tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay

32 1.2K 0
tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀI SANH ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62. 22. 80.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - năm 2013 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý 2. TS. Nguyễn Văn Dũng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi…………giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……… Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói, với sự “phục hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm, như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một xu hướng khác là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tại nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng… Cũng đã xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm, thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Thậm chí đã xẩy ra xung đột bạo lực giữa một số tổ chức tôn giáo với chính quyền ở một số địa phương … Thực tế đó đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo là một đòi hỏi mang tính cấp bách. Góp 1 phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học, chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học; trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ hai, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay. 2 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [dẫn theo 155]. Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định như trên là rất phong phú, việc xem xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụ thể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết được. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án này không đi sâu chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng của chúng. Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìm hiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng, tôn giáo tới một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số vấn đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội bộ của tín ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài viết, luận án, các tư liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án. 3 Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh… 5. Đóng góp mới của luận án Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như mối quan hệ tôn giáo - chính trị, văn hóa, đạo đức. Ngoài ra, các vấn đề thực tiễn cấp bách như lịch sử đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với các tổ chức tôn giáo và vấn đề xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam cũng được nghiên cứu một cách có hệ thống, từ cách tiếp cận triết học. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển đất nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần cũng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa vô thần khoa học. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận án 4 Ngoài lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các bài viết của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài Từ lâu, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Những công trình đó đã gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo. Sau đây chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số tác phẩm đáng chú ý với các tác giả tiêu biểu được biết đến ở Việt Nam. - Tác phẩm Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của X.A. Tocarev, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 được nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam xem là “sách kinh điển” trong nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về các hình thức tôn giáo sơ khai ra đời trong khi xã hội loài người còn chưa phân hóa giai cấp; quá trình phát triển của chúng, tác động và gia nhập vào các tôn giáo xuất phát trong xã hội có giai cấp. - Tác phẩm Lý giải tôn giáo của Trác Tân Bình, (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb. Hà Nội, 2007 đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở nước ta. Trong công trình này, tác giả đặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo và vai trò của công tác nghiên cứu tôn giáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thời phân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối 5 quan hệ khách quan gắn bó giữa tôn giáo với đời sống hiện thực của nhân loại. Ông cũng đã nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo. - Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảo sát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linh nhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữu hình và vô hình thông qua việc dùng lý trí để khám phá chứng cứ. Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổ sung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý. Ông cho rằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được những điều mới mẽ từ sự kết nối với lĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộng lớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một số phương diện nhất định của tư tưởng Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng những tri thức khoa học mới mẻ. - Tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb. Tri Thức, 2008) đã đề cập rất sâu sắc ảnh hưởng của đạo đức Tin Lành đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tác giả cho rằng, các nhân tố tôn giáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành các xu hướng văn minh, đặc biệt là các tôn giáo gắn liền với các xã hội có nền tảng tư duy lý tính phương Tây. Trong cuốn sách này, M. Weber đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà nó gán cho hành động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo 6 [...]... tiếp một số vấn đề của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như: tôn giáo và xã hội ở Việt Nam hiện nay, những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, hiện tượng tôn giáo mới, tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống văn hóa hiện nay cũng như nghiên cứu một số sự kiện cụ thể trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Ngoài ra, ông còn có tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng... SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - Chúng tôi cho rằng, những vấn đề nóng nhất trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đều ít nhiều có liên quan tới những vấn đề thuộc về lịch sử tôn giáo Theo một nghĩa tương đối, tự bản thân chúng với những gì đã xẩy ra đang là nguyên nhân của một số vấn đề cấp bách hiện nay Việc... mới ở Việt Nam Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, (Đặng Nghiêm Vạn, chủ biên, Nxb CTQG Hà Nội, 2001) đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng của tôn giáo; các yếu tố cấu thành hình thức một tôn giáo; nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống xã hội; đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, ... quan niệm trong và ngoài nước về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, luận án đã chỉ ra sự chưa thống nhất và những vướng mắc trong cách hiểu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Ở luận án này, bước đầu chúng tôi quan niệm và triển khai nghiên cứu Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo với khái niệm theo cách hiểu sau 15 Đời sống tín ngưỡng bao gồm toàn bộ các hoạt động tâm linh và thực hành tín ngưỡng của... số vấn đề vừa cơ bản lại vừa cấp bách sau: mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức; lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay; quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo trong những năm gần đây; sự gia tăng của các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay. .. ngưỡng, tôn giáo Thực tế đó phản ánh tính chất phức tạp của vấn đề cũng như mức độ quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước Về mặt khoa học, không nên chỉ tuyệt đối hóa một hướng nghiên cứu nào đó Chương 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ 16 ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Vấn đề quan hệ giữa tôn giáo với chính trị Ở Việt Nam, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo ngoại... tất cả những vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận án xác định như trên là mới mẽ, nhưng từ cách tiếp cận của mình, luận án sẽ chỉ ra tính cấp bách của vấn đề cũng như những điểm mới mà các công trình nghiên cứu khác chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thỏa đáng Chương 2 TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN 2.1 Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của... tôn giáo được quan tâm hơn Sau đây xin được đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên 8 - Cuốn Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb KHXH Hà Nội, 1996 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam, về hoạt động của các tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như “Đạo thờ cúng tổ tiên”, Công giáo, Phật giáo, đạo Hòa Hảo, và những hiện tượng tôn giáo. .. thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôn giáo và vấn đề tôn giáo; nghiên cứu quá trình Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử cụ thể Ngoài việc phân tích bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế... Việc tách rời những vấn đề đang diễn ra với lịch sử sẽ không thể thấy hết nguồn gốc sâu xa của chúng, từ đó không hiểu đúng bản chất của hiện tượng Vì lẽ đó, chúng tôi chọn vấn đề về lịch sử tôn giáo để mở đầu cho nghiên cứu các vấn đề thực tiễn - Vấn đề lịch sử đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền bá và ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo từ nước ngoài vào như Nho, . án Luận án góp phần cũng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện. điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ hai, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, nghiên. ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGUYỄN HOÀI SANH

  • HÀ NỘI - năm 2013

  • - Tác phẩm Lý giải tôn giáo của Trác Tân Bình, (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb. Hà Nội, 2007 đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở nước ta. Trong công trình này, tác giả đặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo và vai trò của công tác nghiên cứu tôn giáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thời phân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối quan hệ khách quan gắn bó giữa tôn giáo với đời sống hiện thực của nhân loại. Ông cũng đã nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo.

  • - Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảo sát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linh nhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữu hình và vô hình thông qua việc dùng lý trí để khám phá chứng cứ. Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổ sung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý. Ông cho rằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được những điều mới mẽ từ sự kết nối với lĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộng lớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một số phương diện nhất định của tư tưởng Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng những tri thức khoa học mới mẻ.

  • - Cuốn Tôn giáo đương đại Mỹ của tác giả Lưu Bành (Trung Quốc, người dịch: Trần Nghĩa Phương), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009, sau khi giới thiệu các tôn giáo ở Mỹ đã tập trung nghiên cứu một cách tổng thể đời sống tôn giáo Mỹ đương đại, làm rõ mối quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo, lý giải sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo trong xã hội Mỹ, nơi hàng năm có đến 5.200 triệu lượt người tham gia các hoạt động tôn giáo; nơi tôn giáo có mặt ở hầu khắp các hoạt động thế tục, nơi nhiều trường đại học danh tiếng (và nổi tiếng trên toàn thế giới) do nhà thờ sáng lập. Tôn giáo đã cắm rễ rất sâu trong xã hội Mỹ, có ảnh hưởng rất rộng lớn đối với quốc gia này. Nước Mỹ, vì thế, được xem là quốc gia thế tục nhất và cũng là quốc gia có tính tôn giáo mạnh trên thế giới nhất.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan