310 Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

28 435 0
310 Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

310 Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Đề án môn học MỤC LỤC SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học A . LỜI MỞ ĐẦU Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò tích cực của Kiểm toán đối với sự hoạt động phát triển của nền kinh tế nói chung đối với các doanh nghiệp nói riêng.Hiểu một cách đơn giản, Kiểm toán là một yếu tố đảm bảo cho các chuẩn mực kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, trật tự kỷ cương của công tác kế toán được giữ vững, các thông tin kế toán trung thực tin cậy.Với tầm quan trọng như vậy, kiểm toán trở thành công việc rất được doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá cao.Nhất là đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay thì Kiểm toán đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Như chúng ta đã biết để có thể đưa ra ý kiến kết luận về một đối tượng thì cần phải thu thập những tài liệu làm cơ sở cho ý kiến, nhờ đó ý kiến mới thuyết phục tạo niềm tin cho người sử dụng.Trong kiểm toán cũng vậy, khi tiến hành cuộc kiểm toán, KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán.Như vậy rõ ràng bằng chứng kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở hình thành ý kiến kết luận kiểm toán.Một khi KTV không thu thập đầy đủ đánh giá đúng các bằng chứng kiểm toán thích hợp thì KTV khó có thể đưa ra một nhận định xác đáng về đối tượng kiểm toán.Nhận thức tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán, em đã chọn đề tài : “Bằng chứng kiểm toán kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán” Để có thể tìm hiếu sâu hơn một số vấn đề về bằng chứng kiểm toán như Bằng chứng kiểm toán là gì? Bằng chứng kiểm toán cần đảm bảo yêu cầu gì?Có những kỹ thuật nào có thể sử dụng đề thu thập bằng chứng kiểm toán… Đề tài gồm hai phần: Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Phần II: Thu thập bằng chứng kiểm toán đối với một số chu trình cụ thể. SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 2 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học Phần I Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán I. Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán 1. Khái niệm Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu Bằng chứng kiểm toán là gi? Theo VSA số 500, đoạn 5 : “Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác” Có ý kiến cho rằng: “Bằng chứng kiểm toán không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những quan tâm”. Những khái niệm trên đều khẳng định vai trò tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán. Quan trọng là vậy tất nhiên bằng chứng kiểm toán không thể chỉ là các tài liệu thông thường mà phải có yêu cầu nhất định đối với bằng chứng kiểm toán.Yêu cầu đấy là gì? 2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán Chuẩn mưc kiểm toán số 500 quy định : “Kiểm toán viên công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” Tại sao kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp mà không phải là tất cả các bằng chứng?Vì kiểm toán tài chính có đối tượng là các báo cáo tài chính – bao gồm các thông tin tài chính tổng hợp liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong một niên độ tài chính được kiểm toán.Với đối tượng SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 3 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học kiểm toán rộng như vậy, chi phí của kiểm tra đánh giá tất cả các loại bằng chứng sẽ rất tốn kém.Cụ thể kiểm toán viên không thể kiểm tra tất cả các phiếu thu, phiếu chi đã thanh toán, các hóa đơn của bên bán, các hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng của khách hàng, thẻ lương, các loại chứng từ sổ sách có liên quan. Do vậy vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng chứng thích hợp để có thể đánh giá toàn diện về đối tượng kiểm toán. 2.1 Yêu cầu về tính đầy đủ Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết.Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán đề cập đến số lượng chủng loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập mà dựa vào đó kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến của mình một cách chính xác nhất.Tính đầy đủ là một khái niệm tương đối bởi không có một con số cụ thể về số lượng bằng chứng cần thu thập, mà tùy từng cuộc kiểm toán ở từng đơn vị cụ thể mà số lượng bằng chứng kiểm toán là khác.Đây là vấn đề đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Điều này cung được quy định trong chuẩn mực kiểm toán số 500: “Trong quá trình hình thành ý kiến của mình, kiểm toán viên không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các thông tin có sẵn. Kiểm toán viên được phép đưa ra kết luận về số dư tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp thống kê hoặc theo xét đoán cá nhân.” Nhưng tất nhiên không phải là sự xét đoán tùy tiện mà phải tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể kiểm toán viên phải cân nhắc những yếu tố có ảnh hưởng đến tính đầy đủ bằng chứng kiểm toán •Tính trọng yếu: Các khoản mục kiểm toán càng trọng yếu thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều ngược lại •Mức độ rủi ro: Những đối tượng được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều ngược lại. •Tính thuyết phục: Do hạn chế tiềm tàng của cuộc kiểm toán nên kiểm toán viên chỉ thu thập bằng chứng kiểm toán ở mức độ thuyết phục chứ không phải là SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 4 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học chứng minh tuyệt đối.Vì vậy bằng chứng kiểm toán càng có thích thuyết phục thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhỏ. •Tính kinh tế: Kiểm toán viên luôn phải đối mặt với sự giới hạn về nguồn lực do vậy bằng chứng kiểm toán cũng cần có tính kinh tế.Tức là việc thu thập bằng chứng kiểm toán phải được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý với mức chi phí có thể chấp nhận được.Kiểm toán viên luôn phải cân nhắc giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán không chỉ đầy đủ mà còn phải có tính hiệu lực.Vậy thế nào là bằng chứng kiểm toán hiệu lực liệu tính hiệu lực có chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? 2.2 Yêu cầu về tính hiệu lực Hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán.Nếu bằng chứng kiểm toán được đánh giá là có tính hiệu lực cao thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm toán viên xem xét để đưa ra những nhận xét xác đáng kiểm toán viên sẽ tin tưởng yên tâm khi kết luận báo cáo kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: •Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng hiệu lực.Một ví dụ dễ nhận thấy đó là bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài như bảng sao kê ngân hàng, giấy báo số dư khách hàng do khách hàng gửi đến, xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi các khoản công nợ….có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được do khách hàng cung cấp như tài liệu kế toán…. •Hệ thống kiểm soát nội bộ: Do hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn phát hiện các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên trong môi trường kiểm soát nội bộ hoạt động tốt thì khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn.Hay hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ làm tăng độ tin cậy của bằng chứng thu thập được. SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 5 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học •Loại hình cụ thể của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng bằng văn bản (như biên bản kiểm kê )có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng miệng ( ví dụ như bằng chứng thu thập qua phỏng vấn). •Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập được có độ tin cậy cao hơn bằng chứng có được từ khách thể kiểm toán. •Sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có độ tin cậy cao hơn nếu kiểm toán viên có được nó từ nhiều nguồn khác nhau. 3.Phân loại bằng chứng kiểm toán 3.1 Theo nguồn gốc Phân loại theo nguồn gốc là căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Theo cách phân loại này, bằng chứng kiểm toán bao gồm: Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự khai thác phát hiện được qua: + Kiểm kê tài sản thực tế: biên bản kiểm kê hàng tồn kho của tổ kiểm toán xác nhận tài sản thực tế… + Tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp: các số liệu, tài liệu do kiểm toán viên tính toán lại có sự xác nhận của doanh nghiệp hoặc những người có liên quan… + Quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ: những thông tin,tài liệu do kiểm toán viên ghi chép lại thông qua việc quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp,có dẫn chứng theo thời gian khảo sát… Bằng chứng kiểm toán do doanh nghiệp phát hành luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hoặc bên ngoài đơn vị các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán viên. + Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: các phiếu chi, phiếu xuất vật tư, hóa đơn bán hàng…. SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 6 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học + Chứng từ tài liệu do doanh nghiệp phát hành luân chuyển đến các đơn vị khác sau đó quay trở lại đơn vị: ủy nhiệm chi… + Sổ kế toán, báo cáo kế toán của doanh nghiệp lập + Những thông tin của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ hoặc những giải trình của những người có liên quan trong đơn vị cho kiểm toán viên… Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp từ các nguồn khác nhau. + Bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên: Bảng xác nhận nợ phải trả của các chủ nợ, bảng xác nhận các khoản phải thu của các khách hàng… + Bằng chứng được lập do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp: hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp, sổ phụ ngân hàng… + Các ghi chép độc lập hoặc các báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp… 3.2 Theo loại hình Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình là dựa vào dạng bằng chứng kiểm toán Theo cách phân loại này, bằng chứng kiểm toán bao gồm: Các bằng chứng vật chất: là các bằng chứngkiểm toán viên thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc quá trình kiểm kê các tài sản có hình thái vật chất cụ thể như hàng tài kho, TSCĐHH, tiền mặt…gồm : các biên bản kiểm kê hàng tồn kho Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứngkiểm toán viên thu thập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên gồm: các chứng từ tài liệu do các bên đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp, các ghi chép kế toán nghiệp vụ của doanh nghiệp, các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên… SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 7 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học Các bằng chứng thu thập qua phỏng vấn: là các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được thông qua xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán gồm các ghi chép của kiểm toán viên hoặc băng ghi âm mà kiểm toán viên có được thông qua phỏng vấn những người quản lý, khách hàng… 4. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là gì? Tại sao phải thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt? Bằng chứng kiểm toán đặc biệt có vai trò tầm quan trọng như thế nào?Đó là những vấn đề cần tìm hiểu làm rõ trong mục này. Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là các bằng chứng được thu thập từ một số đối tượng đặc biệt. Trong một số trường hợp, KTV không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thông thường khi đó, bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng duy nhất có thể thu thập được, ví dụ: Giải trình của giám đốc về chủ trương kinh doanh của DN . Bằng chứng kiểm toán đặc biệt có vai trò rất quan trọng.Cụ thể: - Phục vụ cho nhu cầu thực tế trong từng trường hợp cụ thể phát sinh: Trong những trường hợp này, viêc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong quá trình kiểm toán tương ứng với từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán như với những ngành nghề kinh doanh phức tạp (ví dụ: ngành dầu khí theo quy định phải đánh giá chất lượng dầu khí bởi chuyên gia .) việc không sử dụng bằng chứng kiểm toán đặc biệt có ảnh hưởng tới việc kiểm toán các khoản mục có tính chất trọng yếu, các khoản mục có độ phức tạp cao chứa đựng nhiều khả năng rủi ro. - Tạo ra các giá trị pháp lý cao: Bằng chứng kiểm toán đặc biệt có giá trị pháp lý cao vì có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của công ty được kiểm toán, của KTV. - Giảm thiểu được chi phí kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán đặc biệt giúp giảm được chi phí kiểm toán đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu hợp lý, hợp pháp của bằng chứng. SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 8 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học - Hỗ trợ cho công tác kiểm toán cho KTV: Do KTV không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã hội, vì vậy các chuẩn mực kiểm toán cho phép họ được sử dụng các bằng chứng kiểm toán đặc biệt để hỗ trợ cho công tác kiểm toán của KTV. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt chủ yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 4.1 Ý kiến của các chuyên gia Theo chuẩn mực 18 “ Chuyên gia là các cá nhân hoặc các hãng có kỹ năng kiến thức kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài ngạch kế toán kiểm toán Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính; nội dung mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán khách có hiệu lực đối với các khoản mục này. Việc dự kiến sử dụng ý kiến chuyên giathường một số lĩnh vực như: đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật, đá quý); Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc); hoặc trong trường hợp dùng các phương pháp đặc biệt để xác định tổng giá trị như phương pháp ước lượng của thống kê; xác định các phần việc sẽ hoàn thành đã hoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán để xác định doanh thu; khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng luật pháp. Việc thu thập sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như: Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức huyên nganh, kinh nghiệp của chuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xác định công việc của chuyen gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dung công việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV có đầy đủ thích hợp không); phạm vi đánh giá của SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 9 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng. Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiểt, khi không có bằng chứng nào thay thế chủ với những thủ tục kiểm toán cần thiết. Tuy nhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán vẫn đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm cuối cùng về ý kiến nhận xét đối với báo cáo tài chính được kiểm toán. 4.2 Giải trình của nhà quản lý VSA 580 về “giải trình của giám đốc” có quy định: “KTV phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán”.Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận trách nhiệm của Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy tính hợp pháp của các thông tin trên báo cáo tài chính qua hệ thống kiểm soát nội bộ hệ thống kế toán.KTV xác minh đưa ý kiến của mình về sự tin cậy hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính. Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính: Loại I: Giải trình chung về trách nhiệm của Ban Giám đốc (tính độc lập, khách quan, trung thực) trong việc trình bày đúng đắn báo cáo tài chính. Loại II: Giải trình từng mặt, yếu tố cấu thành sự trung thực hợp lý có 5 loại: xác nhận về quyền nghĩa vụ; xác nhận về định giá phân bổ; xác nhận về phân loại trình bày. Loại III: Giải trình về mối quan hệ của Ban Giám đốc với KTV. Hình thức giải trình bao gồm: Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới hình thức: Bản giải trình của Giám đốc; Thư của KTV liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của Giám đốc xác nhận là đúng; Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giám đốc duyệt. Các yếu tố cơ bản của giải trình bao gồm văn bản giải trình phải được gửi trực tiếp cho KTV với nội dung gồm các thông tin giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình của Giám đốc được ghi trên báo cáo SV: Lê Nguyễn Thuỳ Giang 10 Lớp: Kiểm toán 46B [...]... dung của phần II: Thu thập bằng chứng kiểm toán đối với một số chu trình cụ thể SV: Lê Nguyễn Thu Giang 20 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học Phần II Thu thập bằng chứng kiểm toán đối với một số chu trình cụ thể 1 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình bán hàng – thu tiền Trong chu trình bán hàng - thu tiền, phương pháp chủ yếu để thu thập bằng chứng kiểm toánkiểm tra, đối chiếu,... toán Nhận thức được tầm quan trọng của Bằng chứng kiểm toán, nhưng làm thế nào để thu thập được bằng chứng kiểm toán? phải chăng mọi bằng chứng kiểm toán đều có độ tin cậy như nhau, đều có thể áp dụng ở mọi doanh SV: Lê Nguyễn Thu Giang 15 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn học nghiệp được kiểm toán Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau II Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán. .. tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua thư xác nhận Ngược lại, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung về tính độc lập của bên thứ ba 5 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình tiền Kiểm toán số dư tiền là một lĩnh vực khá phức tạp vì khi thu thập bằng chứng kiểm toán thì phải phụ thu c rất nhiều vào kết quả của các chu trình khác nhau Khi thực hiện kiểm toán thì... các nhà môi giới chứng khoán Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là loại bằng chứng được thu thập sử dụng phổ biến trên thế giới Để đạt được chiến lược kiểm toán phát triển lâu dài cả về chiều sâu chiều rộng thì cần đặc biệt coi trọng đến phương pháp kiểm toán trong so việc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt cũng là một mục đích cơ bản của việc tăng cường hiệu quả hoàn thiện phương pháp kiểm. .. toán số 500, đoạn 20 quy định : Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán quy trình phân tích Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thu c vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán Mỗi cuộc kiểm toán có thể có mục tiêu, đối tượng cụ thể khác nhau, các doanh nghiệp được kiểm toán cũng có những đặc điểm khác... tiến hành kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo Các khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn nợ dài hạn được tách riêng 4 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình HTK Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình hàng tồn kho chủ yếu là quan sát, kiểm kê vật chất tồn kho nhập kho.Để thu thập bằng chứng khi kiểm toán chu trình này, KTV tiến hành: Quan sát kiểm kê vật... đánh giá là một thủ tục kiểm toán tương đối đơn giản, có hiệu quả vì tốn ít chi phí thời gian mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác có giá trị pháp lý về mặt kế toán, giúp KTV xác định được trọng tâm kiểm toán để không sa đà vào kiểm tra các nghiệp vụ cụ thể Để biết KTV sử dụng các kỹ thu t thu thập bằng chứng kiểm toán trên vào các chu trình kiểm toán cụ thể như thế nào?... trình của Giám đốc có mâu thu n với bằng chứng kiểm toán khác, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân phải xem lại độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán các giải trình của Giám đốc; xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình Một số hạn chế của bằng chứng giải trình: Giải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được; giải trình của... chính trước Thực hiện thu thập sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ: Liên hệ phối hợp công việc với KTC nội bộ; đánh giá kiểm tra lại tư liệu kiểm toán nội bộ: Các bằng chứng đã thu thập được là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứ vững chắc, hợp lý để rút ra các kết luận… Với việc sử dụng tư liệu của KTV nội bộ, KTV phải kiểm soát được quá trình kiểm toán của KTC nội bộ KTC chỉ sử dụng tư liệu... khác thực hiện (Ví dụ: Kiểm toán viên quan sát việc kiểm kê thực tế hoặc quan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành )”.Loại bằng chứng này cho KTV hiểu biết về thực trạng tài sản, hành vi của nhân viên khách thể kiểm toán. Thường áp dụng trong thử nghiệm kiểm soát Ưu điểm của kỹ thu t này là bằng chứng thu được có độ tin cậy tương đối cao SV: Lê Nguyễn Thu Giang 17 Lớp: Kiểm toán 46B Đề án môn . Bằng chứng kiểm toán và kỹ thu t thu thập bằng chứng kiểm toán Để có thể tìm hiếu sâu hơn một số vấn đề về bằng chứng kiểm toán như Bằng chứng kiểm toán. Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Phần II: Thu thập bằng chứng kiểm toán đối với một số chu

Ngày đăng: 25/03/2013, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan