tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập

55 1.4K 1
tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu luận văn Chương I: Những cơ sở lý luận về nhân cách người lãnh đạo, quản lý ngành Ngân hàng 8 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý 8 2. Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý ngành ngân hàng 20 3. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank (cấp Trung ương) 21 4. Mô hình nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành ngân hàng 29 Chương II: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank 38 1. Khái quát về Agribank 38 2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank 40 Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank trong bối cảnh hội nhập 44 1. Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Agribank trong bối cảnh hội nhập 44 2. Các giải pháp cơ bảntheo chị nên có thêm giải pháp về rà soát lại đội ngũ…. 45 Kết luận và kiến nghị 52 - Kết luận - Kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo 55 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước xu hướng toàn cầu hóa, với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Đảng ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngành Ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong việc cùng Chính phủ đảm bảo kinh tế vĩ mô. Là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam về mọi phương diện tổng tài sản, tổng nguồn vốn, mạng lưới chi nhánh, số lượng cán bộ, viên chức v.v Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được Đảng, Chính phủ giao trọng trách, sứ mệnh quan trọng đó là chủ lực trong đầu tư cho Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn và nền kinh tế. Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi Agribank phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là phải có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, với trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Có thể nói, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có đạt hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cũng chính vì thế mà vai trò, năng lực, phẩm chất, nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý góp phần rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xây dựng doanh nghiệp. Agribank qua gần 25 xây dựng và phát triển đang ngày càng lớn mạnh về quy mô và chất lượng. Qua thực tiễn phát triển của Ngân hàng và yêu cầu phát 4 triển đất nước càng đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank phải rèn luyện về năng lực và phẩm chất, vì đó cũng chính là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank còn có một số mặt khiếm khuyết và bất cập, đặc biệt vấn đề nhân cách (ở đây xin được đề cập về năng lực, phẩm chất) của cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương là một vấn đề then chốt, đang là vấn đề đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc và thận trọng. Là một người đã tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp đơn vị (Ban) ở Agribank nhiều năm, mặt khác rất quan tâm đến việc xây dựng nhân cách của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Trung ương của Agribank, hơn nữa, thấy được vai trò quan trọng của nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hoạt động chuyên môn nói chung, trong lãnh đạo, quản lý Ngân hàng nói riêng v.v Đây là những lý do để tôi lựa chọn vấn đề tìm ra giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank làm đề tài tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện và khả năng có hạn, tôi xin giới hạn ở vấn đề tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank trong bối cảnh hội nhập. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương (Trụ sở chính) trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 9/2012, phân tích để thấy được điểm mạnh và những hạn chế của đội ngũ này trong việc thực thi nhiệm vụ. Từ đó, đề xuất những yêu cầu nhân cách cần có của đội ngũ cán bộ này trong bối cảnh hội nhập, cũng như đề xuất kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng Thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương trong bối cảnh hội nhập. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương (tại Trụ sở chính) trong thời gian từ năm 2009 đến tháng 9/2012. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận như: - Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn người cán bộ lãnh đạo (phẩm chất và năng lực). - Mô hình nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành ngân hàng 4.2. Nghiên cứu thực trạng phẩm chất và năng lực của người cán bộ, lãnh đạo quản lý Agribank cấp Trung ương từ năm 2009 đến tháng 9/2012 Từ việc phân tích thực trạng để thấy được điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương (tại Trụ sở chính) hiện nay. 4.3. Đề ra phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank trong bối cảnh hội nhập. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương. 5.2. Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các số liệu về thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương (Trụ sở chính) từ năm 2009 đến tháng 9/2012. 5.3. Phương pháp khảo sát và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank cấp Trung ương. 6 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết quả nghiên cứu còn được trình bày trong 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về nhân cách người lãnh đạo, quản lý ngành Ngân hàng Chương II: Thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank trong bối cảnh hội nhập Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo. 7 CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NGÀNH NGÂN HÀNG Chương I: Những vấn đề lý luận về nhân cách người lãnh đạo, quản lý ngành Ngân hàng Đọc đề cương chưa thấy chỗ nào đề cập đến bối cảnh hội nhập 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý - Cấu trúc nhân cách: Đức – Tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách con người là một vấn đề có ý nghĩa to lớn cả lý luận và thực tiễn, là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm của Người về nhân cách là kết hợp hài hòa truyền thống của dân tộc Việt Nam với tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.Lênin. Những luận giải về nhân cách của Người đến nay đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhận định rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách là hệ thống nhất, khoa học nhất, nhân văn và toàn diện nhất. Đó là cách tiếp cận đi từ nhận thức về nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là đối với nhân cách của người cán bộ cách mạng. Trong quan niệm về nhân cách, Người nhấn mạnh hai thành tố quan trọng là tài và đức (hồng và chuyên), trong đó đức là cái gốc của con người, nhất là người cán bộ. Theo Người, cái cốt lõi, nền tảng của nhân cách người cán bộ cách mạng là đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải 8 phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” 1 . Đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức tiến bộ, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” 2 . Đạo đức mới khác hẳn về chất so với kiểu đạo đức cũ. “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời, đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngẩng lên trời”. Đạo đức mới - đạo đức cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình. Hết lòng phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Người dạy: “ Mỗi đồng chí phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân… phải tuyệt đối chấp hành đường lối chính sách của Đảng và chính phủ…Dù cương vị nào, các đồng chí phải luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” 3 . Mặt khác, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng thì nhất thiết phải có năng lực công tác. Quan điểm của Người về vấn đề năng lực luôn có tác dụng định hướng và chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ. Theo Người, “có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, vấn đề năng lực cũng là vấn đề luôn được Người quan tâm đặc biệt. Người cán bộ cần có năng lực là gì? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm trọng trách mà Đảng giao phó. 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr. 252-253. 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr. 252 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.275 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cơ bản cho người cán bộ cách mạng tự vươn lên hoàn thiện mình, đó là phải học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời. Để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình. Người dạy: “Trên con đường phát triển cách mạng của mình, Đảng ta, quân đội ta cũng như mỗi đồng chí chúng ta luôn luôn có ưu điểm và không tránh khỏi có khuyết điểm. Chỉ có không ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi” 4 . Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, đồng thời phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bài trừ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, phải thực sự là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Người nói: “Muốn gột rửa sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ tức là thoái bộ, là lạc hậu” 5 . Muốn tự cải tạo được bản thân để tự mình hoàn thiện nhân cách thì mỗi cán bộ phải tự nhận thức được những ưu điểm và khuyết điểm của mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa, học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách. Quá trình tự hoàn thiện, tự giáo dục, tự rèn luyện nhân cách không phải là công việc tự giác nhất thời mà là quá trình phấn đấu thường xuyên, liên tục, có chủ định và phải phát huy cao độ vai trò của ý chí, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người là bài học quý giá để giáo dục cho thế hệ trẻ biết nỗ lực phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ. Nếu mỗi cá nhân biết rèn giũa, phát huy ý chí cao độ thì nhất định thành công. Bài học đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết ở 4 câu thơ: “Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy. Gian nan rèn luyện ắt thành công”. 4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.584 5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.284 10 Đồng thời, việc tu dưỡng, rèn luyện đối với mỗi người cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của bản thân mình; trong sinh hoạt học tập, chiến đấu, công tác, trong các mối quan hệ với Tổ quốc, với xã hội, với Đảng với nhân dân và bản thân. Thông qua hoạt động thực tiễn, người cán bộ biết điều chỉnh hành vi của mình và cũng thông qua thực tiễn, phẩm chất nhân cách của mỗi người được thể hiện rất cụ thể, phong phú, đa dạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trường kỳ kháng chiến là một viên đá thử vàng đối với mỗi một quốc dân, đồng thời là một trường học để rèn luyện cho cán bộ” 6 . Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng rèn luyện công phu mới có được phẩm chất nhân cách tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện. Người cũng khẳng định rõ mối quan hệ mật thiết giữa lý luận và hoạt động thực tiễn. Đây là mối quan hệ biện chứng, quan hệ chặt chẽ. Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. - Những yêu cầu về Nhân – Lễ - Trí – Tín – DũngBên cạnh quan niệm về Đức - Tài, Hồ Chí Minh còn nêu lên những yêu cầu về Nhân, Lễ, Trí, Tín, Dũng - những phẩm chất nhân cách cốt lõi. “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải, họ đều làm được Nghĩa là ngay thẳng, không có tâm tư, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu đoàn thể, ngoài lợi ích của đoàn thể, không có lợi ích riêng phải lo toan. Trí là không có việc gì tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt; dễ hiểu lý; dễ tìm phương hướng; biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho đoàn thể. 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.148. 11 Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc gì cũng phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho đoàn thể, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát. Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một cái ham là ham học, ham làm và ham tiến bộ.” 7 Có thể so sánh quan niệm của Hồ Chí Minh và Khổng Tử về đạo đức. Khi nói đến đạo đức con người, Khổng Tử cũng nêu lên 5 đức tính: Nhân, Lễ, Trí, Tín, Dũng. Tuy nhiên, mặc dù quan niệm của Khổng Tử về năm đức tính đó là tiến bộ trong thời đại của ông. Nhưng thực chất cũng chỉ nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị. Điều khác nội dung đạo đức của Khổng Tử là Hồ Chí Minh đã thay “Lễ, Tín” bằng “Dũng, Liêm”. Chính sự thay thế này đã thể hiện tính chất cách mạng trong quan niệm đạo đức của Hồ Chí Minh. Bởi theo Người, con người có phẩm chất dũng cảm, có ý chí mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng và xã hội giao phó. Đối với người cán bộ, tiêu chuẩn quan trọng phải là liêm khiết không tham ô, tham nhũng mới có thể gọi là con người có đạo đức. Đồng thời, nội dung nhân nghĩa từ tư tưởng của Hồ Chí Minh mang tính nhân dân và thực tiễn sâu sắc so với Khổng Tử. - Đạo đức cách mạng: Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư Ngoài những phẩm chất nhân cách cốt lõi, trong nhiều bài huấn thị của Hồ Chí Minh đều thể hiện quan điểm đạo đức là gốc, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng. Người viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” 8 . 7 Hồ Chí Minh: Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr 34-35. 8 X.Y.Z: Sửa đổi lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội (xuất bản lần thứ 7), 1959, tr 32-33. 12 [...]... quản lý ngành ngân hàng 4.1 Khái niệm về nhân cách người quản lý Trong tâm lý học lãnh đạo, quản lý cũng có những quan niệm khác nhau về nhân cách người lãnh đạo, quản lý Tác giả Trần Ngọc Khuê cho rằng: Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất, tâm lý của cá nhân quy định giá trị đại vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý 16 Cán bộ, nhất là cán bộ. .. lược cán bộ và Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nhấn mạnh về vai trò của cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý Cán bộ được coi là nhân tố quyết định cho sự thành bại của cách mạng, của sự nghiệp phát triển đất nước - Tiêu chuẩn chung đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lýVăn kiện nêu rõ tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. .. quan trọng Nhân cách người lãnh đạo, quản lý, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu ở nước ta là một kiểu nhân cách đặc thù, là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý ổn định tạo nên hai mặt Đức – Tài nhằm đảm bảo cho người lãnh đạo, quản lý đạt được hiệu quả khi thực hiện vai trò xã hội của mình19 Khi xây dựng mô hình nhân cách người lãnh đạo ở nước ta trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với mục... thống nhất giữa “cái bên trong và “cái bên ngoài”; Đức - Tài là hai mặt thống nhất hòa quyện vào nhau của nhân cách người cán bộ cách mạng Cụ thể như sau: Dựa vào quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cấu trúc nhân cách gồm 2 mặt Đức – Tài a) Yêu cầu về mặt “Đức” trong nhân cách người lãnh đạo, quản lý Agribank Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt đức là gốc, người cán bộ cách mạng trước hết phải... dân, Nông thôn và nền kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, được đông đảo người dân gửi gắm niềm tin (tin tưởng lựa chọn gửi tiền, giao dịch …), tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập, khả năng cạnh tranh của Agribank không cao v.v… do đó hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Agribank cũng có những nét đặc thù, yêu cầu người cán bộ lãnh đạo, quản lý của Agribank cũng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định,... được những yêu cầu nhất định, riêng có 3 Những yêu cầu về Thực trạng về năng lực và phẩm chất và năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank (cấp Trung ương) => tất cả thực trạng đưa sang chương 2 Còn chương 1 chỉ dừng ở mức độ cơ sở lý luận, nên 1.3 sẽ chỉ là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (cấp Trung ương) Hiện... một cách khôn khéo, tài tình để đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra một cách tốt nhất 29 - Đã được đào tạo, bồi dưỡng… nhưng trong bối cảnh hội nhập đã đáp ứng được chưa? - Cần xây dựng mô hình, chính sách về phẩm chất, năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý (có chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; tự đào tạo; công tác quy hoạch; bổ nhiệm; sử dụng cán bộ ) 4 Mô hình nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản. .. lãnh đạo (nhất là năng lực tổ chức) không phải do bẩm sinh vốn có, mà nó được hình thành, phát triển nhờ giáo dục, nhờ tự giáo dục và rèn luyện, học tập, tu dưỡng của chính bản thân người lãnh đạo Có rất nhiều quan điểm về mặt Tài trong nhân cách người cán bộ lãnh đạo Đồng thời mặt Tài trong nhân cách người cán bộ lãnh đạo rất rộng Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đặc điểm hoạt động lãnh đạo, quản lý. .. dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là một trong ba nội dung của chương trình cải cách hành chính nhà nước- công việc mà Đảng và Nhà nước đang tập trung sức lực, trí tuệ để giải quyết Đảng ta dã từng bước hoàn thiện về lý luận trong vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ một cách toàn diện từ quan điểm, nguyên tắc, cơ cấu, tiêu chuẩn, vấn đề quản lý, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát và chính sách đối với cán bộ; ... một yêu cầu cũng khá quan trọng của năng lực tổ chức Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có khả năng lôi cuốn mọi người khác ủng hộ và làm theo mình - Có sức làm việc bền bỉ, kiên nhẫn, chịu đựng: công việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là tổ chức đơn vị hoạt động với muôn vàn biến động, rủi ro, bất chắc và thiếu hụt đòi hỏi phải có thời gian và sức chịu đựng - Luôn luôn lạc quan vui vẻ và truyền . đề tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank trong bối cảnh hội nhập. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực. đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Agribank trong bối cảnh hội nhập 44 1. Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Agribank trong bối cảnh hội nhập 44 2. Các giải pháp cơ bảntheo. hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Agribank trong bối cảnh hội nhập. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và phân

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan