Tuyển tập những bài văn hay lớp 10

538 2.8K 2
Tuyển tập những bài văn hay lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những ngả đường phố thị mải miết dẫn tôi đi. Một ngã rẽ bất ngờ đưa tôi trở lại miền Trung giữa mùa lúa chín. Hai bên đường quốc lộ, thảm thảm lúa vàng trải tít tắp đến chân trời. Từng bông lúa vàng ươm, trĩu hạt, rung rinh. Dường như từng bông, từng bông đã thu hết sắc vàng của trời đất, để giờ đây, cả cánh đồng đang tỏa nắng. X a xa, từng đàn cò trắng chấp chới vẫy gió về trên những rặng tre xanh. Bầu trời như khẽ khàng thơm hương lúa, đang ngời lên như ngọc. Điểm trang cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, là đàn trâu thong thả gặm cỏ. Và đầm sen đang rực hồng những đóa hoa cuối vụ. Chân chạm vào cánh đồng lúa, ngực ướp hương lúa, tôi miên man đi giữa những cánh đồng. Để tiếng rì rào của lúa dẫn tôi về tuổi thơ, xa lắm, nơi từng gốc rạ, từng hạt lúa đắp bồi cho tôi, nuôi tôi khôn lớn. Dẫu đã bao năm, tôi đã bỏ cánh đồng một mình ở lại, cánh đồng vẫn mải miết dẫn tôi về. Về với mùa thu đẫm hương lúa mới. Về với những đụn rơm vừa được tuốt xong, đang đầy lên, mềm mại rượi mát thịt da mùa gặt. Ngả mình vào rơm, tôi nghe tiếng thầm thì của làng quê tôi đang dâng lên, ùa vào từng mạch máu trong cơ thể. Con đường làng óng ả rạ và ríu rít lúa đưa tôi gặp lại những nụ cười hồ hởi sáng bừng trên gương mặt sạm nắng của những người nông dân. Những giọt mồ hôi thánh thót cùng những nụ cười. Những bó lúa lại về trĩu trên tay. Họ bảo tôi năm nay được mùa, gặt nhanh kẻo mưa lại về. Và mưa đang về, và bão lại về. Ngồi trên máy bay xa miền Trung, những giọt mưa cứ quật vào cửa kính. Có bao cánh đồng chưa kịp gặt, và dưới kia, mưa đang phủ trắng buốt tấm lưng của những người nông dân đang hối hả, tất tả, vắt kiệt sức mình để chống bão, chống lũ, để gặt về những hạt vàng của mùa thu. Những hạt vàng sẽ nuôi sống tôi, kẻ đang rời bỏ cánh đồng để trở về thành phố. Dưới kia, miền Trung vẫn còn bao cánh đồng chưa kịp gặt. Dưới kia, mùa thu vẫn chưa kịp đan hết tấm áo vàng. Dưới kia, miền Trung đang oằn mình đón bão. Dưới kia, những cánh cò trắng chấp chới, thảng thốt trong mưa. Những cánh cò gầy đến nao lòng tusachvang.net 1 Tôi rất sợ những buổi chiều mùa thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó g ợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi. C òn nhớ, năm ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói gém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến t àu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh. Nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau. Anh cả tôi lo mọi việc từ nấu nướng đến múc nước tắm giặt cho các em, còn tôi thì vừa trông em út vừa ra vườn đào khoai hay lên đồi tìm quả dại dỗ em. Ga tàu cách xa nhà tôi năm cây, mấy anh em tôi đều chưa khi nào bước chân đến đấy, nh ưng tiếng còi tàu chiều nào cũng vọng tới nhà tôi. Bố mẹ đi xuống Hà nội suốt tuần rồi mà chưa thấy về, gạo trong hòm đã gần hết, anh trai mỗi bữa chỉ lấy lưng bát gạo nấu cháo với rau tập tàng hái vội trong vư ờn. Thằng út đắng miệng không chịu ăn, khóc dặt dẹo suốt ngày. Ảnh minh họa, nguồn: Internet Ngày ấy sau khi đã không thể còn vay được gạo nữa vì nhà ai cũng nghèo, cũng phải chạy ăn từng bữa một. Thì bỗng một hôm, có người lạ đến đưa cho mấy anh em chúng tôi lưng một thúng gạo và bảo đấy là của bố tôi gửi từ dưới Hà Nội về. Trong khi tôi và cả thằng út còn bé xíu, vừa nhìn thấy gạo đã hí h ửng vì nghĩ đến một bữa ăn no toàn cơm trắng mà không phải độn, thì anh tôi chạy theo ngư ời lạ để hỏi xem bố mẹ tôi đang ở đâu? Bố mẹ có khỏe không? Có đủ tiền chữa bệnh cho mẹ không? Mẹ tôi đã sắp khỏi bệnh để về nhà với anh em chúng tôi chưa? Nước mắt tôi bỗng ướt nhòa khi nhìn theo cái dáng gầy còm, bé nhỏ của anh trên con đường đá sỏi. Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch, khi trời đ ã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường m òn. Và tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út sà vào vòng tay, dụi dụi vào ng ực mẹ. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gày sọp đi vì vất vả. Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Thương em khóc nhớ mẹ, anh cả đã cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu tusachvang.net 2 xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Đấy cũng là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Tôi không th ể nhớ nổi có biết bao nhiêu buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào. Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai dắt tay tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vo, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. tusachvang.net 3 Đông đã về. Cái lạnh cứ rón rén như “gái mới về nhà chồng” chẳng dám bước chân ra ngõ. Sương sớm giăng mong manh trên mặt hồ, mơ màng chờ cái nắng lẻ loi. Bầu trời nặng mây. Những cơn gió se sắt gieo vào lòng người nỗi buồn man mác. H ình như, Đông chẳng muốn làn môi ai khô đi, chẳng muốn những dáng hình nõn nà của gái phố bao bọc bằng lớp lớp áo quần, chẳng muốn gót chân của bà, của mẹ nứt nẻ thêm, chẳng muốn những đứa trẻ nghèo phải rớt nước mắt khi nhìn chúng bạn…, thế nên Đông cứ lần lữa mãi… Đông về, những “liêu siêu” mới thấy rõ ràng hơn nơi góc phố. Tán lá bàng run rẩy trong gió bấc. Chén trà mạn nóng hôi hổi run run trên tay cụ bà được cụ ông nâng niu đón lấy, xuýt xoa…. Cái lạnh dường như hòa trộn vào lòng, khiến người phố ít nói hơn. Phố lặng lẽ. Phố trầm buồn. Phố dường như hiền lành hơn… Ấy là cữ Đông về. Có lẽ phải khoảng tháng nữa vị lạnh của Đông mới nếm được ở đầu lưỡi. Những trận mưa phùn sẽ làm cái rét thêm “ngọt ngào”. Khi đó, sẽ có khối đôi tình nhân co ro dưới mái hiên trú mưa. Áp ngực vào chàng trai, hơi thở “mùa hạ” của cô gái thật quyến rũ, làm ấm nóng cả mùa Đông, lòng chàng trai thầm ước “mưa mãi…”. Má nàng đỏ lên, môi chàng thẫm lại. Những đôi vai gầy dựa vào nhau. Họ yêu mùa Đông… Đông về……Chiều trôi tuột xuống. Dòng người vội vã hơn trên phố. Hơi ấm nhẹ nhàng theo gót chân cô gái mặc áo đỏ chạy dài suốt phố… Nhớ lắm một bàn tay… Buồn da diết… Chưa tối một màu đen nhàn nhạt đã bủa vây phố. Khói lam chiều của núi như lạc vào trong phố. Vi vu, lãng đãng. Phảng phất mùi ngô nếp nướng, đánh thức chút ký ức chưa xa. Bếp nhà ai đỏ lửa sớm. Đâu đó, trong góc phố, ngõ hẹp nào đó, bát phở mùa Đông nghi ngút, bốc hơi trùm kín mặt người…. Đông đã về thật chưa mà sao không giống lắm! Đã mấy mùa rồi không nghe tiếng rao đêm, hay giờ không ai thích nữa. Có lẽ thế nên phố càng hun hút gió… Phố đơn độc trong đêm Đông… Đông về…Đông về rồi… Có người con gái đứng nép bên khung cửa sổ ngóng người phương xa, đôi mắt thậm buồn. Nắm chặt bàn tay, gói mùa Đông lại, lòng nhủ lòng, mùa Đông sẽ không dài… Mặt hồ vắng. Gió đi hoang. Hoa khép lại đợi chờ…. Mùa Đông đến muộn, nhưng không chậm. Mùa Đông đến cho vừa kịp Tết. Minh họa: Nguyễn Đăng Phú tusachvang.net 4 Tôi trở về nhà vào một chiều nắng sóng sánh, khi những thảm lúa trên cánh đồng quê gọi chim én về. Ngửa mặt lên bầu trời xanh thẳm thấy ngợp những cánh diều no gió. N hững đứa nhỏ chăn trâu ríu rít: “Chị về… rồi… rồi ! chúng mày ơi ” Xa xa, bố gánh lúa trên vai mồ hôi từng giọt. Đi giữa màu vàng của lúa, bố như nhọc nhằn gánh cả cánh đồng mà nụ cười vẫn rạng rỡ. Bất chợt vứt cả hành lý, hai tay đứng lên nhảy múa, tôi gọi to: - Bố ! Con đã về! Đứng ở triền đê vẫn thấy bố đưa tay lên gạt nước mắt. Cả cánh đồng vàng ươm cứ đung đưa reo hò dưới nắng. Mùi lúa chín ngọt ngào thoang thoảng, thấy lòng nhẹ nhàng phơi phới. Không biết vì sao mỗi vụ mùa quê tôi nắng lại vàng đến thế, cứ như được rắc một lớp mật ong, vừa vàng, vừa ngọt đượm. Từng hạt lúa no căng, vàng óng im lìm dưới nắng. Dường như có một sức mạnh kéo cả bông rủ xuống cứ nhè nhè đung đưa theo từng đợt gió. Mùa gặt thường gợi cho tôi nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào ấu thơ cùng tụi trẻ con trong xóm đi bắt muồm muỗm béo ngậy về nướng ăn no say mà vẫn cứ thèm mãi không thôi. Mỗi lần bắt được vài con, tôi thường nướng và mang cho bố mẹ trước chứ không ăn một mình như những đứa khác. Lúc ấy mẹ lại ôm tôi vào lòng xuýt xoa khen. Quả thật không còn gì vui hơn! Những buổi trưa được giao nhiệm vụ trông thóc, tôi cứ lừa lúc bố mẹ nghỉ trưa trốn đi nhặt muồm muỗm. Để rồi, những cơn mưa về bất chợt xoay xở không nổi. Khi về nhà đã thấy thóc ướt đầm. Mẹ hối hả dậy, tóc dài chấm gót chưa kịp túm lại ướt đầm đìa cùng mẻ thóc Với mẹ, từng hạt thóc có ý nghĩa mãnh liệt hơn giá trị vật chất. Không biết đã qua bao nhiêu mùa gặt, mẹ không được chợp mắt về trưa nữa? Mùa gặt, trên các ngả đường rơm rải đầy. Bước trên con đường nào tôi cũng có cảm giác có cái gì đó ran rát cọ vào đôi bàn chân. Nhưng mùi rơm thì thật dễ chịu, cứ nhẹ nhàng, quyến luyến mãi không thôi. Nếu ai sinh ra và lớn lên ở những miền quê trải đầy rơm thì chắc chắn không bao giờ quên nổi thứ mùi hương dịu ngọt ấy. Mỗi mùa gặt, loa phát thanh quê tôi lại hoạt động sớm hơn và nghỉ ngơi muộn hơn. Những bài hát ngợi ca cánh đồng, ngợi ca bông lúa vàng được phát đi phát lại qua mỗi mùa. Nghe mãi, nghe mãi mà không tusachvang.net 5 sao chán nổi. Trải qua bao nắng mưa, bao biến cố của cuộc đời, cánh đồng vàng quê tôi vẫn trải dài bất tận. Nhiều lần bước qua những mảnh đất khác, tôi cứ ngỡ cánh đồng quê mình đã trải đến tận đó, cũng sóng sánh và ngạt ngào hương thơm. tusachvang.net 6 Bên sông nhà ai lại đốt đồng chiều, mùi rơm rạ tan vào từng hơi thở. Không hiểu vì sao mùi khói cay xè vừa hăng hắc vừa thơm ngọt nồng nàn của rơm rạ lại làm tôi khó quên đến thế! K hi kết thúc một vụ mùa người dân quê lại bắt tay vào việc đốt đồng. Cũng giống như việc dọn dẹp nhà cửa để bước vào một năm mới, đốt đồng để trừ sâu, bệnh, chuột, bọ… làm cho ruộng đồng sạch sẽ, gọn gàng. Quan trọng hơn là nó mang lại cho đồng quê một nguồn sinh khí mới. Không biết từ bao giờ việc đốt đồng đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong việc đồng áng của người dân quê tôi. Đấy là thời điểm đồng vừa đi qua mùa gặt. Nắng và gió đã lấy đi hơi nước, trả lại cho chân ruộng mộc mạc màu vị của đất. Khi bắt đầu nghe lành lạnh trong từng cơn gió hanh hao thì cũng là lúc các mẹ, các chị đi cắt rạ thu về thành từng đống rồi bắt đầu nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khói bốc lên ngun ngút, trắng đục rồi bảng lảng tan ra, nhạt dần trông như những làn khói lam chiều man mác. Đồng bồng bềnh, thơm ngái. Tôi còn nhớ mỗi mùa đốt đồng mẹ và tôi dùng chiếc cào tre nhỏ gom tất cả rơm rạ còn sót lại từ mùa gặt chất thành đống rồi đốt. Từ xa nhìn lại thấy không biết bao nhiêu những cái bếp mọc lên từ lòng đất. Nghe trong hơi gió mùi của khói, của đất, của rạ mới lan toả khắp nơi. Mùi khó i cay xè, mùi đất ngai ngái, mùi rạ mới ngọt dịu nồng nàn. Mỗi khi gió thổi mạnh lửa và than đỏ rực, khói tan tác nối mây lên trời. Lúc lửa tàn, khói bay lên trắng tinh khôi, dặt dìu, nhè nhẹ trôi vào miền nhớ của người quê! Không gian khói sương nghe rõ tiếng trẻ nhỏ đùa nghịch. Chúng tôi chạy quanh các bờ ruộng chơi trốn tìm với khói, thoắt ẩn rồi lại thoắt hiện giữa bao la khói. Đứa nấp bên hông trâu, đứa nằm ép xuống bờ ruộng, đứa nhanh chân chạy tìm gò đất. Những con trâu chốc chốc dừng ăn nghển cổ gọi đàn. Hết trốn tìm chúng tôi lại đi lật tìm trong tro tàn những con cua đồng cháy xém, những hạt thóc sót sau mùa gặt đã nở bung trắng xoá. Rồi nào bắp, nào sắn, nào khoai lũ con nít đem lùi cả vào những đám tro đang còn âm ỉ cháy. Chiều đến mặt mũi đứa nào cũng lọ lem. Sau việc đốt đồng người nông dân lại tất tả quốc bẫm cày sâu bước vào mùa gieo hạt. Và rồi một vụ mùa mới được sinh ra cho cây lúa tốt tươi. Khói đốt đồng gợi tôi nhớ về nơi mình sinh ra. Nhớ hình ảnh của mẹ cha cần mẫn, tảo tần sớm nắng chiều mưa làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi tôi khôn lớn. Không biết bao nhiêu người con từ làng ra đi còn mang theo trong kí ức mùi khó i đốt đồng. tusachvang.net 7 Có một loài hoa từ lâu đã đi vào cổ tích, với một chuyện tình đẹp nhưng buồn. Loài hoa ấy tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho nét đẹp hoang dã của núi đồi Tây Nguyên. Loài hoa ấy mang tên Dã Quỳ. Như một nét đẹp vốn có của Tây Nguyên, vào cuối mùa mưa đầu mùa khô, họ hàng hoa dã quỳ nở vàng rực cả núi đồi. Chúng nở thành vạt, thành dãy dày đặc lên nhau, quấn quýt vào nhau. Và khoác lên một màu vàng kiêu hãnh cho cả một vùng đất. "Vó câu khấp khểnh, bánh xe ghập ghềnh”, khiến lòng tôi nôn nao một cảm giác khó tả, khi từ xa đã thấy những đồi dã quỳ. Thân cao mảnh khảnh, chúng mọc chen chúc nhau, như muốn dựa dẫm và che chở cho nhau, và như muốn tượng trưng cho một sức mạnh của tình yêu, của sự đoàn kết giống loài. Vùng đất Tây nguyên là vùng đất của rất nhiều loại hoa. Mỗi loại hoa đều mang một hương sắc riêng để dâng cho đời. Nhưng tôi vẫn yêu nhất loài hoa dã quỳ. Chỉ với hai tiếng dã quỳ thôi, nhưng nó làm cho người ta phải suy ngẫm về một vùng đất và về một loài hoa. Tuy không được bàn tay con người chăm sóc, nâng niu, nhưng hoa dã quỳ khẳng khiu bám vào đất mẹ để vươn lên thành từng rẫy, từng đồi, vàng rực cả đất trời Tây Nguyên như muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của mình. Tôi có một người bạn, sinh ra và lớn lên trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng cứ mỗi lần xa quê vào mùa dã quỳ nở, cô bạn ấy lại đứng ngồi không yên, vì một lẽ là nhớ nhà, nhớ… dã quỳ. Và cảm thấy như thiếu một điều gì đó rất đỗi thiêng liêng. Mùa khô năm nay tôi lại lên Tây Nguyên. Vô tình nghe tiếng vó ngựa trong sương chiều quạnh quẽ, tôi thấy nao lòng hơn khi đứng giữa bạt ngàn dã quỳ. Mùi hương thoang thoảng dịu nhẹ của dã quỳ, cộng với sự hoang vu của núi đồi Tây Nguyên, tất cả hòa quyện vào màn sương đêm ướt đẫm vai áo, khiến bước chân tôi như cảm thấy chơi vơi trên mảnh đất này. Buổi sáng thức giấc, mở toang cánh cửa sổ phòng, tôi trườn người ra ngoài xem những đóa dã quỳ chúm chím với từng giọt sương mai. Vừa ngắm dã quỳ, vừa nhâm nhi tách trà nóng trên tay, tôi thấy lòng mình dâng trào một cảm giác nhẹ nhõm và tôi thấy cuộc đời này thật tươi đẹp biết bao. Sắc vàng tươi rói của dã quỳ, như muốn tô thêm vẻ đẹp của những căn nhà gỗ nằm lác đác dưới chân núi. Mỗi căn nhà gỗ như nằm lọt thỏm trong thế giới của loài hoa ấy. Bóng dáng của những cô sơn nữ, của những đứa học trò vùng núi, và của các bác nông dân lam lũ như lạc dần vào thế giới màu vàng ấy. Cái màu vàng ấy đã xua tan đi cuộc sống vốn lặng lẽ, khó nhọc của những con người vùng núi. Dường như chính sắc vàng dã quỳ đã khoác lên những phận người lam lũ, khó nhọc bằng một màu xanh của sự tươi trẻ, tràn trề sức sống. Mỗi căn nhà, cùng với mỗi dòng người qua lại như tạo thêm một nét chấm phá cho bức tranh dã quỳ thêm phần sinh động. Không phải màu trắng tinh khôi, màu tím đợi chờ như bao loài hoa khác. Màu vàng của hoa dã quỳ làm tôi chập chờn giữa hai miền quá khứ và hiện tại. Và cái tusachvang.net 8 màu vàng ấy như đưa tôi vào một vòng xoáy của câu chuyện cổ tích ngày xa xưa ấy. Câu chuyện nói về đôi lứa yêu nhau, nhưng không đến được với nhau, cuối cùng cả hai đều chết và hóa thành loài hoa dã quỳ. Chúng mọc chen chúc nhau, quyện chặt vào nhau, dắt díu nhau vượt qua sự hanh hao, khắc nghiệt của mùa khô Tây Nguyên, để rồi lụi tàn cùng nhau. Từ câu chuyện cổ tích ngày xa xưa ấy, tôi nhớ lại câu chuyện về một tình yêu cổ tích của mình cách đây vài năm vào mùa hoa dã quỳ nở, nhưng lại là một câu chuyện cổ tích buồn. Tôi và anh gặp nhau trong mùa hoa quỳ nở, nhân một chuyến công tác, tình yêu vừa mới đến độ chín mùi nhưng rồi phải chia xa, bởi lẽ đời hợp- tan, tan- hợp. Và trên mặt phẳng cuộc sống, tôi và anh như hai đường thẳng song song không thể gặp nhau tại một điểm. Tình yêu tuy đẹp, nhưng đôi khi chia ly lại là sự giải thoát cho nhau, trước những nghịch cảnh của cuộc đời. Và thế là chúng tôi lại quay lưng để lại sau lưng một đồi dã quỳ lặng ngắt… Và rồi mỗi mùa hoa quỳ nở, tôi lại lên Tây Nguyên, một chút gì đó trống trải xâm chiếm tâm hồn tôi. Ngắm nhìn một đóa quỳ nở trên mảnh đất cằn cỗi, trong cái hanh hao của thời tiết, tôi thấy cần phải học một điều gì đó về loài hoa này, và để rút ra một bài học trong cuộc sống. Sương chiều rập rờn lên đôi mắt cô thôn nữ. Tôi lên xe. Một nỗi buồn lấn lướt trong tôi, kèm theo một sự vấn vương về một loài hoa, một vùng đất. Phải chăng câu thơ: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở- khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”, thật đúng với tâm trạng tôi lúc này. Và cái màu vàng kì diệu ấy như đã hóa tâm hồn tôi, nó để lại trong tôi một nỗi nhớ da diết khi rời xa vùng đất Tây Nguyên. Để rồi tôi thêm yêu mảnh đất này hơn. Trên chuyến xe chiều bon bon chạy, để lại sau lưng một màu vàng ngút ngàn, xa dần, xa dần… tusachvang.net 9 [...]... nghe mãi tiếng giảng bài và nhân cách sống của thầy Kìa, thầy chúng ta đang dõi bước chân của chúng mình trên vạn nẻo đường đời hôm nay đấy; thầy lại hằng khuya trăn trở về một câu văn hay, lời giải mới cho bài toán… để cho trò dễ hiểu, hiểu cho sâu và sáng tạo Và mỗi ngày đến lớp, thầy nghe tiếng các em ca bài ca trong trẻo, lời em ngân nga cùng bài học rộn ràng chân đến lớp sẽ vui thay! Nhưng có đôi... thốt lời yêu đương? (Tôi còn mắc nợ áo dài) Cho tới bây giờ, may thay, Hà Nội vẫn còn những khoảng lặng trữ tình, những góc nhỏ yêu thương cho cuộc sống bộn bề, ồn ào Giữa Thủ đô tưởng chỉ có những vòng xe quay mải miết, những bước chân hối hả, những cuộc mưu sinh, làm ăn sấp ngửa vẫn còn đó những góc đời yêu dấu thiết tha, dù đoàn tụ hay chia xa đều đượm sắc hương Hà Nội: Em đi về phương Nam /Sông... và bệnh ngoài da Vại nước mưa là nơi tôi cùng những đứa trẻ trong làng thường thả những chiếc lá nhỏ, những cánh hoa, rồi 25 tusachvang.net thi nhau thổi khiến những "chiếc thuyền tí xíu” ấy cứ xoay tròn quanh miệng vại Chúng tôi thích thú ngắm nhìn bóng những chiếc tàu cau cứ đong đưa, nổi chìm dưới vại nước hay khoả tay mò bóng ông mặt trời, khiến bóng những chòm mây trắng bỗng vỡ ra hoà tan vào nước,... chớm rồi lan tỏa dần, trong không khí ẩm ướt và lâng lâng, phố chợt bình y ên đến lạ Sương lấp đ i những quán nhậu với tiếng nói cười rôm rả Sương lấp đ i những quán cà phê xập xình với những điệu nhạc ầm ĩ Sương lấp đi những tiếng x e máy rít lên trên đường với những đợt đua cùng tử thần Sương lấp đ i những ánh mắt người nh ìn nhau hằn học và ghen tị Tất cả giờ đều hiền hòa trong vòng tay sương bao... như muốn xóa đi hết những bụi bặm còn sót lại trên phố sau những ngày nắng dài Nhưng không vì thế mà dòng người qua lại thưa thớt đi, và con phố như dài ra bởi bước chân của những du khách Phố cổ Hội An từ lâu đã được đông đảo bạn bè thế giới biết đến như một thương cảng lớn, một di tích văn hóa của người Quảng Nam với những ngôi chùa lớn đi vào truyền thuyết, mang đậm các yếu tố văn hóa Cơn mưa dầm... phố vốn bình lặng này Từ một góc đường, với những chiếc nón lá cùng một ít trầm, những người mẹ già ấy vẫn nhẩn nha đợi chờ, chỉ mong bán được dù chỉ một lạng trầm trong cơn mưa chiều này Và những gánh tò he ế khách như muốn tô thêm sự buồn thảm cho những phận đời, phận người mưu sinh trên phố Thấp thoáng những tà áo dài lướt qua, cùng với vài chiếc nón lá của những cô học trò như tạo thêm nét duyên trên... nhau những nụ hôn thật nồng nàn Loa kèn làm bạn đồng hành của những bà mẹ quê trên những con đường ngõ phố mưu sinh, sau một ngày vất vả trên đường chỉ mong sao bán cho mau mau hết, ấy vậy mà đôi lúc lại muốn được nhận lại dù chỉ là một nhành hoa bé nhỏ, như một món quà thật giản dị đáp đền cho nỗi cô đơn trống trải trong những ngày xa quê Hoa hồng gợi người ta đến với những tình cảm mông lung, những. .. trường cắm đầu vào những bài tập, cũng là lúc những trái xoan xanh, vàng lủng lẳng trên cành Chúng tôi hò nhau ném cho xoan rụng Từng chùm, từng chùm rơi xuống mặt đất, cả đám lao vào tranh cướp, cãi nhau chí chóe rồi bắt đầu chơi Bọn con gái chơi bán hàng, chơi ô ăn quan, còn lũ con trai chúng tôi đem ra làm đạn bắn nhau, tiếng hò hét và tiếng cười đùa vang vọng khắp làng Cuối cuộc chơi, những nhánh xoan... dường như chẳng thay đổi chút nào Nếu yếu đuối, nhu nhược, chị đã chẳng thể trở về, cậu ngốc ạ!” Tôi ngơ ngác, rồi chợt hiểu Nắng chiều nhạt dần, dòng Hương bảng lảng sương khói, những con thuyền trở về nằm trên bến, khói lam chiều vương nhẹ qua những ngọn cây Màu tím nhạt dần, sự sống tạm nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc, chị nghiêng nón, những cánh hoa còn lại nhẹ rơi xuống sông như những giọt nước... Trăng làm cho cánh đồng mênh mông hơn Trà lúa sớm bắt đầu trỗ bông Những bông lúa màu cốm, vươn thẳng, uống ánh trăng no nê như trẻ thơ bú sữa mẹ và tựa vào nhau Những bông lúa non - danh ca của đồng quê - đang hát bài ca về sự no ấm của mùa vàng C hấm dứt những đợt mưa ngâu là hết tháng bảy, trả lại bầu trời trong xanh, cao vời vợi với những chùm mây trắng tinh khôi, xốp và mềm mại như bông của tháng . và ríu rít lúa đưa tôi gặp lại những nụ cười hồ hởi sáng bừng trên gương mặt sạm nắng của những người nông dân. Những giọt mồ hôi thánh thót cùng những nụ cười. Những bó lúa lại về trĩu trên. hiểu cho sâu và sáng tạo. Và mỗi ngày đến lớp, thầy nghe tiếng các em ca bài ca trong trẻo, lời em ngân nga cùng bài học rộn ràng chân đến lớp sẽ vui thay! Nhưng có đôi lúc chỗ ngồi một góc bàn. Sương lấp đi những quán nhậu với tiếng nói cười rôm rả. Sương lấp đi những quán cà phê xập xình với những điệu nhạc ầm ĩ. Sương lấp đi những tiếng xe máy rít lên trên đường với những đợt đua

Ngày đăng: 01/10/2014, 23:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan