nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm vi sinh biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại duy tiên – hà nam

120 616 0
nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm vi sinh biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại duy tiên – hà nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đức i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Hoàng Minh Tấn đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp – Hà Nội, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học, Khoa Nông học, đặc biệt các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật. Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên, anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đức ii MỤC LỤC 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây Error: Reference source not found Bảng 2.2: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 Error: Reference source not found Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn.Error: Reference source not found Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Error: Reference source not found Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của lúa Error: Reference source not found Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của lúa Error: Reference source not found Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số diện tích lá (LAI ) Error: Reference source not found Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô Error: Reference source not found Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại Error: Reference source not found Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên hai giống lúa Khang Dân 18 và Nàng Xuân Error: Reference source not found Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến hiệu quả kinh tế Error: Reference source not found Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón Biogoro đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn Error: Reference source not found iv Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa Error: Reference source not found Bảng 4.12. Ảnh hưởng phân bón Biogro đến động thái tăng trưởng số lá của lúa Error: Reference source not found Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến tốc độ đẻ nhánh của lúa Error: Reference source not found Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến chỉ số diện tích lá LAI Error: Reference source not found Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến khả năng tích lũy chất khô Error: Reference source not found Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại Error: Reference source not found Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phân bón qua rễ đến các yếu tố cấu thành năng suất trên hai giống lúa Khang Dân 18 và Nàng Xuân Error: Reference source not found Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến hiệu quả kinh tế Error: Reference source not found v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cuối cùng 43 Hình 4.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nhánh hữu hiệu 47 Hình 4.3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến NSTT 56 Hình 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế 59 Hình 4.5: Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến chiều cao cây cuối cùng 62 Hình 4.6: Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến NSTT 71 Hình 4.7: Ảnh hưởng của phân bón Biogro đến hiệu quả kinh tế 74 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LAI : Chỉ số diện tích lá NSTT : Năng suất thực thu NSLT : Năng suất lý thuyết CT : Công thức NL : Nhắc lại Đ/C : Đối chứng BĐĐN : Bắt đầu đẻ nhánh ĐNTĐ : Đẻ nhánh tối đa TGST : Thời gian sinh trưởng HT : Hoàn toàn DM : Khối lượng chất khô tích luỹ VK : Vi khuẩn vii 1. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài. Ở cây lúa, lượng phân đạm bón có tương quan thuận chặt với năng suất hạt. Nhưng bón nhiều phân đạm để tăng năng suất có thể lãng phí và gây ô nhiễm môi trường do lượng dư thừa mà cây không sử dụng hết. Vì vậy, bón phân đạm cho lúa để vừa đạt được năng suất cao vừa giữ được cân bằng dinh dưỡng trong đất, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường là rất cần thiết (Bertrand, 2001). Theo FAO, sản lượng lúa nước ta tăng từ 32,1 nghìn tấn (2001) lên 36,8 nghìn tấn (2008). Trong đó, 17-25% sản lượng lương thực tăng là do sử dụng phân hoá học, chủ yếu N, P, K. Song nền nông nghiệp ở nước ta đang đứng trước thực trạng là đang sử dụng phân bón ở mức cao và mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu hơn 60% lượng phân bón từ nước ngoài. Việt Nam là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới (Vũ Hữu Yêm, 2004) [22]. Trong khi nhiều nước phát triển đang có xu hướng giảm sử dụng phân bón thì các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại có chiều hướng sử dụng tăng mạnh. Lượng phân bón sử dụng tăng trung bình 9% mỗi năm trong 15 năm qua và trong thời gian tới có xu hướng tăng khoảng 10% mỗi năm. Bên cạnh đó hệ số sử dụng phân bón ở nước ta thấp (30% – 40% đối với phân đạm, 22% phân lân, 45% K ). Vì vậy mà các hình thức bón phân cho lúa ngày càng đa dạng thông qua các dạng hấp thụ dinh dưỡng của cây như qua rễ, qua lá, qua các bộ phận khác trên cây. Sự kết hợp hợp lý giữa các cách thức bón sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất đối với cây trồng và môi trường sống. Phân bón lá là hỗn hợp của một số phân đa lượng, vi lượng và một số chất điều hoà sinh trưởng (Lê Văn Tri, 2001)[19]. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc, hiệu suất sử 1 dụng dinh dưỡng cao hơn, chi phí thấp hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng (Nguyễn Huy Phiêu và cs, 1994)[13]. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cần cung cấp phân bón hợp lý, sử dụng phân bón lá kết hợp bón phân hoá học ở mức thấp, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Do đó việc kết hợp bón phân qua rễ và qua lá cho cây lúa để tăng năng suất và chất lượng là điều cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại Duy Tiên – Hà Nam”. 1.2.Mục đích và yêu cầu: 1.2.1. Mục đích. Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa để đề xuất biện pháp sử dụng có hiệu quả của các chế phẩm, phân bón này cho lúa tại Hà Nam. 1.2.2.Yêu cầu: - Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu nông sinh học của giống lúa Khang dân 18 và Nàng Xuân. - Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh Biogro bón qua rễ đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Khang dân 18 và Nàng Xuân. 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dấu hiệu khoa học có giá trị về ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 và Nàng Xuân tại Hà Nam. 2 - Có thể sử dụng kết quả của đề tài như là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm này cho lúa ở các địa phương khác. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Bổ xung vào quy trình thâm canh của 2 giống lúa Khang Dân 18 và Nàng Xuân tại Hà Nam. 1.4. Giới hạn của đề tài. - Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Đề tài chỉ giới hạn trên một số loại phân bón lá thông dụng và phân hữu cơ vi sinh Biogro trên 2 giống lúa trồng phổ biến ở địa phương là Khang Dân 18 và Nàng Xuân Do đề tài được thực hiện tại địa phương nên một số chỉ tiêu về sinh lý, hóa sinh không có điều kiện để xác định mà chỉ giới hạn ở một số chỉ tiêu nông học đối với cây lúa. 3 [...]... tăng năng suất lúa Do vậy, N thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh (chiều cao, số dảnh) và tăng kích thước lá, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, hàm lượng protein trong hạt N ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa N ảnh hưởng lớn đến vi c hình thành đòng và bông lúa sau này, sự hình thành số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng nghìn hạt… Lúa là... kỳ rất quan trọng trong vi c nâng cao hiệu lực của phân để làm tăng năng suất lúa Với phương pháp bón N (bón tập trung vào giai đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Vi t Nam vẫn cho năng suất lúa cao, năng suất lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ha (Cục khuyến nông và khuyến lâm, 1998) [5], (Nguyễn Thị Lẫm, 1994) [25], (Nguyễn Văn Luật, 2001) [30] Liều lượng bón cho 1 ha: 8 tấn phân chuồng + 120 kgN +... xanh, lép lửng và bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút Kết quả nghiên cứu từ năm 1994 đến năm 1996 của Nguyễn Như Hà cho thấy, không bón phân kali ảnh hưởng xấu đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa (số bông được tạo thành giảm 6,5-10%, số hạt tạo thành thấp hơn, đồng thời làm tăng tỷ lệ hạt lép lửng), năng suất lúa giảm rõ rệt so với bón đủ kali (Nguyễn Như Hà, 1999) [22] Không bón kali làm giảm... và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN& PTNT, 5/2007 2.4.2 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa Bón phân cân đối cho lúa là tuỳ theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh dưỡng và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưỡng cho cây lúa của đất trồng lúa cụ thể mà bón phân Căn cứ định lượng phân bón cân đối cho lúa: Vụ mùa, hè thu (mùa mưa) lượng N cần bón ít hơn so với vụ đông xuân Vụ hè ở các tỉnh phía Nam. .. các nhà khoa học khảo nghiệm hiệu lực trên các loại cây trồng khác nhau Kết quả khảo nghiệm của bộ khoa học và công nghệ tpHCM (2006) cho thấy rằng hiệu lực 3 loại phân bón lá: Phala-C, Phala-R, Phala-V, năng suất tăng từ 13 – 20% đối với ngô và lúa, 13 – 14% với cà phê Kết quả thử nghiệm trên nhiều loại đất Vi t Nam của nhiều tác giả cho thấy phân bón lá Komix – BFC làm tăng năng suất lúa từ 5 – 15%... hưởng rất rõ đến năng suất lúa, cụ thể là làm giảm năng suất lúa Khi cây lúa được cung cấp P thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa (Lê Văn Tiềm 1996) [15] Đào Thế Tuấn (1963) [6], cho biết: bón phân có ảnh hưởng đến phẩm chất hạt giống rõ rệt, làm tăng trọng lượng... Thổ nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất, mùa vụ và liều lượng phân N bón đến tỷ lệ N cây lúa hút Không phải do bón nhiều N thì tỷ lệ N của lúa sử dụng nhiều ở mức phân đạm 80 kg N/ha, tỷ lệ sử dụng N là 46,6%, so với mức N này có phối hợp với phân chuồng tỷ lệ N hút được là 47,4% Nếu tiếp tục tăng liều lượng phân N đến 160N và 240N có bón phân chuồng thì tỷ lệ N mà cây lúa sử dụng cũng giảm... bản của cây trồng, là thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục Trong thành phần chất khô của cây có chứa từ 0,5 – 6% N tổng số Hàm lượng N trong lá liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối Đối với cây lúa thì N lại càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong vi c hình thành bộ rễ; thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến. .. đồng thời các giống năng suất cao cần nhiều kali hơn 2.5 Phân bón lá và đặc điểm sử dụng phân bón lá cho cây lúa 2.5.1 Cơ chế hấp thụ và tác dụng của phân bón qua lá 2.5.1.1 Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng qua lá Dinh dưỡng qua rễ là con đường chủ yếu nhưng không phải duy nhất vì cây có thể hấp thụ một phần dinh dưỡng qua lá (Vũ Hữu Yêm, 1995) [38] Các chất khoáng xâm nhập vào cây qua bề mặt lá thường phải đi... yếu của P được thể hiện trên một số mặt sau: - Xúc tiến sự phát triển của bộ rễ lúa, đặc biệt là rễ bên và lông hút 15 - Làm tăng số nhánh và tốc độ đẻ nhánh lúa, sớm đạt số nhánh cực đại, tạo thuận lợi cho vi c tăng số nhánh hữu hiệu, dẫn đến làm tăng năng suất lúa - Thúc đẩy vi c ra hoa, hình thành quả, tăng nhanh quá trình trỗ, chín của lúa và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hạt - Tăng khả năng . bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại Duy Tiên – Hà Nam . 1.2.Mục đích và yêu cầu: 1.2.1. Mục đích. Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón. về ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 và Nàng Xuân tại Hà Nam. 2 - Có thể sử dụng kết quả của. số phân bón lá và chế phẩm vi sinh Biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa để đề xuất biện pháp sử dụng có hiệu quả của các chế phẩm, phân bón này cho lúa tại Hà Nam. 1.2.2.Yêu

Ngày đăng: 05/10/2014, 00:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan