mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

76 311 0
mở rộng tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh thế thông qua sự tích luỹ từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất khẩu là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nên kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) luụn cú vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, ngay cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đều chú trọng hỗ trợ DNNVV nhằm huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay, DNNVV chiếm tỷ lệ khoảng trên 90% tổng số doanh nghiệp, là nơi tạo việc làm chủ yếu cho gần 90% lực lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn, đóng góp khoảng 40% GDP. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, xuất khẩu của DNNVV nói riêng là một trong những chiến lược quan trọng nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, DNNVV chưa phát triển mạnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cón rất hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân như máy móc thiết bị lạc hậu, hệ thống thông tin còn hạn chế, trình độ cán bộ quản lý cũng và lao động đã qua đào tạo còn thấp… Đặc biệt, một lý do không thể không nhắc đến và cũng là khó khăn lớn nhất đối với DNNVV là tình trạng thiếu hụt tài chính, trong đó có nguồn vốn tín dụng. Trải qua nhiều năm đổi mới, hệ thống các chính sách tài chính nói chung, chính sách tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV của các ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho DNNVV tham gia vào 1 kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện và khách quan, chính sách tín dụng xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập, thông lệ hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhiều ách tắc, cản trở quá trình phát triển nghiệp vụ xuất khẩu của DNNVV. Vì thế, tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho DNNVV là giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược ngoại thương, là một trong những biờn phỏp đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững ở nước ta. Đề tài “Mở rộng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cấp thiết và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế phát triển. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: Làm rõ tầm quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vai trò của DNNVV trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam cũng như ý nghĩa của nguồn vốn tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu của DNNVV. Phân tích thực trạng nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu dành cho DNNVV, tìm hiểu những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV và nguyên nhân của những hạn chế trên. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý thuyết và tớnh hỡnh thực tiễn, luận văn sẽ đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho DNNVV của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, bao gồm: Cho vay tài trợ xuất khẩu; Chiết khấu chứng từ xuất khẩu; Bao thanh toán xuất khẩu; Bảo lãnh xuất khẩu. 2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Chính sách tín dụng xuất dành cho DNNVV của ngân hàng thương mại Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung phân tích chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho DNNVV trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng tín dụng xuất khẩi tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), một trong những ngân hàng có chiến lược mở rộng tín dụng xuất khẩu rõ nét nhất. Phương pháp nghiên cứu: Khung lý thuyết sử dụng: Luận văn vận dụng những lý thuyết sau: Lý thuyết của kinh tế phát triển vế tầm quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, vai trò của DNNVV đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng được trình bày trong Giáo trình Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động xã hội xuất bản năm 2005. Lý thuyết về vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu với doanh nghiệp và nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu trình bày trong sách nghiệp vụ “Tớn dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng” do TS. Nguyễn Minh Kiều chủ biên, NXB Tài chính xuất bản năm 2009. Nguồn dữ liệu: Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo tài chính của các Ngân hàng TMCP, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tuyệt đối và tương đối, so sánh theo thời gian, không gian, so sánh chéo. Dự kiến các đóng góp của luận văn: Giá trị khoa học: luận văn làm rõ điều kiện áp dụng các nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu cho DNNVV. 3 Giá trị ứng dụng: luận văn đề xuất một số giải pháp với chính phủ, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất khẩu. Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHTM đối với DNNVV Chương 2: Thực trạng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của các NHTM cho DNNVV Chương 3: Quan điểm và giải pháp mở rộng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho DNNVV Giới hạn của luận văn Mặc dù có nhiều cố gắng tìm hiểu và phân tích, nhưng do hạn chế về tầm hiểu biết cũng như giới hạn về thời gian và số liệu thu thập, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của PGS.TS. Phạm Văn Vận và các giảng viên khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNNVV 1.1. Tín dụng xuất khẩu và mở rộng tín dụng xuất khẩu của NHTM cho DNNVV 1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ Thứ hai, Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; Thứ ba, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Tín dụng xuất khẩu là một bộ phận thuộc tín dụng ngân hàng, tập trung vào quan hệ kinh tế trong hoạt động xuất khẩu. Hoạt động tín dụng xuất khẩu có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao hàng. Tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV là những gói sản phẩm tín dụng được 5 các NHTM thiết kế dành riêng cho nhóm đối tượng khách hàng là DNNVV tham gia xuất khẩu, với mục đích khuyến khích, hỗ trợ DNNVV tham gia vào thị truờng quốc tế. 1.1.2. Nội dung họat động tín dụng xuất khẩu 1.1.2.1. Cho vay hỗ trợ xuất khẩu Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Lãi suất cho vay được áp dụng trên cơ sở lãi suất huy động đầu vào và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay phục vụ xuất khẩu nhằm mục đích, một là bổ sung nguồn vốn lưu động nhằm mua sắt nguyên vật liệu, vận hành sản xuất, trả lương cụng nhõn…. để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu; hai là đầu tư mua sắm tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất. Quy trình cho vay cơ bản gồm các buớc: Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (bao gồm gốc và lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Buớc này Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước một, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. 6 Khi ra quyết định, ngân hàng thường mắc hai sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt hoặc từ chối cho vay với một khách hàng tụt. Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Đồng thời cũng tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng xảy ra khi khỏan vay đến hạn hoặc khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Truờng hợp nếu khách hàng khụng hũan trả gốc và lãi vay đúng hạn, ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp xử lý như giải chấp tài sản đảm bảo hoặc thực hiện khiếu kiện theo quy định của pháp luật. 1.1.2.2. Chiết khấu và bao thanh túan Trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM, hai nghiệp vụ chiết khấu và bao thanh túan cú đặc điểm chung là mua lại các khỏan phải thu của người xuất khẩu sau khi đó hũan tất việc giao hàng. Mục đích của các nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp không bị nợ đọng vốn, quay vòng và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nội dung cụ thể của từng nghiệp vụ được trình bày dưới đây. Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đú cỏc tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ 7 nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. So với hình thức cho vay, chiết khấu có điểm khác biệt sau: Một là, Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng. Hai là, Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá. Ba là, Qui trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh hơn so với cho vay. Chiết khấu đuợc phân loại thành chiết khấu miễn truy đòi, tức là NHTM mua đứt, và chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi. Trong hoạt động xuất khấu, nghiệp vụ chiết khấu đuợc NHTM áp dụng chiết khấu hối phiếu đối với phuơng thức thanh túan Thư tín dụng (L/C). Ở đây hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền, có thể là người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu. Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, ngân hàng xác định số tiền phát ra cho khách hàng như sau : Số tiền chuyển cho khách hàng = Giá trị hối phiếu - Lãi chiết khấu - Hoa hồng phí chiết khấu của ngân hàng Cách thức thu lãi được thực hiện ngay khi chiết khấu bằng cách khấu trừ vào mệnh giá. NHTM gửi bộ chứng từ xuất khẩu đến ngân hàng của nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh túan. Nếu không thu được nợ ngân hàng có thể xử lý bằng cách truy đòi người xin chiết khấu hoặc truy tố trước pháp luật. Quy trình nghiệp vụ chiết khấu: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chiết khấu Buớc 2: Kiểm tra điều kiện chiết khấu Buớc 3: Thực hiện chiết khấu - trả tiền cho khách hàng Buớc 4: Gửi bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng của người nhập khẩu 8 Bao thanh túan xuất khẩu là hình thức tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đú chớnh là hoạt động mua bán nợ. So với chiết khấu hối phiếu, bao thanh túan xuất khẩu áp dụng với các khỏan nợ có thời hạn dài hơn, và áp dụng được với cả các hình thức thanh túan quốc tế ngũai L/C như nhờ thu (D/P), điện chuyển tiền (T/T), CAD tùy theo hợp đồng ngoại thương. Bao thanh túan cũng đựoc phân biệt thành: Phương thức thứ nhất là Bao thanh toán truy đòi, theo đó ngân hàng có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho ngườio xuất khẩu khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải trả. Phương thức thứ hai là Bao thanh toán miễn truy đòi, theo đó đơn vị bao thanh túan chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải trả. Trong Bao thanh túan xuất khẩu, NHTM sẽ ứng truớc một phần giá trị khỏan phải thu cho nguời xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định. Khi truy đũi bờn nhập khẩu đủ giá trị hợp đồng, ngân hàng sẽ thanh túan phần còn lại cho người xuất khẩu sau khi khấu trừ tiền ứng truớc và lợi nhuận của ngân hàng. Quy trình Bao thanh túan xuất khẩu: Bước 1: Nhà xuất khẩu và bên mua hàng ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, tiến hành giao hàng. Bước 2: Nhà xuất khẩu gởi hồ sơ đến bộ phận tín dụng NHTM đề nghị thực hiện Bao thanh toán các khoản phải thu. Bước 3: NHTM và bên bán hàng ký kết hợp đồng Bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm và các thỏa thuận khác. Bước 4: NHTM và người xuất khẩu đồng ký gởi văn bản thông báo về hợp đồng Bao thanh toán cho bên mua hàng và cỏc bờn liên quan. Bước 5: Bên mua hàng gởi văn bản cho NHTM và bên bán hàng xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện như thỏa thuận. Bước 6: Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng 9 từ liên quan khác cho NHTM và ký khế ước nhận nợ với NHTM. NHTM thu phí và chuyển tiền ứng trước cho khách hàng. Buớc 7: NHTM theo dõi thu nợ từ số tiền do bên mua hàng thanh toán. 1.1.2.3. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Bảo lãnh tín dụng là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Khi uy tín của người xuất khẩu chưa đủ để tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho đối tác, Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của NHTM giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn để giành đuợc các hợp đồng. Quy trình thực hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Bước 1: Khách hàng gửi hồ sơ xin bảo lãnh đến ngân hàng. Bước 2: Ngân hàng bảo lãnh thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh. Bước 3: Ngân hàng xác định các chỉ tiêu chủ yếu là mức tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh. Căn cứ để ngân hàng bảo lãnh xác định mức tiền bảo lãnh là: Nhu cầu bảo lãnh của khách hàng; Giá trị tài sản thế chấp cầm cố và mức tiền bảo lãnh tối đa theo quy định Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Phí bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh thu phí bảo lãnh theo chế độ hiện hành. Bước 4: NHTM đưa ra cam kết bảo lãnh gửi người nhập khẩu hoặc ngân hàng của người nhập khẩu. Bước 5: Theo dõi, giám sát việc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng Bước 6: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên nhận bảo lãnh cung cấp các tài liệu chứng minh việc cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bước 7: Trong truờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, NHTM sẽ thực hiện yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc bồi hũan. 10 [...]... độ mở rộng tín dụng xuất khẩu của DNNVV Dư nợ tín dụng xuất khẩu NHTM cấp cho DNNVV Tiêu chí này cho biết quy mô tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại các NHTM, bao gồm các hình thức tín dụng như cho vay, chiết khấu, bao thanh túan, bảo lãnh Theo dõi tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ tín dụng xuất khẩu và so sánh với dư nợ tín dụng xuất khẩu cấp cho DNNVV với tổng dư nợ tín dụng háng năm của NHTM và sẽ cho. .. quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh Trước thực trạng e dè của các ngân hàng trong việc cấp vốn lưu động cho các DNNVV kinh doanh xuất khẩu, hợp đồng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận các nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn và giúp cho việc thu tiền bán hàng để thanh... dần Tỷ lệ doanh nghiệp được tiếp cận với tín dụng xuất khẩu Không phải tất cả DNNVV có nhu cầu đều được cấp tín dụng xuất khẩu Phan tích tỷ lệ doanh nghiệp được tiếp cận với tín dụng xuất khẩu, so sánh với tỷ lệ doanh nghiệp bị từ chối và tìm hiểu các nguyên nhân khiến doanh nghiệp không nhận được sự chấp thuận của NHTM sẽ đưa ra những gợi ý chính sach để mở rộng tín dụng chó DNNVV xuất khẩu 1.4 Các... lớn, có nguồn tiền dồi dào lại đem cho ngân hàng nhỏ vay Nguồn vốn tín dụng thay vì đi thẳng từ ngân hàng đến doanh nghiệp lại đi qua một ngân hàng nhỏ, trung gian ở giữa, làm tăng chi phí vốn vay đối với doanh nghiệp 1.4.1.3 Chính sách bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với DNNVV Nhằm hỗ trợ DNNVV có nhu cầu vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh và xuất khẩu nhưng không đáp ứng được yêu... sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín nhiệm của người sử dụng Khi cấp tín dụng, NHTM có niềm tin rằng khách hàng sẽ hũan trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn Để đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc trả nợ, NHTM thường kết hợp hai phương pháp: Đánh giá dựa vào uy tín và năng lực của doanh nghiệp và đánh giá dựa vào tài sản đảm bảo Đánh giá dựa vào uy tín và năng lực kinh doanh của. .. Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam , PGS TS Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Biểu đồ 2.1: Đóng góp của DNNVV vào GDP 34 Nguồn: “Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam , PGS TS Đinh Văn Sơn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Bảng 2.2 : Đóng góp của DNNVV về giải quyết việc làm: (Đơn vị: nghìn... sản; Doanh thu Thái Lan Số lao động; Vốn đầu tư Mỹ Số lao động Nguồn: Ban thương mại và đầu tư, tiểu ban kinh doanh vừa và nhỏ của các nước APEC, 2001 12 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV của khối EU: Loại Số nhân công Doanh số Tổng tài sản Doanh nghiệp Vừa (Người) . ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNNVV 1.1. Tín dụng xuất khẩu và mở rộng tín dụng xuất khẩu của NHTM cho DNNVV 1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu Tín dụng là một phạm trù kinh tế và. độ mở rộng tín dụng xuất khẩu của DNNVV. Dư nợ tín dụng xuất khẩu NHTM cấp cho DNNVV. Tiêu chí này cho biết quy mô tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại các NHTM, bao gồm các hình thức tín dụng. việc mở rộng mở rộng tín dụng xuất khẩu cho DNNVV 1.2.2.1. Thúc đẩy xuất khẩu Xuất khẩu là đưa hàng hóa (hữu hình hoặc vô hình) ra nước ngoài và thu ngoại tệ về. Có 2 hình thức xuất khẩu là xuất

Ngày đăng: 22/09/2014, 01:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan