịu răng trên và dưới Bệnh nhân thường thích ứng với cản trở bên không làm việc.bằng cách nhai một bên (bên có cặp răng gây cản trở) để 15 nghiền được thức ăn và tránh được cảm giác vướng, cộm hoặc đau khi nhai, chính sự né tránh này lại đưa đến những rối loạn ở cơ và khớp... chức năng do sự mòn của răng nanh 1.3.2.2 Cản trở cắn trong vận động đưa hàm sang bên * Cản trở bên làm việc Cản trở bên làm việc là một tiếp xúc răng bất thường bên làm việc gây cản trở sự trượt hài hòa của hàm dưới sang bên làm việc, cản trở bên làm việc gây đau, lung lay hoặc chấn thương răng cản trở, nếu cản trở bên làm việc đi kèm với những hoạt động cận chức năng sẵn có như nghiến răng, thường sẽ... trật khớp thật sự (Hình 1.8) 23 Hình 1.6: Giãn khớp thái dương hàm Hình 1.7: Trật khớp thái dương hàm Trật khớp thái dương hàm (cản trở há miệng): Giai đoạn trật khớp thái dương hàm là tình trạng bệnh lý do sự di lệch kéo dài, không hồi phục một hay cả hai bên (Hình 1.9) - Bất thường về cấu trúc: Chuyển động của phức hợp lồi cầu đĩa khớp có thể bị rối loạn do những bất thường về cấu trúc bao hoạt dịch... chức năng: Do cản trở nhai, do phản ứng tránh răng đau: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm quanh răng , hay do cản trở cắn: mọc răng khôn, răng số 6 bị nhổ sớm làm cho làm răng số 7 bị lệch gần và răng đối diện thòng xuống - Lệch lạc răng - xương hàm: Khớp cắn sâu, khớp cắn hở, khớp cắn ngược làm thay đổi những yếu tố ổn định khớp cắn dẫn đến mất ổn định mối liên quan giữa hai hàm [21],[79] - Cận chức năng. .. khớp cắn chỉ thực hiện sau khi đã phân tích một cách hệ thống và toàn bộ hệ thống nhai và khớp cắn Kiểm tra trên miệng và giá khớp, nếu 33 cần có thể bổ xung thêm bằng Xquang và ghi trục lồi cầu để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, lên kế hoạch điều trị và tiên lượng để giải thích cho bệnh nhân [1],[81],[37] Điều trị khớp cắn có mục đích tái lập lại khớp cắn đúng giữa các răng đối và giữa khớp cắn. .. là dấu hiệu của loạn chức năng) - Hàm dưới vận động dễ dàng trơn tru nghĩa là không có cản trở cắn khớp trong các vận động trượt của hàm dưới Ở tương quan trung tâm (TQTT) hàm được tự do tìm dến hoặc được hướng dẫn đến LMTĐ - Không có than phiền về thiếu sức nhai (do mất răng) , không bị mỏi cơ không đau khớp thái dương hàm - Khớp cắn sinh lý cũng thỏa đáng về mặt thẩm mỹ đối với bệnh nhân Như vậy, một... (cơ cắn, cơ thái dương, gân cơ thái dương, cơ trên móng, vùng trâm móng, cơ chân bướm ngoài) trong đó đau rõ ở ≥ 2 vị trí (≥ độ 2 theo thang đau chia 3 độ: 0 - 3) Loạn năng - đau - Đau cơ type i hoặc ii kèm cân cơ thêm: há miệng chủ động < myofascial pain 40mm và há miệng thụ động lớn hơn chủ động ≥ 4mm dysfunction (đau cơ + loạn năng hàm) Loạn năng type i - Giống đau cơ kèm thêm: - Thay đổi cảm giác... năng type i - Giống đau cơ kèm thêm: - Thay đổi cảm giác nhai - Hàm đưa lệch về bên bệnh lý khi há - Cơn đau khác biệt giữa ngày và đêm khớp - Lục cục khớp thái dương - Hàm đưa lệch về hàm khi vận động hàm một bên khi há internal derangement - lục cục khớp thái dương miệng, sau một tiếng type i hàm khi đưa hàm ra trước lục cục khớp thì hàm trở lại đường giữa (di lệch đĩa khớp còn hay sang bên hồi phục)... nghiến răng của bênh nhân, cản trở bên làm việc thường gặp ở nội phần của múi ngoài răng trên Cản trở bên không làm việc: Cản trở không làm việc là một tiếp xúc răng bất thường bên không làm việc, gây nhả khớp các răng bên làm việc; cản trở bên không làm việc có thể gây đau, lung lay, chấn thương răng gây cản trở Cần lưu ý là một tiếp xúc răng bên không làm việc không phải là một cản trở cắn khớp nếu không... cơ và đau khớp TDH Trong một số trường hợp để loại bỏ vướng cộm, bệnh nhân có phản xạ nghiến răng, đây là trường hợp cản trở cắn khớp làm khởi phát thói quen nghiến răng 1.4 Bệnh nguyên loạn năng bộ máy nhai Mặc dù còn nhiều bàn cãi, nhưng đa số tác giả đều cho rằng sự xuất hiện của LNTDH thường đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Yếu tố tại chỗ là nguyên nhân quan trọng nhất và làm khởi phát bệnh . loạn năng cơ nhai và loạn năng khớp thái dương hàm [2], [3], [4]. Loạn năng thái dương hàm (LNTDH) có thể tác động lên khớp thái dương hàm, ban đầu làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và. cứu 3. Nghiên cứu bước đầu chỉnh khớp cắn cho bệnh nhân có biểu hiện loạn năng bộ máy nhai và đánh giá lại theo các tiêu chí khớp cắn và biểu hiện ở khớp thái dương hàm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN Mặc. hiệu của loạn chức năng ở răng, cơ và khớp thái dương hàm. Cản trở bên không làm việc thường là tiếp xúc giữa nội phần của hai múi chịu răng trên và dưới. Bệnh nhân thường thích ứng với cản trở bên không

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN

    • 1.1. Khái niệm về LNTDH

    • 1.2. Giải phẫu bộ máy nhai

      • 1.2.1. Khớp thái dương hàm

      • Diện khớp:

      • Đĩa khớp:

      • Bao khớp:

      • Dây chằng:

      • 1.2.2. Hệ thống cân, cơ nhai

      • 1.2.3. Cơ quan răng

      • 1.3.Tổng quan về khớp cắn, vận động và vị trí của hàm dưới

        • 1.3.1.Khớp cắn lý tưởng và khớp cắn sinh lý chức năng:

        • 1.3.1.1 Khớp cắn lý tưởng[19]

        • 1.3.1.2.Khớp cắn sinh lý (chức năng)

        • 1.3.2.Vận động đưa hàm dưới sang bên[19]

        • 1.3.2.1. cơ sở hính thái học và động học

        • 1.3.2.2. Cản trở cắn trong vận động đưa hàm sang bên

        • 1.4. Bệnh nguyên loạn năng bộ máy nhai

          • 1.4.1. Yếu tố tại chỗ

          • 1.4.2.Rối loạn tâm lý

          • 1.4.3. Nguyên nhân toàn thân

          • 1.5.Biểu hiện lâm sàng

            • 1.5.1. Biểu hiện ở bộ máy nhai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan