KHÓA LUẬN mầm NON thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ MGB

52 2K 17
KHÓA LUẬN mầm NON thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ MGB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6 7. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 6 8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7 1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 8 1.2.1. Kỹ năng 8 1.2.2. Hợp tác 9 1.2.3. Kỹ năng hợp tác 9 1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề 9 1.3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON 10 1.3.1. Mục tiêu Giáo dục mầm non 10 1.3.2. Nguyên tắc Giáo dục mầm non 11 1.3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 11 1.3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 11 1.3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 12 1.3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính liên tục 12 1.3.2.5. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tính tự giác của trẻ 12 1.3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan 12 1.3.2.7. Nguyên tắc đối xử cá biệt 13 1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA TRẺ MGB 13 1.5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ NÓI CHUNG VÀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN NÓI RIÊNG 17 1.5.1. Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ 17 1.5.2. Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung và bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn nói riêng 18 1.6. QUY TRÌNH VÀ YÊU CẦU SƯ PHẠM KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CHO TRẺ MG 20 1.6.1. Quy trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ 20 1.6.2. Yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ 22 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CỦA TRẺ MGB Ở TRƯỜNG MN 2 THÀNH PHỐ HUẾ 23 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG MN 2 23 2.2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN CỦA TRẺ MGB QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ TẠI TRƯỜNG MN2 THÀNH PHỐ HUẾ 26 2.2.1. Giai đoạn hình thành nhóm chơi 26 2.2.2. Giai đoạn sau khi hình thành nhóm chơi 27 2.2.2.1. Thoả thuận trước khi chơi 27 2.2.2.2. Trong quá trình chơi 31 2.2.2.3. Sau khi chơi 35 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 37 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠNQUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CHO TRẺ MGB 39 3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP 39 3.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non 39 3.1.2. Đặc điểm tâm lý trẻ 39 3.1.3. Vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ 39 3.1.4. Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ MGB ở trường MN2 40 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ 40 3.2.1. Nhóm các biện pháp khi tổ chức trò chơi cho trẻ 40 3.2.1.1. Lập nhóm trên cơ sở đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ 40 3.2.1.2. Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 41 3.2.1.3. Chú trọng khâu hướng dẫn trẻ cách thực hiện vai và mối quan hệ đúng giữa các vai 42 3.2.1.4. Xây dựng nề nếp vui chơi tích cực, lành mạnh 42 3.2.1.5. Theo dõi việc chơi, kịp thời giải quyết xung đột 43 3.2.1.6. Sử dụng phương pháp khuyến khích và trách phạt theo hướng cảm nhận niềm vui của sự hợp tác 43 3.2.2. Nhóm các biện pháp ngoài hoạt động chơi 44 3.2.2.1. Tạo môi trường thân thiện ở lớp học 44 3.2.2.2. Phát triển ngôn ngữ và tổ chức tốt hoạt động giao tiếp cho trẻ 45 3.2.2.3. Giáo dục trẻ các hành vi văn hóa khi cùng học, cùng chơi với bạn 46 3.2.2.4. Phối hợp với gia đình giáo dục trẻ 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1. KẾT LUẬN 48 2. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 49 2.1. Đối với lãnh đạo Phòng, Sở Giáo dục 49 2.2. Đối với lãnh đạo Bộ môn Giáo dục Mầm non, trường ĐHSP 49 2.3. Đối với sinh viên sư phạm Giáo dục Mầm non 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội loài người, hợp tác với người khác được xem là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Từ thuở sơ khai, sự tồn tại và phát triển của loài đã thúc đẩy con người liên kết, hợp tác với nhau: từ săn bắt, hái lượm cho đến chống lại thú dữ… Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cần đến sự hợp tác và dường như chỉ có sự hợp tác mới mang lại một kết quả tốt đẹp, từ những điều thuộc về công việc của mỗi cá nhân cũng như của nhiều người như môi trường, hòa bình,… Có thể nói, hợp tác là con đường tiêu biểu cho sự ph

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6 7. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 6 8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7 1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 8 1.2.1. Kỹ năng 8 1.2.2. Hợp tác 9 1.2.3. Kỹ năng hợp tác 9 1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề 9 1.3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON 10 1.3.1. Mục tiêu Giáo dục mầm non 10 1.3.2. Nguyên tắc Giáo dục mầm non 11 1.3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 11 1.3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 11 1.3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 12 1.3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính liên tục 12 1.3.2.5. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tính tự giác của trẻ 12 1.3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan 12 1.3.2.7. Nguyên tắc đối xử cá biệt 13 1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA TRẺ MGB 13 1.5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ NÓI CHUNG VÀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN NÓI RIÊNG 17 1.5.1. Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ 17 1.5.2. Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung và bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn nói riêng 18 1.6. QUY TRÌNH VÀ YÊU CẦU SƯ PHẠM KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CHO TRẺ MG 20 1.6.1. Quy trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ 20 1.6.2. Yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ 22 2 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CỦA TRẺ MGB Ở TRƯỜNG MN 2 THÀNH PHỐ HUẾ 23 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG MN 2 23 2.2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN CỦA TRẺ MGB QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ TẠI TRƯỜNG MN2 - THÀNH PHỐ HUẾ 26 2.2.1. Giai đoạn hình thành nhóm chơi 26 2.2.2. Giai đoạn sau khi hình thành nhóm chơi 27 2.2.2.1. Thoả thuận trước khi chơi 27 2.2.2.2. Trong quá trình chơi 31 2.2.2.3. Sau khi chơi 35 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 37 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠNQUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CHO TRẺ MGB 39 3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP 39 3.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non 39 3.1.2. Đặc điểm tâm lý trẻ 39 3.1.3. Vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ 39 3.1.4. Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ MGB ở trường MN2 40 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ 40 3.2.1. Nhóm các biện pháp khi tổ chức trò chơi cho trẻ 40 3.2.1.1. Lập nhóm trên cơ sở đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ 40 3.2.1.2. Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 41 3.2.1.3. Chú trọng khâu hướng dẫn trẻ cách thực hiện vai và mối quan hệ đúng giữa các vai 42 3.2.1.4. Xây dựng nề nếp vui chơi tích cực, lành mạnh 42 3.2.1.5. Theo dõi việc chơi, kịp thời giải quyết xung đột 43 3.2.1.6. Sử dụng phương pháp khuyến khích và trách phạt theo hướng cảm nhận niềm vui của sự hợp tác 43 3.2.2. Nhóm các biện pháp ngoài hoạt động chơi 44 3.2.2.1. Tạo môi trường thân thiện ở lớp học 44 3.2.2.2. Phát triển ngôn ngữ và tổ chức tốt hoạt động giao tiếp cho trẻ.45 3.2.2.3. Giáo dục trẻ các hành vi văn hóa khi cùng học, cùng chơi với bạn46 3.2.2.4. Phối hợp với gia đình giáo dục trẻ 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1. KẾT LUẬN 48 2. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 49 2.1. Đối với lãnh đạo Phòng, Sở Giáo dục 49 2.2. Đối với lãnh đạo Bộ môn Giáo dục Mầm non, trường ĐHSP 49 2.3. Đối với sinh viên sư phạm Giáo dục Mầm non 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội loài người, hợp tác với người khác được xem là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Từ thuở sơ khai, sự tồn tại và phát triển của loài đã thúc đẩy con người liên kết, hợp tác với nhau: từ săn bắt, hái lượm cho đến chống lại thú dữ… Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cần đến sự hợp tác và dường như chỉ có sự hợp tác mới mang lại một kết quả tốt đẹp, từ những điều thuộc về công việc của mỗi cá nhân cũng như của nhiều người như môi trường, hòa bình,… Có thể nói, hợp tác là con đường tiêu biểu cho sự phát triển của các quốc gia cũng như của mỗi cá nhân. Lý luận tâm lý học - giáo dục học trẻ em cũng cho thấy sự lớn lên của trẻ gắn liền sự hợp tác với người khác: từ những phản xạ mang tính định hướng ở những tháng ngày đầu đời cho đến sự gia nhập thực sự vào “xã hội trẻ em”, xã hội người lớn… Tầm quan trọng của sự hợp tác đã biến nó từ một nhu cầu đến chỗ đòi hỏi phải học tập, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Mẫu giáo (MG) là độ tuổi thực sự cần đến kỹ năng hợp tác khi đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tham gia tích cực vào các nhóm lớp do chính cuộc sống của trẻ tạo ra. Đương nhiên, việc cần và biết cách hợp tác với bạn là hai vấn đề khác nhau và điều này cũng không dễ hiểu đối với trẻ lứa tuổi này. Đời sống của tuổi mẫu giáo nhuốm màu sắc vui chơi, trong đó nổi hơn cả là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Kết quả nghiên cứu về tâm lí học cho thấy loại trò chơi này có vai trò vô cùng quan trọng đối với 4 sự phát triển tâm lí của trẻ MG. Qua trò chơi, trẻ bắt đầu hiểu được những mối quan hệ qua lại với nhau trong xã hội (mẹ - con, bác sĩ - bệnh nhân…), những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người. Qua trò chơi, trẻ học cách chia sẻ, hợp tác với nhau. Có thể nói trò chơi là phương tiện ưu việt nhất trong quá trình thành Người của trẻ MG. Đương nhiên giáo dục trẻ bao giờ cũng mang nặng tính nghệ thuật và nghệ thuật, đó chính là việc sử dụng các hình thức phù hợp với từng lứa tuổi, từng cá nhân để thúc đẩy phẩm chất, năng lực vốn có cho trẻ. Chúng tôi chọn nghiên cứu kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo bé (MGB) cũng được xuất phát từ quan điểm đó. Trường Mầm non 2(MN2) - TP Huế được thành lập từ năm 1976, được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2005. Với vị trí thuộc khu vực trung tâm phía bắc của thành phố Huế, trường MN2 đã thu hút một lượng lớn nhiều đối tượng con em. Đây cũng là nơi chúng tôi đến thực hành, thực tập trong suốt khóa học. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy đây là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi. Mặt khác, cho đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ Mẫu giáo bé (MGB) qua trò chơi ĐVTCĐ. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ MGB ở trường mầm non 2 - Thành phố Huế để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ ở trẻ MGB, trường MN 2 - TP Huế chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn cho trẻ qua trò chơi ĐVTCĐ. 5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ ở trẻ MGB, trường MN 2- Thành phố Huế. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ MGB - Trò chơi ĐVTCĐ 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 4.2. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ ở trẻ MGB, trường MN 2- Thành phố Huế. 4.3. Đề xuất biện pháp nhằm bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 5.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: dùng để phân tích lý giải, làm sáng tỏ các khái niệm liên quan, xác lập cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 5.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: dùng để phân loại, hệ thống các vấn đề lí luận của đề tài. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 5.2.1. Phương pháp quan sát: Dùng để quan sát trẻ và giáo viên trong quá trình chơi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng. 5.2.2. Phương pháp đàm thoại: Tiến hành đàm thoại với giáo viên, phụ huynh và trẻ để thu thập thông tin đánh giá thực trạng, tìm kiếm biện pháp. 6 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: phát hiện những biểu hiện của kỹ năng hợp tác mà trẻ thể hiện trong quá trình chơi. 5.2.4. Phương pháp điều tra: dùng để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu. 5.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu điều tra. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Kỹ năng hợp tác với bạn ở tuổi MGB qua trò chơi ĐVTCĐ còn yếu, mang nặng tính tự phát. Nếu người giáo viên chủ động bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ trong quá trình chơi cũng như tổ chức tốt việc phối hợp với phụ huynh trong đời sống hàng ngày của trẻ thì sẽ thúc đẩy sự phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ với bạn nói riêng và với những người xung quanh nói chung. 7. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 7.1. Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động vui chơi ĐVTCĐ tại lớp. - Trẻ MGB ở trường MN 2. 7.2. Thời gian nghiên cứu - Năm học 2008 - 2009. 8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB tại trường MN 2- Thành phố Huế Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tuy chưa thực sự được nghiên cứu và có công trình độc lập về vấn đề kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ nhưng có thể nói có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đề cập đến kĩ năng hợp tác của trẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Carrie Lynn trong Nuôi dạy trẻ từ 3- 6 tuổi đã xuất phát từ tâm sinh lý của trẻ để đưa ra phương pháp nuôi dạy con, như hướng dẫn trẻ kỹ năng hợp tác, cảm nhận niềm vui của sự hợp tác, xây dựng tinh thần đoàn kết, người lớn là tấm gương sáng cho trẻ… M.Parten trong Trò chơi nhóm của trẻ Mẫu giáo đã nghiên cứu về đặc điểm mối quan hệ giữa người với người diễn ra trong trò chơi của trẻ. Tác giả đã làm nổi bật quan hệ xã hội của trẻ trong khi chơi. Ở trong nước, đáng kể có: Liêm Trinh trong Rèn luyện nhân cách cho trẻ cho rằng cần rèn luyện tính hợp tác cho trẻ qua việc bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khác những gì mình có và tôn trọng ý kiến của người khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tác giả Lê Xuân Hồng với Những kỹ năng sư phạm mầm non- Tập 2 đã nghiên cứu những cách thức, biện pháp phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, trong đó có kỹ năng hợp tác. Theo đó, tác giả cho rằng cần thúc đẩy kỹ năng hợp tác của trẻ bằng cách giúp trẻ học cách hòa nhập với những trẻ khác. Nguyễn Ánh Tuyết trong Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non, Tâm lý học trẻ em - Tập 2 cũng đã đề cập đến vấn đề hình thành kỹ năng 8 hợp tác qua trò chơi ĐVTCĐ. Tác giả nhấn mạnh, đối với trò chơi đóng vai, trẻ không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm cùng chơi với nhau, tức là chơi với bạn. Đặc điểm này thúc đẩy sự hợp tác của trẻ. Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, việc chăm sóc giáo dục trẻ thu hút sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Các bài viết trên Website chuyên ngành như Mamnon.com hay không chuyên như Tuoitre.com… cũng đề cập đến kỹ năng hợp tác cho trẻ. Có thể kể đến các bài viết Trò chơi đóng vai giúp trẻ nên người (Tuoitre.com), Để trò chơi đóng vai phát huy tác dụng với trẻ (Mamnon.com), Dạy trẻ cách làm việc nhóm của Thanh Hoa (Mamnon.com), Huấn luyện kỹ năng hợp tác để thành công của Hàn Nguyên (Giaovien.net), Kỹ năng chuyển từ xung đột đến hợp tác trên Hieuhoc.com, Dạy trẻ kỹ năng sống của Lê Thị Thanh Nga (Thông tin Khoa học giáo dục). Tất các công trình đều được các nhà nghiên cứu đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục trẻ, trong đó có bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn cho trẻ nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB - trường MN 2 - Thành phố Huế vẫn chưa có ai nghiên cứu. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.2.1. Kỹ năng Theo Từ điển Tâm lí học, kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. [131,16] Khái niệm này cho thấy: 9 1. Kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức về phương thức hành động, tức kĩ năng luôn gắn liền với hành động và hoạt động cụ thể. Qua việc cá nhân thực hiện các hành động khi làm một công việc, ta có thể đánh giá được mức độ thông hiểu công việc cũng như khả năng vận dụng tri thức của chủ thể. 2. Ở mức độ kỹ năng, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý. 3. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập. 1.2.2. Hợp tác Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó để nhằm một mục đích chung [450,17]. Khái niệm này cho thấy: 1. Hợp tác bao giờ cũng diễn ra giữa hai hay nhiều cá nhân. 2. Hợp tác cần sự góp sức của mọi người để hoàn thành một công việc, cũng có nghĩa công việc thúc đẩy sự hợp tác luôn vượt qua giới hạn một người thực hiện được. 3. Phải có mục đích chung trong hợp tác, nếu có nhiều mục đích và đặc biệt mục đích mâu thuẫn, đối lập nhau thì sẽ có nguy cơ phá vỡ sự hợp tác. 1.2.3. Kỹ năng hợp tác Từ những khái niệm Kỹ năng và Hợp tác, chúng tôi hiểu kỹ năng hợp tác là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về hợp tác để giúp đỡ nhau nhằm hoàn thành một mục đích chung. 1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng một 10 mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng [6,15]. Trò chơi ĐVTCĐ có một ý nghĩa đặc biệt trong quá trình lớn lên của trẻ mẫu giáo. Trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người, khám phá các mối quan hệ giữa những thành viên trong xã hội. Chơi đóng vai bác sĩ, trẻ sẽ tưởng tượng và thực hiện công việc chăm sóc bệnh nhân. Chơi đóng vai trong chủ đề gia đình, trẻ sẽ thể hiện suy nghĩ và cảm nhận về các mối quan hệ giữa ông - bà - bố - mẹ - con… Ngoài những giá trị đó, trẻ còn học được cách giải quyết các bất hòa xảy ra trong quá trình chơi, tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi và chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm cho nhau. 1.3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON 1.3.1. Mục tiêu Giáo dục mầm non Mục tiêu Giáo dục mầm non được quy định ở điều 22 của Luật Giáo dục Việt Nam: “Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1”[30,17]. Mục tiêu Giáo dục mầm non còn được cụ thể hóa trong “Quyết định 55 của Bộ Giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo”đó là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: - Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đở những người gần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên [...]... điểm của trò chơi ĐVTCĐ ĐVTCĐ là trò chơi đặc trưng của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Với tính chất mô phỏng các hoạt động của người lớn - hoạt động thể hiện rõ sự hợp tác - loại trò chơi này thực sự có ưu thế trong việc bồi dưỡng kĩ năng hợp tác cho trẻ so với các trò chơi khác Trò chơi ĐVTCĐ cấu trúc bởi 4 yếu tố: Chủ đề chơi, vai chơi, hoàn cảnh chơi và các mối quan hệ * Chủ đề chơi: Là mảng hiện thực của. .. đồ chơi đều được trẻ em mô phỏng bằng trí tưởng tượng của mình Khi chơi, trí tưởng tượng của trẻ nảy sinh 18 và phát triển Hoàn cảnh chơi giúp cho trò chơi được thực hiện dễ dàng hơn, bay bổng hơn * Các mối quan hệ chơi: Trong trò chơi, cùng một lúc trẻ phải thực hiện hai mối quan hệ: quan hệ chơi và quan hệ thực Quan hệ chơi là những mối quan hệ qua lại nhất định của các vai chơi trong trò chơi theo. .. thuận: chọn chủ đề chơi, phân vai chơi, chọn đồ chơi, chổ chơi và có đưa ra một vài tiêu chí mà trẻ cần thực hiện trong quá trình chơi, lập kế hoạch chơi * Hướng dẫn quá trình chơi - Trẻ chơi với vai đã nhận - Cô xác định vai trò hướng dẫn trên cơ sở khả năng chơi của trẻ và yêu cầu phát triển trò chơi Cô có thể: + Đóng một vai cùng chơi (vai chính hoặc vai phụ) + Quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ như... quả của trò chơi phụ thuộc nhiều vào người giáo viên do kỹ năng hợp tác của trẻ còn yếu 2.2.2.3 Sau khi chơi Trong khuôn khổ trò chơi ĐVTCĐ, kỹ năng hợp tác của trẻ biểu hiện ở hai nội dung: - Thu dọn đồ chơi - Phát biểu ý kiến của mình về vai diễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên Thu dọn đồ chơi là bước cuối cùng của trò chơi Thông qua việc thu dọn đồ chơi phần nào có thể đánh giá được kỹ năng hợp tác. .. 26 2.2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN CỦA TRẺ MGB QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ TẠI TRƯỜNG MN2 - THÀNH PHỐ HUẾ Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã phân tích và đánh giá kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ theo từng giai đoạn Cụ thể: - Giai đoạn hình thành nhóm chơi - Giai đoạn sau khi hình thành nhóm chơi 2.2.1 Giai đoạn hình thành nhóm chơi Nếu trong trò chơi phản ánh sinh hoạt, trẻ ấu nhi... trong đó hợp tác chặt chẽ với nhau để tiến hành một hoạt động chung là chơi với nhau Trò chơi ĐVTCĐ nổi bật lên các mối quan hệ và sự hợp tác Lứa tuổi nhà trẻ, trẻ cũng biết chơi nhưng đó là chơi với đồ vật, chơi một mình còn ở giai đoạn này là chơi với người khác, chơi với bạn Chơi là hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ MG Để chơi được trẻ phải hợp tác với nhau Với hình thức tổ chức theo nhóm,... có thể chơi một mình hay chơi cạnh nhau, đôi khi có liên hệ với bạn thì cũng rất đơn giản, chỉ là nhìn bạn chơi bên cạnh, hoặc khoe với bạn đồ chơi của mình…thì đối với trò chơi đóng vai, để mô phỏng các mảng cuộc sống của người lớn - mà hầu hết đều có nhiều người và sự hợp tác - trẻ MG không thể chơi một mình mà luôn chơi theo nhóm với hơn một thành viên Nói cách khác, để chơi trò chơi ĐVTCĐ, trẻ cần... này, trẻ chưa tự mình tìm chổ chơi phù hợp 31 Có thể thấy rằng, ở khâu thỏa thuận trước khi chơi, thỏa thuận vai là nội dung trẻ quan tâm nhất và cũng là nội dung quyết định sự thành bại của cuộc chơi Vai chơi đối với trẻ không chỉ là vai diễn mà bao giờ trẻ cũng mang theo một ước mơ hay tình cảm thực sự với nhân vật 2.2.2.2 Trong quá trình chơi Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ. .. chơi - quan hệ thực 1.5.2 Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung và bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn nói riêng Những phẩm chất tâm lý của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ Trong trò chơi, ở trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ được nhiều hơn bởi bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ... xát với nhóm bạn cũng như sự giáo dục của người lớn là hai yếu tố cơ bản làm giảm bớt hạn chế này của trẻ Ở trường mầm non vai trò của giáo viên ở những nhóm chơi này rất quan trọng Qua theo dõi quá trình chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy giáo viên luôn quan sát, giám sát trẻ chơi Việc vào cuộc đúng lúc của giáo viên sẽ giúp trẻ giảm bớt các xung đột và quan trọng hơn, trẻ học được cách hợp tác cùng nhau . năng hợp tác với bạn của trẻ Mẫu giáo bé (MGB) qua trò chơi ĐVTCĐ. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của. lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB tại trường MN 2- Thành phố Huế Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò. chức trò chơi ĐVTCĐ 22 2 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC VỚI BẠN QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ CỦA TRẺ MGB Ở TRƯỜNG MN 2 THÀNH PHỐ HUẾ 23 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG MN 2 23 2.2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỢP TÁC

Ngày đăng: 05/10/2014, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan