Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

23 4.4K 80
Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia. Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không có quyền thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có mười quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi. Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế tài sản là bất động sản có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản này. .......

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia. Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không có quyền thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có mười quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi. Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế tài sản là bất động sản có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản này. Được phân công về thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An – địa bàn trong một vài năm trở lại đây tranh chấp quyền sử dụng đất từ thừa kế có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tính chất. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” làm chuyên đề viết báo cáo thực tập của mình. Mặc dù thời gian thực tập không dài và trong khuôn khổ một chuyên đề không thể đưa ra phân tích một cách chuyên sâu đối với một đề tài phức tạp như đề tài này. Nhưng qua bài báo cáo này, em hi vọng qua việc học hỏi, xem xét thực tiễn có thể đưa ra những nhìn nhận, đánh giá và đóng góp một phần ý kiến của mình về thực trạng các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế tại địa phương nói riêng cũng như tình hình giải quyết những vụ án về tranh chấp đất đai nói chung của Tòa án nơi thực tập. Do lần đầu tiếp xúc với thực tế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạn trang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một chuyên đề thực tập đầu tay của tác giả còn đang là sinh viên nghiên cứu lý luận trong trường đại học nên dù đã cố gắng rất nhiều song chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn độc giả quan tâm để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn. 2. Nội dung nghiên cứu Do điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên bài báo cáo không đi lại các vấn đề mang tính lý luận mà chỉ đề cập tới một số khái niệm cơ bản như thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, Báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng các tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tình hình giải quyết các vụ án liên quan đến các tranh chấp đó của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu. Đồng thời, bài viết còn đưa ra một số đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện phần nào những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu Chế định thừa kế đất đai là một chế định lâu đời trong pháp luật dân sự nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, đây cũng là nguyên nhân của thực trạng chồng chéo các quy định khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất từ chia thừa kế. Như đã đề cập ở trên, nên bài viết chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu trên địa bàn hẹp là huyện Quỳnh Lưu. Các nghiên cứu đang ở mức độ mang tính chất khái quát, tổng hợp, thống kê chưa thể nghiên cứu, đánh giá trên phương diện toàn diện. Nên rất mong nhận được sự quan tâm của thầy cô và các bạn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở của phương pháp luận triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về nhà nước và pháp luật, bài viết còn sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình để việc nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể: Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp phân tích khi trực tiếp tham dự những hoạt động tố tụng cụ thể của cơ quan thực tập; phương pháp thống kê tổng hợp; phương pháp so sánh được dùng trong quá trình xem xét sổ thụ lý, nghiên cứu các hồ sơ vụ án. 5. Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An và cơ sở thực tập – Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu 5.1. Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Quỳnh Lưu là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 60 km. Vị trí địa lý của huyện: phía Nam giáp với huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành, phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Đông giáp với biển Đông, có đường bờ biển dài 34 km. Diện tích tự nhiên: 568,4 km 2 , chiếm 3,58% diện tích của toàn tỉnh, chiều dài từ Bắc đến Nam là 26 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 22km, toàn huyện có 43 xã, thị trấn với dân số khoảng 340.725 người trong đó có 20 xã đồng bào theo đạo, 2 xã dân tộc thiểu số. Địa hình Quỳnh Lưu đa dạng, đất đai điều kiện tự nhiên cấu tạo khác nhau, có thể chia địa hình huyện thành 3 vùng như sau: - Vùng biển: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và kinh tế du lịch biển. - Vùng đồng bằng: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đây là vùng trung tâm huyện, có điều kiện thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp chủ yếu là cây lúa và rau màu các loại, cũng như phát triển chăn nuôi gia cầm, chế biến nông phẩm và các nghành nghề truyền thống; phát triển thương mại và dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất và đời sống. - Vùng đồi núi: có 11 xã, đặc thù vùng này có điều kiện đất đai rộng, xu thế phát triển ở đây là nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây nguyên liệu, trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại. 5.2. Đặc điểm, tình hình Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu có địa chỉ tại: Khối 2, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp theo các nhiệm vụ của những năm trước, sang năm 2012 Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu tiếp tục phải đối mặt với nhiều thử thách và cơ hội trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động ngành TAND theo yêu cầu cải cách tư pháp. Trong nhiều năm, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Thẩm phán, Thư ký đã từng bước khắc phục khó khăn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Cơ cấu tổ chức hiện nay: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với tổng số 18 cán bộ, công chức (trong đó có 06 thẩm phán, 09 thư ký, 01 kế toán và 02 cán bộ phục vụ). Đội ngũ cán bộ của đơn vị đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ: (15 người có trình độ cử nhân Luật, 01 người có trình độ cử nhân kế toán và 01 người có trình độ trung cấp văn thư lưu trữ). Đơn vị đã thành lập Chi bộ và các đoàn thể quần chúng trong đơn vị (Công đoàn, Chi đoàn thanh niên, Hội luật gia) hoạt động sôi nổi, hàng tháng, quý luôn họp bình xét từng thành viên trong tổ chức, nâng cao hoạt động của tổ chức mình. Được huyện ủy, liên đoàn lao động, huyện Đoàn Quỳnh Lưu công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền. Sau 67 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực của bao thế hệ cán bộ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, Tòa án nhân dân huyện huyện Quỳnh Lưu đã có những thắng lợi quan trọng. Những thắng lợi đó góp phần làm nên những thành công chung của huyện nhà. Về tổng quát, năm 2012 tính cho đến thời điểm này Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành giải quyết 414 vụ án các loại và đảm bảo được sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật tạo niềm tin cho nhân dân. Năm 2013, Tòa án nhân dân huyện đã thụ lý 584 vụ án các loại (tăng 55 vụ so với năm 2012), đã giải quyết và xét xử 579 vụ, đạt tỷ lệ 99,1%. Về công tác thi hành án hình sự, đã thụ lý 124/254 bị án, đã ra quyết định đạt tỷ lệ 100%. Đã thụ lý 11 đơn thư khiếu nại, đơn khởi kiện. Trong công tác xét xử, tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã mời 70/70 vị Hội thẩm tham gia phiên tòa, phần lớn các vị Hội thẩm là cán bộ công chức đang đương nhiệm, có trình độ đại học trên 50%. B. NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 1.1. Một số khái niệm cơ bản Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác (là cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai (Điều 735, Bộ luật Dân sự năm 2005). Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi đề cập tới khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013 đều cùng định nghĩa về tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013). Thuật ngữ “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bao gồm ba loại: tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực chất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới); tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Việc hiểu và vận dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” theo hướng này là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn. Theo đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. Riêng đối với các tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất chưa có “giấy tờ hợp lệ” (thực chất là chưa có quyền sử dụng đất) Toà án vẫn có thẩm quyền thụ lý giải quyết nhưng chỉ có thẩm quyền giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chứ không có thẩm quyền quyết định ai là người có quyền sử dụng đất. “Tranh chấp về quyền sử dụng đất” chỉ đặt ra khi quyền đó đã được khẳng định bởi các giấy tờ hợp lệ rồi mà vẫn phát sinh các tranh chấp liên quan. Một vấn đề nữa cần làm rõ là “tranh chấp về quyền sử dụng đất” có phải là “tranh chấp đất đai” hay không. Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993 không có phần giải thích thuật ngữ. Đến Luật Đất đai năm 2003 theo khoản 26 Điều 4 về giải thích từ ngữ thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Nếu suy luận theo Điều 136 của Luật này, chúng ta thấy có một sự tương đồng giữa hai thuật ngữ “tranh chấp đất đai” và “tranh chấp về quyền sử dụng đất”. Điều này là cơ sở quan trọng để chúng ta giải quyết vấn đề hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm ra một giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức bằng hình thức trả lời bằng văn bản theo qui định của pháp luật, trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi bị xâm phạm dồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp vi phạm. Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những công tác quản lý của Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất giúp người sử dụng đất yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình. 1.2. Vài nét về thừa kế di sản là đất đai Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/ NQ-HĐTP của Hội đông thẩm phán Tòa án nhâXác định quyền sử dụng đất là di sản Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại các trường hợp trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó. b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai. c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các trường hợp trên và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai. Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân. Theo đó, Tòa án nhân dân không chỉ có thẩm quyền giải quyết chấp về tài sản gắn liền với đất; các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; tòa án nhân dân huyện còn có thêm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất này của Luật Đất đai năm 2003 đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta. 1.3. Cơ sở pháp lý Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 có quy định: đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê thì cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có người chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Còn tại điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 lại quy định: Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; Ngoài ra còn có các văn bản pháp lý liên quan khác cũng có những hướng dẫn cụ thể về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế như:  Nghị định 181/ 2004/ N Đ - CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai;  Luật sửa đổi bổ sung, một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 26/2004 ngày 15/06/2004;  Nghị định số 53/2005/ N Đ - CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 19/04/2005 của Chính Phủ;  Công văn số 116/2004/KH XX ngày 22/07/2004 của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện thẩm quyền của Toà án nhân dân theo quy định của Luật Đất đai 2003. 1.4. Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh lưu, trong năm 2012 trên địa bàn toàn huyện có 40 vụ việc về tranh chấp quyền sử dụng đất. Trong đó, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 5 vụ, chiếm 12.5%. Số liệu được thống kê cụ thể dưới các bảng sau: [...]... việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất Để nhận biết rõ nét hơn tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu chúng ta hãy làm phép so sánh về số lượng các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế với các tranh chấp về đất đai nói chung mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết: - Năm 2011, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu thụ... về tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 3 vụ, chiếm 9,3% - Năm 2012, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết là 40 vụ, trong đó số vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 5 vụ, chiếm 12,5% - Năm 2013, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết là 56 vụ, trong đó số vụ án về tranh chấp. .. số vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 12 vụ, chiếm 21,4% Như vậy, có thể thấy rằng so với các tranh chấp về đất đai khác thì tranh chấp về quyền sử dụng đất từ chia thừa kế chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số các vụ việc tranh chấp đất đai mà tòa án thụ lý giải quyết Ngoài những vụ tranh chấp đất đai mà Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu giải quyết thì trên thực tế còn có một phần... cách xét xử thật công bằng, hợp tình hợp lý từ cơ quan xét xử là mong mỏi, là niềm tin của nhân dân 1.6 Nguyên nhân của các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Một là, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâm tại nhiều địa phương Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng với nền kinh tế phát triển... tăng 75% so với số vụ tranh chấp năm 2011 Đồng thời, số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế cũng tăng lên một cách nhanh chóng, lần lượt qua các năm 2012, 2013 là 66% và 240% Có rất nhiều lý do để lý giải tại sao trong những năm gần đây số lượng các vụ tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai từ chia thừa kế nói riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu lại tăng nhanh như vậy Nhưng theo... chóng Với một địa bàn mà trong một vài năm trở lại đây tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế diễn biến tương đối phức tạp, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu cũng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm to lớn của mình trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai Góp phần cùng với các ngành các cấp, các cơ quan chức năng giảm thiểu những tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế nói riêng... các vụ tranh chấp được giải quyết và hòa giải tại cơ sở Đây là những số liệu không thống kê được một cách chính thức nhưng cũng phần nào nói lên thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn là tương đối phức tạp 1.5 Ví dụ thực tiễn Vào năm 2012, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã thụ lý giả quyết vụ án tranh chấp dân sự về chia di sản thừa kế giữa ông Trần Văn Như và anh Trần... dân huyện Quỳnh lưu từ năm 2011 đến năm 1013 Năm Thụ lý Tạm Đình Hòa giải Xét xử đình chỉ chỉ thành sơ thẩm 32 4 12 9 6 40 3 25 2 4 56 15 8 6 21 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu) 2011 2012 2013 Bảng 3: Tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trong các năm 2011, 2012, 2013 Loại tranh chấp 2011 2012 2013 Tổng số 32 40 56 T/c QSDĐ từ 3 5 12 thừa kế T/c... trong thừa kế tài sản nói riêng Đặc biệt khi mà ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp Vì vậy, việc nghiên cứu tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay Đây cũng là vấn đề đang được... vợ chồng ông chưa cho anh Kỷ phần đất 303,9m 2 mà vẫn thuộc quyền sử dụng của ông Như, bà Đức Giá trị quyền sử dụng đất ông Như đang sử dụng là 452.340.000 đồng Giá trị quyền sử dụng đất anh Kỷ, chị Hồng đang sử dụng là 191.475.000 đồng Tổng cộng giá trị quyền sử dung đất thửa số 83, tờ bản đồ số 11271, diện tích thực tế 555,3m2 bằng 643.797.000 đồng Ông Như khởi kiện yêu cầu chia di sản của bà Phạm . như thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, Báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng các tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ. quan chức năng giảm thiểu những tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế nói riêng và những tranh chấp đất đai trên địa bàn toàn huyện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng. hợp lý từ cơ quan xét xử là mong mỏi, là niềm tin của nhân dân. 1.6. Nguyên nhân của các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Một là, tranh chấp đất

Ngày đăng: 01/10/2014, 09:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan