BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

133 4.7K 13
BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Với mục đích giúp sinh viên chủ động học tập trong chương trình đào tạo theo tín chỉ và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện quyết định biên soạn và hiệu chỉnh bài giảng tất cả các môn học trong chương trình. Cuốn bài giảng này ra đời trong hoàn cảnh đó và được hiệu chỉnh theo hướng sau

1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TS. Trần thị Minh Tuyết Hà nội - 2013 2 LỜI NÓI ĐẦU Với mục đích giúp sinh viên chủ động học tập trong chương trình đào tạo theo tín chỉ và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện quyết định biên soạn và hiệu chỉnh bài giảng tất cả các môn học trong chương trình. Cuốn bài giảng này ra đời trong hoàn cảnh đó và được hiệu chỉnh theo hướng sau: Về hình thức, trong từng chương chúng tôi đề ra mục đích và tài liệu học tập để sinh viên có thể tự học; về nội dung, chúng tôi bổ sung văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) vào phần nội dung tương thích và đưa các số liệu mới ở thời điểm trước thềm Đại hội XI vào phần kết quả thực hiện đường lối. Tập bài giảng này gồm có chương mở đầu và 8 chương bám sát theo chương trình môn học mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. Chương 1: Sự ra đời của Đảng CSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945); chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975); chương 4: Đường lối công nghiệp hóa; chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; chương 7: Đường lối xây dựng văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; chương 8: Đường lối đối ngoại. Mặc dù hết sức cố gắng song Bài giảng này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được những góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc, sự phản hồi của sinh viên để chúng tôi có thể tiếp tục hoàn thiện nó trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! Người biên soạn. 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 7 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Đối tượng nghiên cứu 7 1. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu 8 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC 8 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 8 2. 2. Ý nghĩa của việc học tập môn học 9 CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 11 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 11 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 11 1. 2. Hoàn cảnh trong nước 13 2. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 22 2. 1. Hội nghị thành lập Đảng 22 2. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 23 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 24 CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) 27 1. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 27 1.1. Trong những năm 1930-1935 27 1. 2. Trong những năm 1936-1939 31 2. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 33 2.1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng 33 2. 2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 35 CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975) 42 1. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 42 1.1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946) 42 1.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) 46 1.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử 49 2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975) 51 4 2.1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964 51 2.2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975 55 2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học 57 CHƯƠNG 4: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA 61 1. CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1960 - 1986) 61 1.1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa 61 1.2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 63 2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI 64 2.1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa 64 2.2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 67 2. 3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 68 2. 4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 69 CHƯƠNG 5: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 73 1. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 73 1.1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt nam thời kỳ trước đổi mới 73 1.2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới 76 2. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 80 2.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản 80 2. 2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 82 2. 3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 85 CHƯƠNG 6: ĐUỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 88 1. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1986) 89 1.1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945 - 1954) 89 1. 2. Hệ thống chuyên chính vô sản (giai đoạn 1955 - 1975 và 1975 - 1986) 90 1. 3. Đánh giá sự thực hiện đường lối xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản 91 2. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 92 2. 1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị 92 2. 2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới . 93 2. 3. Đánh giá sự thực hiện đường lối 96 CHƯƠNG 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 99 1. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 99 1. 1. Thời kỳ trước đổi mới 99 1. 2. Trong thời kỳ đổi mới 102 2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 110 2. 1. Thời kỳ trước đổi mới 110 5 2.2. Trong thời kỳ đổi mới 111 CHƯƠNG 8: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI 116 1. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986 116 1. 1. Hoàn cảnh lịch sử 116 1. 2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng 117 1. 3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 119 2. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI. 120 2.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối 120 2. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 125 2. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và bài học kinh nghiệm 128 6 CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Quốc tế Cộng sản - QTCS 2. Cách mạng Tháng 10 Nga - CMT 10 Nga 3. Hội Việt nam cách mạng thanh niên - Hội VNCMTN 4. Ban chấp hành Trung Ương - BCH TW 5. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Việt Nam DCCH 6. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - Cách mạng DTDCND 7. Chủ nghĩa xã hội - CNXH 8. Xã hội chủ nghĩa - XHCN 9. Chủ nghĩa tư bản - CNTB 10. Tư bản chủ nghĩa - TBCN 11. Công nghiệp hóa - CNH 12. Hiện đại hóa - HĐH 13. Lực lượng sản xuất - LLSX 14. Quan hệ sản xuất - QHSX CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 7 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam” Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là khái niệm chỉ hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt nam do Đảng Cộng sản đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam - Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. - Đường lối cách mạng của Đảng rất toàn diện và phong phú, bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại được đề ra kể từ khi Đảng ra đời: + Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng như: đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đường lối đại đoàn kết dân tộc… + Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử như: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945), đường lối cách mạng miền Nam( 1954-1975), đường lối đổi mới từ 1986 đến nay… + Có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như: đường lối công nghiệp hóa, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối phát triển văn hóa- văn nghệ, đường lối đối ngoại, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế… - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam. Sự lãnh đạo của Đảng là thuật ngữ hàm chứa việc Đảng đề ra đường lối và tổ chức quần chúng thực hiện đường lối. Như vậy, trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, việc họach định đường lối là công việc quan trọng hàng đầu. - Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi giải đáp đúng yêu cầu của xã hội. Nói một cách khác thì thực tiễn là “hòn đá thử vàng” đường lối. Đường lối đúng sẽ tác động tích cực đến thực tiễn và ngược lại, nếu sai lầm sẽ dẫn đến những tổn thất, thậm chí thất bại. Qua đó, đường lối quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc, tác động đến việc xác nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn dân tộc. Sự đúng, sai của đường lối sẽ dẫn đến sự “thành, bại” của cách mạng, sự “sống còn” của Đảng. Vì vậy, đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trên cơ sở xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 8 1.1.2 . Đối tượng nghiên cứu của môn học: Đối tượng chủ yếu của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện qua văn kiện, cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. Môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là: Làm rõ sự ra đời mang tính tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt nam. - Hai là: Làm rõ nội dung đường lối, quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. Trong nhiệm vụ này cần lưu ý 3 nhiệm vụ cụ thể như sau: + Phải phản ánh trung thực nội dung đường lối. Đường lối được thể hiện qua các văn kiện nhưng phải hiểu được thực chất mới phản ánh đúng nội dung đường lối, tư tưởng chủ đạo của đường lối. + Phải phản ánh đúng quá trình hình thành, phát triển đến hoàn thiện của đường lối. Phải bám sát quá trình ấy để không rơi vào nhận thức sai lầm và lạc hậu khi đường lối đã có những thay đổi nhất định. Nội dung có thể thay đổi ở các mức độ khác nhau nhưng đều phải dựa trên những căn cứ hợp lý và phải được lý giải một cách rõ ràng. + Trong hệ thống đường lối cách mạng của Đảng đặc biệt cần làm rõ đường lối trong thời kỳ đổi mới và coi đó là nội dung trọng tâm. - Ba là: Làm rõ kết quả thực hiện đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản trong tiến trình cách mạng Việt nam. Sau đó, chỉ ra ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận; ý nghĩa đối với dân tộc và ý nghĩa quốc tế của đường lối đã qua và đường lối đang hiện hành. Đồng thời cũng không né tránh những hạn chế, sai lầm đã bộc lộ rõ trong thực tiễn để sửa chữa và rút ra những bài học kinh nghiệm. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC 2.1. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp hiểu theo nghĩa chung là con đường, cách thức và biện pháp để đạt tới mục đích. - Phương pháp nghiên cứu của môn học này được hiểu là con đường, cách thức để nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của đường lối của Đảng và hiệu quả, tác động của nó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 9 2.1.1. Phương pháp luận chung: - Phải dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin. Cụ thể: + Nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để thấy được sự phát triển khách quan trong quá trình nhận thức cũng như trong quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng. + Nghiên cứu trên quan điểm lịch sử cụ thể, đặt đường lối cần nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử đã ra đời để đánh giá nó một cách khách quan. Tránh việc thoát ly hoàn cảnh, “hiện đại hóa” hoàn cảnh lịch sử để không dẫn tới những sai lầm trong đánh giá, nhận định. + Phải thể hiện tính Đảng trong nghiên cứu lịch sử. Tính Đảng là những quan điểm, nhận thức, đánh giá lịch sử theo quan điểm của một giai cấp nhất định, thể hiện lợi ích của giai cấp đó. Vì thế, cùng một sự kiện lịch sử nhưng các giai cấp khác nhau sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Đây là sự khác biệt giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. - Phải dựa trên các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể khác của khoa học xã hội: - Phải vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đồng đại và lịch đại, cụ thể hóa và trừu tượng hóa, so sánh…Đối với mỗi nội dung cụ thể cần phải vận dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Trong các phương pháp kể trên, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp hết sức quan trọng trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng. + Phương pháp lịch sử dựa trên việc bám sát các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian sẽ giúp ta thể hiện được tính cụ thể, sự phong phú, sinh động của lịch sử. + Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, tính tất yếu, tính quy luật, xu hướng phát triển giữa những thăng trầm, bề bộn của lịch sử. Vì vậy, trong nghiên cứu ta phải kết hợp một cách hài hòa cả 2 phương pháp đó, tránh rơi vào thái cực này hay thái cực khác để dẫn đến trường hợp “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc ngược lại. 2. 2. Ý nghĩa của việc học tập môn học - Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Việc nắm vững những nội dung đó sẽ nâng cao CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 10 năng lực tư duy để có thể tự giải đáp, ứng xử và kiên định trước một số vấn đề thường gặp trong đời sống chính trị phức tạp. - Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, củng cố lập trường chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, có định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. - Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng. Đã là người Việt Nam thì ai cũng phải thực hiện pháp luật của nhà nước và đường lối của Đảng. Quyền lợi và trách nhiệm của từng người không ra ngoài quỹ đạo đó. Vì vậy, nghiên cứu và học tập đường lối cách mạng của Đảng là vấn đề thiết thực với tất cả mọi người. [...]... Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Nguyễn Ái Quốc + Hội nghị quyết định ra báo, tạp chí của Đảng Cộng sản Việt nam - Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt nam Đảng Cộng sản Việt nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam làm một 15 16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sdd, 1998, t 1, tr 614 Đảng CSVN:... mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ là cách mạng không đến nơi”, chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là thành công triệt để vì “dân chúng số nhiều được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng” Vì vậy, cách mạng Việt nam cần đi theo con đường cách mạng triệt để - con đường cách mạng vô sản Tính chất của cách mạng Việt nam sẽ là cách mạng giải phóng... lột - Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt nam là bộ phận của cách mạng thế giới Đảng phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp * Ý nghĩa của Cương lĩnh: - Đây là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt nam 23 CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG - Cương lĩnh đã xác định... và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam như thế nào? 6 Quá trình ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt nam? 7 Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và ý nghĩa lịch sử của nó? 8 Các yếu tố hình thành Đảng Cộng sản Việt nam và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng? VẤN ĐỂ THẢO LUẬN 1 Chứng minh: Đảng Cộng sản Việt nam ra đời đầu năm 1930 là một tất yếu của lịch sử 2 Những điểm... quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động, của sự chuẩn bị kỹ lưõng về các mặt chính trị, tư tưởng và của tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, của sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích giai cấp và dân tộc - Sự ra đời của Đảng làm cho cách mạng Việt nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới -... chức cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất theo một đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất trong đường lối lãnh đạo cách mạng cả nước và truyền thống đoàn kết của Đảng ta 17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t10, tr 8 24 CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Đặc điểm nổi bật của. .. trò của Hội VNCMTN - Trước tình hình đó, một số hội viên tiên tiến của Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Kỳ và Nam Kỳ cũng vạch ra kế hoạch thành lập tổ chức cộng sản + An Nam cộng sản Đảng: Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và nhu cầu của phong trào cách mạng, các đồng chí trong VNCMTN hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam cộng sản Đảng vào tháng 8/1929 + Đông Dương cộng. .. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo 3 Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong sự kiện thành lập Đảng TÀI LIỆU HỌC TẬP a Tài liệu bắt buộc: 1 Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam ( Tái bản có sửa chữa), Nxb CTQG, H, 2011, tr 17- 43 2 Bộ giáo dục và đào tạo: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam ( tài liệu phục vụ dạy... đẳng) Nxb Đại học kinh tế quốc dân, H, 2008, tr 7- 8 3 Đề cương theo tín chỉ của môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam do bộ môn Mác - Lênin - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông biên soạn b Tài liệu tham khảo: 1 Chính cương Đảng Cộng sản Việt nam Lê Mậu Hãn: Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản việt nam, Nxb CTQG, H, 2001 tr 77- 81 2 Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Bản án chế... tổ chức Cộng sản 21 CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 2 HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 2 1 Hội nghị thành lập Đảng - Bối cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng: + Yêu cầu bức thiết của thực tiễn phải hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản làm một vì sự tồn tại cùng lúc 3 tổ chức Cộng sản làm cho lực lượng cách mạng bị . VIẾT TẮT 1. Quốc tế Cộng sản - QTCS 2. Cách mạng Tháng 10 Nga - CMT 10 Nga 3. Hội Việt nam cách mạng thanh niên - Hội VNCMTN 4. Ban chấp hành Trung Ương - BCH TW 5. Việt Nam Dân chủ Cộng. quốc tế và có ý nghĩa lịch sử to lớn: + CMT 10 Nga đã tạo ra mô hình cách mạng mới do giai cấp vô sản lãnh đạo cho rất nhiều dân tộc đi theo. + CMT 10 Nga còn mang ý nghĩa của cuộc cách mạng. đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự ra đời của CSVN. - Nội dung và ý nghĩa của Chính cương Đảng cộng sản Việt nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Ngày đăng: 01/10/2014, 23:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan