Đề tài thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở việt nam hiện nay

28 15.9K 123
Đề tài thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: THỰC TRANG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIÊN NAY TP.Hồ Chí Minh 6/2013 ĐỀ TÀI :THỰC TRANG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Mã số sinh viên: + Nguyễn Thị Thu Trang 1251QT0792 + Nguyễn Thủy Ngân 1251QT0786 + Lê Công Trường 1251QT0814 + Nguyễn Xuân Tiến 1251QT0795 + Vũ Quyết Thắng 1251QT0773 Giáo viên hướng dẫn: Trần Dương Phương Anh Lời Cảm Ơn Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa quản trị kinh doanh- Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh. Đó là môn học “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học”. Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Dương Phương Anh đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực trong môn nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cô thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Cô. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Trân trọng. LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ MỤC LỤC 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài : Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kì xây dựng thành một đất nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa “Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Việc xây dựng con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, phẩm chất…cũng trở nên quan trọng và cần thiết. Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không có sự phân biệt giữa các quốc gia có chế độ xã hội và bản sắc dân tộc khác nhau. Với người việt nam, việc chăm sóc và bảo trẻ em không chỉ được ghi nhận trong các văn bản phap luật trong nước như: Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Qua những nghiên cứu gần đây của các cơ quan chức năng cho biết tình hình tội phạm đang diễn ra rất phức tạp có chiều hướng gia tăng. Tình trạng trẻ em phạm tội xảy ra rất nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương với con số làm cho xã hội phải quan tâm và lo lắng. Chính vì vậy, đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng người chưa thành niên phạm tội. Các ngành, các cấp hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chăm lo cho trẻ em chưa thành niên. Hướng các em đến một cuộc sống lành mạnh tươi sáng, đừng vô tình đẩy các em vào con đường phạm tội. Mỗi gia đình hãy quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục và quản lý con em mình, kịp thời uốn nắn sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội. Không phải tiền bạc mà là một môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương mới có cuộc sống hạnh phúc, con em có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại môi trường giáo dục trong gia đình không tốt, thiếu kỷ cương nề nếp là nguyên nhân dẫn con em đến con đường vi phạm pháp luật. Trước tình hình đó chúng ta cần phải đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong nền giáo dục, cải tạo đối với trẻ em vị thành niên, nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở việt nam hiện nay ” 6 2. Tình hình nghiên cứu: Vấn đề trẻ em ở tuổi vị thành niên lâm vào các tệ nạn xã hội ở nước ta ngày càng báo động, vì vậy đã có người nghiên cứu: 3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài : Phân tích những yếu tố văn hóa xã hội, trình độ hiểu biết về pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật để giúp cải thiện, hoàn lương trở thành thành viên tốt sống có ích cho gia đình và xã hội cần quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp hữu ích để giúp các em về với cuộc sống gia đình, xã hội với một thế giới lành mạnh. Cần nhìn nhận rõ nguyên nhân vì sao một số các trẻ vị thành niên hư hỏng , đua đòi, phạm pháp. Phương pháp giáo dục ra sao? Phương pháp nào đúng, hưu hiệu để giúp các em nắm và hiểu đầy đủ kiến thức về pháp luật. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng về trẻ em vị thành niên ở độ tuổi 10 đến 18 tuổi phạm pháp ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của tôi là ở Việt Nam. Vai trò của cơ quan pháp luật và tình hình giáo dục cải tạo ở Việt Nam ra sao, dư luận và thái độ của người dân đối với trẻ vị thành niên phạm pháp ra sao? 5.Phương pháp luận và cơ sở nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logic các quan điểm của Đảng và các quy định của nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu niên, về đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội được sử sụng với tư cách là những căn cứ lý luận và pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6.Ý nghĩa đề tài : Đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng về cách giáo dục phẩm chất đạo đức của gia đình và nhà trường đối với trẻ em. Giúp các em trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội. 7 7.Kết cấu đề tài : Đề tài nghiên cứu gồm : 3 Chương Chương 1: Thực Trạng Chương 2: Nguyên Nhân Chương 3: Giải Pháp 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Đất nước ta đang trên đang trên đà phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa Ngoài ra Việt Nam cũng đã tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo sự phát triển toàn diện của đất nước trên mọi phương diện. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta cũng tạo mọi điều kiện cho các em lứa tuổi vị thành niên có thể rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, tạo môi trường học tập tốt nhất để các em có thể phát huy tối đa năng lực, trí tuệ bản thân nhằm cống hiến sức lực và tài năng cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước. Nhưng hiện nay có một số bộ phận các em tuổi vị thành niên có lối sống buông thả, đua đòi, không rèn luyện đạo đức đã dẫn đến hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, số lượng tội phạm ở độ tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ cao số tội phạm của cả nước, có xu hướng ngày càng gia tăng với hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, đối tượng phạm tội đang trẻ hóa Có thể thấy rằng trong những năm trở lại đây, dư luận đã được nhiều phen bàng hoàng về những vụ án thảm khốc liên tục xảy ra, nhưng rất nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng lại xảy ra đối với các em đang ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi đẹp và tràn đầy sức sống nhất của con người. Cái tuổi mà đang cần sự chở che, bao bọc từ gia đình và xã hội lại phải đứng trước vành móng ngựa nhận những bản án như sự trả giá cho những tội ác mà mình đã gây ra. Điều đáng nói ở đây là tình tiết phạm tội lại tỏ ra rất tinh vi, tàn độc và có phần liều lĩnh, nó lại đến từ những con người còn rất non trẻ, chưa hiểu biết nhiều về cuộc sống xung quanh mình. Trong rất nhiều những vụ xét xử tội phạm vị thành niên, có rất nhiều người đã ngỡ ngàng trước thái độ của các tội phạm tuổi teen này. Đó là một thái độ bình thản, lạnh lùng đến ghê người, sự bất cần đời, cố chấp, không thành khẩn nhận tội, thậm chí còn tự hào, hống hách trước những việc làm sai trái của mình. Khiến ai cũng phải đặt ra câu hỏi rằng liệu sự giáo dục của gia đình, nhà trường ở đâu mà để sự sai lệch trong suy nghĩ, tư tưởng sai lầm đến như vậy. 9 Thực trạng trẻ hóa tội phạm đang ngày một gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ nguy hiểm gây ra. Nếu như trước đây thì nhóm tuổi này chỉ tập trung vào các vụ án như cướp giật tài sản, gây rối trật tự an ninh công cộng, cố ý đánh người gây thương tích…thì những năm gần đây nó có phần chuyển biến theo hướng tiêu cực hơn, đó là những vụ án giết người cướp của, buôn bán người và hàng trắng. Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn hơn về nhóm tội phạm này, phải có những biện pháp giáo dục kịp thời và sâu rộng, tránh để hiện tượng lây lan trong giới trẻ, dẫn đến những hành vi, tư tưởng bạo lực về giá trị sống. Theo Thượng tá Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm ( Học viện Cảnh sát nhân dân ) khẳng định: tình hình tội phạm giết người trong những năm gần đây không tăng, nhưng độ tuổi phạm tội đang trẻ hóa và đây là hiện tượng đáng báo động. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm này từ trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý thì tỷ lệ tội phạm vị thành niên chiếm đến 17% (tuổi từ 14 đến dưới 18 ), khi đọc những số liệu thống kê này chắc hẳn nhiều người không khỏi giật mình trước sự gia tăng của nhóm tội phạm tuổi teen này. Có những vụ án đã làm tốn không ít giấy mực từ báo giới, làm xôn xao dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cách sống của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Đó là những tác động mang tính tiêu cực. Điển hình nhất là vụ án Lê Văn Luyện ra tay sát hại cả một gia đình ở tỉnh Bắc Giang năm 2011, gây trấn động dư luận suốt một thời gian dài. Địa bàn hoạt động của tội phạm vị thành niên không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà còn có ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn thậm chí là ở vùng sâu vùng xa. Nhưng ở các thành phố lớn thì số lượng tội phạm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất vì đây là nơi có nhiều việc làm, đời sống nhộn nhịp và có nhiều hoạt động phức tạp. Tỉ lệ phạm tội không chỉ tập trung ở nam giới mà vẫn có một bộ phận là nữ giới tham gia vào hành vi phạm tội mặc dù con số đó chiếm tỉ lên không cao nhưng đây vẫn là một vấn đề đáng quan tâm và cần ngăn chặn ngay bây giờ. 10 [...]... (25 trẻ) • Nam chiếm 95% (391 trẻ) Cơ cấu tội phạm theo giới tính: Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó: - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ) Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó: - Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ) 12 ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘI... vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra.3 Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một số tỉnh: 1.2 Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội năm 20094: Năm 2009 tại Hà nội công an đã bắt giữ số 416 tội phạm vị thành niên, trong đó: • Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ) • Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)... cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ vị thành niên phạm tội Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình Theo con số thống... cưỡng đoạt tài sản , trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành niên. 5 Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên phạm tội với 310 đối tượng Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều Nếu năm 2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đối tượng; năm 2004 xảy ra 152 vụ với 179 đối tượng.6 1.3 Cơ cấu tội phạm: Theo... tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng với các tội danh như cướp giật, trộm cắp, đánh nhau…; cá biệt có một số trường hợp giết người Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây vị thành niên thường phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay xu hướng phạm nhiều loại tội với tính chất ổ nhóm, thủ đoạn phạm tội. .. tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm2 Năm qua, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội Thống kê từ Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011... hơn Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào các loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như cướp tài sản, giết người, hiếp dâm Đáng chú ý là tính chất, hành vi vi phạm ngày càng táo bạo và nghiêm trọng hơn Tuổi của các đối tượng phạm tội có nguy cơ trẻ hoá (tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 11%) Năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7 nghìn vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm. .. số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có: - 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% - 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4% Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có: - 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56% - 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44% 13 Riêng từ đầu năm đến nay (tháng 10/2010), thành. .. ra đi Luật pháp ở Việt nam bảo vệ trẻ con một cách tuyệt đối cho nên 25 việc cha mẹ đối xử với con cái bằng hành động vũ lực có thể gây phiền hà cho họ vì bị ghép tội hành hạ và ngược đãi trẻ con 3.4.3 Trẻ vị thành niên thách thức thẩm quyền của cha mẹ Như đã nói ở trên, với những thay đổi về tâm lý cộng thêm những kiến thức thu nhận từ trường học, từ xã hội, trẻ vị thành niên ngày nay hiểu biết hơn... Tối cao, trẻ em dễ mắc phải những tội như: cướp của, giết người, vận chuyển ma túy Tuy nhiên Đại tá Hồ Thanh Đình, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ Tư pháp (TCVIII) tội phạm vị thành niên đã nhúng tay vào hầu như tất cả hình thức phạm tội của người lớn Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công an Quảng Nam, gần đây tội phạm trong . vi vi phạm pháp luật. Vì vậy chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở việt nam hiện nay ” 6 2. Tình hình nghiên cứu: Vấn đề trẻ em ở tuổi vị thành niên lâm. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: THỰC TRANG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIÊN NAY TP.Hồ Chí Minh 6/2013 ĐỀ TÀI :THỰC TRANG TRẺ. thực trạng về trẻ em vị thành niên ở độ tuổi 10 đến 18 tuổi phạm pháp ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của tôi là ở Việt Nam. Vai trò của cơ quan pháp luật và tình hình giáo dục cải tạo ở Việt Nam

Ngày đăng: 03/10/2014, 19:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Lý do chọn đề tài :

  • 2. Tình hình nghiên cứu:

  • 3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài :

  • 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

  • 5.Phương pháp luận và cơ sở nghiên cứu đề tài:

  • 6.Ý nghĩa đề tài :

  • 7.Kết cấu đề tài :

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG

    • 1.1. Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong thời gian gần đây:

    • 1.2. Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội năm 20094:

    • 1.3. Cơ cấu tội phạm:

    • CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN

      • 2.1. Nguyên nhân từ gia đình:

      • Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ vị thành niên phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phạm pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý.7

      • 2.2.Nguyên nhân từ nhà trường.

      • 2.3.Nguyên nhân từ xã hội.

      • 2.4.Nguyên nhân từ chính người vị thành niên.

      • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

        • 3.1. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với gia đình:

        • 3.2. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với nhà trường:

        • 3.3. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên của Nhà nước và Xã hội:

        • 3.4 Giải pháp giáo dục nhận thức cho chính trẻ vị thành niên:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan