thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã nam cao - kiến xương - thái bình

88 283 0
thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã nam cao - kiến xương - thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 ĐVT Đơn vị tính 2 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 3 NVL Nguyên vật liệu 4 STT Số thứ tự 5 TTXK Thị trường xuất khẩu 6 TCMN Thủ công mỹ nghệ 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 VND Việt Nam đồng 9 XK Xuất khẩu 10 USD United states dollas (Đô la Mỹ) 11 WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ BẢNG HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của làng nghề Nam Cao Error: Reference source not found Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu vốn của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân trong làng nghề xã Nam Cao giai đoạn 2006-2011 Error: Reference source not found Hình 2.3 Tổng sản lượng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Lào và Campuchia của Làng nghề Nam Cao từ 2006-2011 Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử loài người, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra từ rất sớm, nó gắn liền với các cuộc hành trình khám phá thế giới của con người. Có nghĩa là thế giới ngày càng phát triển, tầm nhìn của loài người ngày càng được mở rộng, thì việc giao lưu nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng giữa các quốc gia, các vùng miền ngày càng trở nên phổ biến. Sau một thời gian đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một cột mốc đặc biệt quan trọng, từ đó nền kinh tế Việt Nam đã được định hướng đi theo xu hướng chung của thế giới, đó là xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, hay nói cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thay đổi mạnh mẽ. Góp phần vào sự thay đổi trên ngoài các doanh nghiệp thì phải kể đến vai trò của các làng nghề truyền thống. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống hàng trăm năm với sự năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất theo định hướng mới, các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã không ngừng khẳng định thương hiệu của mình ở trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Trong số những làng nghề đó, có Làng nghề tơ đũi Nam Cao thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển hình về phát triển làng nghề. Nam Cao là xã đất chật, người đông. Có thể đó là những lý do để nhiều năm trước đây nghề nuôi tằm, kéo tơ và dệt đũi đã sớm về gắn bó với đất này. Người ta cho rằng nghề dệt đũi Nam Cao được hình thành từ gần 400 năm trước đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành 1 quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đũi Nam Cao đã nổi đình nổi đám, mỗi năm tiêu thụ 4050 nghìn mét vuông. Khi thị trường Đông Âu mất đi, đũi Nam Cao cũng ắng lại. Song với sự biến chuyển trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước, đũi Nam Cao đã nhanh hơn các sản phẩm khác, kịp thời chuyển hướng sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Nghề dệt đũi lại phát triển và còn có sức mạnh hơn xưa, vươn ra toàn xã Nam Cao, tới cả các xã lân cận như Lê Lợi, Đình Phùng, Quốc Tuấn với các doanh nghiệp tiêu biểu của nghề dệt đũi ở Nam Cao như Doanh nghiệp dệt nhuộm Đông Thành, Doanh nghiệp dệt Đại Hoà, Doanh nghiệp dệt An Liên, Doanh nghiệp dệt Quang Bình Đũi Nam Cao đã trở thành hàng độc nhất vô nhị trong làng dệt Việt Nam. Ngày nay, sản phẩm tơ đũi của làng nghề Nam Cao vẫn chủ yếu để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Làng nghề Nam Cao có tiềm lực về con người; có bề dày truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại thay thế cho sản xuất thủ công trước kia, qua đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu của làng nghề là rất lớn. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của làng nghề còn nhiều hạn chế dẫn đến việc khai thác những tiềm năng của làng nghề chưa tương xứng. Do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm tơ đũi lụa của làng nghề ngày càng trở nên cấp thiết. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Cao, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn là “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao - Kiến Xương - Thái Bình” với mong muốn những phát hiện của mình trong đề tài này sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển làng nghề tại quê hương. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao - Kiến Xương - Thái Bình Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này có 3 nhiệm vụ chính, đó là: - Trình bày lý luận về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, luận giải sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Việt Nam. - Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình từ năm 2006 ước tính đến hết năm 2011, làm rõ những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình cho đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lý luận thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề và thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam cao – Kiến Xương – Thái Bình. (Ở đây làng nghề được hiểu là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh donh, mang lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm). Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình dưới góc độ các doanh nghiệp tư nhân và 3 các hộ gia đình sản xuất của xã Nam Cao. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2006-2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2020 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, đối chiếu và suy luận logic, dựa trên các số liệu về kết quả sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu do làng nghề xã Nam Cao - Kiến Xương - Thái Bình cung cấp. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình”. Tuy đây là một làng nghề thủ công ở Thái Bình – một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp và trình độ lao động còn chưa cao, nhưng hoạt động xuất khẩu tại làng nghề Nam Cao đã được thực hiện ngay từ khi làng nghề được hình thành. Ngày nay cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thì hoạt động xuất khẩu càng được chú trọng hơn cả. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ thu được những thành công nhất định góp phần giúp cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình nói riêng, cũng như nhiều làng nghề thủ công khác được hoàn thiện hơn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần: Mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng hình, lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Chương 2. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã 4 Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình giai đoạn 2006-2011 Chương 3. Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình cho đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ 1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ 1.1.1 Quá trình hình thành, khái niệm và đặc điểm của làng nghề Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đã cho thấy làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân dân ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến ngày nay. Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làng định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt. Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải từ đó càng nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề 6 mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều. Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiều thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầy sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử lúc thịnh lúc suy, có những làng nghề được gìn giữ, có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Trong đo có những làng nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao. Ngày nay, các làng nghề truyền thống tập trung hầu hết ở vùng châu thổ sông Hồng như: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình…Một số rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam Sau đây là một vài khái niệm và đặc điểm của làng nghề truyền thống: • Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn, làng có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh danh độc lập. Thu nhập của các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của cả thôn, làng. • Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều ngành nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và mang lại thu nhập chủ yếu của làng nghề. Những nghề thủ công của làng nghề truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác, thường là qua nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cố truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm vào sản xuất, có 7 [...]... đình sản xuất trong làng nghề, thúc đẩy xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp mà làng nghề có thể áp dụng để gia tăng khả năng, qui mô và hiệu quả xuất khẩu của mình • Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề là việc làng nghề tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình 12 1.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Trước khi thực hiện nhưng nội dung của hoạt động thúc. .. Từ khái niệm về xuất khẩu và bản chất vừa rút ra được, áp dụng vào với làng nghề truyền thống, ta có thể rút ra kết luận: Xuất khẩu sản phẩm của làng nghề là hoạt động kinh doanh buôn bán của làng nghề đó, nhằm đưa sản phẩm truyền thống của mình ra thị trường quốc tế 1.1.2.2 Đặc điểm của xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Theo khái niệm về xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, ta thấy xuất khẩu là một hoạt... LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 1.3.1 Vai trò của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề truyền thống Việt Nam Hoạt động xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà và sự phát triển của các làng nghề Nhận thức được vai trò của hoạt động xuất khẩu sẽ giúp chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu. .. đoạn - Nếu M > 0 : Điều này chứng tỏ các mặt hàng của làng nghề đang được ưa chuộng từ phía thị trường Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đạt hiệu quả - Nếu M . nghiên cứu của đề tài này là lý luận thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề và thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam cao – Kiến Xương – Thái Bình. (Ở đây làng nghề được. thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình cho đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ 1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ. là: - Trình bày lý luận về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, luận giải sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Việt Nam. - Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan