Giải pháp cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá

15 2.6K 5
Giải pháp cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh trong bối cảnh toàn cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu luôn cần đến cách tiếp cận triết học, bởi chính cách tiếp cận này cho chúng ta thấy được cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của một quá trình - tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề này đang trở nên ngày càng quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, khi chúng ta ngày càng tham gia sâu rộng hơn với những hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá của thế giới. Chính điều này đã đem đến cho Việt Nam không chỉ những cơ hội phát triển kinh tế một cách toàn diện mà còn đem đến nhiều thách thức cho chúng ta trên các phương diện văn hoá, xã hội. Làm thế nào để gìn giữ được những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp vốn có của Việt Nam, bên cạnh đó không ngừng tiếp thu và học hỏi những cái mới của các nước trên thế giới khi chúng ta hội nhập là một vấn đề đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển trước mắt và lâu dài của Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy thực tế khi hội nhập, việc giao lưu văn hoá giữa các nước là điều không thể tránh khỏi, chúng ta không thể chủ quan duy ý chí phủ nhận quá trình này cũng như không thể hoàn toàn điều khiển được nó. Chính vì vậy mà chúng ta phải chủ động nhận thức và hiểu được quá trình hội nhập cũng như bản chất của các nền văn hoá, văn minh để có thể hiểu được hiện tại và dự báo được những thay đổi trong tương lai về kinh tế, văn hoá và xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể tiếp nhận và giao lưu văn hoá một cách có chọn lọc.Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin trình bày sự vận dụng nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển của sự nhận thức khoa học để phân tích và hiểu rõ bản chất về sự khác biệt giữa các nền văn hoá, từ đó rút ra những “ Giải pháp cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”. 1 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học 1.Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: a Khái niệm mối liên hệ: Liên hệ là một phạm trù triết học chỉ sự quyết định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của mỗi sự vật, hiện tượng. Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới cả tự nhiên xã hội và tư duy dự đa dạng phong phú nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và đều chịu sự chi phối, sự tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới bởi vì các sự vật hiện tượng trong thế giới dự đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là những hình thức cụ thể của vật chất và đều chịu dự chi phối của những quy luật vật chất.Ngay cả ý thức tinh thần cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vất chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người và cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật vật chất. b.Tính chất của mối liên hệ: Tính khách quan của mối liên hệ: Mối liên hệ không phụ thuộc vào ý thức của con người mà chỉ phụ thuộc vào bản than sự vật hiện tượng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội Tính phổ biến của mối liên hệ : Mối liên hệ tồn tại trong cả tự nhiên và trong xã hội và trong tư duy, có ở mọi nơi mọi lúc. Mối liên hệ không những diễn ra giữa các mặt các yếu tố cấu thành sự vật mà còn có liên hệ v ới các sự 2 vật, hiện tượng với nhau , không chỉ có liên hệ về không gian mà còn có liên hệ về cả thời gian, có liên hệ giữa hiện tại với quá khứ và giữa hiện tại với tương lai. Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ : Tuỳ vào góc độ xem xét ta thấy có liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài, liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp, liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu. Còn từ góc độ vai trò của các mối liên hệ trong quá trình vận động và phát triển của sự vật ta có thể thấy liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực,… 2.Ý nghĩa phương pháp luận : Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau. Vì thế trong hoạt động nhận thức và thực tiễn muốn fản ánh đúng để cải biến sự vật thì chúng ta phải quán triệt nguyên tắc( quan điểm toàn diện ) . Nguyên tắc này có những yêu cầu sau : Khi nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng phải chí ra các yếu tố bộ phận cấu thành của sự vật và chỉ ra mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố đó bởi vì cùng những yếu tố như nhau nếu kết cấu theo những cách thức khác nhau sẽ tạo thành những sự vật hiện tượng khác nhau về chất và mối liên hệ giữa các bộ phận đó cũng thay đổi theo kết cấu của sự vật và những liên hệ này quyết định tính chất xuhướng vận động phát triển của sự vật. Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng phải chỉ ra các mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với sự vật khác bởi vì không có sự vật hiện tượng nào trong thế giới vật chất tồn tại một cách biệt lập tách rời. Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng mang tính đa dạng nhiều bề trong thực tế không một con người nào có thể nhận thức được tất cả các mối liên hệ của sự vật. Trong điều kiện đó cần phải nhận thức được các mối liên hệ bên trong mối liên hệ bản chất mối liên hệ cơ bản mối liên hệ tất nhiên, mối liên hệ trực tiếp. Như thế tư duy của chúng ta bớt đi siêu hình phiến diện trong hoạt động nhận thức. 3 Chống quan điểm siêu hình không thấy hoặc phủ nhận mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng chống quan điểm chiết trung, lắp ghép một cách máy móc liên hệ này với liên hệkhác đồng thời chống quan điểm dàn trải, coi các liên hệ có vai trò như nhau và chống quan điểm nguỵ biện ( một kiểu đánh tráo các liên hệ một cách có ý thức có chủ đích ). II. Nguyên tắc phát triển của sự nhận thức khoa học: 1.Cơ sở lý luận : Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, nguyên lý này chỉ ra rằng : a. Phát triển là gì : là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật hiện tượng. Như vậy phát triển là sự vận động nhưng chỉ là sự vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn còn vận động là sự biến đổi nói chung. b. Tính chất của sự phát triển : Phát triển mang tính khách quan : sự phát triển của sự vật là tự than không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà nguyên nhân nguồn gốc động lực của nó là do sự liên hệ tác động giữa các mặt đối lập vốn có trong long sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Tức là do mâu thuẫn của sự vật quyết định. Còn trạng thái của sự phát triển tuân theo quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Xu hướng phát triển của sự vật là tiến lên từ thấp lên cao nhưng không phải theo đường thẳng giản đơn mà có tính chu kỳ, tuân theo các quy luật phủ định của phủ định. Phát triển mang tính phổ biến: phát triển diễn ra cả trong tự nhiên cả trong xã hội và tư duy, diễn ra mọi nơi mọi lúc. Phát triển mang tính đa dạng phong phú: tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển có thể diễn ra cụ thể khác nhau. 4 Trong thế giới hữu cơ phát triển thể hiện ở tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên xã hội phục vụ cho nhu cầu con người. Trong tu duy phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn, chính xác hơn. 2.Ý nghĩa phương pháp luận : Mọi sự vật hiện tương của thế giới vật chấ cũng như trong tư duy không chỉ có mối liên hệ biện chứng với nhau mà còn vận động phát triển không ngừng. Vì vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm phát triển. Nguyên tắc này có những yêu cầu sau đây: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, nhận thức sự vật phải chỉ ra xu hướng khuynh hướng vận động, phát triển của nó. Muốn vậy phải nhận thức được nguồn gốc động lực của sự vận động sự phát triển. Tức là phát hiện ra mâu thuẫn vốn có của sự vật hiện tượng và đề ra giải pháp thích hợp giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. Phải chỉ ra được trạngt hỏi của sự phát triển. Muốn vậy phải vận dung được quy luật chuyển hoá từ những thay đổi dần dần về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại để phân tích sự vật đồng thời chỉ ra hình thức của sự vận động phát triển. Muốn vậy phải biết vận dụng quy luật phủ định của phủ định để phân tích sự vật. Thực chất của sự phát triển là cái mới tiến bộ hơn ra đời thay thế cái cũ lạc hậu suy tàn. Vì vậy, quan điểm phát triển đòi hỏi chủ thể nhận thức phải phát hiện được cái mới, vun trồng và ủng hộ cái mới. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi phát hiện thấy khuynh hướng phát triển của sự vật chỉ ra nguồn gốc, động lực trạng thái và hình thức của sự phát triển thì phải có các phương án phù hợp để tác động cải biến sự vật hiện tượng đồng thời phải có những phương án dự phòng để có thể chủ động trong mọi hoàn cảnh, giảm bớt những rủi ro vấp váp trong hoạt động thực tiễn. Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng với thực tại. 5 PHẦN II PHÂN TÍCH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NHẬN THỨC KHOA HỌC I. Khái luận chung về văn hoá: VH là tổng thể sống động các hoạt động sánh tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại . Qua các thế hệ , hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị , các truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc . VH đc biểu hiện trong các yếu tố cơ bản sau : Các giá trị tinh thần là các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sang tạo ra trong lịch sử và còn đc dùng cho đến ngày nay . các GT này gồm 2 loại sau : Các giá trị xã hội là tong thể các quan niêm cua cộng đồng về sự tồn tại và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc cho nhân dân . Các kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công gnhệ do các cá nhân hay công động sang tạo ra rừ xưa đến nay đg đc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Các giá trị vật chất là các hiện vật đg đc dung trong đời sống XH hang ngày , chúng bao gồm : Các công trình kiến trúc đã được xd lên và được sử dụng trong đời sống XH hàng ngày như : cầu cống , đường xá Các sản phẩm đang đc sử dụng để phục vụ cho san xuất và tiêu dung như : ô tô , máy bay , tàu hỏa Như vậy VH là các yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống XH và trở thành nền tảng XH cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng . Giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau thường có những mâu thuẫn 6 nhất định. Bản chất của những mâu thuẫn này nằm ở sự khác biệt về quan niệm sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng Mỗi dân tộc thường có khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Chẳng hạn, một số tổ chức tôn giáo thế giới không chịu từ bỏ ý đồ quốc tế hóa tổ chức tôn giáo của mình đã bất chấp những thủ đoạn hèn hạ để bành trướng tôn giáo, thậm chí dựng sự mua chuộc bằng vật chất, vì thế nhiều Nhà nước đã có những biện pháp nhất định để phát triển tín ngưỡng dân tộc, chống lại sự xâm lăng tôn giáo từ bên ngoài. Trước sự xâm nhập từ mặt trái của luồng văn hóa độc hại vào đời sống cộng đồng các dân tộc thông qua mạng Internet, thông qua du khách, các quốc gia Châu Á, trong đó có những quốc gia thuộc văn hóa Trung - Ấn, các quốc gia Hồi giáo đang có những biện pháp nhất định để đối phó, nhất là đối với cái gọi là "cuộc cách mạng tình dục" xuất phát từ phương Tây. Mới thoạt nhìn thì có vẻ như những nền văn hóa, văn minh của thế giới đều đại diện cho những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Văn minh phương Tây là văn minh Kitô giáo, văn minh Ấn Độ là văn minh Ấn giáo, văn minh Trung Hoa là văn minh Khổng giáo, văn minh là văn minh Hồi giáo… Các tôn giáo này có sự đối lập nhau không thể điều hòa được nên giữa các nền văn minh cũng có mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng con đường hồ bình và do vậy, tất yếu sẽ có “đụng độ" bạo lực. Thực ra, tôn giáo và văn minh là những cái khác nhau. Mặc dù những nền văn minh thường gắn liền với những tín ngưỡng, tôn giáo nhất định, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Văn minh không xuất phát từ tôn giáo, mà từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học, kỹ thuật. Ở những quốc gia, châu lục khác nhau, những cộng đồng người đã xây đựng những nền văn hóa, văn minh của mình trong điều kiện họ đang có những tín ngưỡng, tôn giáo nhất định, chứ không phải là những tín ngưỡng, tôn giáo này là nguyên nhân sinh ra những nền văn minh đó. 7 Chính vì thế, trong những thế kỷ gần đây người ta đã nhận thấy một cách rõ ràng rằng, sự phát triển của các nền văn minh từ Tây sang Đông đều có khuynh hướng ngày càng tách ra khỏi ảnh hướng nhất định của tôn giáo. Các nước Tây Âu cùng với các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII, XVIII ở Anh, Pháp đã lật đổ sự thống trị của tôn giáo, đưa loài người thoát khỏi đêm trường Trung cổ. Các cuộc cách mạng tư sản và sau đó là các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế các Nhà nước tôn giáo bằng các Nhà nước trần thế. Ở một số nước Châu Á theo Ấn giáo và Hồi giáo tuy vẫn còn nằm dưới sự thống trị của tôn giáo, nhưng cùng với sự phát triển của văn minh, nhân dân các nước này không ngừng đấu tranh để thoát ra. Chẳng hạn, Ấn Độ quyết tâm xây dựng một Nhà nước trần tục. Mới đây, Quốc hội Nêpan đã hạn chế quyền lực của Quốc vương từng được người dân đã nổi đậy đòi giải tán lực lượng cảnh sát tôn giáo - thế lực thường xuyên xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân. Sự xung đột đẫm máu giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân tộc… theo chúng tôi, hoàn toàn không phải là sự xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh như S.P.Huntington khẳng định, mà nguyên nhân thực sự của chúng là lợi ích chính trị ích kỷ của các giai cấp, các phe phái và điều kiện lạc hậu về kinh tế, tư tưởng của một số cộng đồng xã hội. Một số Nhà nước do đứng về phía lợi ích ích kỷ của một số tập đoàn kinh tế nhất định, của một thiểu số xã hội nhất định, bất chấp lợi ích của cộng đồng dân tộc họ, trong đó nhân dân lao động là lực lượng đông đảo, đã đem bom đạn, chất độc hóa học gây đau thương, tang tóc cho nhiều dân tộc khác, gây ra sự thù địch giữa các dân tộc C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã có một nhận xét và tiên đoán rất đúng: hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nửa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo". Mặt khác, trong điều kiện xã hội lạc hậu, những nhóm người theo những 8 tôn giáo nhất định, thậm chí là những giáo phái khác nhau trong cùng một tôn giáo, ở những sắc tộc, những cộng đồng xã hội nhất định… thường thiêu sự khoan dung đối với những nhóm người thuộc các giáo phái tôn giáo khác, các sắc tộc, cộng đồng dân tộc khác. Trong điều kiện đó, các tổ chức chính trị cực đoan, thù địch đã không bỏ lỡ cơ hội lợi dụng tâm lý bất mãn của quần chúng, tổ chức họ thành những hoạt động chống đối, khủng bố. Trái lại, ở những xã hội văn minh, con người thường có khuynh hướng khoan dung hơn với người khác tín ngưỡng, chủng tộc với mình. Không chỉ là sự khoan đung giữa người có và không có tín ngưỡng, mà còn giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Do vậy, phát triển văn hóa và văn minh sẽ có tác dụng đẩy lùi những thù địch, xung đột bạo lực. Như vậy, theo chúng tôi, nguyên nhân thực sự của tình trạng xung đột, chiến tranh trên thế giới hiện nay không phải là “sự đụng độ giữa các nền văn minh", mà là: 1) mâu thuẫn về lợi ích chính trị, biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, dân tộc, phe nhóm, 2) quan điểm và hành động cực đoan, thù địch của một số tổ chức chính trị trên thế giới. Sự phát triển của văn hóa, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội mà trái lại, còn là điều kiện đê các dân tộc xích lại gần nhau hơn. II. Toàn cầu hoá và tính chất của toàn cầu hoá: Toàn cầu hóa cũng giống như bất cứ một quá trình nào khác đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do đó, trên thế giới có những cách tiếp cận trái ngược nhau đối với vai trò của toàn cầu hóa. Không ít người phủ nhận vai trò của toàn cầu hóa, đồng nhất toàn cầu hóa với "tư bản hóa" hay "Mỹ hóa. Không ít những biểu tình phản đối toàn cầu hóa đã diễn ở các nước. Nhiều tác giả đã sử dụng nhũ từ ngữ rất gay gắt 9 để nói lên hậu quả tiêu cực của toàn cầu hóa, như "toàn cầu hóa cướp bóc", "toàn cầu hóa tội phạm", "bá quyền văn hóa" Những tác giả đi sâu phân tích mặt tích cực của toàn cầu hoá thì cho rằng, toàn cầu hóa tạo điều kiện hiện đại hóa các nền kinh tế và văn hóa lạc hậu, dân chủ hóa các nền chính trị, thúc đẩy việc trao đổi lao động và tiêu thụ hàng hóa giữa các quốc gia. Một người dân nước này đăng sản phẩm, ăn món ăn, uống thức uống, dựng thuốc men, mặc quần áo do những dân tộc khác làm ra. Cả thế giới đồng thời được xem một chương trình tivi, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc… Điều đó cũng có nghĩa là, một sản phẩm có chất lượng tốt được làm ra ở một dân tộc nào đó sẽ nhanh chóng được tiêu thụ ở nhiều nước trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa nói chung cũng như toàn cầu hóa văn hóa nói riêng phải được xem xét từ cách tiếp cận triết học, nghĩa là cách tiếp cận toàn diện và bản chất. Nó phải được xem xét đồng thời trên hai mặt - tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa là xu thế phù hợp quy luật phát triển của xã hội loài người. Trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản đã hàm chứa quan niệm về toàn cầu hóa như là con đường giải phóng con người thoát khỏi những ràng buộc địa phương, dân tộc, liên hệ với nền văn minh toàn thế giới và hưởng thụ tất cả những thành quả vật chất và tinh thần mà nhân loại sáng tạo ra. Trong Hệ tư tưởng Đức, các ông viết: "Chỉ có như vậy thì các cá nhân riêng rẽ mới được giải thoát ra khỏi những khuôn khổ dân tộc và địa phương khác nhau của mình, mới có được những liên hệ thực tiễn với nền sản xuất (kể cả sản xuất tinh thần) của toàn thế giới và mới có được khả năng hưởng thụ nền sản xuất của toàn thế giới về mọi lĩnh vực (tất cả những sáng tạo của con người)". III. Sự ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá đến văn hoá: Về khía cạnh văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa vôn trước đây hoàn toàn khác biệt nhau. 10 [...]... của toàn cầu hóa văn hóa là, một mặt, duy trì, củng cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc, mặt khác, tiếp thu tất cả những gì quý giá, tiên tiến, hiện đại của các dân tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình Bản sắc văn hóa là những yếu tố văn hóa bền vững, có quá trình lâu dài, làm nên nền tảng tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc. . .Toàn cầu hóa văn hóa không có nghĩa là xóa bỏ văn hỏa dân tộc để tiếp thu một nền văn hóa khác có tính chất "mẫu mực" cho toàn thế giới Thực ra, không thể có một nền văn hóa mẫu mực như vậy Trái lại, toàn cầu hóa là sự mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa phương, dân tộc, quốc gia ra phạm vi toàn thế giới Toàn cầu hóa tạo điều kiện giới thiệu những thành tựu, những nét độc đáo của văn hóa dân tộc, ... phẩm văn hóa của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu, làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình Toàn cầu hóa vừa là quá trình hình thành, phát triển, củng cố tính thống nhất của văn hóa không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc tế, vừa là quá trình phát triển, đa dạng hóa các nền văn hóa nhỏ của các tộc. .. văn hóa, văn minh không phải là nguyên nhân của các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới, nhưng việc nhìn thấy mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa về văn hóa sẽ có tác dụng giúp các dân tộc, một mặt, chủ động tiếp thu những yếu tố tích cực trong nền văn hóa, văn minh của các dân tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của mình, phát triển nền văn minh của dân tộc mình,... thịt trong một nền văn hóa tiêu thụ mà thôi Tóm lại, cách tiếp cận triết học về mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quá trình toàn cầu hóa cho phép chúng ta thấy được hai mặt mặt tích cực và tiêu cực của cùng một quá trình Mặt tích cực của toàn cầu hóa đối với quá trình phát triển văn hóa dân tộc cần phải được xem xét và đánh giá một cách đúng mức Ngoài ra, mặc dù mâu thuẫn giữa các nền văn. .. luồng văn hoá mới, vì bản thân mỗi nền văn hoá đều mang nét đẹp riêng Cộng đồng và đặc biệt là giới trẻ Việt Nam hiện nay bị ảnh hưởng lớn bởi văn hoá theo lối sống phương Tây hay giới trẻ hiện nay bị cuốn theo nhiều trào lưu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Tất cả những xu hướng đó trên thực tế không chỉ ảnh hưởng đến nước ta mà còn nhiều nước khác trong khu vực và trong bối cảnh toàn cầu hoá thì những... những nhà chính trị, khoa học, văn hóa từ các dân tộc văn minh đã rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc khác, kể cả những dân tộc lạc hậu hơn dân tộc mình Một thế giới đa dạng về văn hóa mới thực sự là môi trường sông lý tưởng, tốt đẹp của nhân loại Toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi Nó đem lại cho chúng ta rất nhiều điều 11 hay, điều lợi, nhưng... của toàn cầu hoá là mỗi dân tộc có cơ hội phát triển tinh hoa của mình Tuy nhiên, cùng với sự bảo hộ văn hoá dân tộc, phải mở cửa rộng rãi để đón nhận những trào lưu văn hoá lành mạnh Dĩ nhiên rằng đó phải là một sự đón nhận có chọn lọc Và để đạt được điều đó thì cả cộng đồng cần phải có những tranh luận mang tính cởi mở và xây dựng Do vậy ngoài những biện pháp mang tính giáo dục, cần có những biện pháp. .. với nhiều loại văn hoá xâm nhập, vì thế họ rất dễ bị tác động, ảnh hưởng Chỉ khi nào hiểu được bản chất những mối liên hệ chúng ta mới có thể tìm được giải pháp thích hợp Cụ thể hơn, thay vì cấm đoán giới trẻ tiếp nhận những trào lưu mới, chúng ta có thể tăng cường giáo dục, tổ chức các hoạt động văn hoá mang hơi hướng dân gian và khuyến khích giới trẻ tham gia và yêu thích văn hoá dân tộc như một nét... ngoài việc tìm hiểu về các mối liên hệ trong hiện tại và xu thế trong tương lai, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận vấn đề theo chiều sâu, nhận thức được đâu là vấn đề bản chất, cốt yếu Toàn cầu hoá đang đưa tới nhiều cơ hội để tiếp thu, sáng tạo Nhưng tiếp thu, sáng tạo như thế nào lại là một bài toán không dễ tìm ra đáp số Một nhà điêu khắc nổi tiếng đã nói rằng: "Toàn cầu hoá không phải là "tây hoá" , . những thành tựu văn hoá, văn minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề này đang trở nên ngày càng quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, khi chúng. tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển của sự nhận thức khoa học để phân tích và hiểu rõ bản chất về sự khác biệt giữa các nền văn hoá, từ đó rút ra những “ Giải pháp cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá. pháp cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá . 1 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học 1.Cơ

Ngày đăng: 07/10/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan