đề tài nghiên cứu quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay

455 694 2
đề tài nghiên cứu  quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ______________________ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010 Mã số: B.10-18 Tên đề tài: QUYỀN TIẾP CẬN VĂN HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quyền con người Chủ nhiệm đề tài: TS, Hoàng Văn Nghĩa Thư ký đề tài: CN Trần Thị Hồng Hạnh 8544 Hà Nội – 11/2010 i DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chủ nhiệm đề tài: TS, Hoàng Văn Nghĩa Thư ký đề tài: CN Trần Thị Hồng Hạnh Cộng tác viên: 1. TS, Nguyễn Thị Báo 2. TS, Đặng Dũng Chí 3. PGS, TS, Phạm Duy Đức 4. Ths, Chu Thị Thuý Hằng 5. TS, Lương Thu Hiền 6. Ths, Trần Thị Hoè 7. Ths, Hoàng Mai Hương 8. GS, TS, Đặng Cảnh Khanh 9. Ths, Đỗ Thị Thơ m 10. TS, Nguyễn Đức Thuỳ 11. TS, Đỗ Thị Minh Thuý 12. TS, Nguyễn Văn Tình ii MỤC LỤC Trang MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT v MỞ ĐẦU 1 Chương I. Lý luận chung về văn hóa và phát triển, quyền con ngươi và quyền tiếp cận văn hoá 16 1.1. Khái luận chung về văn hóa, phát triển và quyền con người 16 1.2. Quyền văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa 1.3. Quyền tiếp cận văn hoá trong xã hội hiện đại 18 27 1.4. Tiếp cậ n văn hóa với tư cách là một quyền cơ bản của con người 1.5. Văn hóa trong phát triển và phát triển bền vững 1.6. Mối quan hệ giữa quyền tiếp cận văn hóa với phát triển 30 32 Chương II. Quyền tiếp cận văn hoá trong hệ thống pháp luật quốc tế và bối cảnh hiện nay 47 2.1. Quyền tiếp cận văn hoá trong hệ thống pháp luật quốc t ế 2.1.1. Sự phát triển của khái niệm quyền tiếp cận văn hóa 2.1.2. Nội dung của khái niệm quyền tiếp cận văn hóa 2.2. Một số quy định quốc tế và khu vực về quyền tiếp cận văn hóa 2.2.1. Một số quy định mang tính toàn cầu 2.2.2. Các quy định mang tính khu vực về quyền văn hoá 2.3. Cơ chế quốc tế và khu vực bảo vệ và thúc đẩy quyền vă n hoá 2.3.1. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc 2.3.2. Hội đồng Nhân quyền 2.3.3. Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên hợp quốc 2.3.3. Một số tổ chức khu vực 2.4. Quyền tiếp cận văn hóa trong bối cảnh hiện nay 2.4.1. Không gian mở, tự do thông tin với việc hiện thực hóa quyền tiếp cận văn hóa 2.4.2. Internet và không gian mở với quyền ti ếp cận văn hóa 2.4.3. Ảnh hưởng của Internet đối với sự phát triển khoa học và quyền tiếp cận văn hóa 47 47 48 50 50 51 51 52 52 53 53 54 54 57 63 Chương III. Quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa 3.1. Một số quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng ta về văn hóa và 68 69 iii quyền tiếp cận văn hóa 3.1.1. Chính sách văn hoá 3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa 3.1.3. Chính sách phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 3.2. Quyền tiếp cận văn hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam 3.2.1. quyền tiếp cận văn hóa trong Hiến pháp 3.2.2. quyền tiếp cận văn hóa trong các Bộ Luật và Luật cơ bản 3.3. Quyề n tiếp cận thông tin trong hệ thống pháp luật Việt Nam 73 73 77 87 87 88 89 Chương IV. Thực tiễn, thành tựu và thách thức của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta 4.1. Thực trạng khung khổ pháp luật về quyền tiếp cận văn hóa ở nước ta hiện nay 94 94 4.2. Thực tiễn phát triển chính sách văn hóa nhằm bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa ở nước ta 4.2.1. Chính sách đầu tư cho các phương tiện văn hoá ở Việt Nam 4.2.2. Chính sách tăng nguồn lực cho hoạt động văn hoá 4.2.3. Chính sách xã hội hoá văn hoá và hợp tác quốc tế 4.3. Thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhằm bảo đảm QTCVH ở nước ta trong quá trình phát triển 4.3.1. Thực tiễn bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam 4.3.2 Thực tiễn thực hi ện chính sách trong lĩnh vực điện ảnh 4.3.3 Thực tiễn thực hiện chính sách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 4.3.4. Thực tiễn trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc ít người 4.4. Thực tiễn bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nhằm thúc đẩy QTCVH ở nước ta 4.4.1. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và Internet và việc thúc đẩy QTCVH ở nước ta 4.4.2. Ảnh hưởng của mạng Internet đối với đời sống văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay 4.4.3. Tự do thông tin và sự phát triển đời sống văn hóa ở Việt Nam 4.5. Thành tựu và thách thức của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay 4.5.1. Thành tựu bảo đảm QTCVH trong thời kỳ đổi mới ở nước ta 100 100 102 103 105 106 108 109 111 113 113 116 118 122 122 iv 4.5.2. Một số khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tiếp cận văn hóa 131 Chương V. Một số giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hóa quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay 138 KẾT LUẬN 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 v MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ACHR: Ủy ban Liên chính phủ (ASEAN) về quyền con người ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam châu Á BĐVHX: Bưu điện văn hóa xã CNH, HĐH: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ĐHĐ LHQ: Đại hội đồng Liên hợp quốc EU: Liên minh châu Âu AU: Liên minh châu Phi HĐND: Hội đồng Nhân dân ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị (ĐHĐ LHQ thông qua năm 1966) ICESCR: Công ước quố c tế về các quyền kinh tế-xã hội và văn hóa (ĐHĐ LHQ thông qua năm 1966) ICT: Công nghệ thông tin và truyền thông KGM: Không gian mở KT-XH, VH: Kinh tế, xã hội và văn hóa KTTT: Kinh tế thị trường KHCN : Khoa học Công nghệ LHQ: Liên hợp quốc PT: phát triển PTBT: Phát triển bền vững QCN: Quyền con người QCD: Quyền công dân QTCVH: Quyền tiếp cận văn hóa QVH: Quyền văn hóa QSHTT: Quyền sở hữu trí tuệ TCVH: Tiếp cận văn hóa UBND : Ủy ban Nhân dân UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (ĐHĐ LHQ thông qua 1948) UNESCO: Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ VH: Văn hóa WTO: Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người sáng tạo ra văn hoá, là chủ thể văn hoá, đồng thời cũng là sản phẩm của văn hoá. Văn hoá vừa là khách thể, vừa là chủ thể của con người, vừa là phương tiện và vừa là mục đích của sự phát triển xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong sự phát triển bền vững lấ y vốn con người là trung tâm. Thông qua văn hoá có thể đánh giá được nhân cách của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng và của cả một dân tộc. Đồng thời thông qua mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc có thể hiểu được trình độ sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hoá của chính họ. Vì vậy, đảm bảo cho mỗi cá nhân quyền tiếp cận văn hoá, tức là cung cấp cho họ khả năng sáng tạo và hưởng th ụ đời sống văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Văn hoá là một trong 4 thành tố cơ bản của sự phát triển bền vững 1 . Phát triển suy đến cùng chính là nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của các cá nhân, nhờ đó giải phóng triệt để sức sản xuất của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo và hiện thực hoá các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người. Theo ý nghĩa đó, phát triển đích thực là phát triển là định hướng vào sự phát triển tự do, hoàn thiện nhân cách v ăn hoá của mỗi cá nhân con người. Quyền và tự do cơ bản của con người do đó vừa là động lực trực tiếp và vừa là mục tiêu của quá trình phát triển. Trong các quyền con người, quyền tiếp cận văn hoá là một trong những quyền cơ bản và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân của mỗi người, cũng như trong việc xác lập và sáng tạo giá trị văn hoá c ủa cộng đồng người và của dân tộc, quốc gia dân tộc. Quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là ở những thời kỳ quá độ, luôn vừa tạo ra những thời cơ và những thách thức đối với cá nhân trong việc thụ hưởng các thành quả phát triển. Những nhóm người dễ bị tổn thương, người nghèo thường là những đối tượng khó tiếp cận được các giá trị văn hoá trong quá trình phát triể n. Quy luật vận động của nền kinh tế thị trường luôn có xu hướng lấy lợi nhuận và sự phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu, do đó nó gạt bên lề những giá trị cơ bản vốn là nền tảng phát triển bền vững của xã hội như văn hoá, quyền của những nhóm dễ bị tổn thương, của người nghèo,… Quyền con người là bản chất củ a chế độ xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến chính sách của Nhà nước ta đó là ‘Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn 1 Phát triển bền vững bao gồm 4 thành tố đó là kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá. 2 trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia’ 2 . Thành tựu đổi mới đất nước trong hơn hai mươi năm qua đã đánh dấu những bước tiến tiến vượt bậc về sự thụ hưởng các giá trị và thành quả của quá trình phát triển mà người dân được hưởng, trong đó đặc biệt đáng chú ý là sự cải thiện và ngày câng nâng cao mức độ thụ hưởng các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá. Bao gồm, quyền thoát khỏi đói nghèo, quy ền có nhà ở, quyền có việc làm, quyền được giáo dục, quyền được thụ hưởng các giá trị văn hoá,…Tuy nhiên, quá trình phát triển của xã hội dựa trên nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những thách thức ghê ghớm đối với sự hưởng thụ các quyền con người cơ bản nói chung, cũng như các quyền về văn hoá nói riêng, của những nhóm người yếu thế, dễ bị tổn th ương, như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,… Quyền tham gia vào đời sống văn hoá đòi hỏi cần phải quyền tiếp cận đối với đời sống văn hoá. Hơn thế nữa, nó chỉ ra nghĩa vụ hàng đầu của Nhà nước trong việc thực thi tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp, cũng như các biện pháp khác, để đảm bảo quyền này cho mọi công dân. Vì vậy, quyền tiếp cận văn hoá là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá. Quyền này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển xã hội nói chung cũng như phát triển văn hoá và phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá liên hệ mật thiết vớ i việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản khác, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được giáo dục và quyền tự do biểu đạt. Trọng tâm của quyền con người nói chung và của quyền tiếp cận văn hoá nói riêng đó là nguyên tắc bình đẳng. Bình đẳng không chỉ đơn thuần là sự đối xử một cách như nhau, mà điều quan trọng hơn là tôn trọng và thừa nhận sự khác biệt và đa dạng. Điều này đặc biệt vô cùng ý nghĩa đối với quyền tiếp cận văn hoá. Tôn trọng và thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hoá và các giá trị văn hoá của các cộng đồng người hay nhân cách đặc thù của mỗi cá nhân chính là đặc trưng cơ bản của nguyên tắc bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Nó chỉ ra rằng các quốc gia thành viên của các công ước qu ốc tế về quyền con người cần phải có nghĩa vụ thực thi tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, luật có liên quan nhằm đảm bảo quyền tiếp cận văn hoá của tất cả các cộng đồng người với những nhu cầu tiếp cận các giá trị văn hoá đặc thù văn hoá đặc thù cũng như giá trị văn hoá chung của một dân t ộc, quốc gia 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG H., 2001 3 dân tộc và cộng đồng nhân loại. Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự cần thiết và thẩm quyền của quốc gia thành viên trong việc ban hành những chính sách đặc thù cho những nhóm người khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu về văn hoá đặc thù của họ. Thực tiễn cho thấy điều này không dễ dàng trong quá trình phát triển xã hội dựa trên sự thống nhất chung của đa dạng các giá trị và nền văn hoá khác bi ệt. Quyền tiếp cận văn hoá là một quyền cơ bản của con người được được ghi nhận và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia. Chẳng hạn, trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (điều 27) và trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế-xã hội và văn hoá (điều 15 (1)). Đặc biệt là, Tuyên ngôn Thế giới về Đa d ạng Văn hoá (2001) 3 và Công ước về Bảo vệ và Thúc đẩy sự Đa dạng các Hình thức Văn hoá 4 của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO), Công ước của UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới 5 và Công ước Bảo vệ Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể 6 , và Công ước Châu Âu về Giá trị của Di sản Văn hoá đối với Xã hội 7 , đều đề cập đến các quyền về tiếp cận văn hoá, đều nhấn manh đến tầm quan trọng của việc phải tăng cường công tác giáo dục và phổ biên các giá trị và di sản văn hoá và bảo đảm quyền được tiếp cận các giá trị này của tất cả mọi người, đặc biệt của những cộng đồng người chịu sự thiệt thòi của quá trình phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hoá văn hoá đã và đang diễn ra với quy mô và phạm vi hết sức sâu rộng. Bên cạnh đó còn có các văn kiện quốc tế ghi nhận quyền về văn hoá của các cộng đồng người nhất định mà khả năng tiếp cận văn hoá của họ dường như bị bỏ quên của quá trình phát triển của lịch sử quốc gia-dân tộc và lịch sử xã hộ i loài người, chẳng hạn Tuyên ngôn của LHQ về Bảo vệ Những nhóm Thiểu số về Ngôn ngữ, Tôn giáo, Sắc tộc và Dân tộc 8 cũng như Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa, 3 UNESCO, Universal Declaration on Cultural Diversity, adopted on 20 November 2001. See www.unesco.org, legal instruments. 4 UNESCO, Convention on the Protection and Promotion of the Diversity of Cultural Expressions, adopted on 20 October, 2005 and entry into force on 18 March 2007. See www.unesco.org, legal instruments. 5 UNESCO, Convention on the Protection of the World Cultural and Natural Heritage, adopted on 16 November 1972 and entry into force on 17 December 1975. See www.unesco.org, legal instruments. 6 UNESCO, Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, adopted on 27 October 2003, entry into force 20 April 2006. See www.unesco.org, legal instruments. 7 Council of Europe treaty series, no. 199, Framework Convention on the Value of Cultural Heritage for Society, Faro, 27 October 2005, not yet in force (7 ratifications, 10 needed). See http://conventions.coe.int/Treaty/EN/Treaties/Html/199.htm 8 United Nations, Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities, 92 nd plenary meeting, 18 December 1992, A/RES/47/135. See http://www.un.org/documents/ga/res/47/a47r135.htm. 4 Năm 2008, Uỷ ban Châu Âu đã đề xuất và phát động sáng kiến về quyền tiếp cận văn hoá (access to culture) 9 theo đó nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân vào quá trình sáng tạo và hưởng thụ kết quả của quá trình sáng tạo cũng như vào quá trình giáo dục và học tập với tính cách vừa là phương tiện của quá trình hưởng thụ và sáng tạo văn hoá. Quan điểm của chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của đời sống vật chất, là một quá trình sản xuất liên t ục ra đời sống vật chất của con người và xã hội loài người. Thông qua quá trình ấy, con người sản sinh ra chính bản thân mình với tư cách là ‘cái xã hội’ (‘giới tự nhiên thứ hai’) hay nhân cách văn hoá. Văn hoá và phát triển có mối quan hệ biên chứng với nhau. Văn hoá là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá mạnh mẽ trong xã hội thông tin và xã hội tri thức ngày nay, văn hoá vừa là ph ương tiện vừa là thước đo của sự phát triển và phát triển bền vững. Đồng thời phát triển sẽ mở rộng các cơ hội thụ hưởng và sáng tạo giá trị văn hoá mà nhờ đó chất và lượng của quá trình sản xuất ra đời sống xã hội và đời sống văn hoá được nâng lên. Việt Nam là một quốc gia tham gia tích cực và thực thi tương đối đầy đủ các Công ước qu ốc tế về quyền con người, bao gồm Công ước quốc tế về quyền kinh tế-xã hội và văn hoá 10 . Các quy định quốc tế về quyền con người đã được nội luật hoá vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được thông qua các chính sách, chương trình quốc gia và bảo đảm trong thực tiễn. Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 quy định, ‘ở nước CHXHCN Việt Nam, tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá đều được tôn trọng và bảo đảm’. Bộ Luật dân s ự (1995), Luật Di sản Văn hoá (2001), Luật Điện ảnh (2006), Luật Xuất bản (2004), Luật Khoa học và Công nghệ (2000),…đã cụ thể hoá những nguyên tắc hiến định về quyền tiếp cận văn hoá. Nhà nước cũng đã thông qua rất nhiều các chính sách và chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hoá. Mặc dù thực tế triển khai và thực thi chính sách và luật có liên quan c ũng như việc hiện thực hoá các quyền về văn hoá trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn có những bật cập nhất định đòi hỏi cần có sự điều chỉnh, hoàn thiện. 9 European Commission, The Platforms of Access to Culture, www.efa-aef.eu/en/activities/european-house-for- culture/ (accessed 10.09.09) 10 Cho đến nay Việt Nam đã gia nhập hơn 10 CƯQT, bao gồm Công ước quốc tế về quyền dân sự-chính trị, CƯ về quyền kinh tế xã hội và văn hoá, CƯ Quyền trẻ em, CƯ Xoá bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ, CƯ Quyền của Người Khuyết Tật, CƯ Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, CƯ Xoá bỏ và Trừng tr ị tội Apác- thai, CƯ Không hạn chế các Luật định đối với tội phạm chíên tranh và chống nhân loại, [...]... rõ cơ sở lý luận - thực tiễn của quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay, về vai trò và tầm quan trọng của quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển bền vững Thông qua đánh giá thành tựu và hạn chế của quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta, đề tài đề xuất những giải pháp về chính sách và thể chế nhằm tăng cường việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá... cách tiếp cận quyền phát triển nhằm vào giá trị phát triển của con người và cộng đồng Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chưa đề cập sâu rộng đến vấn đề văn hoá và phát triển dưới góc độ quyền con người, cũng như quyền tiếp cận văn hoá Vì vậy, đề tài "Quyền tiếp cân văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện na" nhằm luận giải về khái niệm, bản chất và nội dung của quyền tiếp cận văn hoá,... đảm và hiện thực hóa quyền này trong quá trình phát triển ở nước ta Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó về quyền con người, phát triển và văn hoá, đề tài sẽ đưa ra những sự khái quát hoá, phân tích và tổng hợp về vai trò của quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của văn hoá cũng như của mỗi cá nhân nói riêng 4 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài. .. thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào luận giải những nội dung cơ bản sau đây: 1) Thứ nhất, khái luận chung về văn hóa, phát triển và phát triển bền vững, quyền văn hoá và quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay; 2) Thứ hai, những nội dung cơ bản về quyền tiếp cận văn hoá từ giác độ pháp luật quốc tế và quốc gia, chính sách văn hoá và các điều kiện bảo đảm quyền. .. quyền tiếp cận văn hoá ở phạm vi quốc gia và địa phương; 3) Thứ ba, thành tựu và thách thức của việc đảm bảo quyền tiếp cận văn hoá ở Việt Nam hiện nay; 4) Thứ tư, một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hoá quyền về tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta nước ta hiện nay 6 Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng... Chính sách văn hóa đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới: đó là đảm bảo sự phát triển của đa dạng văn hóa, và quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa nhân loại 1.2.2 QUYỀN TIẾP CẬN VĂN HÓA Quyền tiếp cận văn hóa (right to access to culture) về bản chất chính là quyền văn hóa, hay quyền về văn hóa (right to culture); là một trong những quyền con người cơ bản được cộng đồng quốc tế thừa... định rằng, văn hóa vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sự phát triển Theo ý nghĩa này thì tiếp cận văn hóa là cách thức bảo đảm và thực hiện quyền phát triển bền vững của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng Nhiều học giả trên thế giới cho rằng, văn hóa là "trụ cột thứ tư" trong " tứ trụ" kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường, của phát triển bền vững ; và cách tiếp cận văn hóa là cách tiếp cận liên ngành... đảm thực hiện, đó là: Tự do tôn giáo, tín ngưỡng; Học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác; Quyền được thông tin về lĩnh vực văn hóa; Được Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận văn hoá 1.3 QUYỀN TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI QTCVH trong xã hội hiện đại... cận văn hoá trong hệ thống quan điểm, chính sách và pháp luật - Đánh giá về thực trạng, thành tựu và hạn chế, của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở Việt Nam, đặc biệt kể từ khi đổi mới đến nay - Đề xuất một số giải pháp lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi chính sách, công tác quản lý văn hoá, phát triển và quyền con người ở nước ta 5 Nội dung nghiên cứu: ... rõ khái niệm, lý luận và thực tiễn về văn hóa, phát triển và phát triển bền vững, đặc biệt đều nhấn mạnh đến các thành tố và trụ cột của phát triển bền vững (phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa) Trong diễn văn khai mạc Hội nghị châu Á - Thái bình dương về đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam và UNESCO . bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta 4.1. Thực trạng khung khổ pháp luật về quyền tiếp cận văn hóa ở nước ta hiện nay 94 94 4.2. Thực tiễn phát triển chính. văn hóa, phát triển và quyền con người 16 1.2. Quyền văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa 1.3. Quyền tiếp cận văn hoá trong xã hội hiện đại 18 27 1.4. Tiếp cậ n văn hóa với tư cách là một quyền. thức trong việc thực hiện quyền tiếp cận văn hóa 131 Chương V. Một số giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hóa quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan