luận văn thạc sĩ động từ chủ động trong tiếng việt

106 777 2
luận văn thạc sĩ động từ chủ động trong tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== GIA THỊ ĐẬM ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2010 Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Học viên: Gia Thị Đậm LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc – người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong Viện ngôn ngữ, Viện từ điển, các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn và Khoa sau Đại học –Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010 Học viên: Gia Thị Đậm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Học viên: Gia Thị Đậm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Học viên: Gia Thị Đậm DANH MỤC VIẾT TẮT N1: Danh từ chủ ngữ N2, N3: Danh từ bổ ngữ V1: Động từ vị ngữ V2: Động từ bổ ngữ SP: Cụm chủ vị p : Quan hệ từ Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Học viên: Gia Thị Đậm MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 DANH MỤC VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 6 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 7 III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9 IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 9 VI. NGỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10 VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 10 CHƢƠNG I 12 CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 1. Động từ trong hệ thống từ loại. 12 1.1. Vị trí của động từ trong hệ thống từ loại. 12 1.2 Khái niệm động từ: 19 1.2.2. Về hình thức: 20 2.1. Các cách phân loại động từ 23 2.1.1. Cách phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp. 23 2.1.2. Phân loại động từ dựa vào đặc điểm chi phối 24 2.1.3. Phân loại động từ theo kết trị 25 2.2. Khái niệm động từ chủ động. 26 2.3. Ranh giới của động từ chủ động và động từ không chủ động. 27 2.4. Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong tiếng Việt 28 2.4.2. Hình thức ngữ pháp 30 2.4.3. Câu và thành phần câu. 33 CHƢƠNG II 37 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG 37 TRONG TIẾNG VIỆT. 37 1. Đặc điểm về ý nghĩa. 37 Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Học viên: Gia Thị Đậm 1.1. Động từ chủ động chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể 37 1.2. Động từ chủ động chỉ hoạt động mà chủ thể có thể làm chủ được, điều khiển được. 38 1.3. Động từ chủ động chỉ hành động 39 1.4. Động từ chủ động chỉ hành động có chủ đích của chủ thể: 39 2. Đặc điểm hoạt động ngữ pháp. 41 2.1. Khả năng kết hợp với các phó từ: 41 2.2. Khả năng kết hợp của động từ chủ động với các động từ tình thái. 46 2.2.1. Nhận xét chung 46 2.2.2. Khả năng kết hợp của động từ chủ động với các nhóm động từ tình thái. 47 2.3 Khả năng kết hợp của động từ chủ động với bổ ngữ mục đích. 54 2.5. Khả năng kết hợp với bổ ngữ chỉ kẻ hưởng lợi. 68 2.4. Đặc điểm của chủ ngữ bên động từ chủ động 70 2.4.1. Đặc điểm ý nghĩa của chủ ngữ bên các động từ chủ động 70 3.2. Động từ chủ động ngoại hướng. 79 3.3 Đặc điểm đối lập giữa động từ chủ động nội hướng và động từ chủ động ngoại hướng. 80 CHƢƠNG III: 82 CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG 82 1. Động từ chủ động nội hƣớng. 82 1.1.Các tiểu loại của động từ chủ động nội hướng. 82 2. Động từ chủ động ngoại hƣớng. 83 2.1. Các tiểu loại của động từ chủ động ngoại hướng 83 2.1.1. Động từ đòi hỏi một chủ ngữ bắt buộc. 83 2.1.2. Động từ đòi hỏi hai bổ ngữ bắt buộc. 94 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 NGUỒN DỮ LIỆU TRÍCH DẪN 105 Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Học viên: Gia Thị Đậm MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Động từ là từ loại có số lƣợng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp. Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt. Do có địa vị quan trọng trong hệ thống từ loại mà động từ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Qua một số công trình nghiên cứu nhƣ: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong, Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Kết trị của động từ Tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc ta thấy diện mạo của động từ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, qua đây, có thể thấy rằng, ở động từ, một từ loại lớn có đặc điểm hết sức phức tạp, vẫn còn nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu sâu rộng hơn. Một trong những vấn đề đó là việc nghiên cứu, xác lập, miêu tả các đặc điểm ý nghĩa và hoạt động ngữ pháp của các tiểu loại, các nhóm động từ cụ thể. Trong tiếng Việt, cùng với một số diện đối lập quan trọng khác, sự đối lập chủ động/không chủ động có những đặc điểm rất đáng chú ý. Việc nghiên cứu động từ chủ động có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Về lý luận, việc nghiên cứu nhóm động từ này sẽ góp phần soi sáng một số vấn đề lý thuyết về động từ nói chung, đặc điểm của động từ chủ động, đối lập giữa động từ chủ động và động từ không chủ động cũng nhƣ đối lập trong nội bộ động từ chủ động nói riêng. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu động từ chủ động có thể đƣợc sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trƣờng. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Học viên: Gia Thị Đậm II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trƣớc đến nay luôn có rất nhiều ý kiến nhƣng có hai ý kiến trái ngƣợc nhau. Ý kiến thứ nhất phủ nhận sự tồn tại của động từ và ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ. Những ngƣời có ý kiến thứ nhất nhƣ M . Grammong (M. Grammont) và Lê Quang Trinh phủ nhận khả năng phân định các loại từ trong tiếng Việt. Do đó, các tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ. Các tác giả này cho rằng trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có giống, số mà chỉ có những từ không thôi; những từ này đều là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay đƣợc xác định nhờ những từ đặt trƣớc hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu. Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhƣng những ngƣời theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng nhƣ về kết quả đạt đƣợc. Trong loại ý kiến thừa nhận sự tồn tại của động từ tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản có phân ra làm bốn loại: loại thứ nhất có sự lẫn lộn giữa động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ Hi Lạp; loại thứ hai xuất phát từ ý nghĩa; loại thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng), chủ yếu là khả năng kết hợp của từ, loại thứ tƣ chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ. Những tác giả chủ trƣơng xuất phát từ ý nghĩa để xác định loại từ là Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,… Ngƣời chủ trƣơng dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) để xác định từ loại là Lê Văn Lý, ông chỉ ra: ngƣời chức năng chủ nghĩa tốt nhất là làm việc không dựa vào ý nghĩa của các từ, mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó của chúng và kết cấu của chúng… không phải là Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Học viên: Gia Thị Đậm nhìn vào bản thân từ để tìm ra cái quy định đặc tính của nó, mà phải nhìn vào hoàn cảnh của nó, tức là khả năng kết hợp với các từ khác trong ngôn ngữ. Bằng cách dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ chứng, Lê Văn Lý chia từ trong tiếng Việt làm ba loại chính A, B, C. Trong loại B có hai loại nhỏ hơn: loại B theo tác giả tƣơng đƣơng với động từ và B’ thì tƣơng đƣơng với tính từ. Theo ông, loại B gồm tám đặc điểm nhƣ sau: - Có khả năng đặt trƣớc nhiều, lắm, bao nhiêu và không thể đặt sau những từ ấy. - Đặt sau những từ chỉ loại nhƣ người, kẻ, đồ, việc, cái, con thì trở thành loại A (danh từ). - Có thể đặt trƣớc một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất, qua các từ trung gian, nhƣ cách - Có thể đặt sau những từ chỉ vị trí, nhƣng phải có một từ môi giới nhƣ lúc, khi, chỗ,nơi - Có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghi vấn. - Có thể đặt sau những từ hãy, cứ, hẵng, kẻo, chớ, gì, ước gì, vẫn vốn, đang, đương, sẽ, sắp, đã, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành. - Có thể đặt sau những hình vị phủ định : không, chưa, chẳng, đừng, chớ. - Có thể đặt trƣớc những hình vị phủ định; khi đó, câu đƣợc tạo ra là câu nghi vấn. Loại ý kiến thứ tƣ theo phân chia của Nguyễn Kim Thản chủ trƣơng phân định từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp. Các tác giả chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Học viên: Gia Thị Đậm khả năng kết hợp của hai từ loại, nhƣ khả năng kết hợp với những từ chỉ định( này, kia…), với từ chỉ sở thuộc, với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ phủ định. Gần đây, qua một số công trình nghiên cứu nhƣ của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Văn Lộc việc nghiên cứu động từ nói chung cũng nhƣ động từ chủ động nói riêng đã có phần rõ nét hơn.Tuy nhiên, về động từ chủ động đến nay hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu. III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích của luận văn là: Làm rõ đặc điểm ý nghĩa và hoạt động ngữ pháp, ranh giới giữa động từ chủ động và động từ không chủ động, các diện đối lập trong động từ chủ động, cung cấp một tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và dạy học về động từ chủ động nói riêng, về động từ trong tiếng Việt nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: 1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về động về động từ và kết quả nghiên cứu về động từ chủ động trong tiếng Việt của các tác giả khác nhau. 2. Phân tích, miêu tả đặc điểm chung của động từ chủ động. 3. Phân loại động từ chủ động và miêu tả đặc điểm ý nghĩa, hoạt động ngữ pháp của từng tiểu loại động từ chủ động. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là động từ chủ động trong tiếng Việt. [...]... thấy động từ đƣợc chia thành động từ thực từ và động từ ngữ pháp Các động từ - thực từ đƣợc chia tiếp động từ chủ động và động từ không chủ động Theo Nguyễn Văn Lộc thì “ động từ chủ động là những động từ hoạt động có chủ ý, tức là hoạt động xuất phát từ chủ thể và chủ thể có thể điều khiển đƣợc theo ý muốn của mình” [21.tr.11] Theo nhƣ định nghĩa trên thì những động từ chủ động là những động từ kiểu... Đậm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ động từ, tính từ, số từ, đại từ) và 5 từ loại hƣ từ (phó từ, trợ từ, quan hệ từ, tiểu từ và thán từ) Trong tập hợp các thực từ tiếng Việt gồm ba loại chủ yếu: danh từ, động từ, tính từ Số từ và đại từ kỳ thực có những điểm không thuần nhất trong tập hợp các thực từ tiếng Việt nhƣng chúng lại không phải là hƣ từ Trong ba từ loại cơ bản này (danh từ, động từ, tính từ) có... niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong tiếng Việt CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT Chƣơng này gồm ba nội dung: 1 Đặc điểm về ý nghĩa 2 Đặc điểm hoạt động ngữ pháp 3 Phân loại động từ chủ động CHƢƠNG III: MIÊU TẢ CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG Chƣơng này gồm hai nội dung: 1 Động từ chủ động nội hƣớng 2 Động từ chủ động ngoại hƣớng Số hóa bởi Trung tâm Học... bằng từ nghi vấn (khả năng độc lập trả lời câu hỏi), không có khả năng độc lập giữ vai trò vị ngữ (Ví dụ: có thể, trở nên, bị, được ) Động từ ngữ pháp thƣờng đƣợc chia thành động từ tình thái (có thể, nên ) và động từ quan hệ (là, khiến ) 2.1.1.2 Các động từ - thực từ được chia tiếp thành động từ chủ động và động t ừ không chủ động Động từ chủ động là những động từ chỉ hoạt động có chủ ý, tức là hoạt động. .. sau: Từ loại Ngôn ngữ Danh từ Tiếng Nga, Pháp Tiếng Việt Tính từ Động từ Tĩnh từ Danh từ Động từ Vị từ Trong công trình nghiên cứu Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, Nguyễn Thị Quy đã đi xa hơn trong xu hƣớng Từ chối phân biệt động từ và tính từ để đi tìm những sự phân biệt có thật ” Sự phân biệt có thật đó, theo tác giả, đƣợc thể hiện trong cách phân loại sự thể của Dik: [± Động] [ +Động] ... gian giữa động từ chủ động và không chủ động Trong luận văn này, chúng tôi tạm xếp chúng vào động từ chủ động 2.4 Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong tiếng Việt 2.4.1.Ý nghĩa ngữ pháp Khi nói tới ý nghĩa trong ngôn ngữ, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến ý nghĩa riêng của từng đơn vị Ví dụ: trong tiếng Anh, ý nghĩa riêng của từ cat là con mèo, ý nghĩa riêng của từ book... loại của động từ tiếng Việt nên trƣớc khi tìm hiểu về nó, ta cần có một cách hiểu khái quát về động từ Từ loại động từ có những đặc điểm sau: 1.2.1 Về ý nghĩa: Theo Từ điển tiếng Việt, động từ là từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình, thƣờng làm vị ngữ trong câu”.[30 tr.346] Trong cuốn Việt Nam văn phạm Trần trọng Kim có nêu ra định nghĩa về động từ nhƣ sau: Động từ là tiếng biểu diễn... tục phân chia các động từ chủ động ta có hai nhóm động từ: động từ tác động (biểu thị những hoạt động mà kết quả những hoạt động đó làm cho đối tƣợng bị thay đổi về phƣơng diện nào đó (nảy sinh hoặc tiêu biến): ăn, đập, phá và động từ không tác động (không có những đặc điểm nhƣ động từ tác động) : đi, bơi, chạy Trong động từ tác động có hai diện đối lập: động từ tạo tác (chỉ những hoạt động tạo ra đối... vây, rơi trong mưa rơi gần với động từ chủ động Tuy vậy, những động từ rơi, thổi trong mưa rơi, gió thổi vẫn không đƣợc coi là động từ chủ động đích thực (động từ chủ động điển hình) bởi thực chất mưa, gió không phải là thực thể hữu sinh, nó không thể điều khiển đƣợc hoạt động rơi, thổi của mình theo ý muốn Tóm lại, rơi, thổi tuy mang tính chủ động nhƣng tính chủ động không cao Những động từ nhƣ vậy... giữa động từ và hƣ từ Ở đây, chúng tôi xếp chúng vào động từ - ngữ pháp Động từ ngữ pháp chính là nhóm động từ không điển hình tạo thành khu vực biên của từ loại động từ Cũng cần lƣu ý rằng những đặc điểm nêu trên đây của động từ là thuộc tính chung của động từ với tƣ cách là đơn vị trừu tƣợng của ngôn ngữ đƣợc khái quát từ những biến thể của nó trong lời nói Khi hoạt động trong lời nói, động từ luôn . điểm của động từ chủ động, đối lập giữa động từ chủ động và động từ không chủ động cũng nhƣ đối lập trong nội bộ động từ chủ động nói riêng. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu động từ chủ động có. loại động từ - Khái niệm động từ chủ động. 3. Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong tiếng Việt CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT Đậm động từ, tính từ, số từ, đại từ) và 5 từ loại hƣ từ (phó từ, trợ từ, quan hệ từ, tiểu từ và thán từ) . Trong tập hợp các thực từ tiếng Việt gồm ba loại chủ yếu: danh từ, động từ, tính từ.

Ngày đăng: 20/09/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan