skkn ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc ở trường tiểu học

25 933 0
skkn ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc ở trường tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TH¤NG TIN CHUNG VÒ S¸NG KIÕN 1. Tªn s¸ng kiÕn: Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2011 đến ngày 22 tháng 5 năm 2012 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Xuân Hương Năm sinh: 1987 Nơi thường trú: Đại Thắng - Vụ Bản - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ công tác: Tổ phó tổ chuyên môn khối 4, 5 Nơi làm việc: Trường Tiểu học C Thành Lợi - Vụ Bản - Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học C Thành Lợi - Vụ Bản - Nam Định Điện thoại: 01689 285 587 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học C Thành Lợi Địa chỉ: Thành Lợi - Vụ Bản - Nam Định Điện thoại: 03503 820 696 I. §iÒu kiÖn, hoµn c¶nh t¹o ra s¸ng kiÕn: 1 Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đang trở thành nhu cầu thiết yếu thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục với niềm đam mê được nghiên cứu ứng dụng các phương pháp vào việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt trong nhà trường, trong đề tài nghiên cứu này, tôi muốn đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc như thế nào cho hiệu quả. Đây cũng là những trăn trở của nhiều đồng nghiệp trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu tiên tiến của thời đại. Trong quá trình nghiên cứu suy nghĩ tìm tòi, tôi mạnh dạn tập hợp và đề xướng một số phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc ở góc độ công nghệ nghe nhìn. Tên đề tài của tôi là: Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc ở Tiểu học. Phạm vi đề tài này là: sử dụng công nghệ nghe nhìn với vai trò là phương tiện, thiết bị dạy học cho việc dạy học phân môn tập đọc trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Tôi chọn đề tài này xuất phát từ những lý do sau: - Một là, ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc là thực hiện định hướng Đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở cấp Tiểu học: “Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin ” - Hai là, trong quá trình dạy học, bản thân tôi và các đồng nghiệp khác cũng gặp rất nhiều khó khăn khi giải thích cho các em hiểu được các khái niệm từ trừu tượng, hoặc cũng rất khó khăn giúp các em cảm nhận được hết các giá trị, ý nghĩa, thông điệp, cái hay, cái đẹp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình nếu như giáo viên chỉ dùng lời lẽ giảng giải vì vốn kinh nghiệm sống của học sinh Tiểu học còn quá ít. Chẳng hạn với hình ảnh, “những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp nhìn theo” (trong bài Kì Diệu rừng xanh – Nguyễn Phan Hách), hay hình 2 ảnh “ Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước” (trong bài Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo), hoặc hình ảnh sông Kinh Thầy, cảnh thời chiến tranh tranh trong câu thơ “ Những năm bom Mĩ/ Trút trên mái nhà … Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông …” (trong bài Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa); “ hoa quỳnh lá dày, giữ nước, … hoa ti gôn thích leo trèo, … hoa giấy cuốn chặt, … cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra búp …” (trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ - Văn Long), “cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng , cây đước” (trong bài Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo), hay khi giáo viên giới thiệu về Văn miếu Quốc Tử Giám (trong bài Nghìn năm văn hiến – Nguyễn Hoàng), hoặc khi giáo viên mô tả về cái hay, cái đẹp của hội thổi cơm thi (trong bài Hội thổi cơm thi ở Đổng Vân), hay khi giáo viên muốn học sinh cảm nhận được hết vẻ đẹp uy nghi, tôn kính của phong cảnh Đền Hùng (trong bài Phong cảnh đền Hùng) … Với các nội dung trên thì không lời lẽ nào có thể giúp giáo viên truyền tải hết giá trị từ ngữ, nội dung bài đọc, minh họa nội dung truyền tải bằng việc đưa tranh ảnh, phim tư liệu thực tế về bài đọc, dẫn dắt học sinh đến “tham quan” qua phim tư liệu. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn sẽ lấp đi những “hạn chế” đó và sẽ phát huy hết được những hiệu quả cụ thể, thiết thực của nó. Đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp nhận văn học, phù hợp với yếu tố tâm lý của học sinh tiểu học là nhận thức chủ yếu qua trực quan, tiếp tục phát huy phương pháp dạy học trực quan sinh động (trực quan thính giác, trực quan thị giác bên cạnh trực quan ngôn từ) theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là: “tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” - Ba là, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào các tiết học tập đọc rất phù hợp với điều kiện dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay, nhất là đối với các trường huyện. Có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho tất cả các tiết học trong chương trình toàn cấp: lớp 1, 2, 3, 4, 5. 3 - Bốn là, phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức: kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học, kỹ năng sáng tạo cho học sinh. - Năm là, về cơ sở vật chất: các trang tiết bị vật chất cũng như làm các đồ dùng dạy học rất đơn giản, ít tốn kém, nhà trường có thể thực hiện dễ dàng như: làm tranh (ép nhựa hoặc tranh in lụa), máy ghi âm, dùng đĩa hoặc USB. - Sáu là, nguồn tư liệu và tích lũy tư liệu: Tư liệu lấy chủ yếu từ thông tin trên mạng internet, giáo viên lựa chọn và xử lý theo mục tiêu bài học. Việc tích lũy tư liệu cũng khá dễ dàng: Phát động trong tổ, khối, mỗi giáo viên trong mỗi học kỳ tìm kiếm và xử lý tư liệu cho 2 - 3 bài học. Giới thiệu cho đồng nghiệp trong tổ, khối để khai thác hiệu quả và đưa vào ứng dụng chung trong các tiết dạy. Có nơi quản lý và bảo quản thiết bị dạy học. - Bẩy là, đối với việc chuẩn bị: Về phía giáo viên: Theo nội dung bài dạy, lựa chọn và sắp xếp tranh, đồ dùng dạy học, chuẩn bị máy ghi âm, ghi hình. Giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị, giảm sự lệ thuộc vào việc chuẩn bị phòng máy chiếu và tránh được những sự cố kỹ thuật do sử dụng CNTT. Về phía học sinh: Học sinh học theo công nghệ nghe nhìn sẽ có một tâm lý chuẩn bị bài cũ linh hoạt và tự do hơn, không bị gò bó vào ngôn từ bài học. - Tám là, về thời gian thực hiện: Sự lồng ghép công nghệ nghe nhìn vào các tiết học tập đọc không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các bước lên lớp, không chiếm nhiều thời gian để chuẩn bị, ngược lại còn có thể rút ngắn khoảng cách thời gian trong quá trình tiếp nhận bài học. - Chín là, về việc thực hiện, với kỹ thuật in ấn hiện đại, việc làm tranh ảnh không còn khó khăn (tranh có thể sử dụng nhiều năm, có thể làm tranh màu); hình thức ghi âm cũng thật phong phú tiện ích: máy ghi âm nhỏ, ghi âm qua điện thoại, có thể sử dụng USB, băng đĩa… 4 II. Thực trạng Qua quá trình giảng dạy trước đây của bản thân cũng như qua khảo sát, thâm nhập thực tế trong các tiết dạy của các đồng nghiệp khác trong trường cũng như các trường bạn ở hầu hết các khối, lớp tôi nhận thấy một số thực trạng sau: Ứng dụng phương pháp trực quan sinh động vào dạy học phân môn Tập đọc là một phương pháp dạy học đã có từ rất lâu. Song hiện nay, qua thâm nhập thực tế ở hầu hết các khối lớp ở các trường Tiểu học, tôi nhận thấy các đồng chí giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng một số tranh ảnh đơn thuần như tranh vẽ minh họa nội dung bài đọc hay chân dung nhân vật mà Sách giáo khoa đã có sẵn, còn nhiều giáo viên chưa thật quan tâm, đầu tư vào tiết dạy tập đọc. Đồng thời giáo viên cũng chưa khai khác, phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học vốn có. Đa số, giáo viên áp dụng cách dạy học theo lối “dạy chay” (không có phương tiện, thiết bị dạy học) nên dễ dẫn đến khuynh hướng làm cho tiết học trở nên khô khan, do giáo viên chỉ mải tổ chức bài dạy để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức bằng hệ thống câu hỏi hay những hệ thống kiến thức cần đạt. Do đó các hình thức giúp học sinh hiểu nghĩa từ, liên hệ thực tế, tìm hiểu nội dung bài đọc còn máy móc, chưa chú ý hướng dẫn học sinh hiểu ngôn từ, cảm thụ tác phẩm, chưa khuyến khích học sinh phát huy hết tính chủ động, sáng tạo, tư duy, tích cực. Chính vì thế các em tiếp thu bài đọc còn mang tính thụ động, máy móc và sẽ rất dễ nhanh quên. Đặc biệt các em chưa thật hứng thú tích cực trong tiết tập đọc. Chẳng hạn, trong bài thơ Hành trình của bầy ong, tác giả Nguyễn Đức Mậu tả cảnh đẹp nơi ong tìm đến: “Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”. Hiện nay, đa số giáo viên chỉ dùng lời lẽ để giới thiệu cho học sinh về hoa ban, hoa chuối như thế các em sẽ không thể cảm nhận hết được vẻ đẹp gợi cảm, tinh khôi của những nơi ong bay đến tìm hoa làm mật một cách sinh động, ấn tượng. Cũng như vậy với hình ảnh, “những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp nhìn theo” (trong bài Kì Diệu rừng xanh – Nguyễn Phan Hách), hay hình ảnh “ Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước” 5 (trong bài Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo), hoặc hình ảnh sông Kinh Thầy, cảnh thời chiến tranh “ Những năm bom Mĩ/ Trút trên mái nhà … Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông …” (trong bài Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa); “ hoa quỳnh lá dày, giữ nước, … hoa ti gôn thích leo trèo, … hoa giấy cuốn chặt, … cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra búp …” (trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ - Văn Long), “ cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng , cây đước” (trong bài Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo), hay khi giáo viên giới thiệu về Văn miếu Quốc Tử Giám (trong bài Nghìn năm văn hiến – Nguyễn Hoàng), hoặc khi giáo viên mô tả về cái hay, cái đẹp của hội thổi cơm thi (trong bài Hội thổi cơm thi ở Đổng Vân), hay khi giáo viên muốn học sinh hiểu được thế nào là “bức hoành phi”, “ngã ba hạc”, muốn học sinh cảm nhận được hết vẻ đẹp uy nghi, tôn kính của phong cảnh Đền Hùng (trong bài Phong cảnh đền Hùng) … Với những bài đọc trên, qua khảo sát thực trạng hiện nay cho thấy đa số giáo viên chỉ áp dụng phương pháp dạy học thông thường, chưa thực sự tích cực, nghĩa là chỉ dùng lời lẽ giảng giải cho học sinh hiểu mà thôi. Chính vì vậy, kết quả tất yếu là học sinh gần như chỉ hiểu mơ hồ hoặc chỉ hiểu một phần về những từ ngữ trong bài đó và như thế cũng đồng nghĩa với việc chưa hiểu hết nội dung, giá trị bài đọc hay có chăng các em chỉ hiểu một cách thụ động và bị áp đặt. Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng, thực tế không phải giáo viên dạy tiểu học nào cũng có khả năng minh hoạ cho các bài thơ bằng âm nhạc hay ngâm thơ. Hơn nữa chúng ta biết rằng, Bộ chỉ cung cấp cho chúng ta một số tranh ảnh dạy học ít ỏi, khiêm tốn. Tranh ảnh cũng chỉ đơn giản ở các dạng: tranh minh họa một tình tiết truyện. Như vậy, tất cả đều phải phụ thuộc vào sự sáng tạo của chính người dạy. Nói cách khác, chúng ta phải tự trang bị lấy để việc giảng dạy có hiệu quả. Ngoài ra, thực tế hiện nay cho thấy các trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy học ứng dụng CNTT ở các trường còn rất mỏng. Đối với các trường huyện, toàn trường 6 chỉ có khoảng một thiết bị đèn chiếu, máy chiếu để phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng CNTT. Do đó, số tiết dạy này chỉ có thể áp dụng cho các tiết thao giảng, hội giảng với định lượng từ 02 đến 05 tiết/ giáo viên/ năm học. Việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc này có thể giúp tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng CNTT vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do các giáo viên tự làm lấy góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ngay cả trong điều kiện không có máy chiếu. III. Các giải pháp 1. Phương pháp tiến hành - Bản thân tôi tiến hành thiết kế một số bài học theo đề tài này như: tạo lập một số tranh ảnh, chọn một số trích đoạn phim, các tư liệu về các tác giả, các băng ghi âm đọc, hát, ngâm thơ một số văn bản… phục vụ cho việc dạy học theo từng bài, từng mục đích (kiểm tra, giảng dạy, kỹ năng hiểu, cảm thụ) - Tiến hành thực hiện trên các tiết dạy ở các lớp (chủ yếu khối lớp 5, theo phân công của nhà trường). Rút ra nhận xét, kết quả của việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn cho từng khâu: chuẩn bị, thời gian thực hiện, phương tiện thực hiện, đối tượng thực hiện. Điều chỉnh và thực hiện ở các lớp sau để đạt hiệu quả hơn. - Thực hiện đề tài này, tôi đã lên kế hoạch cho bản thân từ đầu năm: Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc dạy học dưới các dạng: tranh, băng đĩa, video nhằm thực hiện có hiệu quả nhất việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong điều kiện dễ thực hiện nhất. - Tiến hành điều tra cơ bản hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc từ phía học sinh. Đối chiếu kết quả của các năm học trước và rút ra kết luận cục bộ. 7 2. Các giải pháp ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy phân môn Tập đọc 2.1 Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong dạy học cung cấp kiến thức mới - Trong dạy học: Thông qua các hình thức: + Sử dụng tranh, các trích đoạn phim, các băng ghi âm đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát + Mục đích: Minh hoạ, bổ sung kiến thức, khắc sâu kiến thức + Dạy các tiết ƯDCNTT: Hạn chế việc ghi nội dung bằng chữ thay cho lời nói, mà chủ yếu sử dụng các phượng tiện nghe, nhìn (hình ảnh, tranh, sơ đồ, bảng biểu, hoạ đồ) để đưa học sinh đến với văn bản. Trước đây, khi mới tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc, một số giáo viên đã chuyển hết nội dung bài giảng vào máy, và trong tiết dạy chỉ cần “lia” lên cho học sinh xem. Thực chất, đó chỉ là hình thức chuyển từ “nghe” lời giảng sang “nhìn” lời giảng mà thôi. Cách ứng dụng hời hợt ấy, đã triệt tiêu vai trò lời giảng của giáo viên, điều mà không một công nghệ nào có thể thay thế được. Khi chọn tên gọi đề tài này, tôi còn muốn nhấn mạnh tác dụng của việc “nghe”, “nhìn” đối với tiết học tập đọc, với vai trò là một phương tiện hỗ trợ dạy học. Nghĩa là, khi áp dụng CNTT, đối với phân môn tập đọc, giáo viên vẫn chú ý lời giảng, còn máy chiếu chỉ sử dụng để tăng cường khả năng khác như đã trình bày ở trên. Ví dụ như khi dạy bài Hạt gạo làng ta ở phần giải nghĩa từ với những từ ngữ như sông Kinh Thầy, gầu (trong câu “Vục mẻ miệng gầu”), hào giao thông, quang trành … Nếu giáo viên chỉ giảng bằng lời thì học sinh sẽ khó hình dung ra và không nhớ lâu được nhưng nếu giáo viên đưa hình ảnh và giải thích thêm hoặc cho học sinh mô tả lại trên hình ảnh: 8 Sông Kinh Thầy Gầu sòng 9 Hào giao thông Quang trành Nhìn từng hình ảnh trên thì học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn vì học sinh tiểu học nhận thức chủ yếu qua trực giác. Hoặc những từ ngữ bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả trong bài Phong cảnh đền Hùng…định nghĩa bằng lời học sinh khó hiểu, trừu tượng, vì những hình ảnh đó ở lứa tuổi các em ít được tiếp xúc thậm xúc thậm chí có em chưa tiếp xúc bao giờ. Nhưng nếu GV đưa hình ảnh: 10 [...]... điều kiện để phổ biến rộng rãi việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn Tập đọc ở các trường Tiểu học trong huyện, trong tỉnh Tôi rất mong với đề tài này việc ứng dụng phương pháp dạy Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn Tập đọc sẽ được các đồng nghiệp hưởng ứng và phổ biến rộng rãi trong các trường Tiểu học để chất lượng dạy học phân môn tập đọc của huyện nhà ngày càng được nâng cao... thơ – Bài Đất nước GHI CHÚ: - Tư liệu dạy học trong bộ đĩa này có thể vận dụng linh hoạt để dạy môn Tập đọc cũng như các môn học ở nhiều khối lớp - Nếu không có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể in màu bộ tranh này để dạy theo phương pháp thông thường PHỤ LỤC BỘ TƯ LIỆU ĐỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGHE – NHÌN VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC (Phạm vi lớp 5)( §Üa CD ®Ýnh kÌm)... nhìn vào dạy học - Thứ hai, Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn tập đọc còn giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức nhờ vào những ấn tượng đập mạnh trực tiếp vào thị giác, thính giác thông qua các phương tiện nghe nhìn, giúp học sinh có thể đi từ cảm thụ đến sáng tạo - Thứ ba, nghe đọc diễn cảm trong việc Ứng dụng công nghệ nghe nhìn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về mặt cảm thụ, tư tưởng,... dạy học và những phương tiện dạy học hết sức hữu ích, không trông chờ vào việc trang bị của các cấp trên Không một học sinh nào từ chối việc được nghe nhìn từ ứng dụng CNTT trong các tiết học phân môn tập đọc Sự thích thú, háo hức của các em chính là lời đánh giá hiệu lực nhất về hiệu quả của phương pháp dạy học này 19 - Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn tập đọc không có nghĩa là hạ thấp... điều đó? - Ngoài ra, thực tế qua việc ứng dụng công nghệ nghe nghìn trong năm học qua cho thấy, về mọi điều kiện để thực hiện ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn tập đọc, chúng ta đều có thể làm được ở bất cứ ngôi trường Tiểu học nào, trong bất cứ khối, lớp nào Qua việc áp dụng thực tế trong năm học qua ở một số lớp trực tiếp dạy cũng như các lớp mượn dạy, chúng tôi đã có được những kết quả... bị dạy học từ việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp với môi trường giáo dục hiện có của nhà trường Lợi ích của việc Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn Tập đọc thông qua các phương tiện, thiết bị dạy học là nhiều năm chứ không phải chỉ trong năm học chúng ta thực hiện Và nếu chúng ta tích lũy trong nhiều năm, chúng ta sẽ tự trang bị cho môn học những phương pháp dạy học. .. học sinh thực ra chưa hề có điều kiện đi đến 3 Cách thức sử dụng công nghệ nghe nhìn - Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải dành thời gian và tâm huyết để tìm tòi, nghiên cứu, tạo ra những cấu trúc, hình ảnh, đoạn phim cách sử dụng sao cho phù hợp với thời gian 15 tiết dạy, phù hợp với bài học, với giá trị thẩm mỹ của phương tiện Sử dụng công nghệ nghe. .. tiết học - Ứng dụng CNNN có thể bằng phương thức đơn: Một tranh, ảnh, đoạn phim… - Ứng dụng CNNN có thể bằng phương thức kết hợp: tranh ảnh, phim, đoạn ghi âm, … IV Hiệu quả do sáng kiến đem lại Qua việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn Tập đọc năm học 2011 - 2012 vừa qua tôi và các đồng nghiệp nhận thấy nó đã mang lại những hiệu quả thiết thực sau: - Thứ nhất Ứng dụng công nghệ nghe nhìn. .. văn học mà phải xem đây là một hình thức kết hợp hiệu quả giữa các loại hình nghệ thuật vốn có quan hệ gần gũi nhau, một phương thức giúp học sinh có khả năng đi sâu vào những quan niệm thẩm mỹ, vừa cụ thể hoá, vừa nghệ thuật hoá hình tượng văn học - Qua quá trình giảng dạy thực tế, với những kết quả đã đạt được về Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn tập đọc trong năm học vừa qua ở trường Tiểu. .. xuất, kiến nghị Với việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào việc dạy học phân môn tập đọc này, giáo viên đều có thể ứng dụng dễ dàng vào các tiết dạy học phân môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học Tuy yếu tố môi trường, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh của mỗi trường, mỗi vùng không giống nhau, song với đề tài này, chúng tôi tin chắc khả năng vận dụng của đề tài là rất cao Giáo viên là người chủ động . pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc ở góc độ công nghệ nghe nhìn. Tên đề tài của tôi là: Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học phân môn tập đọc ở Tiểu học. Phạm. ứng dụng phương pháp dạy Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn Tập đọc sẽ được các đồng nghiệp hưởng ứng và phổ biến rộng rãi trong các trường Tiểu học để chất lượng dạy học phân môn tập đọc. bài đọc một cách hiệu quả và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với phương pháp dạy học khi chưa ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học. - Thứ hai, Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn tập đọc

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan