biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần điện tử tin học hồ sen

63 299 1
biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần điện tử tin học hồ sen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu c ủa kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Cạnh tranh với các tín hiệu giá cả và lợi nhuận sẽ hướng người kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp hơn sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu. Qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động của sản xuất kinh doanh. Từ cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đã mở ra cho nước ta những cơ hội lớn để phát triển song cũng đặt nước ta trước nhưng thách thức và khó khăn không nhỏ. Trong những cam kết đa phương và song phương với các nước trên thế giới để gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường. Điều đó đặt các doanh nghiệp trong nước vào quá trình cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Là một trong những Công ty được xếp vào loại vừa và nhỏ trên thị trường kinh doanh thiết bị tin học, có ít lợi thế cạnh tranh so với với các Công ty khác cùng ngành. Vậy phải có những biện pháp nào để Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường? Nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết thực của việc nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, em đã chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen”, kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1 Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen trên thị trường điện tử, tin học. 2.2 Mục đích nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp này muốn làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của đề tài, bên cạnh đó nghiên cứu, phân tích rõ môi trường kinh doanh của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen, biết được điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp cũng như những cơ hội, thách thức từ môi trường mang lại. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng cạnh tranh của Công ty, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của nó, đồng thời đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thiết bị tin học. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen - Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu: các báo cáo và tài liệu của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen, các tài liệu liên quan trên sách, báo, mạng. - Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thống kê. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu và kết luận thì nội dung của bài luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen. Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN. 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. 1.1.1 Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Điện Tử Tin Học Hồ Sen là một trong những công ty cổ phần chuyên tin học nhỏ và vừa của miền Bắc.Từ ngày hình thành, công ty đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vi tính. Dưới đây là một số thông tin về công ty:  Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN  Tên tiếng Anh : HOSEN ELECTRONICS COMPUTER JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt : HOSEN ELE COM JS CO  Loại hình : Công ty cổ phần  Cơ quan quản lý : Bộ công nghiệp  Mã số thuế : 0201387258  Trụ sở chính : Số 10, Hồ Sen, phường Trại Cau, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.  Điện thoại : (031)3610627  Fax : (031)3845434  Website : www. hosen .com.vn  Email : h osen co@hn.vnn.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0100303614, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 06/05/2013, thay đổi lần thứ 9 ngày 03/06/2014. 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. • Buôn bán thiết bị phòng thí nghiệm, dụng cụ, trang bị tin học, điện tử • Buôn bán hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm) và các chế phẩm sinh học • Buôn bán các thiết bị, linh kiện điện tử, điện lạnh • Buôn bán văn phòng phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ • Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các mặt hàng công ty kinh doanh • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa • Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Cho đến nay, công ty đã phát triển lớn mạnh, đã có được một mạng lưới phân phối rộng khắp trên các tỉnh phía Bắc, 2 chi nhánh ở miền trung và miền nam. Đặc biệt là sau nhiều nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc hoàn thiện và nâng cao các thủ tục về quản lí chất lượng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà tư vấn công ty đã tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng tin học. 1.1.3 Quá trình phát triển của công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen từ khi thành lập tới nay đã không ngừng đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường, xây dựng và dần hoàn thiện bộ máy tổ chức nói chung hay bộ máy kế toán nói riêng. Luôn đặt chất lượng hàng hoá nên hàng đầu, uy tín doanh nghiệp là thước đo thành công, do vậy tuy thành lập chưa được lâu nhưng công ty đã có được 1 khối lượng bạn hàng tin cậy và uy tín. Địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng, rải rác ở các tỉnh từ Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và cả một số khu vực phía Trung, Nam… Trong điều kiện như hiện nay Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen đã từng ngày, từng giờ thay đổi và phát triển cơ cấu bộ máy quản lý hầu hết có trình độ chuyên môn cao cho nên Công ty đã đạt được một số kết quả khích lệ. Tuy nhiên Công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của mình: - Thuận lợi: + Thành lập trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO nên có nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển chung của Công ty. + Cơ chế kinh tế mở cửa tạo, nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho doanh nghiệp. - Khó khăn: + Hoạt động trong ngành tin học do vậy chất lượng sản phẩm luôn phải đạt tiêu chuẩn và không ngừng đổi mới phát triển… + Một số mặt hàng bị giới hạn qua nhập khẩu điều đó ảnh hưởng mạnh tới chiến lược kinh doanh và số lượng hàng hóa nhập xuất tồn và dự trữ của Công ty. + Mặc dù gặp không ít khó khăn trong kinh doanh nhưng sự quản lý vững vàng của ban giám đốc, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao đã dựa trên những thuận lợi để khắc phục khó khăn, đưa Công ty từng ngày từng giờ phát triển, kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. Để phù hợp và đảm bảo ổn định cho hoạt động kinh doanh, Công ty tổ chức quản lý đồng bộ và chặt chẽ, các phòng ban chịu sự chỉ đạo chung của lãnh đạo Công ty. Xuất phát từ nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh của Công ty, dựa trên trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cơ cấu tổ chức Công ty được tổ chức như sau: - Ban lãnh đạo Công ty gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc - Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc gồm: + Phòng kế hoạch – Kinh doanh + Phòng tài chính kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Các đội: đội xe, đội bảo vệ… Sơ đồ 1.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN (Nguồn: trích từ tài liệu phòng tổ chức hành chính của Công ty) Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp cả mình vào Công ty - Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ của mình trong quá trình kinh doanh của Công ty: hoạch định chiến lược phát triển chung cho Công ty, đưa ra những chính sách kinh doanh hợp lý, năng động, nhạy bén trước những phản ứng của thị trường, tuân thủ mọi quy định và chế tài của Nhà nước về mặt hàng kinh doanh và hình thức kinh doanh. - Bảo toàn nguồn vốn của Công ty, sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh có hiệu quả. - Tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, duy trì mối quan hệ thân thiện giữa các phòng ban. - Không ngừng mở rộng, phát triển và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Các tổ độiPhòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch- kinh doanh - Thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc đã ký với bạn hàng, duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp, thâm nhập vào các thị trường tiềm năng và giữ vững vị thế ở thị trường trọng điểm. - Chỉ đạo kinh doanh theo cơ chế nhanh, mạnh, xử lý thông tin kịp thời - Xây dựng điều hành bộ máy quản lý Công ty ngày càng phù hợp hơn. - Đề nghị quyết định bổ nhiệm hoặc bãi miễn cán bộ công nhân viên của Công ty. - Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, với Công ty theo quy định. - Chịu sự kiểm tra giám sát của Công ty và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Được quyền áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước pháp luật về việc làm đó. Phó giám đốc Công ty: Công ty có 1 phó giám đốc, là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho giám đốc trong việc kinh doanh và quản lý nhân sự. Phó giám đốc được phân công nhiệm vụ, chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi tiến độ bán hàng của bộ phận kinh doanh, phụ trách công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Phòng kế hoạch - kinh doanh: Căn cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty, phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn rồi gửi lên cho giám đốc phê duyệt. Nếu được chấp nhận thì phòng kinh doanh tiến hành lập đơn đặt hàng cho khách theo sự chỉ đạo của giám đốc và trưởng phòng kinh doanh. Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến hàng gửi báo giá và chào hàng đến cho khách hàng. Phòng kế toán tài chính: Phòng kế toán tài chính chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm quản lý tài chính, giao dịch với ngân hàng và cơ quan thuế. Do vậy phòng kế toán có các nhiệm vụ chính sau: - Làm kế hoạch tài chính, làm báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm theo yêu cầu của giám đốc. - Quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty. - Thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán nhà nước quy định. - Theo dõi công nợ, tạm ứng, tạm vay. - Cùng với phòng kế hoạch theo dõi công nợ phải thu - phải trả. - Cùng với phòng tổ chức hành chính quản lý lương, chế độ lương, thanh toán tiền lương hàng tháng với người lao động. - Thực hiện công tác quyết toán báo cáo tài chính. - Chức năng của từng thành viên do trưởng phòng kế toán phân công. Phòng tổ chức hành chính: - Nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo về công tác tổ chức bộ máy hành chính, tổ chức lao động trong Công ty. - Đề xuất với lãnh đạo, giải quyết cụ thể các công việc, đề bạt nâng lương tuyển dụng, chuyển công tác điều động, nghỉ hưu cho thôi việc hoặc sa thải. - Theo dõi và giải quyết các chế độ, nghỉ phép nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ Tết theo đúng chế độ và quy định của đơn vị. - Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. - Nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Tổ chức quản lý và điều hành lực lượng bảo vệ, lái xe, văn thư… - Quản lý và chịu trách nhiệm mua sắm phương tiện và dụng cụ hành chính văn phòng phẩm, các nhu cầu sinh hoạt, làm việc của cơ quan. - Thực hiện các công việc về quản lý hành chính trong cơ quan, bố trí nhà ở, nhà làm việc, quản lý nhân hộ khẩu. - Có trách nhiệm thông báo phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương về chế độ chính sách đối với các đơn vị và cán bộ công nhân viên trong Công ty, xây dựng định mức về lao động và tiền lương. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. Bảng 1.1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN NHẤT (2012 – 2013) Đơn vị tiền: triệu VNĐ STT Chỉ tiêu 2013 Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch 2013/ 2013 Tỉ lệ (%) 2013/ 2012 Tỉ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49.155 21.324 10.637 27.831 130,5 10.687 100,5 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 49.155 21.324 10.637 27.831 130,5 10.687 100,5 4 Giá vốn hàng bán 41.752 18.065 7.999 23.687 131,1 10.066 125,8 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.403 3.259 2.638 4.144 127,2 621 23,5 6 Doanh thu hoạt động tài chính 6,7 3,2 1,2 3,5 109,4 2,0 166,7 7 Chi phí tài chính 389 55 24,5 334 607,3 30,5 124,5 8 - trong đó: Chi phí lãi vay 334 23 0 311 1352 23 100,0 9 Chi phí quản lý kinh doanh 2.643 1.293 2.055 1.350 104,4 (762) -37,1 10 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 4.377,7 1.914,2 559,7 2.463,5 128,7 1.354,5 242,0 11 Thu nhập khác 0 0,3 0,2 (0,3) -100,0 0,1 50,0 12 Chi phí khác 0 0,7 0 (0,7) -100,0 0,7 13 Lợi nhuận khác 0 (0,4) 0,2 0,4 100,0 (0,6) -300,0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.377,7 1.913,8 559,9 2.463.9 128,7 1.353,9 241,8 15 Chi phí thuế TNDN 1.094 478,5 140 615,5 128,7 338,5 241,8 16 Lợi nhuận sau thuế 3.283,7 1.435,3 419,9 1.848,4 128,7 1.015,4 241,8 (Nguồn: Số liệu trích từ Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen) [...]... Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Tử Tin Học Hồ Sen 2.2.1 Khả năng cạnh tranh của công ty qua các chỉ tiêu 2.2.1.1 Chỉ tiêu doanh thu Doanh thu là tổng số tiền và tương đương tiền mà Công ty thu được hay chắc chắn thu được từ việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong kỳ Do là Công ty thương mại nên doanh thu chủ yếu tại Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen là doanh thu bán... của Công ty là phù hợp và có hiệu quả - Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu quyết định năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty Cùng với các nguồn lực khác (vốn, con người công nghệ) Chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của Công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của Công ty Ở Công ty TNHH Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen. .. điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây rất khởi sắc, đó là thành quả của cả năm nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp biết đa dạng hóa nhiều ngành nghề kinh doanh và chú trọng vào mặt hàng chiến lược là ứng dụng phần mềm tin học CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN 2.1... thu của Công ty (chiếm 0.02% vào năm 2013) + Doanh thu từ thu nhập khác: Là toàn bộ các khoản thu nhập khác, các khoản thu ngoài hoạt động kinh doanh của Công ty như: thu do khách hàng hoặc nhà cung cấp vi phạm hợp đồng… Với thực trạng hoạt động của Công ty trong 2 năm gần đây, ta có bảng chi tiết phân tích doanh thu của Công ty như sau: Bảng 2.1: DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN Đơn... CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN 2.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp 2.1. 1Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Khái niệm cạnh tranh Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, các khái niệm liên quan đến cạnh tranh còn rất khác nhau Theo Mác cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm... cáo tài chính của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Từ năm 2012 đến năm 2013, tổng doanh thu biến động qua từng năm Doanh thu của Công ty năm 2012 là 21.327,5 triệu đồng, năm 2013 là 49.161,7 triệu đồng, doanh thu đã tăng 27.834,2 triệu đồng, tương ứng tăng 130,5% Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy Công ty đang làm ăn phát triển, mở rộng thị phần và uy tín với... phần và uy tín với các bạn hàng đã được nâng cao 2.2.1.2 Chỉ tiêu chi phí Bảng 2.2: TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng chi phí Chênh lệch Tỷ lệ (%) 2012 18.857 1.032 5,79 2013 20.441 1.584 8,4 (Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen) Các chi phí phát sinh tại Công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài... chuyên môn về khả năng cạnh tranh của Công ty - Theo cách tiếp cận khả năng cạnh tranh ở tầm Quốc gia: + Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm Diễn đàn kinh tế Thế giới Theo định nghĩa của họ thì khả năng cạnh tranh của một Quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác Như vậy khả năng cạnh tranh của một... ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế Thế nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không lấy gì làm chắc chắn + Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng suất: Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực cạnh tranh Quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước Xét về dài hạn chỉ số năng suất... giai đoạn, thời kỳ phát triển của nền kinh tế + Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm: Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, xem xét khả năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, Công ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không . về công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen. Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. đề nâng cao năng lực cạnh tranh, em đã chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen , kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần điện. cho Công ty Cổ Phần điện tử tin học Hồ Sen. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ TIN HỌC HỒ SEN. 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần điện tử tin học Hồ Sen. 1.1.1

Ngày đăng: 06/10/2014, 00:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan