Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex

156 963 5
Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex)”

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì việc quản trị chuỗi cung ứng, kiểm soát các dòng chảy sản phảm/dịch vụ, thông tin và tài chính là điều vô cùng quan trọng. Quản trị chuỗi cung ứng là một vấn đề đã được các nước phát triển nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động, tuy nhiên ở Việt Nam thì điều này còn khá mới mẻ, chỉ mới được các doanh nghiệp quan tâm đến trong thời gian gần đây. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm có đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân với các ngành mũi nhọn là khai thác dầu khí, du lịch biển và chế biến thủy sản. Hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang có sự phát triển khá mạnh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, khẳng định vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, kinh tế quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu là phải có kế hoạch quản lý từ khâu khai thác đến chế biến và phân phối để đẩy mạnh sự phát triển của ngành một cách bền vũng. Thực tế cho thấy, việc quản trị chuỗi cung ứng trong ngành chế biến thủy sản tỉnh vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa các thành phần tham gia trong chuỗi, chưa phát huy hết các thế mạnh, tiềm lực của ngành. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã tập trung nghiên cưu mô hình quản trị chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), nhằm đánh giá đúng thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex)” làm đề tài cho báo cáo luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn có thể đóng góp một vài giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng surimi của công ty nói riêng và ngành chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị chuỗi cung ứng surimi của công ty Coimex và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải, thông tin và tài chính. 2 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào sản phẩm chính của công ty đó là surimi với các thành phần chính tham gia trong chuỗi gồm: Đánh bắt, chủ vựa và công ty Coimex. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:  Phương pháp mô tả  Phương pháp thống kê gồm 2 phương pháp là định tính và định lượng. 6. Quy trình nghiên cứu - Giới thiệu - Xác định mục tiêu, nghiên cứu - Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Xác định phương pháp nghiên cứu - Quy trình nghiên cứu -Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước - Tổng quan công ty Coimex - Tổng quan hiện trạng chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh BR-VT - Định nghĩa - Cấu trúc - Chức năng - Đo lường hiệu suất và cải tiến - Phân tích thực trạng quản trị chuỗi - Đánh giá ưu, nhược điểm -Kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến yếu tố lợi nhuận và chất lượng thành phẩm - Đưa ra giải pháp - Dự tính hiệu quả Tổng quan tài liệu Chương 1 Thực trạng chuỗi Chương 3 Kiểm định Chương 4 Cơ sở lý luận Chương 2 Tổng quan Giải pháp Chương 5 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tổng quan tài liệu trong nƣớc Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam được thực hiện rộng rãi trong các lĩnh vực. Tại hội thảo “Định hướng phát triển chuỗi cung ứng trên thế giới và cách ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức diễn ra ngày 20/4 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định: “Chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhất là trong các tập đoàn đa quốc gia nhưng lại đang còn mới mẻ ở Việt Nam” Trên website www.vietnamplus.vn ngày 22/6/2012 đã đưa tin:“Sáng 22/6, tại Hà Nội, tổ chức độc lập phi lợi nhuận trong ngành quản lý cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh chuỗi cung ứng 2012 nhằm chia sẻ kiến thức và hoạt động trong ngành cung ứng. Hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối, sản xuất, logistics, thu mua, kế hoạch vật tư và tài chính, trong đó, đáng chú ý có các ngành phân phối bán lẻ, kho vận, logistics, ôtô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, da giày, dệt may, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, năng lượng, dược phẩm, gỗ tham dự hội nghị.” Cho thấy quản trị chuỗi cung ứng đang dần dần được các doanh nghiệp chú trọng nghiên cứng tiềm hiểu để đi vào ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quản hoạt động của chuỗi. Trên http://vlr.vn ngày 11/7/2012 đã viết: “Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là quá trình theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác là quá trình điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Xu hướng tiến tới việc giao hàng đúng lúc, kết hợp với các khuyến mãi hấp dẫn để tiếp cận các nguồn cung ứng tốt nhất khiến cho chuỗi cung ứng nào cũng chứa đầy rủi ro. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong lĩnh vực này là rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.” Và phân tích những bài học đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng ở Việt Nam và biện pháp để kiểm soát rủi ro đó. “Chuỗi cung ứng và hạ tầng logistics được ví như mạch máu của doanh nghiệp. Sức khỏe của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của chuỗi cung ứng hàng hóa, mua nguyên liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho… Nhưng việc thực hiện chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hiện nay chỉ giải quyết vấn đề mua hàng hóa nguyên liệu với giá rẻ…” là nhận định được viết trên baomoi.com. 4 Trên baomoi.com cũng có bài viết nói: “Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập vào “thế giới phẳng” rất nhanh, và giờ đây đã là một thành phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia. Thế nhưng chuỗi cung ứng của ta đang gặp phải những vấn đề và thách thức làm giảm tốc độc của cuộc chạy đua. Vậy những rắc rối và thách thức đó bắt nguồn từ đâu?”. Và đã nhận thấy hiện nay có 5 thách thức lớn mà các DNVN và những nhà hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng cần vượt qua nếu muốn vươn tới sự hoàn hảo đó là: thay đổi nhận thức và cách thức quản lý chuỗi cung ứng; xây dựng một chuỗi cung ứng mở rộng hiệu quả; khoảng trống trong hạ tầng chuỗi cung ứng; nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp và cuối cùng là quản lý sự thay đổi. Bà Nguyễn Thị Hồng Đăng với đề tài “Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty KODA”, năm 2006, đã xây dựng một cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng và đo lường hiệu quả chuỗi với mô hình SCOR. Từ cơ sở lý luận đó bà đã đo lường hiệu quả và ứng dụng cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty KODA. Đề tài „„Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt‟‟đã phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chi phí, tính hợp tác, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệuquả. Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng CáTra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng. Theo Hoàng Lâm Cường với đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng của Wal-mart” đã khẳng định thành công của tập đoàn bán lẻ và phân phối lớn nhất thế giới này thì kỹ thuật và công nghệ thông là yếu tố then chốt tạo ra sự uyển chuyển và hiệu quả của toàn chuỗi, ứng dụng hệ thống thông tin tích hơp và kỹ thuật “cross-docking”. Để khái quát chung về tình hình sản xuất nông lâm thủy sản, và hiện trạng của chuỗi này trong những năm 2007-2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc”. Nhiều báo cao quy hoạch phát triển cũng được thực hiện ơ các tỉnh mặc dù chưa đi sâu vào phân tích quản tri chuỗi nhưng cũng đã có phần định hướng, tạo tiền đề để nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi của các đề án sau này. Cụ thể ví dụ như 2 báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển khai thác, cơ khí, cảng cá và dịch vụ hậu cần thủy sản giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tháng 5 7/2012 và “Quy hoạch phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020” tháng 9/2012 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2 tài liệu hỗ trợ tôi trong đề tài nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng này. Ngoài ra, Ngành thủy sản Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của nghành được thực hiên bởi Bộ Thủy sản Việt Nam, tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ lý luận và thực trạng, chưa có tính thực tế ứng dụng cao. 1.2.Tổng quan tài liệu nƣớc ngoài Việc nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng được thực hiện sớm ở các nước đã phát triển trên thế giới và đã thu được nhiều kết quả, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của quốc gia và là tiền đề nghiên cứu cho các đang phát trên học hỏi và thực hiện các nghiên cứu trong nước. Riêng về ngành chế biến thủy sản, đã có nhiều đề tài nghiên cứu quản trị chuỗi trên thế giới như:  Báo cáo của UNEP năm 2009 đã đánh giá xu hướng thương mại và tiêu dùng trong ngành thủy sản, phân tích các yếu tố nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cá và cả vấn đề về khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản cũng được đề cập đến trong báo cáo.  “Phương pháp để ngăn chặn nhập cảnh trái phép vào thị trường” là một nghiên cứu của một tiến sĩ người Anh về quản lý chuỗi cung ứng thủy sản tập trung vào việc kiểm soát quá trình đánh bắt nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản trong chuỗi.  Một nghiên cứu ở Ấn Độ về chuỗi cung ứng thủy sản cũng đã xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng thủy sản với các thành phần chính tham gia vào hoạt động của chuỗi từ đánh bắt, thu mua, sản xuất cho đến phân phối sản phẩm. Đề tài chú trọng phân tích sự chênh lệch về giá cả sản phẩm từ đánh bắt đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là đề tài có tính ứng dụng thực tế cao và được nhiều nước học hỏi ứng dụng.  Tổ chức công nhận trách nhiệm sản xuất toàn cầu (WRAP) năm 2012 đã xây dựng hướng dẫn thực hiện về chống lãng phí và ngăn chặng chất thải trong chế biến của chuỗi cung ứng thủy sản. Hướng dẫn này được thực hiện nhằm mục tiêu giảm thiểu những lãng phí phát sinh trong toàn bộ các quá trình của chuỗi cung ứng thủy sản, cắt giảm những quy trình không cần thiết, tận dụng các sản phẩm thừa…để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Và trọng tâm của hướng dẫn là xử lý chất thải một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.  Mô hình chung về chuỗi giá trị ngành thủy sản và ngành công nghiệp thủ sản tại Úc cũng đã được đưa ra trong báo cáo phân tích kinh tế cho thủy sản Úc do 6 Trung tâm thủy sản khoa học và sức khỏe (CESSH), Viện nghiên cứu Y tế đỏi mới Curtin phối hợp với Sở nông nghiệp và thực phẩm thực hiện năm 2011. Báo cáo này tập trung phân tích dòng chi phí trong toàn chuỗi, từ chi phí vận chuyển, nguyên liệu, sản xuất, tồn kho đến phân phối bán hàng nhằm mục đích từ thực trạng chi phí đó đưa ra các chiến lược để cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất, hạn chế lãng phí trong quá trình, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi. 1.3. Tổng quan về công ty Coimex 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔN ĐẢO. Địa chỉ trụ sở chính: Số 40 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Số điện thoại: 84-64 3839914 Fax: 84-64 3839360 Website: www.coimexvn.com Tổng số CBCNVC - LĐ: 459 người Vốn điều lệ: 80.086.200.000 đồng . Tổng kim ngạch XNK trung bình hàng năm:45.000.000 USD. Phương châm họat động của công ty: " Khách hàng là ân nhân, chất lượng cao là điều kiện tồn tại ". Logo của công ty: Xí nghiệp chế biến hải sản được thành lập ngày 17-9-1992 là một doanh nghiệp Nhà nước là một trong những đơn vị trực thuộc công ty cổ phần thuỷ sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo, là doanh nghiệp nhà nước được Uỷ ban nhân dân quận Côn Đảo (thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo thành lập ngày 31-10-1989) tại quyết định số 377/QĐUB ngày 31-10-1989. Tuy quá trình hoạt động chưa lâu song với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban Giám Đốc, sự hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp bạn trong ngành, xí nghiệp luôn duy trì được sản xuất ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 7 Chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu với công suất chế biến 150 tấn/ tháng. Sản xuất các mặt hàng Surimi cá đông lạnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Với dây chuyền sản xuất hiện đại đồng bộ của Hàn Quốc được nâng cấp và trang bị đầy đủ: phòng thí nghiệm kiểm tra vi sinh, phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn ngành và đạt chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm như: EU code, Haccp, Iso. 1.3.2. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: - Khai thác chế biến nuôi trồng, bảo quản, gia công và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, chế biến nước mắm…. - Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK và khai thuê hải quan. - Dịch vụ cho thuê kho khô , kho lạnh, bãi… - Kinh doanh mua bán, XNK trực tiếp và ủy thác các mặt hàng Nhà nước cho phép. - Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. - Môi giới thương mại. 1.3.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Là công ty cổ phẩn, tuy nhiên bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, bao gồm:  Hội đồng cổng đông  Hội đồng quản trị  Ban kiểm soát  Ban giám đốc  Các phòng quản lý như: phòng TCHC, phòng KD-KHTH và phòng KTTV.  Các đơn vị trực thuộc  Xí nghiệp chế biến hải sản (Coimex) Địa chỉ: số 1738 đường 30/4, phường 12, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu  Xí nghiệp chế biến hải sản 01 (Coimex) Địa chỉ: phường 5, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu  Chi nhánh công ty Địa chỉ: tp Hồ Chí Minh  Trại cá Thạnh Hòa Địa chỉ: tỉnh Hậu Giang 8  Phân xưởng nước mắm Địa chỉ: phường 5, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Coimex Ngun: kt qu kho sát ca tác gi 1.3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Coimex 1.3.4.1. Về chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thực hiện năm 2012 đạt 12,94 tỷ đồng, đạt 62% so với kế hoạch đặt ra trong giai đoạn tình hình kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Do vậy, đây có thể được xem là một kết quả khả quan so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề trong thời điểm hiện tại . Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng TCHC Phòng KD-KHTH Phòng KTTV Trại cá Thạnh Hòa Phân xưởng nước mắm XN chế biến hải sản 01 (Coimex) XN chế biến hải sản (Coimex) Chi nhánh công ty TP.HCM 9 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Coimex năm 2012 Nội dung chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012 Tỉ lệ Tổng doanh thu Tr.đ 900.000 952.000 106% Kim ngạch XK Tr.USD 40 43 108% Sản lượng thực hiện Tấn - Chả cá Surimi Tấn 15.000 20.900 139,5% - Mô phỏng Surimi Tấn 1.000 526 52,6% - Nước mắm Lít 230.000 218.800 95% - Lợi nhuận Tỷ đồng 21% tương đương 26% VĐL 12.94 (tương đương 16,2% VĐL) 62% Ngun: Báo cáo c 1.3.4.2. Công tác chế biến, nuôi trồng và tình hình xuất khẩu Hoạt động chế biến sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu mà nguyên liệu thì ngày càng khan hiếm nhất là các loại cá thịt trắng để chế biến , vào những tháng cuối năm 2012 thì gần như không còn nguồn cung ứng do điều kiện thời tiết, khí hậu bất thường ngư dân hạn chế ra khơi rất nhiều . Thêm vào đó kinh tế thế giới suy giảm kéo dài dẫn đến giá xuất khẩu cũng giảm theo rất nhiều nhất là từ tháng 9/2012 đến cuối năm. Tuy nhiên, với sự đoàn kết và quyết tâm cao thì tập thể cán bộ công nhân công ty đã đưa kim ngạch xuất khẩu đạt, vượt kế hoạch năm 2012 và vẫn cao hơn năm 2011. Đối với nhu cầu của thị trường về chủng loại sản phẩm hiện nay rất đa dạng, thị hiếu tiêu dùng phong phú theo hướng chất lượng an toàn - đặc biệt tiêu chuẩn vi sinh và điều kiện xuất khẩu ngày càng khắt khe , phức tạp . Thực chất, đây chính là cơ hội thuận lợi để sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi toàn thế giới nhưng cũng rất khó khăn trong công tác quản lý điều hành xuất khẩu cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm . Nhờ tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới từ Pháp, mở rộng thị trường đến các nước Hồi giáo và Do thái giáo, sản phẩm Surimi mô phỏng ngày càng được khách hàng ưa chuộng mẫu mã chủng loại đa dạng, năm 2012 sản lượng xuất khẩu đạt 526 tấn . Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là Surimi và Surimi mô phỏng đạt : 43,038 triệu USD đạt 102 % so với năm 2011 . 10 Về tình hình nuôi trồng tại trại cá Thạnh Hòa trong năm qua cũng có những điều chưa thuận lợi, chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra do nhiều nguyên nhân khách quan ngoài sự tiên liệu, trong đó có yếu tố tâm lý và tập tục thói quen của người nông dân chỉ quen nuôi trồng những vật nuôi cố hữu chưa mạnh dạn đầu tư vào những cái mới. Vì vậy, cần phải có thời gian để hướng dẫn họ , chỉ cho họ thấy những hiệu quả kinh tế cao khi nuôi đa dạng hơn nữa các loại cá thương phẩm 1.3.4.3. Công tác đầu tƣ tài chính Trong năm 2012 Công Ty không đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Tổng số vốn và kết quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đến thời điểm hiện nay là : Bảng 1.2: Tổng số vốn và kết quả đầu tƣ Tên đơn vị đầu tư Vốn đầu tư ( tr.đ) CP sở hữu DT hoạt động (tr. đ) Chi phí hoạt động (tr. đ) Lợi nhuận (tr. đ) Lợi nhuận Coimex được chia (tr. đ) Số lượng (ngàn CP) Tỉ lệ (%) Cty CP Thương cảng Vũng tàu 20.058 2.005,8 55,72 35.658 27.533 8.125 3.610 Cty CP Thủy sàn Tắc cậu 10.400 1.040 40 255.021 242.329 12.692 3.120 Cty CP Thủy sản Sao biển 10.500 1.050 35 131.624 127.330 4.294 1.050 Cty CP Thuỷ sản Kiên giang 6.250 500 2,08 500 Cty CP Thủy sản Hùng Cường 5.676 454,12 7,92 Chưa có báo cáo Tổng cộng 52.884 8.280 Ngun: Báo cáo c [...]... loại thủy sản phục vụ cho chế biến hàng xuất khẩu Mặt khác, để tăng số lượng và chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến của Tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị để tăng năng lực sản xuất, mở rộng cơ cấu mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm như Công ty Baseafood, Công ty cổ phần Hải Việt, Công ty 22 thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo, Xí nghiệp... nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc hoàn thành đòi hỏi của khách hàng (phát triển sản phẩm, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng,.)  Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng 2.1.2 .Quản trị chuỗi cung ứng Có rất nhiều khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản. .. được sản phẩm/dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hoá đơn hợp lệ Có thể thấy chính lợi nhuận đã liên kết các công ty lại với nhau Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai trò và vị thế của mỗi công ty Phần thấp nhất thuộc về các công ty thực hiện các công đoạn sơ chế vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản. .. chức sản xuất , quản lý,… đặt ra yêu cầu cho việc hoạch định kế hoạch phát triển bền vũng cho ngành chế biến thủy sản trong thời gian tới 24 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 2.1.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng Khái niệm chuỗi cung ứng bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1980 và trở nên phổ biến trong những năm 1990 Có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng: ... sản xuất với số lượng lớn trong nước, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh 1.4.4.Tổ chức sản xuất, quản lý và cơ chế chính sách 1.4.4.1.Tổ chức sản xuất Thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, ngành thủy sản Tinh cũng không ngừng phát triển các mô hình quản lý sản xuất torng lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công. .. Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn kỹ thuật cho lĩnh vực chế biến thủy sản Đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề trong các đơn vị chế biến hàng xuất khẩu ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng 1.4.4.2 Quản lý ngành chế biến Sở Công Thương: là đầu mối giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý Nhà nước về công nghiệp nói chung và công. .. nguyên thủy sản phong phú đã tạo cho BR-VT có điều kiện thuân lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản  Cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng biển, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước,… đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất của công ty  Nguồn lao động dồi dào đáp ứng tốt cho nhu cầu nhân công hiện tại và mở rộng sản xuất của công ty trong... về công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Sở NN & PTNT: cùng với Sở Công Thương quản lý chế biến và quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh tham gia có tự nguyện vào Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) Hiệp hội là cơ quan phi Chính... management” - Ganesham, Ran and Terry P.Harrison 25 1995) Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và đến khách hàng cuối cùng (Courtesy of supply chain council) Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức... thiểu tối đa thời gian giải quyết theo quy định nhằm giúp doanh nghiệp gia nhập nhanh vào thị trường, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh 20 1.4.5 Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong chế biến thủy sản 1.4.5.1 Về khoa học, công nghệ Khoa học công nghệ trong chế biến thủy sản của tỉnh chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao và ứng dụng các thành tựu của công nghệ chế biến thủy sản thế giới, điển hình . doanh thu Tr.đ 900. 000 952 .000 106% Kim ngạch XK Tr.USD 40 43 108% Sản lượng thực hiện Tấn - Chả cá Surimi Tấn 15 .000 20. 900 139,5% - Mô phỏng Surimi Tấn 1 .000 526 52,6%. www.coimexvn.com Tổng số CBCNVC - LĐ: 459 người Vốn điều lệ: 80.086. 200. 000 đồng . Tổng kim ngạch XNK trung bình hàng năm:45 .000 .000 USD. Phương châm họat động của công ty: " Khách hàng là. khẩu của Chính Phủ(Nghị định 57 /199 8/NĐ-CP, Nghị định 02/ 2003 /NĐ-CP, Nghị định 44/ 2001 /NĐ-CP, Quyết định 46/ 2001 /QĐ-TTg, Quyết định 311/ 2003 /QĐ-TTG, Quyết định 195 /199 9/QĐ-TTG,….của Thủ tướng Chính

Ngày đăng: 22/09/2014, 07:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan