Khóa Luận Tốt Nghiệp cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn

48 3.6K 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp  cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứuTrong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Đặc biệt chúng tôi có đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, phân loại các trò chơi, đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi đối với trẻ em. Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi.Chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi và thiết kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi cho trẻ: Biện pháp cho trẻ chơi trò chơi dân gian, biện pháp cho trẻ chơi trò chơi học tập. Chúng tôi có sưu tầm một số trò chơi dân gian và trò chơi học tập nêu rõ mục đích và cách chơi các trò chơi đó. Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi nhằm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ. Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động đặc trưng của người lớn, hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng của học sinh phổ thông, thì hoạt động vui chơi là hoạt động đặc trưng của của trẻ lứa tuổi mầm non. Chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non. Trẻ ham chơi, đó là chuyện bình thường và đó mới chính là những đứa trẻ thực sự, không biết chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phát triển. Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi trò chơi và đồ chơi là những vật mầu nhiệm của thế giới, là một trong những hiện tượng văn hóa gây nhiều hứng thú nhất, vì trong đó nó chứa đựng những khả năng to lớn tác động đến cuộc sống của con người, đặc biệt là đến sự phát triển của trẻ em. Trò chơi giúp cho 1 sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lí, sinh lí va hình thành nhân cách cho trẻ em. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là cả kho tàng trí tuệ của con người. Nó tồn tại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con người. Cũng chính vì lẽ đó mà có biết bao công trình nghiên cứu được tỏa sáng nhờ có ngôn ngữ. Và ngôn ngữ cũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể. Đã có nhiểu công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của: L.X.Vugôtxky, V.X. Mukhina, F.D. Usinxky, R.O.Shor, O.B.Encônhin, Piegie, M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z. Ruxkai, … - V.X. Mukhina với Tâm lý học mẫu giáo: Mukhina đi nghiên cứu về tâm lý của trẻ em trong độ tuổi Mẫu giáo, để thấy được sự phát triển tâm lý của trẻ qua các giai đoạn trong độ tuổi Mẫu giáo nhằm giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên cơ sở tâm lý của trẻ. - Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: Một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex. Tác phẩm đã giúp chúng ta thấy rõ được quá trình phát triển của bé Alex để từ đó đưa ra các cách thức nhằm phát triển toàn diện cho trẻ phù hợp với độ tuổi. - John. B. Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Tác phẩm nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng. Dựa vào đó, những nhà nghiên cứu về trẻ em có thể đưa ra các phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ ở các giai phát triển của trẻ. - M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: Các hình thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học. Tác phẩm đã giúp những nhà nghiên cứu, các bậc phụ huynh có những định hướng và chọn lựa cho mình biện pháp dạy nói phù hợp với từng trẻ. - Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ của mình. Qua đó, giúp chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp phù hợp vào đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp hợp lý đối với sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ hơn nữa còn thích hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với Phương pháp phát triển ngôn ngữ. Tác giả đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng vốn từ nhằm định hướng chúng ta đưa ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ của trẻ. 2 - Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với: Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi để từ cơ sở này, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ phù hợp với sự phát triển tâm lí của trẻ ở các giai đoạn tuổi khác nhau. - Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi, nội dung luận án nói về các bước, giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Qua đây, ta có thể chọn lọc được các phương pháp, biện pháp cụ thể, phù hợp với giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua các công trình nghiên cứu trên là những định hướng và là cơ sở quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Qua tìm hiểu về đặc điểm của trò chơi với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, về đặc điểm tâm lí của trẻ, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, quy trình tổ chức một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ 3 - 4 tuổi (30 trẻ), 4 – 5 tuổi (30 trẻ), 5 – 6 tuổi (30 trẻ), giáo viên ở ba trường Mầm non (27 giáo viên). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát thực trạng trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non. - Đề xuất biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi. - Thiết kế thể nghiệm và đưa ra kết luận. 6. Phạm vi nghiên cứu Tôi đã tiến hành điều tra ở 3 trường mầm non như sau: Trường Mầm non Chiềng Cơi – Thành phố Sơn La – Sơn La. Trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La. Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình. Điều tra trên 90 trẻ ở các độ tuổi trẻ 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi (90 trẻ), giáo viên (27 giáo viên) ở ba trường. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài. 3 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi. - Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa ra các phương pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo. - Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua một số trò chơi. 7.3. Phương pháp thể nghiệm sư phạm - Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm. 8. Giả thuyết khoa học Phương pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non là vấn đề rất quan trọng nhưng hiện nay chưa gây được hứng thú thực sự đối với trẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức trò chơi nên chưa đạt được hiệu quả cao. Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài chứng minh được tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi, góp phần vào phong trào đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu Trong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Đặc biệt chúng tôi có đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, phân loại các trò chơi, đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi đối với trẻ em. Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi. Chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi và thiết kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi cho trẻ: Biện pháp cho trẻ chơi trò chơi dân gian, biện pháp cho trẻ chơi trò chơi học tập. Chúng tôi có sưu tầm một số trò chơi dân gian và trò chơi học tập nêu rõ mục đích và cách chơi các trò chơi đó. Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi nhằm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở tâm lí học Đối với trẻ lứa tuổi ấu nhi hoạt động với đồ vật vốn là hoạt động chủ đạo. Nhưng bước sang lứa tuổi mẫu giáo, nó đã có sự biến đổi lớn, mặc dù hoạt động với đồ vật vẫn phát triển nhưng giờ không còn chiếm vị trí chủ đạo nữa. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có hoạt động mới, đó là hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đây là trò chơi trung tâm tạo nên mọi chuyển biến cơ bản trong hoạt động tâm lí của trẻ. Từ đó, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách con người. Hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Do đó, đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo theo đó mà biến đổi một cách rõ rệt. Trong suốt thời kì mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi cơ bản về hành vi: chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi có động cơ – hành vi mang tính nhân cách, hình thành động cơ hành vi. Tuy nhiên, ở đầu tuổi mẫu giáo bước chuyển biến này cũng chỉ mới dạng khởi đầu, còn đơn sơ và chưa rõ rệt, thường thì động cơ này bị thúc đẩy bởi nguyện vọng muốn làm người lớn vui lòng. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện tính tự lực, tự do và chủ động (trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, lựa chọn bạn cùng chơi, tự do tham gia các trò chơi nào mà mình thích và tự do rút ra khỏi trò chơi mà mình chán). Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, hình thành nên một “xã hội trẻ em” sống động với nhiều khía cạnh phong phú. Đời sống tình cảm của trẻ cũng được phát triển mạnh mẽ. Ở cuối tuổi mẫu giáo, trẻ cơ bản đã hoàn thiện cấu trúc đặc điểm tâm lí con người vì ở giai đoạn này, trẻ đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ, tiếng nói trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Trẻ nắm vững được ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ nói, phát triển vốn từ và cấu trúc ngữ pháp, câu, từ mạch lạc. Như vậy, quá trình phát triển tâm lí của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo diễn ra theo nhiều giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp với nhiều cung bậc nhận thức khác nhau dần hình thành nhân cách con người trong trẻ. 1.1.1.1. Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo * Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu 5 dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Việc chuyển từ kiểu tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng là nhờ vào trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và được nhập tâm thành hình ảnh, biểu tượng trong óc. Đặc biệt tư duy của trẻ còn bị tình cảm chi phối rất mạnh mẽ. Trẻ chỉ suy nghĩ về những điều mà chúng thích và dòng suy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình, bất chấp cả tác động khách quan. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo bé, do chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vật bao gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể, chưa xác định được vị trí, quan hệ giữa bộ phận này và bộ phận kia trong một sự vật. * Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ Nếu ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ thường hành động định hướng bên ngoài - tức là bằng tư duy trực quan hành động thì sang độ tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ đã có hành động dựa vào các biểu tượng – tức là kiểu tư duy trực quan, hình tượng đã bắt đầu chiếm ưu thế. Khi hành động với các biểu tượng trong óc, đứa trẻ hình dung được các hành động thực tiễn với các đối tượng và kết quả của những hành động ấy. Bằng con đường đó trẻ có thể giải được nhiều bài toán thực tiễn đặt ra cho mình. Tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ giải được nhiều bài toán thực tiễn mà trẻ thường gặp trong cuộc sống. Tuy vậy, vì chưa có khả năng tư duy - trừu tượng nên trẻ chỉ mới dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà chưa đi vào bản chất bên trong. * Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn Ở giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo nhỡ tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh mẽ. Song, bước sang độ tuổi mấu giáo lớn kiểu tư duy trực quan - sơ đồ lại chiếm ưu thế. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Tư duy trực quan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên khác trước, hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ không phải là từng sự vật riêng lẻ. Nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy mặt bản chất của sự vật và hiện tượng mà tư duy trực quan - hình tượng không cho phép nhìn thấy được. 1.1.1.2. Đặc điểm khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo 6 Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Trẻ mẫu giáo tiếp nhận lời nói được dễ dàng vào thường xuyên hơn so với giai đoạn trước. Trẻ ngày càng hướng vào lời nói để gọi tên sự vật, để đánh giá hành vi của bạn bè và của người thân. Đối với trẻ lời nói còn là mệnh lệnh, là động cơ thúc đẩy hành động. Trong hoạt động, trẻ mẫu giáo luôn cần sự giúp đỡ của người lớn như: chỉ dẫn, giảng giải, khen ngợi,… làm cho ngôn ngữ của họ trở thành đối tượng chú ý của trẻ. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi cơ bản sự phát triển khả năng chú ý của trẻ và được biểu hiện rõ nét ở trẻ mẫu giáo với những khía cạnh: khối lượng chú ý của trẻ tăng lên, tính bền vững của chú ý phát triển và hình thành chú ý có chủ định. Sự tăng về khối lượng chú ý biểu hiện ở chỗ trẻ mẫu giáo trong một lúc có thể quan sát, tri giác rõ ràng không chỉ một mà có thể là vài đối tượng khác nhau. Kết quả quan sát có thể tăng lên nếu người lớn dạy cho trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giũa các đối tượng. Hoạt động của trẻ lứa tuổi mẫu giáo ngày càng phức tạp, do đó trí tuệ của trẻ cũng ngày một phát triển hơn, khả năng chú ý được tập trung và bền vững hơn. Nếu đầu tuổi mẫu giáo, trẻ có thể tập trung vào một trò chơi khoảng 30 phút thì vào cuối tuổi giáo, trò chơi có thể kéo dài khoảng 90 phút. Trò chơi của trẻ càng phản ánh nhiều hành động và nhiều mối quan hệ phức tạp của con người trong xã hội, càng nảy sinh nhiều tình huống mới bao nhiêu thì sự chú ý của trẻ vào trò chơi càng tập trung và bền vững bấy nhiêu. Điều đó phản ánh sự chú ý của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào hứng thú của chúng đối với các đối tượng xung quanh. 1.1.1.3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo Có thể nhận xét rằng trí nhớ của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hình tượng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài. Trí nhớ không chủ định đang chiếm ưu thế ở tuổi mẫu giáo mà biểu hiện rõ nhất là ở trẻ mẫu giáo bé và đi liền với nó là trí nhớ máy móc. Trí nhớ không chủ định có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ vì nhờ đó mà trẻ có thể ghi nhớ nhẹ nhàng nhiều ấn tượng đẹp đẽ cũng như những tài liệu cần thiết cho trẻ sau này. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có bước biến đổi về chất: trí nhớ có chủ định xuất hiện và phát triển mạnh. Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm lí như ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết và mọi quy ước. Nhờ tính mục đích của hành động mà vai trò của trí nhớ được thay đổi trong đời sống tâm lí của trẻ mẫu giáo và trở thành chức năng chủ yếu với những thao tác bên trong cấu trúc khiến cho hoạt động nhận thức của trẻ tốt hơn. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí nhớ có 7 chủ định của trẻ, giúp trẻ nắm được tên và tìm các phương tiện để hỗ trợ ghi nhớ. Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ rất cần cho việc học tập ở trường phổ thông sau này. 1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học V. Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa. Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.2.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.… * Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Thật vậy, hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn. Ngay trong những cái tưởng chừng như bình thường và giản dị thì các em cũng phát hiện ra những điều lí thú. Chẳng vậy mà Pauxtopxky có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu không còn mãi,… Trong thời thơ ấu tất cả đều khác. Trẻ em đã nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và đối với tất cả với chúng đều rực rỡ hơn nhiều. Mặt trời chói lọi hơn, đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn, cỏ mọc cao hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn. Nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa đầy bí ẩn, nhiều hơn gấp hàng nghìn lần”. Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh một cách phong phú hơn. Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình. Tất cả những điều trẻ lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn. 8 Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào, và quá trình thỏa thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ. Ngoài ra, trong quá trình chơi sẽ nảy sinh các tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định. Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi chơi,… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về các thao tác, hành động chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với các bạn khác trong nhóm và các bạn chơi khác nhóm, đánh giá, nhận xét, tuyên dương, Không chỉ khi cùng tham gia hoạt động vui chơi cùng với các bạn mà ngay cả khi trẻ chơi tưởng tượng với một đồ vật thì ngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi của trẻ. Qua đó, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ được giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. * Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Không ai có thể phủ nhận ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra, họ cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ dùng để diễn đạt, phát biểu để trình bày ý tưởng, nguyện vọng của mình cho người khác biết. Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua truyện kể, ca dao, đồng dao, nhất là trong các trò chơi dân gian,… trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm kèm theo tình cảm yêu mến thông qua ngôn ngữ sẽ đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở. Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc, thơ ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu bà con làng xóm, truyền cho con những ý niệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở đứa con lòng nhân ái. Ngay cả những lúc nựng con thì đây là cuộc trò chuyện đằm thắm nhất, đầy tình yêu thương và lòng tin cậy, trong đó người mẹ đã nói với con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả sự sung sướng và niềm say mê của mình. Dù có ý thức hay chưa có ý thức rõ ràng, nhiều người mẹ cũng đã dạy con học ăn, học nói, học gói, học mở - học làm người bằng những phương thức nghệ thuật đó khiến cho việc tiếp thu của đứa con vừa rất tự nhiên lại vừa có hiệu quả cao giúp cho trẻ tiếp cận đẽ dàng hơn với văn hoá của dân tộc. 9 Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Nó tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật. Các sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được trong môi trường sống được in hằn trong trí não của trẻ. Nhưng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa có màu đỏ, con cá vàng bơi trong nước, con chim bay trên bầu trời,… nó trở nên đẹp như thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ nhận thức được cái hay, cái đẹp đó trong cuộc sống xung quanh mình. Từ đó hình thành ở trẻ thái độ tôn trọng cái đẹp và đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học như thơ, truyện, ca dao, đồng dao,… trẻ sẽ được chìm vào với thế giới đa dạng màu sắc. Bao nhiêu loại người khác nhau, loại người tốt sao gần gũi, mến thương; loại người xấu sao vừa ghét lại vừa sợ… Những phong cảnh xa lạ từ những khu rừng rậm rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông, những lâu đài tráng lệ, những con thú chưa hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các em bé với những màu sắc lung linh kì ảo. Tâm hồn các em được rộng mở, trí tưởng được kích thích mạnh mẽ, thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ và lí thú trong các câu chuyện hết sức hấp dẫn. Những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài đồng dao ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ… khiến trẻ muốn đọc theo và sẽ nhớ rất lâu. Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian. Điều đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nó giúp trẻ sáng tạo ra những cái mới, hình thành những ước mơ táo bạo, những hoài bão về cuộc sống tương lai. * Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng Mặt khác, để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với những thành viên trong cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình. Điều đó giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh mình. * Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực cho trẻ Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể của trẻ, việc vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe tăng cường đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng chính ngôn ngữ của mình để nhằm hướng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển. Đặc biệt, trong giờ thể dục, giáo viên đã tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác các động tác làm cho cơ thể phát triển được cân đối bằng chính lời nói của mình. 10 [...]... thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ở các lứa tuổi nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ 1.2.2.7 Kết quả khảo sát đối với trẻ Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo ở ba lứa tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian, trò chơi học tập theo phiếu đánh giá Đánh giá 90 trẻ tại 3 trường Mầm non Chiềng Cơi – Thành... viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo các trò chơi, ghi chép các biện pháp giáo viên đã sử dụng - Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi 1.2.2.3 Đối tượng khảo sát - Giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé (9 cô) - Giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ (9 cô) - Giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (9 cô) - Trẻ mẫu giáo bé (30 cháu) - Trẻ mẫu giáo nhỡ (30 cháu) - Trẻ mẫu giáo lớn (30 cháu) 1.2.2.4... trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo - Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi - Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi 1.2.2.2 Nội dung khảo sát - Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Dự giờ quan sát giáo. .. tuổi mẫu giáo lớn, nhận thức của trẻ cũng phát triển hơn trước Trẻ có thể tự mình chơi được thông qua sự hướng dẫn của cô giáo mà không cần sự hướng dẫn sát xao của cô Có thể trẻ sẽ học từ cách chơi với bạn bè trong nhóm chơi 18 Để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách có hiệu quả giáo viên cần nắm được đặc điểm ngôn ngữ của từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ để có thể khơi dậy khả năng phát triển của trẻ. .. cho trẻ ở lứa tuổi này thường đơn giản, dễ chơi, nội dung trò chơi ngắn gọn và đảm bảo tính hấp dẫn Tuy nhiên, khi bước sang lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ đã có một khối lượng vốn từ khá phong phú và đầy đủ để có thể chơi những trò chơi phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải tập trung nhiều hơn, nội dung chơi khó hơn và dài hơn so với những trò chơi dành cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé Đến lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ. .. gia vào trò chơi dưới sự giúp đỡ của cô giáo về cả ngôn ngữ lẫn cách chơi Còn đối với những trẻ độ tuổi mẫu giáo nhỡ, vì trẻ có vốn từ phong phú hơn và khả năng chú ý của trẻ đang được phát triển do vậy mà các trò chơi khó hơn, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thông qua ngôn ngữ hoặc có thể bằng cách diễn đạt lại trò chơi, và nói luật chơi đối với trẻ trước khi cho trẻ tham gia vào trò chơi Sang đến độ tuổi. .. rất lớn để có thể tham gia vào các trò chơi khó hơn, phức tạp và đòi hỏi trẻ phải sử dụng đến trí tuệ và thể xác và khả năng chú ý cao hơn trước 1.2.1.2 Định hướng chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Mỗi loại trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo đều có những đặc điểm khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm hấp dẫn trẻ Với những trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé, trẻ được hướng dẫn cách chơi một cách tỉ mỉ và. .. nhất 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Một số trò chơi thường được sử dụng cho trẻ mẫu giáo 1.2.1.1 Nội dung Có thể nói rằng các trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú Với mỗi độ tuổi khác nhau thì có những trò chơi khác nhau và có những mức độ khó hay dễ khác nhau, tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận trò chơi của trẻ Đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé khả năng chú ý của trẻ còn kém và chưa có... đưa ra các hoạt động của giáo viên và của trẻ trong quá trình hoạt động dạy và học CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 35 3.1 Những vấn đề chung 3.1.1 Nghiên cứu một số trò chơi Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn tác giả đã đi nghiên cứu một số trò chơi nhằm đưa ra các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò... khảo sát phần lớn giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học và đa số các giáo viên đều có thâm niên công tác lâu năm Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo + Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi Chúng tôi đã điều tra 27 giáo viên của ba trường Mầm . trẻ, làm cho tinh thần của trẻ được sảng khoa i – một yếu tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ. Vì tinh thần sảng khoa i, thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được. những định hướng và chọn lựa cho mình biện pháp dạy nói phù hợp với từng trẻ. - Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp. phạm - Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm. 8. Giả thuyết khoa học Phương pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường

Ngày đăng: 19/09/2014, 07:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan