PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ

25 1.9K 3
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, việc dạy Văn đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. Dư luận cho rằng: Đã có nhiều giờ dạy văn khá thành công, người thầy dường như nhập thân vào bài giảng và đã truyền được tình yêu văn chương đến học trò. Song cũng có không ít giờ văn kém hấp dẫn và tâm huyết ở người thầy đã vơi cạn cho nên học trò chưa thực sự thích thú. Ngành giáo dục đã có nhiều hội thảo, mở nhiều chuyên đề về vấn đề đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phải thừa nhận các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin đã đem đến cho học sinh sự hứng thú khiến cho giờ học Văn hấp dẫn, sinh động bởi các hình ảnh chân dung bút tích tác giả. Nhiều đoạn trích chèo, những bài thơ đã được các nghệ sĩ có tên tuổi ngâm, được vận dụng cẩn trọng, hợp lệ trên máy chiếu

phơng pháp giảng dạy tác phẩm tự sự A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc dạy Văn đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. D luận cho rằng: Đã có nhiều giờ dạy văn khá thành công, ngời thầy dờng nh nhập thân vào bài giảng và đã truyền đợc tình yêu văn chơng đến học trò. Song cũng có không ít giờ văn kém hấp dẫn và tâm huyết ở ngời thầy đã vơi cạn cho nên học trò cha thực sự thích thú. Ngành giáo dục đã có nhiều hội thảo, mở nhiều chuyên đề về vấn đề đổi mới phơng pháp nhằm nâng cao chất lợng dạy và học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phải thừa nhận các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin đã đem đến cho học sinh sự hứng thú khiến cho giờ học Văn hấp dẫn, sinh động bởi các hình ảnh chân dung bút tích tác giả. Nhiều đoạn trích chèo, những bài thơ đã đợc các nghệ sĩ có tên tuổi ngâm, đợc vận dụng cẩn trọng, hợp lệ trên máy chiếu. Song chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng chất lợng dạy và học văn trong nhà tr- ờng đang là vấn đề báo động ( nếu tôi không muốn nói rằng chúng ta rung một hồi chuông cảnh tỉnh ). Học sinh thờ ơ với văn chơng, lời học, lời suy nghĩ, chỉ học đối phó. Thế kỉ XXI hội nhập toàn cầu, môn học Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ quan trọng hơn bao giờ hết, văn chơng không có tính năng ứng dụng, tơng lai của ngời học không chắc chắn lại thêm suy nghĩ hớng nghề cho con em mình của các bậc phụ huynh khuyến khích học những môn thời thợng bởi tơng lai con em họ sẽ ổn định hơn. Một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy hiện nay những tài liệu nghiên cứu có chiều sâu rất hiếm. Ngợc lại, những tài liệu có kiểu mì ăn liền lại khá phong phú, vô hình dung đã làm cho học sinh có sức ì lệ thuộc vào văn mẫu. Và khi làm bài kiểm tra giáo viên coi nghiêm túc đã có biết bao nhiêu những chuyện vui buồn, những chuyện thật nh bịa của học sinh bởi những nhận thức và suy nghĩ vừa ngây ngô vừa thiếu chính xác và sai chính tả của các em để rồi đọc lên ta không khỏi giật mình cời ra nớc mắt, không cời sao đợc khi học trò mình viết: HS1: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã đợc Tố Hữu ghi lại trong những giây phút thiêng liêng của Bác. Các câu đều đợc Tố Hữu phân tích. HS2: Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là: Cho thấy lỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn đồng thời đặt những hình tợng đó trong thế tơng quan hỡi ai đến Sỉ mắng triều đình thân dê chó Bắt lạt tể phụ Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi ngời. HS3: Sau ba mơi năm buôn bán ở nớc ngoài. Bác trở về Tổ Quốc. Đó là những nụ cời Cời ra nớc mắt, nụ cời đau xót cho cái sự học văn của các cô tú, cậu tú thời nay. Nhng có lẽ đáng cời, xót xa, ái ngại nhất chính là ngày càng bắt gặp nhiều trong bài làm của các em những câu văn thiếu thực tế, thiếu kiến thức. HS1: Quả chuối khi chín có màu vàng nhng cũng có loại chuối khi chín có màu xanh nh chuối tây chẳng hạn. HS2: Hầu nh trong vờn nhà ai cũng có một vài cây chuối, nhiều chuối. Cây chuối có nhiều buồng chuối và rất nhiều quả. Trong một lần tôi ra đề bài viết số 2 phân môn Tập làm văn: Vào một ngày em về thăm lại trờng cũ. Hãy viết th cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trờng đầy xúc động đó. Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhng lại có không ít bài đọc lên, nhiều thầy cô đã cời ra nớc mắt trớc những câu văn trống rỗng vô hồn, trớc cách hiểu siêu tởng của một số em. HS1: Sân trờng ngày càng đợc mở rộng thêm, phòng đợc trang trí rất đẹp, ảnh Bác Hồ và 5 điều Bác Hồ dạy vẫn còn trên bức tờng. Mọi khuôn cảnh trong phòng học không có gì thay đổi, riêng chỉ có cây hoa thì đợc thay bằng cây hoa giấy. HS2: Ôi sao trờng mình to và đẹp thế này! Trông trờng mình không khác gì cái đình làng. Ngớc mắt lên trên thì thấy dòng chữ to đùng là trờng trung học cơ sở Tân Hiệp, tên biển hiệu của trờng. Nhng nó không đợc ghi bằng đá nữa mà tên cổng trờng đ- ợc ghi bằng kim cơng. Mình tự hỏi mình. Trờng mình năm nay oách nhỉ. Bớc vào trong khoảng vài bớc thì ối giời ơi! Trớc mắt mình là hai cây cổ thụ to đùng. Mình không biết nó đợc trồng từ lúc nào nữa không biết? Mình đoán ra ngay là cây này không phải là cây trờng trồng mà đây chắc do trờng nhập khẩu bên nớc ngoài về. Bớc vào trờng vài bớc nữa thì thấy một cái cột cao chọc trời, mình không biết cái cột đó mọc từ đâu ra nhìn lên cao mới biết đó là cái cột để chào cờ. Mình không dám nhìn nữa mà đi thẳng về phía trớc, xem nào 9 4 của chúng mình đâu rồi, sao lại không có lớp 9 4 thế này, 9 4 đâu rồi? Tìm mỏi mắt mà chẳng thấy. A! Kia rồi! 9 4 đây rồi. Sao nó lại nằm ở tít trên tầng thợng thế kia. Đi mỏi chân mới lên đợc. Mở cửa lớp thì thấy mọi ngời cứ nhìn chằm chằm vào mình. Mình hỏi Bọn nào kia nhng nhìn lại thì ra là tập thể lớp 9 4 ngày ấy. Ai nấy đều cao to, đẹp gái, nhng ai cũng đều có vợ và có con. Thế đấy! Học sinh cứ vô t thể hiện bằng giấy trắng mực đen những câu văn vô cảm, thiếu tôn trọng bản thân và ngời chấm nh trên, thì khó có lí do nào biện minh cho việc quá coi thờng môn Văn của các em. Còn tôi, bản thân ngời cô dạy Văn đã lâu năm thì quá ngao ngán không hiểu học trò mình học kiểu gì mà cho ra một sản phẩm quái dị nh vậy! Còn đâu những liên tởng bay bổng? Còn đâu những suy t, nghiền ngẫm để thấm thía hơn những bài học làm ngời? Các câu văn viết nh trên của học sinh là một sự thật đau lòng mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận trong nhiều năm qua. Sự triệt để thực hiện cuộc vận động Hai không sẽ là một trong những giải pháp tích cực đa học sinh trở về với văn chơng, với lối t duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận văn học. B . Phần nội dung Chơng I : Tổng quan Dạy tác phẩm tự sự đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản trữ tình hay văn nghị luận. Cho nên trong chơng II, nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài tôi đã đề cập đến những mục sau: I. Đặc trng văn bản tự sự. II. Phơng pháp dạy văn bản tự sự. Trong chơng III, phơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có hai phần. I. Phơng pháp nghiên cứu gồm năm phơng pháp. II. Kết quả nghiên cứu: ứng dụng vào bài cụ thể: Văn bản Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng. Chơng II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. I. Đặc trng văn bản tự sự Văn tự sự có nghĩa là kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm t con ng- ời. Đã là truyện thì phải có câu chuyện tức là có truyện, tình tiết. Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên hằng ngày kết tinh ngng đọng lại thành truyện. Tình tiết là dấu hiệu đặc trng đầu tiên của truyện. Dù biến hoá trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn luôn tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian cổ điển, cận đại hay hiện đại. ( Có những truyện tình tiết đơn giản, có tình tiết phức tạp. Tình tiết truyện có khi đơn tuyến, có khi đa tuyến, có khi một chiều, có khi nhiều chiều. Truyện Kiều là một tác phẩm trong đó có tình tiết có tính chất đơn tuyến, vì từ trớc đến sau câu chuyện chỉ xoay quanh sự diễn biến của vận mệnh nàng Kiều từ lúc ở nhà trải qua 15 năm lu lạc rồi đến lúc trở về tái hợp. Tình tiết trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình có tính chất đa tuyến vì tác phẩm là sự xen kẽ, kết hợp rất tài tình của nhiều mạch truyện, nhiều mối truyện khác nhau, từ truyện nhỏ trong các gia đình, trong các phòng khách cho đến truyện lớn trên chiến trờng, trong phạm vi nớc Nga và Châu Âu. Bên cạnh đó, tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhng không phải là yếu tố quan trong nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển. Nhng trung tâm của sự việc, của biến cố là con ngời, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Đối tợng chủ yếu của văn học là những con ngời với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố. Bởi vì khoa học cũng làm việc đó. Nhà địa lí cũng có thể kể lại quá trình một trận đánh Truyện là văn học, truyện kể về con ngời, về vận mệnh của những con ngời. Đã là truyện thì phải có lời kể chuyện. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tợng của truyện đợc dệt nên qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phơng tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tợng trong truyện, mặt khác cũng lại là phơng tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, t tởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống. Một truyện hay thờng khi do bản thân câu chuyện đợc kể đồng thời còn do cách kể chuyện. Có khi từ những truyện không có gì ghê gớm, đặc biệt mà ngời kể có thể kể thành ra rất lí thú, sâu sắc. Đó là vì ngời kể thờng hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ của ngời kể đối với sự việc và con ngời trong truyện. Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện. Lời kể trong truyện thờng khắc hoạ lên hình tợng một nhân vật thờng khi là vô hình mà lại vô cùng quan trọng; đó là: Hình tợng tác giả hay rộng hơn hình tợng ngời kể chuyện. Khi phân tích nghiên cứu, khi đọc, giảng truyện ta không thể nào bỏ qua yếu tố quan trọng đó. Một tác phẩm tự sự ( truyện ) tất nhiên cũng giống nh bất kì một tác phẩm nào khác, đòi hỏi phải đợc phân tích toàn diện cặn kẽ và đúng phơng hớng. Điều đặc biệt ở tác phẩm thuộc thể truyện là cấu tạo hình tợng tác phẩm dựa vào ba yếu tố: Tình tiết, nhân vật và lời kể nh đã nêu. Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tợng của truyện, không thể không lu tâm đến ba yếu tố đó. Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận. II. Phơng pháp dạy văn bản tự sự : 1 . Làm cho học sinh nắm vững đợc sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức là nắm đợc cốt truyện. Học một bài thơ trữ tình phải nắm đợc diễn biến cảm xúc của nhà thơ, học một bài văn nghị luận phải nắm đợc trình tự lập luận của tác giả, còn học một thiên truyện tr- ớc hết phải nắm đợc diễn biến của câu chuyện. Trong rất nhiều trờng hợp, do không nắm đợc quá trình diễn biến của tình tiết tác phẩm mà giáo viên không phân tích đợc tác phẩm. Khi phân tích cần quan tâm thích đáng đến tình huống của truyện. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật. Có thể hiểu tình huống là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thờng đang thử thách con ngời. Nó gồm những diễn biến sự kiện đòi hỏi con ngời trong đó cần phải xoay xở, cần phải bộc lộ một cách chính xác năng lực và bản thân của mình. Nh vậy, tình huống gắn chặt cùng cốt truyện, thờng hiện lên rõ rệt ở các bớc ngoặt trên dòng cốt truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật xây dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn. Một số truyện trong Ngữ văn lớp 9 có cốt truyện đơn giản, thờng là loại cốt truyện tập trung vào soi rọi đời sống nội tâm và những vận động tâm lí ở một tình huống quan trọng. Do đó, cần hớng dẫn học sinh nhận ra đợc tình huống truyện và tập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trong tình huống đó. VD1: Văn bản Chiếc lợc ngà đợc viết theo cách truyện lồng trong truyện mà phần chính là truyện của bác Ba kể về câu chuyện của cha con ông Sáu. Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống: +Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện. +ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thơng và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lợc ngà để tặng con, nhng ông hi sinh cha kịp trao món quà ấy cho con gái. VD2: Văn bản hồi thứ 14 trích Hoàng Lê nhất thống chí. Tình tiết trong đoạn trích: phần đầu tác giả kể chuyện Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long, do thắng lợi dễ dàng, tên tớng xâm lợc ny kiêu ngạo, chủ quan. Núp bóng quân xâm lợc, bè lũ Lê Chiêu Thống bộc lộ tất cả bản chất bán nớc hèn hạ của chúng. Tuy vậy, qua lời của ngời cung nhân ở Trờng Yên ra nói với mẹ Lê Chiêu Thống, tác giả đã báo hiệu cơn bão táp sắp ập lên đầu quân cớp nớc và bọn bán nớc. Ngừng kể chuyện phía địch, tác giả chuyển sang phía ta, kể chuyện Quang Trung kéo quân ra Bắc bắt đầu từ việc Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ngô Thì Nhậm, rút quân Thăng Long về Tam Điệp và cho phi báo về Phú Xuân. Đợc tin Nguyễn Huệ lên ngôi vua, kéo đại quân ra Bắc, dừng lại Nghệ An tuyển thêm binh sĩ, tiến ra Tam Điệp gặp lại các bộ tớng . ở đây, Nguyễn Huệ đã nói những câu nói lịch sử trớc ba quân, đồng thời hạ quyết tâm định kế hoạch tiến vào Thăng Long phá tan quân giặc. Phần còn lại tờng thuật diễn biến trận đánh của Quang Trung từ các mũi giáp công mãnh liệt của quân Tây Sơn đến tình trạng bất ngờ hỗn loạn thảm hại của bọn cớp nớc và lũ bán nớc, kết thúc bằng cuộc hội kiến thẹn thùng giữa Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống ở biên giới trớc khi Nghị thu nhặt tàn quân rút về. Trớc khi đi sâu vào phân tích chi tiết, một sự phân tích đại cơng nh vậy về các chi tiết của bài văn sẽ củng cố ấn tợng hoàn chỉnh đầu tiên của học sinh đối với hình t- ợng tự sự của tác phẩm. 2. Làm cho học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá đợc đúng đắn nhân vật trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn nói qua nhân vật. Nhân vật chính là mang chở nội dung phản ánh, t tởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con ngời, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đờng quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm để nhận ra lí tởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thờng điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Về nhân vật cũng có những dạng khác nhau đòi hỏi sự phân tích phù hợp với mỗi kiểu loại. VD: Nếu nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa chỉ là một bức chân dung (theo cách nói của tác giả) thì những nhân vật bé Thu(trong Chiếc lợc ngà), Phơng Định(trong Những ngôi sao xa xôi), ông Hai(trong Làng) lại là những nhân vật đợc khắc hoạ khá rõ về tính cách và nội tâm. Còn Nhĩ(trong Bến quê) là loại nhân vật t tởng để tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, triết lí về đời sống và con ngời. Khi phân tích cần chú trọng những điều sau đây: a) Cho học sinh lu ý đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật trong tác phẩm. Những chi tiết này có lúc đợc bộc lộ rõ ràng nhng thờng rất tế nhị, kín đáo ẩn trong lời văn đọc qua thờng ít gây chú ý. b) Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp phân loại chúng theo trình tự hợp lí nhằm sáng tỏ tính cách của nhân vật. Có thể lần lợt xem xét hình tợng nhân vật thông qua các phơng diện sau: *Lai lịch: Đây là phơng diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tích cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đờng đời của một ngời cũng nh mục đầu tiên trong bản Sơ yếu lí lịch ta thờng khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình vậy. VD: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo ngay từ khi đợc sinh ra đã bị ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có nhà cửa. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp một phần tạo nên số phận cô độc thê thảm của Chí. Truyện ngắn Đôi mắt, nhân vật Văn Sĩ Hoàng vốn xuất thân từ tầng lớp trên, quen h- ởng cuộc sống giàu sang, lại có ít dịp gần gũi với quần chúng lao động nên dễ có cái nhìn khinh miệt, đen tối về ngời dân quê kháng chiến. Có thể nói, tính cách số phận nhân vật đợc lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trớc đó. *Ngoại hình: Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn trờng hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm(cái bên trong) của nhân vật đợc thống nhất với ngoại hình( vẻ bên ngoài). *Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học đợc cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. *Nội tâm: Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,Thế giới bên trong này thờng tơng tác với thế giới bên ngoài( môi trờng thiên nhiên, quan hệ và hành vi của những nhân vật khác xung quanh sự biến chuyển của đời sống xã hội) đồng thời cũng có quy luật vận động riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con ngời. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích đợc một cách thuyết phục, kĩ lỡng mặt này cũng là nơi chứng tỏ năng lực của ngời phân tích tác phẩm. *Cử chỉ, hành động: Bản chất con ngời ta bộc lộ chính xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ nhất các cử chỉ, hành động. Đó là sự thật hiển nhiên. Nhng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm ấy của nhân vật nữa. Vế sau này là một phơng diện quan trọng để nhà văn cá tính hoá nhân vật. VD: Nhân vật Mã Giám Sinh qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Hình ảnh nhân vật phản diện Mã Giám Sinh đợc miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn hảo cả về diện mạo. Bản chất bất nhân, vì tiền của Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thuý Kiều. Bất nhân trong hành động, trong thái độ đối xử với Thuý Kiều nh một đồ vật đem bán, cân đong, đo đếm cả về nhan sắc và tài hoa: Đắn đo cân sắc cân tài. Bất nhân trong tâm lí lạnh lùng, vô cảm trớc gia cảnh của Kiều và tâm lí mãn nguyện , hợm hĩnh: Tiền lng đã sẵn việc gì chẳng xong. Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện: Cò kè bớt một thêm hai. Nếu trớc đó, khi giành ghế trên, Mã vội vàng ngồi tót thì lúc mua Kiều, hắn lại hết sức chậm rãi, tính toán chi li, hết đắn đo, hết thử tài lại cò kè, thêm, bớt. Câu thơ Cò kè bớt một thêm hai gợi cảnh kẻ mua, ngời bán đa đẩy món hàng, túi tiền đợc cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống. Không phải bất cứ nhân vật nào cũng đựơc nhà văn thể hiện đầy đủ các phơng diện này(lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động). Có chỗ nhiều, chỗ ít. Có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần thiết tập trung, xoáy sâu vào phơng diện thành công trong tác phẩm. Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du - Đỉnh cao của nền văn học dân tộc, nên đã đợc chọn đa vào sách giáo khoa tới năm đoạn trích, thể hiện những phơng diện khác nhau trong tài nghệ thuật của tác giả và giá trị t tởng của kiệt tác này. Cũng là miêu tả nhân vật, nhng hai bức chân dung của Thuý Vân, Thuý Kiều trong đoạn Chị em Thuý Kiều sử dụng bút pháp ớc lệ cổ điển, còn chân dung và tính cách tên buôn ngời Mã Giám Sinh trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều lại đợc khắc hoạ chủ yếu bằng bút pháp tả thực. Thông qua các phơng diện: dáng vẻ, lời nói, hành vi. Vì sao lại có sự phân biệt nh vậy? Để trả lời câu hỏi này, cần có hiểu biết quan niệm thẩm mĩ của ngời xa đợc thể hiện trong những nguyên tắc miêu tả của văn học trung đại. Với những vẻ đẹp cao sang, tuyệt vời của hai chị em Thuý Kiều, ngời xa tránh miêu tả trực tiếp, chỉ gợi tả thần thái của những vẻ đẹp ấy bằng những so sánh ớc lệ với các vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên( Mây thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh). Cuối cùng tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận định khái quát, nêu bật đợc ý nghĩa tác dụng nhận thức cũng nh giáo dục của nhân vật gợi ra những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh luận về nhân vật. Phân tích nhân vật theo từng mặt nh trên là nhằm tìm hiểu đợc đầy đủ, sâu sắc về tính cách của nhân vật. Tuy các nhân vật trong truyện thờng có tính cách hoặc ít nhiều đa dạng những tính cách đó bao giờ cũng thống nhất, cũng qui tụ về một vài nét nào đó là quan trọng chủ yếu nhất. Mỗi nhân vật nh vậy thờng tập trung phản ánh một cuộc sống thực tế và tập trung biểu hiện một t tởng nào đó của nhà văn. Do đó, nhân vật cũng thờng gợi ra thiện cảm hay ác cảm. Những suy nghĩ và thảo luận, nhiều lúc gợi ra nhiều liên tởng đến những con ngời tơng đồng hay tơng phản trong văn học, trong cuộc sống, xui ngời ta liên hệ với thực tế, với bản thân mình. Tác dụng giáo dục của các nhân vật văn học đợc phát huy từ chính đặc điểm của nó. Vì vậy khi phân tích nhân vật không chỉ dừng lại ở chỗ phân tích mà tổng hợp khái quát lại, đi sâu vào ý nghĩa xã hội giáo dục của hình tợng nhân vật. VD: Đoạn trích Tức nớc vỡ bờ trích tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố. Ngời đọc nh thấy hiện lên trong tác phẩm bức chân dung toàn vẹn về một ngời phụ nữ nông dân Việt Nam yêu chồng thơng con, đảm đang, tháo vát, tiềm tàng một tinh thần phản kháng. Xây dựng hình tợng chị Dậu điển hình cho sự khổ sở và đau xót, Ngô Tất Tố đã nêu lên một cách khái quát hình tợng ngời nông dân trớc Cách mạng giàu sức sống mãnh liệt. Khi tên cai lệ và ngời nhà lí trởng xông vào trói bắt anh Dậu thì tình yêu th- ơng đã tiếp sức mạnh cho chị. Chị đã xông vào: Mày trói ngay chồng bà đi! Bà cho mày xem. Chị Dậu trong giây phút tình yêu, tình thơng dâng đến cực điểm, đã dũng cảm xông vào mà đánh cai lệ và ngời nhà lí trởng. Tuy hành động đó còn mang tính chất tự phát nhng nó chứng tỏ một sức mạnh tiềm tàng ẩn sâu trong ngời đàn bà nông dân lực điền đó. Dựng lên hình tợng chị Dậu mang tính điển hình trong những hoàn cảnh điển hình của nông thôn Việt Nam trong những năm 1930 1945, Ngô Tất Tố đã phản ánh chân thực bản chất xã hội thực dân phong kiến, Tắt đèn của ông đồng thời là tiếng nói đồng cảm, xót thơng cho số phận khổ đau của ngời nông dân, là bản cáo trạng đanh thép, là lời phê phán sắc bén, cái xã hội thực dân phong kiến với sự bóc lột tàn bạo, sự huỷ diệt giá trị làm ngời. Khơi gợi lên những tình cảm đúng hớng trong lòng ngời đọc, thấy đợc sức mạnh vùng lên phản kháng của ngời nông dân, dù chỉ là tự phát nhng Tắt đèn đã góp gió vào cơn bão táp Cách mạng khi có ánh sáng của Đảng chiếu rọi. 3. Làm cho học sinh cảm và hiểu đợc cái ý vị trong lời kể của tác giả( hay của ng- ời kể chuyện). Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện. Phân tích lời kể của tác giả chính là thực chất, là nội dung chính của việc phân tích ngôn ngữ khi giảng truyện. [...]... cảm, kể, tóm tắt nội dung tác phẩm % học sinh biết vận dụng thao tác phân tích, xác định thể loại, lựa chọn kiến thức cơ bản phân tích tình tiết, ngôn ngữ nhân vật % học sinh bớc đầu có kĩ năng bình văn, đặc biệt những học sinh giỏi bình và cảm thụ văn khá sâu sắc III Phần kết luận Kết quả và thành công của việc giảng dạy tác phẩm tự sự nói riêng cũng nh của việc giảng dạy tác phẩm văn học nói chung... cũng do thầy cô tìm lấy Trong một vấn đề tế nhị và phức tạp nh vấn đề giảng dạy tác phẩm tự sự, tôi mong những quan niệm và kinh nghiệm còn ít ỏi trình bày ở đây sẽ là những gợi ý bạn bè đối với tập thể ngời thầy đang thiết tha suy nghĩ tìm tòi nhằm nâng cao chất lợng giảng dạy tác phẩm tự sự trong nhà trờng để góp phần nhiều nhất vào sự nghiệp giáo dục ... thể tóm tắt lại ? 1 số HS giải thích nghĩa của 1 số từ ngữ (theo SGK) I Tìm hiểu tác giả tác phẩm: (15') 1 Tác giả: Nguyễn Quang Sáng - sinh 1932 - Quê: An Giang (là nhà văn Nam Bộ) - Viết văn từ sau 1954, hầu nh chỉ viết về cuộc sống và con ngời Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình - Tác phẩm gồm nhiều thể loại 2 Tác phẩm: - Viết năm 1966 tại chiến trờng Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống... một cô giao liên dũng cảm - Ôn tập lại các tác phẩm văn học hiện đại (Thơ trữ tình + 3 truyện ngắn) > Kiểm tra 1 tiết E- Rút kinh nghiệm: Kết quả: Qua giờ dạy, học sinh tích cực suy nghĩ chủ động tham gia các hoạt động học tập để khám phá lĩnh hội kiến thức Đặc biệt các em đã mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, bớc đầu biết khai thác tác phẩm tự sự Giờ học đạt hiệu quả cao Cụ thể lớp : %... nắp - Biết tự tìm niềm vui trong cuộc sống: đọc sách, nuôi gà, trồng hoa > Là hình ảnh tiểu biểu của ngời lao động mới, cống hiến âm thầm, lặng lẽ, hết mình vì đất nớc 3 Bài mới: Tiết 1: ? Đọc và trình bày những hiểu biết của em về tác giả (phần chú thích dấu * SGK) - GV cung cấp t liệu thêm (SGK - Tr 215) ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - GV nói rõ xuất xứ của đoạn trích và về tác phẩm (SGV)... vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện đ ợc trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai( mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi kể thứ ba) Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của ngời nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động Nói tóm lại, giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. .. thuộc vào mức độ cảm thụ và hiểu của ngời thầy đối với tác phẩm, về mặt t tởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức Kết quả và thành công đó còn tùy thuộc vào mức độ sáng suốt và thành thạo của ngời thầy trong việc nhận thức và phân tích đợc cơ cấu tế nhị của hình tợng nhằm đa học sinh đi vào đợc chiều sâu, nhận ra đợc vẻ đẹp của tác phẩm Phơng pháp cơ bản của tôi nêu ở trên chỉ là cái hớng chung để... vẻ, tuỳ thuộc vào sự đa dạng, biến hóa của nội dung Ngôn ngữ lời văn đợc coi là hay khi nói diễn đạt đợc tốt nhất nội dung cuộc sống và nội dung t tởng, tình cảm của tác phẩm Cái hay của ngôn ngữ nghệ thuật là ở chỗ sinh động và rung cảm, chất chứa, chất liệu đời sống và tình ý con ngời Văn chơng hay thật sự không phải ở chỗ màu mè, hoa mĩ: Cái hay của truyện lại càng thờng ngng đọng ở sự trong sáng,... hiện lên, thể hiện trong sự ngỡ ngàng của Trơng Sinh, trong sự hí hửng của bé Đản cha về kìa và minh chứng cho nỗi oan của nàng, minh chứng cho lòng chung thuỷ của nàng, minh chứng cho nhân cách trong nh ngọc của nàng, đồng thời cũng đẩy nỗi đau của Trơng Sinh , nỗi đau con ngời, nỗi đau lên đến đỉnh điểm Sự tài tình của Nguyễn Dữ trong tác phẩm Chuyện ng ời con gái Nam Xơng chính là ở chi tiết cái... cuộc sống của con ngời B - chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án + Toàn truyện "Chiếc lợc ngà" + TLTK + bảng phụ - HS: Đọc và soạn bài theo hớng dẫn C - phơng pháp: - Phơng pháp: Đọc kể diễn cảm, tóm tắt, nêu vấn đề phân tích, giảng bình, khái quát D- Tiến trình bài dạy: 1 ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ: (5') ? Những nét đẹp của anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long + Đáp án: - Sống có lý . phơng pháp giảng dạy tác phẩm tự sự A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc dạy Văn đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ngày càng thu hút sự quan tâm. Đặc trng văn bản tự sự. II. Phơng pháp dạy văn bản tự sự. Trong chơng III, phơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có hai phần. I. Phơng pháp nghiên cứu gồm năm phơng pháp. II. Kết quả. tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận. II. Phơng pháp dạy văn bản tự sự : 1 . Làm cho học sinh nắm vững đợc sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan