NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ của VIỆT NAM và đề XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN lược XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ TRONG THỜI GIAN tới

24 1.9K 6
NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ của VIỆT NAM và đề XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN lược XUẤT KHẨU sản PHẨM gỗ TRONG THỜI GIAN tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 2 1.1: KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU 2 1.2: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 3 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ 3 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ 4 2.2.1: Tình hình xuất khẩu thực tế tháng 102012. 4 2.2.1.1: Kim ngạch xuất khẩu 4 2.2.1.2: Thị trường xuất khẩu 5 2.2.2: Thị trường thế giới. 7 2.2.2.1: Xu hướng tăng giá trong năm 2013 của ngành công nghiệp đồ nội thất văn phòng 7 2.2.2.2: Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm gỗ trong tương lai. 7 2.3. HIỆN TRẠNG HIỆN NAY VỀ XUẤT KHẨU GỖ Ở NƯỚC TA 8 2.4: NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 10 2.4.1: Thuận lợi. 10 2.4.2: Khó khăn. 11 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1: ĐỊNH HƯỚNG CHO CHẾ BIẾN GỖ, LÂM SẢN XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI. 17 3.1.1: Phát triển sản xuất chế biến gỗ, lâm sản: 17 3.1.2: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm: 17 3.1.2: Một số giải pháp thực hiện. 17 3.2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 19 KẾT LUẬN 21 LỜI MỞ ĐẦU Lâu nay, khi nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản…ít khi nhắc đến XK đồ gỗ. Thế nhưng, từ năm 2010, đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng sau thời kỳ suy thoái tài chính kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, năm 2010 là một năm thành công đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam: Mặc dầu nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sản xuất đồ gỗ nội thất thế giới ước tính tăng trưởng 5%, nhưng xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ 2009. Sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng XK có kim ngạch thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì XK đồ gỗ chiếm ngôi vị á quân, chỉ đứng sau XK thủy sản và trên cả XK gạo đã khiến chúng ta phải nhìn lại ngành XK tiềm năng này. Xuất phát từ nhu cầu trên mà nhóm em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và đề xuất những giải pháp chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ trong thời gian tới”.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ d&c BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ TRONG THỜI GIAN TỚI GVHD : NGUYỄN NGỌC THỨC SVTH : NHÓM LỚP : CDQT12TH Thanh Hóa, tháng 02 năm 2013 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức DANH SÁCH NHÓM Stt Họ & tên Mã SV Ghi chú 1 Mai Thị Hòa 10025303 2 Dương Ngọc Hoàng 10006983 3 Lê Văn Linh 10004133 4 Nguyễn Thị Kim Oanh 10019263 5 Lê Thị Phương 10022613 6 Quách Thị Yến 10005663 7 Đào Minh Chiến 10016993 8 Nguyễn Thị Hường 11032823 (CDQT13TH) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức MỤC LỤC SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức LỜI MỞ ĐẦU Lâu nay, khi nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản…ít khi nhắc đến XK đồ gỗ. Thế nhưng, từ năm 2010, đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng sau thời kỳ suy thoái tài chính- kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, năm 2010 là một năm thành công đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam: Mặc dầu nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sản xuất đồ gỗ - nội thất thế giới ước tính tăng trưởng 5%, nhưng xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ 2009. Sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng XK có kim ngạch thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì XK đồ gỗ chiếm ngôi vị á quân, chỉ đứng sau XK thủy sản và trên cả XK gạo đã khiến chúng ta phải nhìn lại ngành XK tiềm năng này. Xuất phát từ nhu cầu trên mà nhóm em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và đề xuất những giải pháp chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ trong thời gian tới”. SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 4 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1.1: KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU Xuất khẩu là hoạt động buôn bán kinh doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những lợi nhuận to lớn cho nền sản xuất trong nước. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại những hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được. 1.2: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU + Tạo nguồn vốn chủ yễu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. + Thúc đẩy sản xuất phát triển. + Tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. + Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta. SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 5 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ Mặc dù thị trường xuất khẩu gỗ đang có nhiều tiềm năng, lao công dư thừa, nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước hiện vẫn không dám đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh. Nguyên nhân là do, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm nhưng nguồn nguyên liệu gỗ đang ngày càng cạn kiệt gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước. Thêm vào đó, lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao, mặc dù gần đây lãi suất có giảm nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. Do vậy, đối với ngành gỗ thì thị trường có, nhân công có, nhưng doanh nghiệp lại thiếu vốn để đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Giá nhiều loại gỗ nguyên liệu hiện đã tăng bình quân 5-7%, đặc biệt giá gỗ cứng tăng từ 30- 40% và đang trong xu hướng tăng thêm, trong khi doanh nghiệp lại không có tiền để mua nguyên liệu dự trữ bởi lãi vay ngân hàng còn cao. Điều này vô tình làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ khiến doanh nghiệp chế biến gỗ rơi vào tình trạng tuy có đơn hàng, nhưng lại không có lợi nhuận. Do vậy, dù kim ngạch xuất khẩu đạt con số khá ấn tượng, nhưng doanh số chủ yếu vẫn thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm gần 24%. Hiện nay, các doanh nghiệp gỗ nội địa rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế như vốn vay ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp, công nghệ hiện đại, trong khi doanh nghiệp gỗ nội địa đang phải gánh nhiều khó khăn về lãi suất vốn vay, nguồn nguyên liệu và công nghệ. Do khó khăn về vốn nên nhiều doanh nghiệp trong nước phải ngưng hoạt động hoặc bán ngay SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 6 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức nguyên liệu thô sau khi vừa nhập khẩu về để duy trì sản xuất. Nếu ngân hàng cho vay bằng USD để nhập hàng và sau đó trả lại bằng USD thì doanh nghiệp gỗ nội địa sẽ đỡ bị lỗ hơn do chênh lệch về tỷ giá. Ngoài ra, ngân hàng nên mở rộng “biên” giải quyết cho vay tín chấp căn cứ vào hợp đồng có điều khoản thanh toán T/T (thanh toán điện chuyển tiền), không nên chỉ căn cứ vào các hợp đồng đã mở L/C (thư tín dụng) hoặc D/P (bộ chứng từ/thanh toán). Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ trang bị thêm cho doanh nghiệp kiến thức về chuyên môn để tránh bị áp thuế chống bán phá giá, cho vay ưu đãi để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, đặc biệt là những chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ về vốn, tiếp cận các nguồn vốn vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp. 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ 2.2.1: Tình hình xuất khẩu thực tế tháng 10/2012. 2.2.1.1: Kim ngạch xuất khẩu Đúng như dự báo trước đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 10/2012, đạt 413,7 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 10/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của cả nước đã đạt 3,78 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011, hoàn thành 87,9% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 11/2012, đạt khoảng 410 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng 10/2012 nhưng vẫn tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong 11 tháng/2012 đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trên cơ sở về sự tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta từ đầu năm đến nay và kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong tháng cuối năm nay dự báo sẽ ở mức như hiện nay do thông thường nhu cầu mua sắm đồ gỗ dịp cuối năm tăng nên dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 7 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức trong năm nay sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra là 4,3 tỷ USD, có thể đạt khoảng 4,6 tỷ USD. 2.2.1.2: Thị trường xuất khẩu Trong 10 tháng đầu năm nay, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU là 4 thị trường xuất khẩu chính mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Sự tăng trưởng khá về kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ từ sự tăng trưởng ở nhiều thị trường quan trọng, mà trước hết là thị trường Mỹ. Lâu nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang Mỹ đã đạt kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38,7% trong tổng kim ngạch). Các thị trường châu Á cũng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để đứng vào hàng thứ 2 trong danh sách những nước nhập khẩu gỗ lớn từ nước ta. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc vẫn gia tăng đáng kể khi đạt trên 599 triệu USD (chiếm tỷ trọng 15,8%). Nhật Bản đã nhập khẩu gỗ Việt Nam với kim ngạch đạt gần 543 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14,2%). Thị trường Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá khi đạt 179,26 triệu USD trong 10 tháng qua… Những sự tăng trưởng nói trên đã bù đắp được cho thị trường EU (một trong 3 thị trường truyền thống của đồ gỗ Việt Nam) khi tình trạng khủng hoảng nợ công đã khiến cho việc xuất khẩu gỗ vào nhiều nước ở khu vực này bị suy giảm. Ở một số nước EU khác, tuy xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng, nhưng mức tăng không nhiều. Thời gian qua, do đồ gỗ Trung Quốc bị vướng vào vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ, nên có nhiều khách hàng Mỹ đã tìm tới Việt Nam - nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, dự báo xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta sang thị trường này sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị trường trong 10 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 8 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là thị trường Thái Lan với mức tăng trưởng đạt 121,68%, đạt xấp xỉ 6,2 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường khác bị suy giảm như: Cô Oét, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia… Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2012 Thị trZờng T10/12 (nghìn USD) So T9/12 (%) So T10/11 (%) 10T/12 (nghìn USD) So 10T/11 (%) Mỹ 169.623 16,07 26,37 1.463.199 28,44 Nhật Bản 60.602 -16,49 7,00 542.963 14,18 EU 52.916 39,03 14,48 483.390 13,60 Trung Quốc 51.297 -5,40 18,34 599.185 7,76 Hàn Quốc 19.678 0,68 2,67 179.265 11,16 Australia 12.749 7,97 8,93 97.067 18,61 Canada 9.835 -0,26 31,92 94.198 32,72 Ấn Độ 5.279 2,35 93,09 39.512 54,22 Đài Loan 5.013 -22,73 -43,50 57.372 17,78 Singapore 3.507 7,74 569,27 20.937 16,28 Malaysia 2.989 37,49 75,00 25.311 -11,41 Hồng Kông 2.612 -50,30 9,89 35.307 -5,49 UAE 1.861 26,86 66,31 10.626 33,53 New Zeland 1.655 -14,69 18,64 14.598 37,46 Nauy 1.253 41,58 124,15 7.903 18,10 ẢRập Xêút 1.099 -24,67 10,90 8.816 85,56 Nga 947 94,46 140,97 6.455 62,72 Nam Phi 867 -0,69 42,13 5.041 69,22 Thái Lan 852 9,23 227,69 6.196 121,68 Thổ Nhĩ Kỳ 470 34,67 -53,09 5.463 -19,51 Cô Oét 373 13,37 33,21 2.518 -29,13 Mêhicô 271 489,13 10,16 1.925 30,33 Thụy Sỹ 236 112,61 -21,59 2.815 0,79 Campuchia 211 8,76 129,35 1.742 72,48 Ucraina 118 * 13,46 1.030 44,46 2.2.2: Thị trZờng thế giới. 2.2.2.1: Xu hướng tăng giá trong năm 2013 của ngành công nghiệp đồ nội SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 9 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức thất văn phòng BCFA (Hiệp hội kinh doanh toàn cầu đối với các hợp đồng của ngành công nghiệp trang trí nội thất), các thành viên của Hiệp hội bao gồm: các nhà sản xuất, các nhà cung cấp và thiết kế, các dịch vụ trang trí nội thất hàng đầu cho các tòa nhà thương mại trên toàn nước Anh và nhiều thị trường khác trên thế giới. Theo khảo sát của BCFA thì ngành công nghiệp đồ nội thất văn phòng có xu hướng tăng giá trong năm 2013. hơn 76% các công ty được khảo sát cho biết giá của các sản phẩm nội thất văn phòng sẽ tăng trung bình từ 3% đến 5%. Thị trường đồ nội thất văn phòng đã giảm giá trong dài hạn mặc dù chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao. Sau khi đạt được hiệu quả tối đa trong việc cung cấp các sản phẩm mà lợi nhuận thu về vẫn thấp thì thị trường mong đợi tăng giá sản phẩm trong năm 2013. Với chi phí tăng liên quan đến việc quản lý môi trường thì việc tăng mức giá sản phẩm là điều kiện cần thiết của ngành công nghiệp nội thất trong dài hạn. 2.2.2.2: Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm gỗ trong tương lai. Trong vòng 5 năm tới, việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc có nhiều triển vọng, do lĩnh vực nhà ở và nền kinh tế sẽ được kích cầu bởi Chính phủ bằng việc bổ sung thêm các công trình xây dựng vào năm 2013. Sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2009-2011, các sản phẩm gỗ của ngành công nghiệp và thị trường Trung Quốc đã phải vật lộn vào năm 2012, như doanh số bán hàng chậm lại, lượng hàng tồn kho tăng. Hiện tại thị trường nhà ở như nhà chung cư cao cấp và các căn hộ cũng đang có sự chuyển động đến sự cân bằng vào cuối năm 2012. Mặc dù nhu cầu về các sản phẩm gỗ gần đây của Trung Quốc có sự sụt giảm lớn, tuy nhiên nguồn cung cấp gỗ tròn và gỗ xẻ dự kiến sẽ thắt chặt hơn trong vòng 1 đến 2 năm tới sẽ đẩy nhu cầu và giá cao hơn ở Bắc Mỹ. Xuất khẩu gỗ của Nga vẫn đang trong tình trạng khó khăn, trong khi đó Mỹ và Canada là hai nguồn cung cấp chính tới thị trường Trung Quốc, với khối lượng gỗ xẻ mềm chiếm tới 50% tổng nhập khẩu gỗ xẻ mềm của Trung Quốc. Gói kích cầu tiếp SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 10 [...]... đơn khởi kiện từ Hiệp hội Gỗ dán Hàn Quốc cho rằng những nhà sản xuất gỗ dán của Malaysia đã bán sản phẩm của họ dưới chi phí sản xuất và điều đó làm ảnh hưởng tới những nhà sản xuất gỗ dán ở nước này Tình hình không mấy khả quan với ngành chế biến gỗ Việt Nam Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giảm, trong khi đó, mức tăng giá trị xuất khẩu trong 3 năm gần đây tương... trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 11 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng tương đối nhanh qua các thời kỳ Từ 2003 trở về trước, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ ở mức dưới 1 tỷ USD trong thời gian khá lâu Bắt đầu từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm lần đầu tiên đã... sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung ở 4 thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc Trong mười tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2 tỷ 760 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái Tất cả những con số ấn tượng này đã giúp Việt Nam vượt lên Thái Lan và Indonesia, trở thành quốc gia xuất khẩu. .. nhanh và năm nay, có thể đạt mức 4,5 tỷ USD Cùng với mức tăng nhanh kim ngạch thì Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu thô là chủ yếu sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có kỹ thuật, mỹ thật cao, được khách hàng nhiều nước ưa chuộng Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bình quân năm qua các thời kỳ như sau Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm bình quân năm qua các thời. .. nhiều hơn và tiếp tục chi phối khối lượng gỗ và giá gỗ trên toàn cầu, cũng như nhiều loại hàng hóa khác trong 6-7 năm qua Nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với gỗ tròn và gỗ xẻ là một tác động mạnh cho sự phục hồi của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở nhiều quốc gia khác 2.3 HIỆN TRẠNG HIỆN NAY VỀ XUẤT KHẨU GỖ Ở NƯỚC TA Trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng... 2008, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Malaysia đạt kim ngạch khoảng 8 tỷ USD, trong khi đó, năm 2009 là 6.9 tỷ USD, đứng đầu khu vực Đông Nam Á Hiện Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 15 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức lớn thứ hai về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn... ty Việt Nam trở nên lúng túng trước đạo luật LACEY sửa đổi của Mỹ và chương trình hành động FLEGT của EU Không chỉ đối mặt với những thách thức đến từ bên ngoài, xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những áp lực nội địa Đầu tiên là nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng Hàng năm phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm. .. biến gỗ trong cả nước, hiện nhu cầu tuyển dụng lao động gần 30.000 người Hiện nay, hầu hết những người trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu đều có chung nhận định là sẽ gặp khá nhiều khó khăn về lao động trong thời gian tới khi bước vào mùa sản xuất (bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 4 sang năm tiếp theo) Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến lâm sản, vào thời điểm mùa làm hàng mộc xuất khẩu thì cũng trùng vào... khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ và các sản phẩm gỗ Quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ có hiệu lực vào tháng 3-2013 Điều này gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp nước ta Nhiều doanh nghiệp nhận định những rào cản từ thị trường tiêu thụ nước ngoài sẽ gây khó cho việc thực hiện kế hoạch đặt ra cho năm 2012 là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 11- 12% so với năm 2011... mùa sản xuất của các ngành hàng khác, như: gốm, mây tre đan, sản xuất giày da, túi xách v.v vì vậy, lao động lại càng trở lên khan hiếm SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 19 Tiểu luận môn Quản trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1: ĐỊNH HƯỚNG CHO CHẾ BIẾN GỖ, LÂM SẢN XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1: Phát triển sản xuất chế biến gỗ, lâm sản: . LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ TRONG THỜI GIAN TỚI GVHD : NGUYỄN. hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và đề xuất những giải pháp chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ trong thời gian tới . SV Thực hiện: Nhóm … Lớp: CDQT12TH Trang 4 Tiểu luận môn Quản trị xuất. trị xuất nhập khẩu GVHD: Nguyễn Ngọc Thức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ Mặc dù thị trường xuất

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan