hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam

93 506 3
hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu 46 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải VN TTQT Thanh toán quốc tế NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu TDCT Tín dụng chứng từ DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Những chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2010. .Error: Reference source not found Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm từ 2007-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Doanh thu kinh doanh ngoại hối từ 2008 đến 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Doanh thu cung ứng dịch vụ Ngân hàng từ 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.5 : Doanh số của dịch vụ chuyển tiền qua các năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.6: Doanh số của nghiệp vụ nhờ thu các năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.7: Doanh số của nghiệp vụ tín dụng chứng từ các năm 2007-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.1: kế hoạch hoạt động kinh doanh và ngân sách tài chính năm 2011 Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Error: Reference source not found Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Error: Reference source not found Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức ghi sổ Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ 2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu 46 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay khi thương mại quốc tế phát triển, giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng, cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho đất nước. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì cần thiết phải hạn chế, kiểm soát rủi ro trong thanh toán quốc tế. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( MSB ) nói riêng. Vì vậy đề tài “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn Mục đích và ý nghĩa của đề tài làm sáng tỏ các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế dưới góc độ các bên tham gia trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là rủi ro đối với ngân hàng; các biện pháp hạn chế rủi ro trong TTQT tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hạn chế rủi ro TTQT tại MSB để đánh giá kết quả đạt được và những điểm yếu của việc hạn chế. Từ đó đưa ra những biện pháp để tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MSB Bố cục luận văn: Bố cục luận văn gồm có 3 chương như sau Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam Trong chương 1 tác giả làm rõ khái niệm về thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế : phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ghi i sổ ứng trước Tiếp đến là làm rõ khái niệm rủi ro trong TTQT , các loại rủi ro và nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong TTQT của NHTM Các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động TTQT của NHTM bao gồm: rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro pháp lý, rủi ro chính sách, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức, rủi ro lãi suất, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro thanh khoản. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong TTQT của NHTM gồm có nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng: cơ cấu tổ chức của ngân hàng, công tác quản trị rủi ro, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, khoa học công nghệ, quy trình nghiệp vụ. Nhân tố khách quan: môi trường kinh tế- chính trị, môi trường pháp lý và khách hàng Đặc biệt trong chương này tác giả đã là rõ được khái niệm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng như các biện pháp để hạn chế rủi ro trong các phương thức TTQT Chương 2 bàn về thực trạng hạn chế rủi ro trong TTQT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải VN. Chương này tác giả trình bày khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải VN, về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và các hoạt động nói chung cũng như các hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng . Ngoài ra chương này đi sâu vào phân tích thực trạng hạn chế rủi ro TTQT của MSB. Để hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động TTQT của mình ngoài việc tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng thì: các bộ phận nghiệp vụ của MSB không ngừng nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro: chủ động nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, biến động của từng ngành hàng, đặc biệt là diễn biến tăng giảm giá của một số mặt hàng XNK có liên quan đến lĩnh vực tín dụng tại MSB như tôm cá, dệt may, sắt thép, hóa chất, v…v, để thận trọng hơn trong công tác tài trợ mở L/C nhập khẩu hay chiết khấu hàng xuất khẩu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp phân loại, sàng lọc khách hàng và đưa ra các đề xuất định hướng phòng ngừa rủi ro đối ii với từng loại khách hàng như điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ, quy mô tài sản thế chấp, hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu; tăng cường phương tiện kết nối mạng thông tin để khai thác và chủ động thu thập mọi thông tin từ mọi nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng CIC (credit information centre) của NHNN, Internet, các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài ; xây dựng cho toàn thể cán bộ nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin phòng ngừa rủi ro là công việc thường xuyên liên tục về hoạt động TTQT cũng như bất kỳ nghiệp vụ nào liên quan đến hoạt động ngân hàng; đầu tư có trọng điểm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế; không ngừng cải tiến công tác quản lý điều hành và phát triển công nghệ tin học. Để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải VN có các biện pháp sau: Đối với thanh toán hàng xuất khẩu: Hiện nay trong thanh toán hàng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Hàng hải VN thực hiện chiết khấu bộ chứng từ dưới hai hình thức: chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Thường thì thực hiện chiết khấu truy đòi để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì ngân hàng có quyền truy đòi khách hàng trong trường hợp bên nước ngoài từ chối thanh toán. Đối với thanh toán hàng nhập khẩu: theo quy định của MSB sau khi tiếp nhận đồng ý mở L/C cho khách hàng thì phải tiến hành ký quỹ. Trước đây hầu hết các chi nhánh của ngân hàng đều quy định mức ký quỹ là 100% tuy nhiên điều này không phát huy được tác dụng, làm giảm tính cạnh tranh, làm cho một số khách hàng chuyển sang ngân hàng khác. Vì vậy hiện nay ngân hàng đã thực hiện mức ký quỹ linh hoạt hơn Việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro đã phần nào đem lại những hiệu quả tích cực. Đó là rủi ro trong phương thức chuyển tiền và nhờ thu hầu như là không có. Còn trong phương thức tín dụng chứng từ tỷ lệ bộ chứng từ sai sót được hạn chế một cách hiệu quả Tuy nhiên rủi ro là một yếu tố bất ngờ thường nằm ngoài tầm kiểm soát, nên mặc dù Ngân hàng TMCP Hàng hải VN đã có những biện pháp để hạn chế rủi ro iii như đã nêu ở phần trên nhưng rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ vẫn xảy ra chủ yếu là rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp Thứ nhất: Nợ quá hạn trong thanh toán L/C của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN đang có xu hướng tăng. Thứ hai: Việc thực hiện tỷ lệ ký quỹ bắt được thực hiện rất chặt chẽ nhưng trong vài năm trở lại đây, tại MSB vẫn xảy ra thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cho một số doanh nghiệp mà sau đó các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán hoặc đang ở trong vòng tố tụng. Trong những trường hợp này, nếu MSB đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì mức độ xảy ra rủi ro rất cao vì khả năng thu hồi được tiền là rất mỏng manh. Nhưng theo quy định của L/C ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ luật lệ quốc tế, MSB đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn. Tuy các khoản vay này đều có thế chấp bằng tài sản cố định của các doanh nghiệp, nhưng lại làm giảm khả năng cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư khác. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn cho vay chưa thực sự an toàn bởi tình hình tài chính - kinh doanh của các doanh nghiệp nợ quá hạn thanh toán L/C thường không tốt. Bên cạnh đó, tình trạng một số doanh nghiệp do có khó khăn về tài chính nên không lo vốn được vốn để thanh toán khi các chứng từ phù hợp khá phổ biến. Họ thường vin cớ do hàng chưa về hoặc hàng đang có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho MSB vì nếu để chậm trễ, dẫn tới quá thời hạn thanh toán, các ngân hàng nước ngoài sẽ phạt tiền MSB. Thiệt hại về tài chính tuy không đáng kể nhưng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Thứ ba: Một số những rủi ro về tác nghiệp từ phía Ngân hàng vẫn xảy ra. Mặc dù ngân hàng cũng có những cán bộ TTQT dày dạn trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và có một mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, song MSB cũng khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thanh toán L/C. Đánh giá một cách iv khách quan thì đây là một trong các nhân tố làm con số nợ quá hạn L/C trở thành một mối lo cho toàn hệ thống. Trong thời gian qua có một số cán bộ của MSB đã không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng như thông lệ quốc tế. Một số chi nhánh có hiện tượng không tiến hành thẩm định đánh giá khách hàng một cách đầy đủ mà vẫn tiến hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng vi phạm nguyên tắc thanh toán. Trong thư yêu cầu phát hành bảo lãnh doanh nghiệp cam kết sẽ thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng, không từ chối, khiếu nại ngay cả khi chứng từ có sai sót. Ngân hàng được uỷ quyền ghi nợ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay của của doanh nghiệp để thanh toán giá trị lô hàng và các chi phí phát hành bảo lãnh. Nhưng đến khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán với ngân hàng, tài khoản của doanh nghiệp cũng không đủ tiền thì ngân hàng lại phải thanh toán cho khách hàng. Như vậy trong trường hợp này, chỉ vì sai sót của một số người mà ngân hàng đã phải gánh chịu thiệt hại không đáng có. Một thiếu sót đáng lưu ý nữa là số cán bộ thanh toán chưa tuân thủ nghiêm ngặt thông lệ quốc tế. Như chúng ta đã biết, thanh toán tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi UCP600 và UCP600 quy định tất cả các giao dịch chứng từ đều lấy chứng từ làm căn cứ duy nhất. Nhưng có trường hợp do khi nhận hàng về không đúng phẩm chất khách hàng lại yêu cầu ngân hàng tìm lỗi trong chứng từ để từ chối thanh toán. Việc không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng như UCP600 rất dễ dẫn đến khách hàng cơ hội lợi dụng lần sau và ảnh hưởng tới mối quan hệ với ngân hàng bạn. Bên cạnh đó, thời gian qua do biến động của thị trường giá cả, biến động của tỷ giá hối đoái, do ảnh hưởng tồn kho của một số mặt hàng như xi măng, phân bón, sắt, thép, đường , và do không tìm hiểu kỹ đối tác nên một số khách hàng đã không thanh toán đúng hạn, phần nào ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Ngoài những nhân tố về thị trường, sự cố tình vi phạm của khách hàng cũng dẫn đến rủi ro đáng lo ngại đối với ngân hàng. Trong quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng thương mại hiện nay, bên cạnh những khách hàng biết giữ chữ v tín với bạn hàng, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình thì vẫn còn có một số khách hàng chưa am hiểu về nghiệp vụ buôn bán ngoại thương và thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh theo thời vụ, tính lợi trước mắt. Họ thường đưa ra những đề nghị trái nguyên tắc và trái thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như có khách hàng yêu cầu MSB phát hành bảo lãnh nhận hàng và chấp nhận thanh toán kể cả khi chứng từ có sai sót, nhưng khi có sai sót lại yêu cầu ngân hàng không thanh toán. Có trường hợp khách hàng không chịu thanh toán phần còn lại của lô hàng để răn đe nhà cung cấp mặc dù công trình đã được nghiệm thu, bất chấp thông lệ quốc tế. Với những khách hàng như thế Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn để giữ uy tín của mình. Một số khách hàng nhập khẩu vì lợi ích riêng của doanh nghiệp đã bội ước với ngân hàng, chây ỳ trong thanh toán. Hàng đã bán hết nhưng không trả tiền cho ngân hàng mà mang tiền bán hàng sử dụng vào mục đích khác. Đến khi làm ăn thua lỗ lại không thực hiện được cam kết với ngân hàng. Như vậy, rủi ro đạo đức cũng là một loại rủi ro gây thiệt hại lớn đối với ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với MSB là cần phải thận trọng và khách quan hơn nữa trong việc đánh giá khách hàng của mình. Việc vẫn xảy ra những rủi ro nói trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính Ngân hàng đó là: trình độ công nghệ chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng của số lượng giao dịch; việc đào tạo đội ngũ chuyên viên dịch vụ tín dụng tại các đơn vị chuyên doanh cũng như chuyên viên xử lý chứng từ tại trung tâm tài trợ thương mại chưa tốt; cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chưa hoàn thiện, khối quản lý rủi ro mới được thành lập chưa phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa có một chính sách khách hàng hợp lý, chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. Cho nên việc lựa chọn, xác minh, tìm hiểu cũng như tư vấn cho khách hàng chưa hiệu quả. Điều đó gây ra những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Nguyên nhân khách quan đó là: các văn bản pháp lý phục vụ cho hoạt động vi [...]... quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam b- Bố cục luận văn: Bố cục luận văn gồm có 3 chương như sau Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP. .. rủi ro và đưa ra một số các các biện pháp để tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng hải VN nói riêng Giúp cho cán bộ TTQT, CBQL của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN có một hệ thống các biện pháp hạn chế rủi ro để đảm bảo cho hoạt động TTQT của ngân hàng được an toàn và chất lượng a - Tên luận văn: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc. .. vậy đề tài Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn 1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài: Đề tài làm sáng tỏ các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế dưới góc độ các bên tham gia trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là rủi ro đối với ngân hàng; các biện pháp hạn chế rủi ro trong TTQT tại NHTM Trên... và nguyên nhân trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MSB Thứ ba: Trên cơ sở những tồn tại, điểm yếu của việc hạn chế rủi ro trong TTQT đã phân tích để đưa ra những biện pháp tăng cường hạn chế rủi ro trên cơ sở định hướng hoạt động của Ngân hàng Có thể nói để hạn chế, kiểm soát và quản lý trong rủi ro hoạt động của Ngân hàng nói chung cũng như trong hoạt động TTQT của Ngân hàng nói riêng... trạng hạn chế rủi ro TTQT tại MSB để đánh giá kết quả đạt được và những điểm yếu của việc hạn chế Từ đó đưa ra những biện pháp để tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MSB 2 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN trong hoạt động TTQT - Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 3... trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì cần thiết phải kiểm soát , hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào nói chung cũng như Ngân hàng TMCP. .. rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được Xét trong phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế thì rủi ro thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế do các nguyên nhân phát sinh từ các bên tham gia thanh toán quốc tế hoặc các nguyên nhân khách quan khác Rủi ro trong. .. TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB ) nói riêng Với gần 20 năm hoạt động và cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN đã có uy tín trong lĩnh vực này nhưng đứng trước bối cảnh mối quan hệ song và đa phương trong thương mại ngày càng phức tạp thì cần phải có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về các biện pháp hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải. .. ro quan hệ đại lý,… 1.2.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong TTQT (1) Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp là rủi ro do sai sót trong khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ TTQT, có thể do con người hoặc sự cố kỹ thuật gây nên Trong thanh toán chuyển tiền: Rủi ro xảy ra trong các trường hợp ngân hàng thao tác nghiệp vụ sai, như chuyển tiền sai địa chỉ – có thể xảy ra giữa ngân hàng chuyển và ngân hàng thanh. .. báo rủi ro Cùng với bảo hiểm, Chính phủ phải là người tài trợ chính cho các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất trong thanh toán xuất nhập khẩu Tóm lại luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro trong TTQT Thứ hai: Luận văn đã đánh giá được thực trạng hạn chế rủi ro trong TTQT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải . trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP. lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương. pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan