vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam

126 410 2
vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan: Luận văn “Vai trò Nhà nước trong xã hội hóa Truyền hình ở Việt Nam ” là do tự bản thân tôi nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng. Tôi xin cam đoan và chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực cũng như sự hợp pháp của vấn đề nghiên cứu. NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Ngọc Long MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 7.Báo Đại biểu nhân dân có bài viết "Xã hội hóa phim truyền hình:Cần định giá đúng ” xem tại http://daibieunhandan.vn 109 8.Báo mới có Bài viết “AVG là ai?” Xem tại http://www.baomoi.com 109 33.Thời báo kinh tế Sài gon online Bài viết : ‘Xã hội hóa truyền hình: Nên đưa vào Luật Báo chí ‘ xem tại www.thesaigontimes.vn 111 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTTTT Bộ Thông tin truyền thông CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Đài PT - TH Đài Phát thanh - Truyền hình Đài TH TP HCM Đài truyền hình Thành phố Hồ chí Minh Đài TH KTS Đài truyền hình kỹ thuật số ĐTHVN Đài truyền hình Việt nam HTV Kênh của Đài Thành phố Hồ chí Minh MC Người dẫn chương trình PCTN Phòng chống tham nhũng QLNN Quản lý nhà nước TP HCM Thành phố Hồ chí Minh TBKTSG Thời báo kinh tế Sài Gòn TV Ti vi ( máy phát hình – vô tuyến ) TH Truyền hình TS Tiến sỹ VN Việt nam VTV VietnamTelevision XHH Xã hội hóa WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1 7.Báo Đại biểu nhân dân có bài viết "Xã hội hóa phim truyền hình:Cần định giá đúng ” xem tại http://daibieunhandan.vn 109 8.Báo mới có Bài viết “AVG là ai?” Xem tại http://www.baomoi.com 109 33.Thời báo kinh tế Sài gon online Bài viết : ‘Xã hội hóa truyền hình: Nên đưa vào Luật Báo chí ‘ xem tại www.thesaigontimes.vn 111 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ở nước ta, trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì hoạt động phát thanh truyền hình cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, nước ta đã và đang tham gia tích cực vào một số tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, trong đó hoạt động điện ảnh- truyền hình đang từng bước thực hiện xã hội hoá. Do đó, cần tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động điện ảnh sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, hiện nay vai trò quản lý của nhà nước trong hoạt động điện ảnh và phát thanh- truyền hình vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động điện ảnh và truyền hình còn thiếu các quy định về hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim, hoạt động điện ảnh có yếu tố nước ngoài; tỷ lệ chiếu phim Việt Nam với phim nước ngoài trong hệ thống chiếu bóng, phát sóng trên truyền hình cũng cần được điều chỉnh để có tính khả thi, đáp ứng trong tình hình mới Những vấn đề nêu trên gây ra vướng mắc và khó khăn nhất định cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện ảnh và truyền hình trên đất nước ta, chưa tạo sự khuyến khích đối với các thành phần kinh tế tham gia vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động điện ảnh và truyền hình. Để sớm khắc phục những hạn chế và bất cập trên đây, nhằm thúc đẩy hoạt động điện ảnh phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò và bản sắc của điện ảnh Việt Nam. Là một cán bộ công tác trong ngành truyền hình, với mong nuốn vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn và có những đóng góp thiết thực cho ngành, tôi chọn đề tài "Vai trò Nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam " để viết luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh, phân tích, phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về xã hội hoá và xã hội hoá truyền hình i Luận văn chỉ rõ, hiện nay, xã hội hóa là cụm từ được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng bản chất của xã hội hoá là gì? Thì vẫn chưa có khái niệm chung thống nhất. Trong thực tế tuỳ thuộc vào quan niệm của từng lĩnh vực nghiên cứu, như luật học, kinh tế học, lý thuyết về xã hội học mà các khái niệm có một số điểm khác nhau. Nhìn chung, cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu về “xã hội hoá”, trong đó cũng còn ít nhiều phiến diện, chưa làm rõ được bản chất của “xã hội hoá”. Đi tìm trong các từ điển tiếng Việt, không tìm thấy cuốn từ điển nào giải nghĩa đầy đủ cho thuật ngữ “xã hội hoá” trên tư cách là một thuật ngữ độc lập. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những sự giải nghĩa thuật ngữ “xã hội hoá” khi nó được ghép với các thuật ngữ khác như: “xã hội hoá sản xuất”; “xã hội hoá hình thức”; “xã hội hoá thực tế”. Như vậy có thể thấy, ở mỗi góc nhìn khác nhau thì thuật ngữ XHH được định nghĩa khác nhau, nhưng điều cốt lõi là dù định nghĩa thế nào thì các thuật ngữ đó đều đề cập tới sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội. Hoạt động của con người, của cộng đồng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Qua nghiên cứu các thuật ngữ trên có thể suy ra một cách khái quát rằng: “Xã hội hoá” một hoạt động nào đó, chính là sự gia tăng tính chất “xã hội” của hoạt động ấy thông qua sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội dựa trên những điều kiện và trong khuôn khổ cơ chế nhất định. Điều kiện và cơ chế cụ thể như thế nào là phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội hoá. Những điều kiện và cơ chế đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của xã hội hoá, chúng quy định hình thức, phương thức “tham gia” của các chủ thể khác nhau trong xã hội vào hoạt động được xã hội hoá. Như vậy, điều kiện và cơ chế gắn với bối cảnh xã hội hoá sẽ quyết định ý nghĩa của “xã hội hoá” trong bối cảnh ấy. Thứ hai, luận văn đã làm rõ khái niệm và nội dung xã hội hoá truyển hình ở nước ta. Trước hết luận văn đã khái quát làm rõ khái niệm xã hội hoá truyển hình: ”Xã hội hóa Truyền hình” chính là "sự tham gia của nhiều chủ thể vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành Truyền hình". Điều đó có nghĩa là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có thể có nhiều chủ thể tham gia. Như vậy khái niệm ” Xã hội hóa ii truyền hình ” đã hàm chứa trong nó cả mục tiêu xây dựng một nền Truyền hình hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Đây cũng là con đường để việc sản xuất các chương trình Truyền hình đi theo hướng chuyên môn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn. Về nội dung xã hội hóa truyền hình có thể khái quát ở những vấn đề chủ yếu sau đây: Một là, phát triển kênh truyền hình với nhiều cấp độ, nhiều hình thức từ Đài phát sóng trung ương đến từng đài ở các địa phương; Hai là, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các chủ thể trong việc cung ứng dịch vụ truyền hình; Ba là, phát triển các quan hệ liên kết về chuyên môn giữa các cơ sở truyền hình trong và ngoài nước trong xây dựng chương trình và phát sóng Thứ ba, luận văn đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải tăng cường vai trò nhà nước trong quá trình thực hiện xã hội hoá truyền hình. Luận văn đã chỉ rõ truyền hình là loại sản phẩm vật chất đặc biệt. Nó không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng cao. Trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay. Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ đứng của mình. Hoạt động trong lĩnh vực truyền hình như đã phân tích là hết sức đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. Để hoạt động trong lĩnh vực truyền hình thực sự là món ăn tinh thần của quần chúng nhân dân, là công cụ quảng bá chủ trương đường lối, chính sách của iii Đảng và Nhà nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước thì không thể vắng thiếu vai trò quản lý, định hướng của nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình cần được xem xét trên cả hai phương diện: quản lý nội dung chương trình và quản lý con người tham gia xây dựng và thực hiện chương trình truyền hình. Thứ tư, Luận văn cũng làm rõ nội dung vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình và bao gồm: Một là, nhà nước phải xây dựng được chiến lược quốc gia về xã hội hóa truyền hình, gắn với đó là xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới truyền hình quốc gia; Hai là, nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ truyền hình và liên kết trong các hoạt động phát triển chương trình truyền hình; Ba là, nhà nước xây dựng hành lang pháp lý và thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ truyền hình; Bốn là, nhà nước vừa với tư cách là một cơ quan quản lý, lại vừa với tư cách là một chủ thể giữ vai trò nòng cốt trong việc cung ứng chương trình truyền hình. Đồng thời luận văn cũng chỉ rõ các nhân tố tác động đến hoạt động xã hội hoá truyển hình ở nước ta như: nhân tố về điều kiện tự nhiên; nhân tố về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội; nhân tố về văn hóa và con người; nhân tố quốc tế. Bên cạnh đó hệ thống chính sách, pháp luật; trình độ dân trí, sự hiểu biết về tác dụng của truyền hình; tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; môi trường hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động không nhỏ đến xã hội hoá truyền hình. Thứ năm, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm về xã hội hoá truyền hình của một số kênh truyền hình nước ngoài như: như MTV, HBO, STARMOVIES, CINEMAX,… và cả kinh nghiệm của các nhà Đài trong nước…qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xã hội hoá truyền hình của Việt Nam trên các mặt: quản lý Nhà nước về hoạt động truyền hình và xã hội hoá truyền hình của Việt Nam; quản lý Nhà nước trong công tác chuyên môn; tăng cường hệ thống pháp luật về hoạt động phát thanh truyền hình; kiểm tra iv giám sát và qui định về phạm vi hoạt động trong xã hội hoá truyền hình. Thứ sáu, luận văn đã khái quát lịch sử hình thành ngành truyền hình Việt Nam; Tổng quan các chương trình phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam; phân tích thực trạng xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2009. Luận văn đã khái quát chỉ ra những kênh truyền hình đã được xã hội hóa trên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cũng như các chương trình truyền hình đã được xã hội hoá trên toàn bộ các kênh phát sóng của đài truyền hình trung ương (VTV) cũng như các đài địa phương ở nước ta thời gian vừa qua. Từ những phân tích, đánh giá thực trạng xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam, luận văn rút ra nhận xét: cũng có thể thị trường kinh doanh các sản phẩm truyền hình ở Việt Nam đang ở giai đoạn manh nha, mỗi người một cách, nhân lực lại ít và nhiều nơi vừa làm vừa học nên dù có phát triển về số lượng thì các cuộc cạnh tranh về chất lượng và hình thức kinh doanh còn kéo dài, thậm chí còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng chắc chắn rằng, lĩnh vực “xã hội hoá” truyền hình vẫn còn “đất” phát triển trong tương lai và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến. Thứ bảy, luận văn đã tổng quan làm rõ thực trạng vai trò nhà nước trong chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hoá truyền hình ở nước ta thời gian vừa qua trên các mặt: - Về chỉ đạo triển khai các văn bản pháp quy của Nhà nước. Luận văn chỉ rõ: Trước tháng 5-2009 gần như không có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, cho phép các hoạt động hợp tác đầu tư trong lĩnh vực truyền hình. Lâu nay, việc hợp tác đầu tư như vậy thường được hiểu như là một phần chủ trương khuyến khích xã hội hóa của Nhà nước. Thế nhưng, nếu nghiên cứu kỹ tinh thần của các văn bản quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa, từ Nghị quyết số 90-CP ngày 21-8-1997 đến các Nghị định 73/1999/NĐ-CP, 53/2006/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ đều thấy rằng truyền hình không thuộc diện được Nhà nước khuyến khích xã hội hóa. Tuy nhiên, phong trào hợp tác đầu tư vốn trong lĩnh vực truyền hình thời gian qua vẫn rộ lên rất mạnh, điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực truyền hình rất cao trong khi “cung” pháp lý đã không đáp ứng kịp. Phong trào xã hội hóa lĩnh vực truyền hình đã được “cứu nguy” bằng Thông tư 09/2009/TT-BTTTT ngày 28-5-2009 của Bộ Thông tin Truyền thông. Có v thể nói, đây là văn bản đầu tiên tạo cơ sở pháp lý, đồng thời chấm dứt một thời kỳ hợp tác đầu tư “công- tư” theo kiểu “tranh tối tranh sáng” trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam. Hơn nữa, văn bản này tỏ ra cởi mở khi cho phép các doanh nghiệp “có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” được hợp tác với đài truyền hình để sản xuất không chỉ một phần mà toàn bộ kênh chương trình truyền hình, áp dụng không chỉ truyền hình trả tiền mà cả với truyền hình không trả tiền, phạm vi điều chỉnh không chỉ truyền hình mà cả với lĩnh vực phát thanh. Đài truyền hình muốn thực hiện hợp tác chỉ cần làm thủ tục đăng ký hoặc thông báo với Bộ Thông tin Truyền thông. Trong khi đó, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Cơ sở pháp lý để ban hành Thông tư 09/2009/TT-BTTTT là Luật Báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Báo chí (xin lưu ý, văn bản này không dựa trên các quy định về chính sách xã hội hóa). Tuy nhiên, pháp luật về báo chí hiện chỉ mới cho phép cơ quan báo chí được “tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh vật tư thiết bị liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí” (khoản 2, điều 7, Nghị định 51/2002/NĐ-CP). - Chỉ đạo trong xã hội hoá phát triển mạng lưới truyền hình: Thông tư 19/2009/TT - BTTTT quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình đã chính thức có hiệu lực tròn một năm. Chưa phải là một khoảng thời gian dài, nhưng cũng đã đủ để nhìn lại, để có thể đánh giá bước đầu về những gì đã làm được, khi văn bản từ con chữ trên giấy đi vào thực tế cuộc sống. Hoạt động liên kết là “hợp tác giữa một bên là đài phát thanh, truyền hình với một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết”. Trong đó, “quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí vi [...]... phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng vai trò nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ... Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền hình và vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình - Khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam thời gian qua - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò Nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam thời gian tới IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... truyền hình Về vai trò của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình - Đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam trên cả 2 mặt: Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những thành tựu, tồn tại đó - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò quản lý của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam trong thời gian tới... TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH 1.1.1 Truyền hình và vai trò của truyền hình 1.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành truyền hình Lịch sử ra đời và phát triển của ngành truyền hình trên thế giới luôn gắn liền với sự phát triển của công nghệ truyền hình Trong quá trình phát triển công nghệ truyền hình. .. chức và cá nhân trong xã hội, giúp đài truyền hình thoát ra khỏi bầu sữa bao cấp của Nhà nước, nhưng người hưởng lợi trước tiên và lâu dài chính là người xem truyền hình 1.1.4 Vai trò của xã hội hoá truyền hình Vai trò của xã hội hoá truyền hình không phải là một khái niệm mới trong trong lĩnh vực truyền hình, quá trình xã hội hoá công tác truyền hình đã 20 diễn ra từ rất lâu đối với các nước có sự phát... tăng cường vai trò nhà nước trong xã hội hoá truyền hình trong thời gian tới: Luận văn nhấn mạnh: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong xã hội hoá truyền hình là nhằm đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động truyền hình để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân Xã hội hoá hoạt động truyền hình là động viên và tổ chức tốt sự tham gia chủ động và tích cực của toàn xã hội trong công... chung về vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình 2 Về phạm vi nghiên cứu: - Luận văn lấy Đài TH Việt nam VTV và Đài TH kỹ thuật số VTC làm thực tiễn để khảo sát về thực trạng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị - Về thời gian: Luận văn đề cập tới vai trò của quản lý nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện xã hội hoá truyền hình đến... mới trong hoạt động sản xuất phim, cả ở điện ảnh và truyền hình Xã hội hóa truyền hình nói chung và xã hội hóa sản xuất phim truyền hình nói riêng là một xu thế tất yếu của một xã hội phát triển Mặt khác, việc quy định 50% thời lượng phim Việt trên sóng buộc các Đài truyền hình phải mở rộng sự hợp tác làm phim theo hướng xã hội hóa Sự tham gia của các hãng phim tư nhân làm cho các hãng phim Nhà nước. .. cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình Và nó sẽ thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng" 21 Xã hội hoá truyền hình là một sự phát triển đúng hướng trong quá trình chuyên nghiệp hóa các chương trình truyền hình Truyền hình ở Việt Nam nói chung cũng đã thực hiện công tác xã hội hoá chương trình truyền hình ở nhiều kênh truyền hình và các chương trình truyền. .. tài "Vai trò Nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam " để viết luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị II Tổng quan về tình hình nghiên cứu: Trên phạm vi cả nước, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu chủ yếu dưới dạng các bài báo, các tham luận hội thảo bàn luận về chủ trương XHH hoạt động truyền hình ỏ Việt Nam Có thể khái quát một số bài báo điển hình sau đây: - Truyền hình . thực tiễn về truyền hình và vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình - Khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam thời gian. kinh nghiệm cho việc xã hội hoá truyền hình của Việt Nam trên các mặt: quản lý Nhà nước về hoạt động truyền hình và xã hội hoá truyền hình của Việt Nam; quản lý Nhà nước trong công tác chuyên. Đài truyền hình Việt Nam; phân tích thực trạng xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2009. Luận văn đã khái quát chỉ ra những kênh truyền hình đã được xã hội hóa trên Đài truyền hình

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ví dụ như kênh HBO đã vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác để trở thành kênh truyền hình trả tiền được yêu thích nhất châu Á. Theo kết quả cuộc điều tra của Content Asia và Global Intelligence Alliance, 32% các nhà dịch vụ cung cấp truyền hình cáp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã chọn HBO cho vị trí kênh truyền hình trả tiền được yêu thích nhất. Về mặt nội dung, HBO cũng được đánh giá có chất lượng tốt, nhiều chương trình hấp dẫn và liên tục có những đổi mới cho khán giả. Các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp giải pháp truyền hình trả tiền cũng đánh giá HBO đã làm “rất tốt” trong việc đem đến những gói dịch vụ và các hình thức khuyến mại khác nhau cho nhiều tầng lớp khách hàng.

    • 7. Báo Đại biểu nhân dân có bài viết "Xã hội hóa phim truyền hình:Cần định giá đúng ” xem tại http://daibieunhandan.vn

    • 8. Báo mới có Bài viết “AVG là ai?” Xem tại http://www.baomoi.com

    • 33. Thời báo kinh tế Sài gon online Bài viết : ‘Xã hội hóa truyền hình: Nên đưa vào Luật Báo chí ‘ xem tại www.thesaigontimes.vn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan