tóm tắt luận án tiên sĩ con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam sau 1975

28 774 0
tóm tắt luận án tiên sĩ con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam sau 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI  NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG CON NG-êi c¸ nh©n trong tiÓu thuyÕt Vµ truyÖn ng¾n viÖt nam sau 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. Nguyễn Văn Long 2. TS. Nguyễn Văn Phƣợng Phản biện 1: ……………. Phản biện 2: ……………. Phẩn biện 3: ……………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại: Tầng 2, thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Vào hồi…. giờ, ngày…. Tháng…. Năm 2013 Có thể tìm đọc luận án tại: - Thƣ viện Đại học Quốc gia - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Khai thác yếu tố ngôn ngữ trong giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975”, Tạp chí giáo dục, số 189, tr. 40-42 2. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Cái hài và bi kịch của người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô”, Tạp chí nhà văn, số 4, tr. 78-84. 3. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), “Về người kể chuyện trong Cánh đồng bất tận”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Nghiên cứu sinh, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, lần thứ II, tập 1, tr. 203-213 4. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Vài nét về con người tự vấn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, số 22, tr. 34-40. 5. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Bản năng tính dục trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, số 23, tr. 44-50. 6. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người cô đơn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học trẻ, lần thứ VII, năm 2012, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, NXB Đại học sư phạm, tr. 273-282. 7. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người kiếm tìm trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 19, tr. 18-29. 8. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Chiếc thuyền ngoài xa – Con người cá nhân trong cuộc mưu sinh”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 10.2012, tr. 46-49. 9. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Thủ pháp phi điển hình hóa trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (761), tr. 102-105. 10. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người cá nhân trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 – từ điểm nhìn không gian”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt, tháng 10.2012), tr. 54-58. 11. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt, tháng 10.2012), tr. 59-62. 12. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Kết cấu phân mảnh, một sáng tạo trong cách thức thể hiện con người (Khảo sát qua văn xuôi Việt Nam sau 1975)”, Kỉ yếu hội thảo khoa học các trường Cao đẳng, đại học cụm Trung Bắc, lần thứ IX, tr. 228-230. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước bước sang thời bình với những biến chuyển lớn lao về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là một thời điểm quan trọng mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học dân tộc. Sự phát triển vượt trội của hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đưa văn xuôi lên vị trí “thống trị” văn đàn, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra gương mặt mới cho văn học sau 1975. 1.2. Cuộc sống thời bình tạo điều kiện cho con người trở lại với nhu cầu tự nhiên, cùng với những chủ trương mở cửa, hội nhập về kinh tế và từng bước mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới đã thúc đẩy sự xuất hiện trở lại của ý thức cá nhân, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và sự sáng tạo của nhà văn. Trong sự đổi mới ý thức nghệ thuật thì sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi. Vượt qua nhận thức hạn hẹp, giản đơn về con người, văn học sau 1975 nhìn nhận nó như một thực thể phức tạp và còn đầy bí ẩn. Con người được khám phá ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ, được soi chiếu dưới nhiều bình diện, tầng bậc khác nhau. Con người được nhìn nhận như một cá thể, một số phận giữa cuộc sống đời thường. Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người làm biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cơ cấu thể loại. Mấu chốt của những đổi mới này suy cho cùng vẫn xuất phát từ ý thức về cá nhân và quan niệm con người cá nhân, cá thể. Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 vì vậy là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thực sự cần thiết. Đi sâu vào vấn đề này, luận án có cơ hội tiếp cận và lí giải đặc điểm cơ bản chi phối sự biến đổi trên các phương diện nội dung và nghệ thuật của văn xuôi sau 1975. 1.3. Sự trở lại của con người cá nhân ở văn học đương đại là tiếp nối tinh thần nhân bản của truyền thống văn học dân tộc, gắn với quá trình trưởng thành ý thức cá nhân trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới. 1.4. Văn xuôi sau 1975 ngày càng có vị trí đáng kể trong chương trình hầu hết các cấp học, bậc học. Tìm hiểu những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này từ góc độ con người cá nhân là mở ra một hướng tiếp cận với những giá trị nền tảng của nền văn học đang trên hành trình phát triển. Việc nghiên cứu Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thời sự, tính thực tiễn đối với người học, người dạy. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 làm đề tài nghiên cứu của luận án này. 2. Lịch sử nghiên cứu Văn xuôi sau 1975 đã được nghiên cứu ở cấp độ tổng quan và nhiều hơn ở cấp độ cụ thể, về mặt thi pháp tác gia, tác phẩm. Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là một định hướng nghiên cứu chuyên biệt. Đã có một số chuyên luận, bài báo và các tài liệu trong phạm vi nhà trường có đặt vấn đề về con người cá nhân hoặc trên phương diện đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, hoặc đi vào nghiên cứu hình tượng nhân vật cụ thể trong sáng tác của các nhà văn. 2.1. Những nghiên cứu chung về con ngƣời cá nhân và vai trò, vị thế của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã được các nhà nghiên cứu quan tâm trên phương diện tổng quan, bắt đầu từ những năm tám mươi, thế kỉ XX. Nhìn chung, các tác giả đều đồng thuận cho rằng: con người cá nhân được xem là hạt nhân trong sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Và sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết và truyện ngắn làm biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cấu trúc thể loại (Các công trình, bài viết của Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Bùi Việt Thắng, Vũ Tuấn Anh, Bích Thu…). 2.2. Về những phƣơng diện biểu hiện của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 Theo quan sát của chúng tôi, các nhà nghiên cứu gặp gỡ nhau ở cái nhìn nhiều chiều về con người, trong sự đa bội của chính nó, phong phú, phức tạp và sinh động, đúng như bản chất con người. Tác giả Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh đến các kiểu người: con người như sản phẩm của lịch sử, con người duy ý chí, ảo tưởng, con người mang thuộc tính nhân loại, con người là sản phẩm của tự nhiên và con người của đời sống tâm linh. Nguyễn Văn Long chú ý đến vị thế, tính đa chiều trong cách khám phá và thể hiện con người của tiểu thuyết và truyện ngắn. Mai Hải Oanh phân tích, lí giải các loại hình nhân vật chính trong tiểu thuyết sau 1975 như nhân vật tự ý thức, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt. Quan tâm đến con người trong cấu trúc bản thể, các tác giả khác bước đầu đặt vấn đề về các loại hình nhân vật: con người tự thú, sám hối, tự ý thức (Tôn Phương Lan, Mai Hải Oanh), con người tự nhiên, tâm linh và con người xã hội (Bích Thu). Con người với cảm thức cô đơn, cảm thức lạc loài thu hút nhiều sự quan tâm nhất của các nhà nghiên cứu (Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu, Tôn Phương Lan, Lê Thị Hường, Trần Hạnh Mai …). Nhân vật tự nhiên bản năng, nhân vật kì ảo, nhân vật gắn liền với các yếu tố vô thức tiềm thức, tâm linh cũng được nhắc tới trong một số công trình chung về văn xuôi sau 1975 và ở một số chuyên đề, bài báo khác (Nguyễn Thị Bình, Võ Thị Thanh Hà, Mai Hải Oanh, Bùi Thanh Truyền). Các nhà nghiên cứu khẳng định tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975 đã nhìn nhận con người với cả ở những khát vọng bản năng, tầng sâu vô thức. Thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và mỗi nhà nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng ở những góc độ nhất định. Trong phạm vi luận án, chúng tôi mới chỉ bao quát những ý kiến, những nhận định chung về tiểu thuyết và truyện ngắn. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu luận giải về thế giới nhân vật của những tác giả, tác phẩm cụ thể. Sự quan tâm đến con người cá nhân trong các công trình nói trên là những gợi dẫn cần thiết cho chúng tôi khi đi sâu vào vấn đề này. 2.3. Về các phƣơng thức nghệ thuật thể hiện con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 Đổi mới trên phương diện nghệ thuật thể hiện được rất nhiều bài báo, công trình, các chuyên luận quan tâm. Tuy nhiên, nhìn nó như là kết quả của ý thức về con người cá nhân thì chưa có công trình nào trực tiếp luận giải. Nguyễn Thị Bình khẳng định văn xuôi nước ta từ sau 1975 đã quan tâm đến “không gian mang tính cá nhân” và “thời gian sự kiện ngắn”; “thời gian tâm lí, thời gian hồi tưởng”. Nguyễn Văn Long cho rằng: “Sự khám phá vào thế giới tiềm thức, vô thức, đời sống tâm linh đã dẫn đến nhiều phương thức biểu đạt mới, như dòng ý thức, huyền ảo hóa”. Còn Mai Hải Oanh nhấn mạnh: “việc vận dụng kĩ thuật dòng ý thức, sử dụng huyền thoại, phi lí… nhằm miêu tả tính đa diện của nhân vật chính là những nỗ lực hiện đại hóa tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam”. Bích Thu đặc biệt quan tâm đến thủ pháp độc thoại nội tâm với nhiều dạng thể hiện độc đáo… Chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu, phê bình thể đã hiện mối quan tâm sâu sắc tới hình tượng con người cá nhân, coi con người cá nhân chính là cốt lõi của sự đổi mới văn xuôi sau 1975. Các phương diện và phương tiện thể hiện con người cá nhân cũng đã được bàn đến, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ khảo cứu ban đầu. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống vấn đề Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài, tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các bình diện của con người cá nhân và những phương thức nghệ thuật thể hiện là nhiệm vụ chúng tôi đặt ra trong luận án. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tư liệu khảo sát, nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện ngắn từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến những năm gần đây. Nhưng do số lượng tác phẩm của hai thể loại này từ sau 1975 là quá lớn, luận án dành sự ưu tiên cho những sáng tác nổi bật, có ý thức tự giác trong nhìn nhận và đánh giá con người cá nhân. Sự lựa chọn này phù hợp với dung lượng, thời gian thực hiện đề tài. Nhằm làm rõ con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn từ sau 1975, cần sự đối sánh với văn học đoạn trước đó. Vì vậy, đề tài mở rộng phạm vi tư liệu khảo sát đến văn xuôi trước 1975 trong những trường hợp cần thiết. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đề ra mục tiêu nhận diện, phân tích các dạng cơ bản của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975, từ đó khẳng định và lí giải sự xuất hiện trở lại của con người cá nhân, đồng thời chỉ ra những đổi mới nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân ở hai thể loại này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm công cụ: con người cá nhân. 4.2.2. Tìm hiểu những tiền đề xuất hiện trở lại và sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 4.2.3. Phân tích các dạng biểu hiện cơ bản của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 4.2.4. Phân tích những đổi mới trong nghệ thuật thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: Phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp liên ngành. Sự phối kết hợp các phương pháp xã hội học, văn hóa học, tâm lí học… trong quá trình nghiên cứu giúp chúng tôi đáp ứng tốt hơn mục tiêu của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên biệt và tương đối toàn diện về con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975; nhận diện và phân tích những dạng thức cơ bản của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975; chỉ ra những cách tân của nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 6.2. Từ việc nghiên cứu về con người cá nhân, luận án góp phần khẳng định sự đổi mới của văn xuôi sau 1975 ở một bình diện cơ bản trong quan niệm và thế giới nghệ thuật. 6.3. Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975 tại các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. 7. Giới thiệu bố cục luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án có 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Quan niệm Con người cá nhân - Tiền đề xuất hiện trở lại và sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 2: Những kiểu con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 3: Con người cá nhân và những đổi mới nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 CHƢƠNG 1 QUAN NIỆM CON NGƢỜI CÁ NHÂN - TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Quan niệm “con ngƣời cá nhân” 1.1.1. “Con ngƣời” và bản chất của con ngƣời Luận án điểm lại quan niệm con người trong những học thuyết triết học, Tâm lí học, từ đó đi đến khái quát: con người là một thực thể, một sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, nhìn nhận về bản chất con người cũng có hai xu hướng chính: một đề cao yếu tố tự nhiên, bản chất tự nhiên; một nhấn mạnh vào bản chất xã hội, ý thức xã hội của con người. 1.1.2. Quan niệm “con ngƣời cá nhân” và quá trình phát triển của con ngƣời cá nhân trong lịch sử Con người cá nhân là con người được biểu hiện trong phẩm chất sinh lí và tâm lí riêng biệt; gắn liền với ý thức về bản thể, về cá tính, về sự sống của bản thân. Đó là ý thức về cái tôi với sự độc lập tương đối trong hành động, suy nghĩ, tình cảm, là ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ mà nó đặt ra cho chính bản thân mình. Cái tôi ấy có khả năng phản tỉnh, phê phán, khả năng hành động, thực hiện khát vọng của riêng nó. Cái tôi đó – với trải nghiệm riêng biệt, mang tính cá thể - nên nó cũng nhiều khả năng sai lầm, ấu trĩ hoặc vấp váp trong hành động, nhưng đó lại chính là động cơ thúc đẩy hành động tiếp theo của cái tôi. Và trong thế giới của riêng nó, cái tôi dễ rơi vào cảm thức cô đơn, trống trải. Con người cá nhân có lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nó. Các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất trong quan điểm: cá nhân xuất hiện đã lâu. Nó được thể hiện hết sức khác nhau và mang tính đặc thù trong mỗi thời đại lịch sử. Tuy nhiên, phải đến thế kỉ Ánh sáng, nó mới thực sự được ý thức đầy đủ. Từ đó về sau, ý thức cá nhân đã phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội. Trong mỗi không quyển văn hóa đặc thù, ý thức cá nhân luôn có những đặc tính riêng nổi trội. Điều đó được phản chiếu khá rõ trong văn học. Thời hiện đại, quan niệm về con người cá nhân được mở rộng trong quá trình tiếp tục đào sâu khám phá bản thể, tạo ra những giá trị độc đáo hơn về con người. 1.2. Con ngƣời cá nhân trong văn học Việt Nam trƣớc 1975 – một cái nhìn khái quát Luận án khái quát những đặc điểm cơ bản nhất về con người cá nhân trong văn học trước 1975 nhằm làm rõ một trong những tiền đề cho sự phát triển của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975. 1.2.1. Con ngƣời cá nhân trong văn học cổ trung đại Trong suốt 10 thế kỉ tồn tại, xã hội phong kiến Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khi hưng thịnh, khi khủng hoảng nhưng vẫn có một môi trường văn hóa đặc thù với sự hòa trộn của hai yếu tố nội sinh và ngoại nhập, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Phật, Nho và Đạo, hình thành những quan niệm vũ trụ, nhân sinh và thẩm mĩ đặc trưng. Môi trường xã hội – lịch sử và văn hóa nói trên giúp chúng ta tìm hiểu và lí giải những biểu hiện cũng như đặc điểm của con người cá nhân trong hành trình văn học mười thế kỉ. Thời Lí - Trần, phổ biến nhất vẫn là con người trung nghĩa, yêu nước, con người bổn phận, trung quân ái quốc, chưa chịu sự ràng buộc chặt chẽ của Nho giáo, còn đầy tinh thần tự chủ, tiến thủ, tích cực kiểu Thiền Tông hoặc con người vô ngôn, vô ngã, tự do, phá chấp theo giáo lí nhà Phật. Lí tưởng độc lập chủ quyền là cái đích của các cá nhân anh hùng thời đại. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, con người cá nhân xuất hiện dưới các hình thức chính: hoặc là công thần trung quân ái quốc, hoặc lìa bỏ công danh, thị phi, lánh đục về nhàn, hoặc đắm theo tiếng gọi của bản năng sắc dục (tiêu biểu là tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ). Thế kỉ XVIII - XIX, con người cá nhân được khẳng định qua các nhu cầu sống, nhu cầu hạnh phúc, qua khát vọng công danh, hành lạc, phóng túng ngoài những khuôn khổ giáo điều (trong tác phẩm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát). Cái tôi bất lực, cười cợt, giễu nhại, tự trào đối với chính mình và thời cuộc (Nguyễn Khuyến, Tú Xương) là hai cái tôi điển hình nhất, biểu trưng cho tâm thế đổ vỡ của con người giai đoạn lịch sử nhiều biến động cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Có thể khẳng định, trong lịch sử văn học Việt Nam, con người xã hội - nghĩa vụ được ý thức trước, con người tự nhiên được ý thức sau và phải qua một quá trình vận động với nhiều giai đoạn để đi tới nhận thức đầy đủ về nó. 1.2.2. Con ngƣời cá nhân trong văn học hiện đại Bắt đầu từ thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã chuyển dần từ phạm trù trung đại sang hiện đại. Trong bối cảnh lịch sử mới, văn hóa mới, ý thức cá nhân phát triển mạnh mẽ và mang những sắc thái riêng biệt. 1.2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam với những biến động lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa đã dẫn đến sự xuất hiện kiểu con người cá nhân mang tính hiện đại với ý thức mới về cá nhân. [...]... phản ánh con người, vì con người CHƢƠNG 3 CON NGƢỜI CÁ NHÂN VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 Khi đi vào thể hiện con người cá nhân, tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã có những biến đổi toàn diện trong nghệ thuật tự sự, nổi bật là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, kết cấu và tổ chức ngôn ngữ Luận án không nhằm khảo sát một cách... sự vận động của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Khảo sát trên những nét lớn về con người cá nhân, chúng tôi thấy sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 được thể hiện qua ba chặng đường lớn: từ 1975 đến 1985, từ 1986 đến đầu những năm 90, từ giữa những năm 90 đến nay Từ 1975 đến 1985, về cơ bản tiểu thuyết và truyện ngắn vẫn gắn bó... mạnh mẽ hơn trong kiếm tìm cái tôi và ý nghĩa của đời sống Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, con người cá nhân được nhấn mạnh trong cảm thức hậu hiện đại với cái tôi phân rã, nhòe mờ cá tính 3 Khảo sát thực tiễn sáng tạo trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975, chúng tôi nhận thấy bốn kiểu con người cá nhân điển hình là con người tự ý thức, con người cô đơn, con người tự nhiên bản năng và con người vô... THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 Dựa trên quan niệm về con người cá nhân, qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy bốn kiểu loại điển hình, nổi trội nhất của con người cá nhân: kiểu con người tự ý thức, kiểu con người cô đơn, con người tự nhiên và con người vô thức, tâm linh 2.1 Con ngƣời tự ý thức 2.1.1 Nhận thức về cái tôi và hành trình kiếm tìm bản thể Tự nhận thức và tìm hiểu chính mình là cái đầu tiên. .. toàn vẹn và sự biến động không ngừng, tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã đi tới nhận thức ngày càng sâu sắc về con người trong con người Thời kì đầu, ngay sau chiến tranh, con người cá nhân được thể hiện trong cái nhìn tự vấn, phản tỉnh, cái nhìn nhận thức lại về những giá trị, nhu cầu của cá nhân, thoát ra khỏi áp lực của cộng đồng Từ sau 1986, con người cá nhân được khám phá sâu hơn vào bản... sống của con người đến con người của con người 2 Kế thừa thành tựu về con người cá nhân từ văn học truyền thống, nhất là giai đoạn 1930 - 1945, tiếp nhận những ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng và văn học thế giới, trong không quyển thời đại mới, tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975 đã thực sự thành công khi phản ánh và thể hiện con người cá nhân trong sự sống của chính nó Quan tâm đến con người trong. .. độc lập về con người cá nhân 3.4.1 Ngôn ngữ đa thanh – sự thể hiện nhu cầu đối thoại cá nhân Tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 khá thành công khi tạo dư âm đối thoại nhiều chiều về con người cá nhân và đời sống hiện thực từ việc tổ chức những tiếng nói xã hội khác nhau, những tiếng nói cá nhân khác nhau trong tác phẩm Trong xu hướng nhấn mạnh đến con người cá nhân, các nhà văn hiện đại ưu tiên nhường... chất của con người trong đời sống Khi còn ý thức về bản thể, về nhân vị, khát vọng kiếm tìm còn tiếp tục thiêu đốt họ Khi phản ánh khát vọng tự vấn, kiếm tìm của con người, văn xuôi sau 1975 đã thực sự khẳng định được giá trị nhân bản của nó 2.2 Con ngƣời cô đơn Quan sát sự thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975, chúng tôi nhận thấy, con người có thể rơi vào một trong hai... hiện trong quá trình vận động phù hợp với từng giai đoạn lịch sử Với cái nhìn linh hoạt và toàn diện về con người, văn xuôi sau 1975 đã minh chứng một điều: nhà văn không chỉ biết yêu, không chỉ hiểu con người mà còn biết “buồn và đau cho con người, vì con người theo tinh thần “tôi là con người, và không cái gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi” CHƢƠNG 2 NHỮNG KIỂU CON NGƢỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT... thành trong tư tưởng, nghệ thuật của tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 Những năm gần đây, tiểu thuyết và truyện ngắn vẫn đang tiếp tục sự vận động của nó bằng những thể nghiệm để tự làm mới Sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm với những luận giải và giả thuyết về lịch sử; dấu ấn hậu hiện đại ở nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn ngày càng sâu đậm trong cái nhìn và lối viết, đặc biệt là sáng tác của các . con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 2: Những kiểu con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 3: Con người cá nhân và. chung về con ngƣời cá nhân và vai trò, vị thế của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã được các nhà. nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Khảo sát trên những nét lớn về con người cá nhân, chúng tôi thấy sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975

Ngày đăng: 03/10/2014, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan