Quá trình chuyển biến của cách mạng trung quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới

62 2.5K 1
Quá trình chuyển biến của cách mạng trung quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ PHƯỢNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ HÌNH THỨC DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ SANG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ PHƯỢNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ HÌNH THỨC DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ SANG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI Chuyên ngành: Lịch sử thế giới KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Ths. Đặng Thị Hồng Liên SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo – Thạc sĩ Đặng Thị Hồng Liên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc, các bạn sinh viên trong tập thể Lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Bùi Thị Phượng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu vấn đề 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài 4 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4 4.2. Nguồn tài liệu 5 5. Kết cấu đề tài 5 CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC DƯỚI HÌNH THỨC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ 6 1.1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX 6 1.1.1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc 6 1.1.2. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào Trung Quốc 8 1.1.3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, thực dân 14 1.2. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 – Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ 20 1.2.1. Hoàn cảnh nổ ra cuộc cách mạng 20 1.2.2. Diễn biến của cuộc cách mạng 22 1.2.3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc các mạng 24 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ HÌNH THỨC DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ SANG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI 27 2.1. Những cơ sở cho sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới 27 2.1.1. Sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc dưới hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ 27 2.1.2. Sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và sự ra đời của giai cấp công nhân Trung Quốc 29 2.1.2.1. Sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại Trung Quốc 29 2.1.2.2. Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Trung Quốc 30 2.1.3. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Trung Quốc 34 2.1.4. Kết quả của Hội nghị Véc-xai đối với Trung Quốc 38 2.2. Quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới 40 2.2.1. Phong trào Ngũ Tứ (4 – 5 – 1919) 40 2.2.2. Sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1921 43 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại, một phong trào đấu tranh với quy mô to lớn chưa từng thấy đã diễn ra ở các nước phương Đông thuộc địa. Cùng với cao trào cách mạng vô sản ở châu Âu tấn công vào dinh lũy của chủ nghĩa đế quốc, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc dồn dập tiến công vào hậu phương của chủ nghĩa tư bản. Tiêu biểu cho châu Á là phong trào yêu nước và dân chủ ở Trung Quốc đặc biệt với sự chuyển biến của phong trào đấu tranh từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. Sự chuyển biến ấy được thể hiện thông qua phong trào Ngũ Tứ (4 – 5 – 1919) và sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Trước phong trào Ngũ Tứ là thời kì cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh với quy mô hết sức to lớn. Đó là phong trào đấu tranh của nông dân Thái Bình thiên quốc kéo dài 14 năm (1851 – 1864), phát triển thế lực trong 17 tỉnh; là phong trào Nghĩa hòa đoàn (1899 – 1902) tập trung mũi nhọn tấn công chủ nghĩa đế quốc. Đó là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc lật đổ nền thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh, lập ra Trung Hoa Dân quốc và chính phủ lâm thời cách mạng Nam Kinh. Song những cuộc đấu tranh đó, dù là phong trào nông dân hay phong trào do sự lãnh đạo của giai cấp tư sản – một giai cấp sinh sau đẻ muộn và yếu ớt cũng đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại đó chính là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một giai cấp mới, một Đảng Cộng Sản có khả năng đề ra cương lĩnh đấu tranh đúng đắn, có khả năng đoàn kết mọi lực lượng trong và ngoài nước để tiến hành cuộc đấu tranh tiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Giữa lúc cách mạng Trung Quốc rơi vào thoái trào, khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi và nhanh chóng ảnh hưởng tới cách mạng Trung Quốc. Từ ngọn lửa của cách mạng tháng Mười, nhiều trí thức yêu nước có tư tưởng dân chủ ở Trung Quốc đã tiếp thu được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và hi vọng dùng ánh sáng đó soi rọi con đường giải phóng nhân dân Trung Quốc, soi rọi con đường phục hưng đất nước Trung Hoa. Họ dốc hết bầu nhiệt huyết ngợi ca cách mạng tháng Mười, ngợi ca chủ nghĩa Bôn-sê-vích, từ đó từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Trung Quốc. Cách mạng tháng Mười giúp nhân dân Trung Quốc nhận thức rõ kẻ thù, xác định giai cấp có thể đảm đương nhiệm 2 vụ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thành công, giúp họ tìm thấy chân lý để tự giải phóng mình. Hơn nữa, với cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, mặc dù bị thất bại nhưng cuộc cách mạng đó cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Trung Quốc về Đảng và giai cấp lãnh đạo. Đây chính là điều kiện tiên quyết dẫn tới sự chuyển biến trong cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Sự chuyển biến này có tác dụng to lớn đối với cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Mặt khác, nó cũng để lại nhiều bài học to lớn về đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng Cộng sản. Nó có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá sao cho thực sự sâu sắc, chi tiết về sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể, nhiều vấn đề cốt lõi chưa được làm rõ. Vì vậy, tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề: “Quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới được đề cập trong một số tác phẩm sau: Trong cuốn: “Lịch sử Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý tuy đã làm rõ được quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây vào Trung Quốc và các phong trào đấu tranh dân chủ, dân tộc ở Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX (1840 – 1900) cũng như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, song cũng chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Hướng chính của cuốn sách là tập trung trình bày một cách hệ thống những vấn đề mang tính chất tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại cho đến thời kỳ Trung Quốc trên con đường cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước (từ 1978 đến nay). Mặc dù quá trình phân chia phạm vi thế lực của các nước đế quốc trên lãnh thổ Trung Quốc trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cũng được đề cập trong cuốn giáo trình: “Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận” do PGS.TS Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Nxb ĐHSP (2010). 3 Nhưng do hướng chính của cuốn sách là nghiên cứu tổng quát về lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới nên vấn đề quá trình phân chia phạm vi thế lực của các nước đế quốc trên lãnh thổ Trung Quốc chỉ được đề cập ở mức độ sơ lược. Trong tác phẩm: “Lịch sử và văn hóa Trung Quốc” của W.Scott Morton – C.M. Lewis, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2008). Mặc dù có đề cập đến sự suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc, nhưng cũng chỉ ở mức độ sơ lược. Trong cuốn giáo trình: “Lịch sử thế giới hiện đại (Giai đoạn 1917 - 1945)” của tác giả Phạm Việt Trung, Nguyễn Huy Quý, Hoàng Bá Sách mặc dù có đề cập đến phong trào yêu nước và dân chủ ở Trung Quốc mà tiêu biểu là phong trào Ngũ tứ (4 – 5 – 1919) cũng như sự gia đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921 song cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hóa do hướng chính của cuốn sách là trình bày về những vấn đề trọng tâm tiêu biểu của lịch sử thế giới trong giai đoạn từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Trong cuốn: “Lịch sử cận đại Trung Quốc – Quyển I: Từ nha phiến chiến tranh đến thống trị của Bắc Dương quân phiệt (1840 – 1918)” do tác giả Đinh Hiểu Tiên (biên soạn). Mặc dù cuốn sách này có ghi chép các sự kiện lịch sử từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện, cụ thể là từ lúc bắt nguồn vấn đề thông thương của các cường quốc tây phương trên đất Trung Quốc, là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu bành trướng khắp thế giới và kết thúc với thời kỳ thống trị Trung Quốc của bọn Bắc Dương quân phiệt song những vấn đề liên quan đến phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc dưới hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ cũng chỉ được trình bày một cách khái quát. Trong cuốn: “Lịch sử cận đại Trung Quốc - Quyển II: Từ Ngũ tứ vận động đến bắt đầu kiến thiết Tân Trung Quốc (1918 - 1950)” do tác giả Đinh Hiểu Tiên và Miêu Dựng Hoa (biên soạn) cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát một số sự kiện tiêu biểu mà chưa đi sâu làm rõ được quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. Trong cuốn: “Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc giản yếu” của nhóm tác giả Vương Thực, Vương Kiều, Mã Kỳ Binh, Chương Lăng đã trình bày được các vấn đề liên quan đến sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới như: Sự ra đời của giai cấp công nhân Trung Quốc và phong trào công nhân trong thời kỳ đầu; cuộc vận 4 động Ngũ tứ và sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin; sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc… song cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát hóa mà chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề. 3. Đối tượng nghiên cứu vấn đề 3.1. Đối tượng nghiên cứu Làm rõ quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những sự kiện liên quan đến sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới từ giữa thế kỉ XIX đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7 – 1921. Đóng góp của đề tài: Đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau: Về mặt khoa học: Làm rõ thêm những điều kiện chủ quan và khách quan đưa đến sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. Làm rõ thêm quá trình dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Về mặt thực tiễn: Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX. Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy cho giảng viên, sinh viên khi nghiên cứu, học tập về cách mạng Trung Quốc. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu, so sánh, đối chiếu… 5 4.2. Nguồn tài liệu Sách, báo, tạp chí, sách dịch. Ngoài ra còn tham khảo tài liệu trong: http:// Wikipedia.com.vn. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì đề tài được kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc dưới hình thức cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Chương 2: Quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. [...]... khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa” 26 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ HÌNH THỨC DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ SANG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI 2.1 Những cơ sở cho sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm lược vào Trung Quốc, mở đầu bằng cuộc chiến tranh thuốc phiện... cho cách mạng Trung Quốc chuyển từ con đường dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới với sự tham gia của các giai tầng mới trong xã hội như công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên… Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông thì: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng. .. cuộc Cách mạng Tân Hợi hoặc cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ Nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc lúc này là lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, chống lại sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc quốc tế vào Trung Quốc Người khởi xướng và là lãnh tụ của phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn – cha đẻ của chủ nghĩa Tam dân Chủ nghĩa... cảnh lịch sử của Trung Quốc lúc bấy giờ thì chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn được coi là một bản cương lĩnh cách mạng dân chủ tư sản tư ng đối hoàn chỉnh Như vậy: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế... nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập Trung Quốc gây ra 2.1.1 Sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc dưới hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ Trong xã hội Trung Quốc cũ nửa thuộc địa nửa phong kiến thì chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến là hai quả núi lớn đè trên đầu nhân dân Trung Quốc Thế lực phong kiến dựa vào chủ nghĩa đế quốc để duy trì nền thống trị phản động của chúng Chủ. .. giữa chủ nghĩa phong kiến với đông đảo quần chúng nhân dân trở thành mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc cận đại Yêu cầu căn bản của nhân dân Trung Quốc là lật đổ ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và tự do dân chủ Chống đế quốc, chống phong kiến là hai nhiệm vụ lớn của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc 27 Để lật đổ nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc. .. Sự thất bại của các cuộc cách mạng dù là chiến tranh nông dân hay là phong trào cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo đều không thể triệt để giải quyết mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc chống phong kiến; tư tưởng cách mạng dân chủ cũ không thể đưa cách 28 mạng Trung Quốc đến thắng lợi Cách mạng Trung Quốc cần phải có một giai cấp mới gánh lấy trách nhiệm lãnh... mới quả nhiên cướp được thành quả của cách mạng Mặc dù thất bại nhưng cuộc cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa rất to lớn: Nó vĩnh viễn xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến, mở đầu giai đoạn lịch sử Trung Hoa dân quốc Đây là ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng Bên cạnh đó cuộc cách mạng còn có ý nghĩa về phương diện tư tưởng, văn hóa: Nó là một cuộc thức tỉnh” về ý thức dân chủ, dân tộc của nhân dân Trung Quốc, ... hà khắc của triều đình phong kiến Mãn Thanh cùng với sự chèn ép của tư bản nước ngoài đã dẫn đến sự bất mãn trong các tầng lớp nhân dân Trung Quốc từ nông dân, công nhân, đến tiểu thương tiểu chủ, tư sản dân tộc ngày càng sâu sắc… Ý thức giác ngộ và thế lực chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX có sự phát triển đáng kể, dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm... các nước đế quốc đã phải công nhận thế lực của Mỹ 13 Tóm lại, quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến Trung Quốc từng bước trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa Với sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nước ngoài, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã từng bước phát triển, mặc dù quan hệ sản xuất phong kiến vẫn chiếm vị trí chủ đạo ở Trung Quốc Một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc đã trở . dân tộc của nhân dân Trung Quốc dưới hình thức cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Chương 2: Quá trình chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư. CHUYỂN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ HÌNH THỨC DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU CŨ SANG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI 27 2.1. Những cơ sở cho sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản. sự chuyển biến trong cách mạng Trung Quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Sự chuyển biến này có tác dụng to lớn đối với cách mạng Trung Quốc

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan