QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN ĐỊA LÝ

26 3.9K 13
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN ĐỊA LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CẤP TRUNG HỌC I. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG LỰC 1. Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, kĩ năng, quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác. 2. Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. 1. Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân, … Vậy không tồn tại năng lực chung chung. * NĂNG LỰC CHUNG Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA HS THCS 1. Năng lực tự học 2. Năng lực giải quyết vấn đề 3. Năng lực sáng tạo 4. Năng lực tự quản lý 5. Năng lực giao tiếp 6. Năng lực hợp tác 7. Năng lực sử dụng CNTT và TT 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 9. Năng lực tính toán CÁC NĂNG LỰC CHUNG Các năng lực chung Biểu hiện 1. Năng lực tự học a, Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. b, Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; các đề mục, các đoạn bài ở SGK, sách tham khảo…lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; … c, Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện những nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. 2.Năng lực giải quyết vấn đề a, Phân tích được những tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. b, Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. c, Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 3. Năng lực sáng tạo a, Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn gốc khác nhau. b, Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận các giải pháp đề xuất. c, Suy nghĩ và khái quát hóa thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với điều chỉnh hợp lí. d, Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. 4, Năng lực tự quản lí a, Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn. b, Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn. c, Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. d, Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe; nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần trong môi trường sống và học tập. 5, Năng lực giao tiếp a, Bước đầu biết đặt ra tình huống giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt ra mục tiêu trước khi giao tiếp. b, Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh trong giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. c, Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. 6, Năng lực hợp tác a, Chủ động và đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với qui mô phù hợp. b, Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. c, Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. d, Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. e, Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. 7, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông a, Sử dụng đúng các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; … b, Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập… 8, Năng lực sử dụng ngôn ngữ a, Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận… b, Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu… c, Đạt năng lực bậc hai về 2 ngoại ngữ. 9, Năng lực tính toán a, Sử dụng các phép tínhtrong học tập và trong cuộc sống; hiểu và sử dụng được các kiến thức, kĩ năng về đo lường… b, Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học… THANG ĐO CÁC MỨC ĐỘ CỦA NĂNG LỰC Mức 1 -> Mức 2 -> Mức 3 - > Mức 4-> Mức 5 ( Từ đơn giản đến phức tạp) * NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… CÁC NĂNG CHUYÊN BIỆT Năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ Xác định được hệ quả của mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ Giải thích được hệ quả của mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như hệ quả của mối quan hệ đó trong thực tiễn Học tập tại thực địa Quan sát và ghi chép một số yếu tố tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đơn giản Quan sát và ghi chép được một số đặc điểm khó nhận biết hơn của Thu thập các thông tin được về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở phạm vi một Phân tích các thông tin thu thập được về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở phạm vi một Đánh giá về hiện trạng của các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở phạm vi một Năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 ở quanh trường học hoặc nơi cư trú các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực quanh trường học hoặc nơi cư trú phương/xã quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố Sử dụng bản đồ Đo đạc, tính toán được một số yếu tố sơ đẳng như độ cao, độ sâu, chiều dài, xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, quy mô, tính chất, cấu trúc, động lực của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên bản đồ So sánh được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong một tờ bản đồ hay giữa nhiều tờ bản đồ Giải thích được sự phân bố hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên bản đồ Sử dụng bản đồ để phục vụ các hoạt động trong thực tiễn như khảo sát, tham quan, thực hiện dự án… ở một khu vực ngoài thực địa Năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trên bản đồ Sử dụng số liệu thống kê Nêu các nhận xét về quy mô, cấu trúc và xu hướng hiến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội thông qua đọc số liệu thống kê So sánh về quy mô, cấu trúc và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội thông qua đọc số liệu thống kê Giải thích được quy mô, cấu trúc, xu hướng biến đổi hoặc nét tương đồng hay khác biệt của các đối tượng thể hiện qua số liệu thống kê Phân tích mối quan hệ của đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện qua số liệu thống kê với lãnh thổ chứa đựng số liệu Sử dụng số liệu thống kê để chứng minh, giải thích cho các vấn đề tự nhiên hay kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC - Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương trình để xác định KT, KN, TĐ và định hướng hình thành năng lực. Lưu ý: + KT, KN đa dạng + Chủ đề đó phải góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cụ thể nào đó của bộ môn. - Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn, xếp vào ô của ma trận sao cho tương ứng với mức độ nhận thức; xác định các NL được hình thành. Lưu ý: + Xếp đúng các chuẩn vào các mức độ nhận thức tương ứng. Có nhiều dấu hiệu để xác định mức độ nhận thức: động từ, nội hàm của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, trình độ HS, + Một chuẩn có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ nhận thức khác nhau, đối với các chuẩn phức tạp này cần phải biết bóc tách các mức độ nhận thức để đưa vào ô ma trận cho chính xác. + Xác định mức độ cụ thể của năng lực sao cho phù hợp với trình độ HS tại địa phương. - Bước 3: Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng các động từ hành động. Lưu ý: các động từ hành động được mô tả. - Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của KT, KN và định hướng hình thành năng lực. Lưu ý: + Biên soạn các câu hỏi và bài tập ở các mức độ khác nhau theo ma trận, các câu hỏi và bài tập ở mức độ nhận thức khác nhau được xếp vào file khác nhau (CHBT biết; CHBT thông hiểu, CHBT vận dụng, CHBT định hướng năng lực) + Câu hỏi tường minh, rõ ràng, đúng quy cách theo CV số 8773. + Xây dựng hướng dẫn chấm. - Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề lựa chọn Lưu ý: + Vận dụng các PP, KT và hình thức tổ chức dạy học tích cực để HS đạt được mục tiêu về những KT, KN và định hướng năng lực cần hình thành. + HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. + Tăng cường sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học đặc thù của bộ môn. VÍ DỤ THAM KHẢO SẢN PHẨM THẢO LUẬN TẬP HUẤN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN ĐỊA LÍ, THSC (tại Hải Phòng) NHÓM: Bắc Ninh Chủ đề lựa chọn: Khái quát Châu Mĩ. Bắc Mĩ (lớp 7) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và mô tả năng lực I. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Khái quát châu Mĩ - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ - Trình bày được những đặc điểm khái quát về dân cư, dân tộc của châu Mĩ. Phân tích ý nghĩa kênh đào Panama - Bắc Mĩ Nêu được VTĐL của khu vực Bắc Mĩ - Sử dụng lược đồ, lát cắt để nhận xét phân hóa địa hình Bắc Mỹ. - Trình bày được đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. - Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ - Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. - Phân tích ý nghĩa của việc xuất hiện người lai ở châu Mĩ. - Phân tích, tổng hợp kiến thức về tự nhiên, dân cư, kinh tế. - Trình bày một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. - Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. - Phân tích lược đồ kinh tế Hoa Kì. - Phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê về kinh tế. - Chọn và vẽ biểu đồ - Trình bày được Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA): các thành viên, mục đích, vai trò…. II. Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức kĩ năng và năng lực 1,Câu hỏi ở mức độ nhận biết Câu 1. Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Mỹ em hãy cho biết khu vực Bắc Mỹ nằm trong khoảng vĩ độ nào? GỢI Ý TRẢ LỜI - Nằm trong khoảng 15 0 B đến vòng cực bắc Câu 2. Dựa vào hình 36.3 ( SGK ĐL 7 ) em hãy kể tên các kiểu khí hậu chính của khu vực Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI - Học sinh kể được tên 6 kiểu khí hậu chính của khu vực Bắc Mĩ Câu 3. [...]... điểm 4 Đề kiểm tra 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Phòng GD - ĐT Lương Tài KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP HUY N Môn: Địa lý – Lớp 9 Năm học: 2014 - 2015 A Kiến thức: Phần 1: Địa lý (lớp 6) 1- Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm - Các khái niệm và các bài tập vận dụng 2- Sự chuyển động... Kỹ năng tính toán trong địa lý 5- Kỹ năng vận dụng kiến thức các môn học khác vào giải thích các hiện tượng địa lý Ghi chú: - Những nội dung trên chỉ mang tính định hướng cách ôn tập - Nội dung chương trình học đến đâu sẽ thi đến đó (kiến thức trước 1 tuần, nếu trường nào chậm phải tự bù cho đúng chương trình) - Học sinh được sử dụng Át lát địa lý Việt Nam để làm bài thi CẤU TRÚC ĐỀ THI 1, Phần địa lý. .. nhân học Bắc Mỹ - Nhận dạng và vẽ biểu đồ năng xác lập mối quan hệ nhân quả - PP giải quy t vấn đề - HT tập cá Mức độ nhận Kiến thức, kĩ năng thức PP/KT dạy học *KTDH - KT đặt câu hỏi - KT động não Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài: I Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: 2, Kỹ năng: 3, Thái độ: 4, Định hướng phát triển năng lực: II Trọng tâm: III Chuẩn bị: Hình thức dạy học 1, Giáo viên: - Thiết bị dạy học. .. Giáo viên: - Thiết bị dạy học - Tư liệu liên quan đến bài học 2, Học sinh: - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên… - Sưu tầm tranh ảnh IV Tổ chức các hoạt động học tập: 1, Ổn định lớp: 2, Kiểm tra bài cũ (nếu có) 3, Thực hành: 3.1 Giới thiệu: ( Định hướng bài học, tạo nhu cầu học tập ở học sinnh) 3.2 Tiến trình thực hành: * Hoạt động 1: * Hoạt động 2 (Trong mỗi... lệch hướng các vật chuyển động ) b Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả - Đặc điểm chuyển động ( hướng chuyển động, thời gian chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng ) - Các hệ quả của sự chuyển động + Hiện tượng các mùa + Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa Phần 2: Địa lý tự nhiên Việt Nam (lớp 8) 1- Địa hình Việt Nam a Đặc điểm chung b Tính phân hoá (địa hình đồi núi, địa hình... tâm: III Chuẩn bị: Hình thức dạy học 1, Giáo viên: - Thiết bị dạy học - Tư liệu liên quan đến bài học 2, Học sinh: - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên… - Sưu tầm tranh ảnh IV Tổ chức các hoạt động học tập: 1, Ổn định lớp: 2, Kiểm tra bài cũ (nếu có) 3, Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Hoạt động1 Tên hoạt động (dự kiến thời gian) Bước 1 Bước 2 Bước 3... sử dụng sơ đồ… 5, Hướng dẫn: - Học và làm bài tập - Đọc thêm, tìm kiếm tư liệu, chuẩn bị bài sau… ( Các mục 1, 2, 3, 4, 5 ghi rõ thời gian) Nội dung MẪU GIÁO ÁN BÀI THỰC HÀNH Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài: I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần đạt được: 1, Kiến thức: 2, Kỹ năng: 3, Thái độ: 4, Định hướng phát triển năng lực: II Trọng tâm: III Chuẩn bị: 1, Giáo viên: - Thiết bị dạy học - Tư liệu liên... vực sông) Phần 3: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 9) 1- Địa lý dân cư: a Số dân và sự gia tăng dân số b Phân bố dân cư c Lao động việc làm d Đô thị hoá 2- Địa lý kinh tế Việt Nam: a Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành b Địa lý các ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, du lịch) 3- Địa lý các vùng kinh tế: a Trình bày được các... ghi rõ thời gian, nội dung hoạt động, kết quả cần đạt được) 4, Đánh giá: 5, Hướng dẫn về nhà: ( Các mục 1, 2, 3, 4, 5 ghi rõ thời gian) ĐỀ KIỂM TRA 1 Mục đích của đề kiểm tra 2 Hình thức đề kiểm tra 3 Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao (nội dung,chương…) Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) Số điểm Tỉ lệ % Số điểm % số điểm (Ch) Số điểm % số... kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ và Canada phát triển đến trình độ cao? GỢI Ý TRẢ LỜI Những điều kiện làm cho nông nghiệp Hoa Kỳ và Canada phát triển trình độ cao: - Có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến - Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại 3 Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Mỹ: - Em hãy xác định vị trí địa lý của châu Mỹ trên lược đồ? GỢI Ý TRẢ LỜI - HS . nhất định QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC - Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương trình để xác định KT, KN, TĐ và định hướng hình thành năng lực. Lưu. nghiệp. MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA HS THCS 1. Năng lực tự học 2. Năng lực giải quy t vấn đề 3. Năng lực sáng tạo 4. Năng lực tự quản lý 5. Năng lực giao tiếp 6. Năng lực hợp tác 7. Năng lực sử dụng. Bước 4: Biên soạn câu hỏi /bài tập theo các mức độ nhận thức của KT, KN và định hướng hình thành năng lực. Lưu ý: + Biên soạn các câu hỏi và bài tập ở các mức độ khác nhau theo ma trận, các câu

Ngày đăng: 23/09/2014, 06:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan