giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức

125 822 3
giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ HƢƠNG GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ HƢƠNG GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC Chuyªn ngµnh: Ng«n ng÷ häc M· sè : 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH Thái Nguyên - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Vũ Thị Hƣơng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Văn Tình, thầy đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Vì vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học cho lớp Ngôn ngữ khóa 2010-2012. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người thân đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2012 Tác giả luận văn Vũ Thị Hƣơng iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Bố cục của luận văn 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Khái quát về ngữ pháp văn bản 7 1.1.1. Văn bản 7 1.1.2. Diễn ngôn 7 1.2. Liên kết văn bản 7 1.2.1. Liên kết 7 1.2.2. Phƣơng tiện liên kết và phƣơng thức liên kết 8 1.2.3. Liên kết cấu trúc 9 1.2.4. Liên kết ngữ nghĩa 9 1.3. Phép lặp trong hệ thống các phép liên kết văn bản 10 1.3.1. Khái quát về một số phép liên kết văn bản 10 1.3.2. Phép lặp 19 1.4. Anh Đức và tiểu thuyết "Hòn Đất" 26 1.4.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh Đức 26 1.4.2. Vài nét về tiểu thuyết "Hòn Đất" 30 1.5. Tiểu kết 32 iv CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC 34 2.1. Mở đầu 34 2.2. Liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp 34 2.2.1. Lặp từ vựng 34 2.2.2. Lặp cú pháp 48 2.2.3. Lặp kép 51 2.3. Liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp 52 2.3.1. Về phạm vi liên kết 52 2.3.2 Quan hệ liên kết 57 2.4. Tiểu kết 61 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC 63 3.1. Mở đầu 63 3.2. Giá trị của liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp 63 3.2.1. Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu 63 3.2.2. Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản 68 3.2.3. Tạo nên tính lập luận cho văn bản 72 3.3. Giá trị của liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp 74 3.3.1. Tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung 74 3.3.2. Tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ 79 3.4. Cách thức sử dụng và phong cách tác giả 87 3.4.1. Cách thức sử dụng 87 3.4.2. Phong cách tác giả 90 3.5. Tiểu kết 92 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê phát ngôn có chứa lặp từ vựng 34 Bảng 2.2. Bảng thống kê lặp từ ngữ trong hai phát ngôn 35 Bảng 2.3. Bảng thống kê lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn 43 Bảng 2.4. Bảng thống kê các phát ngôn có chứa lặp cú pháp 48 Bảng 2.5. Bảng thống kê phạm vi liên kết 53 Bảng 2.6. Bảng thống kê quan hệ liên kết 58 Bảng 3.1. Bảng thống kê về nghĩa trong hệ thống các phép liên kết 89 Bảng 3.2. Bảng thống kê cách thức sử dụng 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giao tiếp ngôn ngữ không phải bằng một câu hoặc những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan với nhau. Từ những năm 50 của thế kỉ trƣớc, giới Ngôn ngữ học vẫn coi câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất, không có đơn vị nào có cấp bậc cao hơn câu kể cả các nhóm câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: "Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp độ câu là không có" [38, tr. 8]. Và cứ theo quan niệm nhƣ trên, một thời gian dài các nhà nghiên cứu ngữ pháp chỉ dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhƣng, khi đi vào sử dụng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của lý luận, thực tiễn và gây ra nhiều tranh cãi. Vì vậy một bộ môn mới đã ra đời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đó là: Ngôn ngữ học văn bản. Văn bản hoàn toàn không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu có nghĩa mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, đối với mỗi một văn bản các phƣơng tiện liên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc. Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phƣơng tiện liên kết là có thể nói đã góp phần tạo lập văn bản. Theo Trần Ngọc Thêm [1985, 1999, 2001], có nhiều phép liên kết đƣợc coi là tham gia với tƣ cách là phƣơng tiện nối kết văn bản: phép lặp, phép nối, phép thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính, Và tùy vào nội dung của văn bản mà ngƣời viết sẽ chọn lựa những phƣơng tiện liên kết sao cho phù hợp. Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy hiện tƣợng lặp xuất hiện gần nhƣ trong tất cả các văn bản. Nó đƣợc xem là một phƣơng tiện liên kết quan trọng và là sự lựa chọn thƣờng nhật của ngƣời viết, ngƣời tạo lập văn bản. Hiện tƣợng lặp có mặt rất nhiều trong các văn bản, để phản ánh sự kiện, nội dung, diễn biến chủ đề của văn bản. Trong các nhà văn từng đƣợc biết đến, chúng tôi nhận thấy Anh Đức là một nhà văn có phong cách riêng về bút pháp và ngôn ngữ, và hiện tƣợng lặp cũng đƣợc nhà văn sử dụng một cách khá nhuần nhuyễn trong các tác phẩm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.2. Anh Đức là một nhà văn tài năng, đƣợc sống giữa những ngƣời dân Nam Bộ đáng mến, đáng yêu nhất trong những năm tháng sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Anh Đức không chỉ có ý thức sâu sắc về cuộc cách mạng của dân tộc mà còn là nhà văn "Nhận ra sức mạnh của văn học với tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên tiếng nói ứng nghiệm lạ thường". Các sáng tác của Anh Đức chủ yếu tập trung ở các thể loại nhƣ: truyện, bút ký, tiểu thuyết Dƣới ngòi bút của Anh Đức là những nhân vật dạt dào tình cảm cách mạng. Họ mang khí thế dân tộc và mang màu sắc riêng của Nam Bộ. "Hòn Đất" là tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh. Trong tác phẩm, nhà văn đã dựng đƣợc nhiều nhân vật sống động. Ngay khi ra đời, tiểu thuyết "Hòn Đất" đã gây đƣợc tiếng vang lớn trong đời sống văn học, đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng và đƣợc đông đảo quần chúng đón nhận. Để có đƣợc những thành công nhƣ vậy, không thể không kể đến những đóng góp về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là việc sử dụng phƣơng thức lặp làm phƣơng tiện liên kết văn bản hết sức sáng tạo và độc đáo. 1.3. Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức. Song phần lớn những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung và thể loại, còn địa hạt ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề liên kết trong văn bản lại chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc tìm hiểu về giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong "Hòn Đất" của Anh Đức vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả khảo sát, thống kê phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ thể về hệ thống các phƣơng thức liên kết trong văn bản. Đồng thời góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Anh Đức. Bên cạnh đó sẽ thấy đƣợc tài năng của một ngƣời con thuộc vùng đất Nam Bộ giàu tinh thần cách mạng. Bởi những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn cao học của mình là: “Giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trên thế giới, ngữ pháp học văn bản đƣợc hình thành từ khoảng những năm 40-50 của thế kỉ XX với các tên tuổi nổi tiếng nhƣ: K. Boot, Z. S. Haris, N. S. Pospelov Còn ở Việt Nam, đến những năm 70 ngôn ngữ học văn bản mới đƣợc tiếp nhận và triển khai nghiên cứu khá rộng rãi. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về các phƣơng tiện liên kết, trong đó hiện tƣợng lặp chiếm một phần không nhỏ, tiêu biểu là: Trần Ngọc Thêm với "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" (NXB Giáo dục 1985, 1999, 2001), "Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản" (Ngôn ngữ (2), tr. 42-52), Đinh Trọng Lạc với cuốn "99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt"( NXB Giáo dục, 1996), "Phong cách học tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1999), Nguyễn Minh Thuyết với cuốn "Tiếng Việt thực hành" (NXB ĐHQG Hà Nội, 1999), Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu với cuốn "Tiếng Việt 10" (NXB Giáo dục, 2000), Diệp Quang Ban với cuốn "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1998). Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của các phép liên kết nói chung và phép lặp nói riêng. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng để luận văn có thể tham khảo trƣớc khi đi vào nghiên cứu về phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức. 2.2. Anh Đức là đại diện tiêu biểu của dòng văn học cách mạng. Bút pháp của ông vừa mang tính hiện thực, vừa đậm chất lãng mạn. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông đều phản ánh lời ăn tiếng nói và phong cách của ngƣời Nam Bộ. Lối viết văn của ông không gò bó mà phóng khoáng, tuy vậy những từ ngữ mà ông dùng luôn có sự tìm tòi, chọn lọc. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng trong các tác phẩm của Anh Đức. Nghiên cứu về Anh Đức cũng nhƣ tiểu thuyết "Hòn Đất" từ trƣớc đến nay phải kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Trung Thu, "Tính cách dân tộc trong sáng tác của Anh Đức" (Tạp chí Văn học, số 4, 1969), Phan Cự Đệ, "Về phong cách lãng mạn của Anh Đức" (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1974), "Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức" (Tuyển tập Phan Cự Đệ, [...]... Chƣơng 2: Khảo sát về tính liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức Chƣơng 3: Giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái quát về ngữ pháp văn bản 1.1.1 Văn bản - Quan niệm thứ nhất: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp... phƣơng thức lặp "Lặp là nhắc lại giống y như cái đã có trước" [16, tr.547] Hiện tƣợng lặp thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nhằm tạo nên những giá trị nhất định về mặt liên kết và mặt tu từ "Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn" [ 20, tr.87] Phƣơng thức lặp có cả hai yếu tố liên kết và kết tố ở đây đƣợc gọi là lặp. .. chất của lặp tố mà phƣơng thức lặp có thể chia thành ba dạng thức: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm 1.3.2.3 Các phƣơng thức lặp trong tiếng Việt a) Lặp từ vựng * Khái niệm Lặp từ vựng là một hiện tượng lặp lại một bộ phận từ vựng (danh từ (danh ngữ), động từ (động ngữ), ) có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh phát ngôn Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phƣơng thức lặp. .. cách sử dụng phép lặp nhằm làm nổi bật giá trị của phép lặp trong câu văn, qua đó thấy đƣợc phong cách ngôn ngữ đặc sắc của nhà văn Nguyên Hồng Điểm qua những công trình trên, chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết, chuyên luận nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về phƣơng thức lặp trong tác phẩm này một cách hệ thống theo hƣớng liên kết văn bản 3... cụ thể khác nhau Phƣơng thức liên kết còn đƣợc gọi gọn hơn là phép liên kết 1.2.3 Liên kết cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ và liên hệ ấy Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một... 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức ở một số khía cạnh chính, sẽ thấy đƣợc đặc điểm và vai trò Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 của phƣơng thức lặp dƣới góc nhìn của Ngôn ngữ học văn bản Đồng thời, thấy đƣợc những đặc sắc về mặt ngôn ngữ của tác phẩm 3.2 Nhiệm vụ nghiên... sáng tỏ giá trị về mặt ngữ nghĩa của hiện tƣợng lặp trong tiểu truyết "Hòn Đất" 6 Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận Luận văn cho thấy khả năng áp dụng các tri thức về Ngôn ngữ học văn bản nói chung, về phƣơng thức lặp nói riêng để nghiên cứu tính liên kết ngôn ngữ trong một tác phẩm cụ thể Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là minh chứng cho việc tìm hiểu về giá trị của văn bản dƣới góc nhìn của ngôn... trữ tình trong sáng tác của Anh Đức" , (Tạp chí Văn học, số 2, 1975), Hoài Anh, "Anh Đức với con người và cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm" (Tạp chí Văn học, số 2, 2001), Trần Văn Giàu, "Hòn Đất, một bước tiến mới của văn học cách mạng Miền Nam" (10 năm Văn học chống Mỹ, sđd), Hà Minh Đức, "Hòn Đất của Anh Đức" (Trích Tác phẩm văn học, sđd), Thành Duy, "Cách thể hiện nhân vật trong Hòn đất" (Tạp... + Lặp khác: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có bộ phận đƣợc lặp lại trong kết ngôn Ví dụ: "Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn" (Hồ Chí Minh) Không chỉ lặp từ vựng hoặc lặp ngữ pháp mới có tác dụng liên kết, mà lặp ngữ âm cũng có tác dụng liên kết các phát ngôn c) Lặp ngữ âm * Khái niệm Phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp. .. có chứa phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" 4.2 Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu Hòn Đất ở nhiều góc độ khác nhau, song trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về tính liên kết thông qua phƣơng thức lặp đƣợc thể hiện trong tác phẩm Hòn Đất 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp thống . 2: Khảo sát về tính liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức. Chƣơng 3: Giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức. Số. 2.2.2. Lặp cú pháp 48 2.2.3. Lặp kép 51 2.3. Liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp 52 2.3.1. Về phạm vi liên kết 52 2.3.2 Quan hệ liên kết 57 2.4. Tiểu kết 61 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA. 30 1.5. Tiểu kết 32 iv CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC 34 2.1. Mở đầu 34 2.2. Liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp 34 2.2.1. Lặp từ vựng

Ngày đăng: 20/09/2014, 13:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan