lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã đoàn xá, huyện kiến thụy và phường ngọc sơn, quận kiến an, hải phòng)

255 1.5K 13
lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã đoàn xá, huyện kiến thụy và phường ngọc sơn, quận kiến an, hải phòng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lối sống của các cộng đồng cư dân là đề tài được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ lâu dưới các góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu Dân tộc học/ Nhân học và Văn hóa học đã chỉ ra rằng, lối sống tùy thuộc vào các điều kiện sống (môi trường cư trú, phương thức mưu sinh), các yếu tố lịch sử - văn hóa… của cộng đồng cư dân và lối sống cũng biểu hiện những dạng thức khác nhau từ các yếu tố trên. Lối sống được thể hiện tập trung ở phương thức mưu sinh, các thiết chế xã hội, các phong tục tập quán, tín ngưỡng…, hình thành từ phương thức mưu sinh và trở lại phục vụ phương thức mưu sinh đó. Nghiên cứu lối sống là nghiên cứu cốt lõi văn hóa của các tộc người. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và vùng biển, hải đảo rộng lớn trải dài trên 3200 km, chứa đựng nguồn lợi tự nhiên phong phú, dọc bờ biển Việt Nam từ xưa đã hình thành nhiều cộng đồng ngư dân làm nghề đánh bắt thủy, hải sản, sống trong các làng chài. Các cộng đồng cư dân có nhiều nét đặc thù. Họ có nguồn gốc từ những cư dân nội đồng, mưu sinh bằng khai thác nguồn thủy, hải sản nơi sông nước. Nhìn chung, trước năm 1954 và ở nhiều nhóm thuộc một số địa phương hiện nay, ngư dân có cuộc sống rất nghèo khó, họ có xu thế tách khỏi các cộng đồng làng xã chính thống, sống biệt lập trên những chiếc thuyền, không có đất làm nhà, tập hợp lại thành các làng chài, vạn chài. Do vậy, lối sống của ngư dân có những nét khác biệt so với cư dân nông nghiệp ở trên bờ. Từ sau năm 1954, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách đối với ngư dân và sự nỗ lực vươn lên của các cộng đồng giúp cho cuộc sống của ngư dân từng bước được cải thiện; là cơ sở để lối sống của họ có những chuyển biến trên nền của lối sống truyền thống. Sự chuyển biến này được biểu hiện khác nhau ở từng cộng đồng ngư dân mỗi vùng, 1 miền, phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường cư trú cùng một số yếu tố khác, cần được đi sâu nghiên cứu. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, cuộc sống của ngư dân các vùng miền ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, nguồn lợi tự nhiên đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt, ảnh hưởng tới nguồn sống lâu dài; tình trạng thấp kém về giáo dục và đời sống văn hóa - tinh thần… Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Lối sống người dân làng chài hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại làng chài Nam Hải, huyện Kiến Thụy và làng chài Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng) làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Nhân học, với mong muốn nghiên cứu lối sống của cộng đồng ngư dân nhằm chỉ ra những đặc điểm văn hóa của một bộ phận cư dân tộc người Việt. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu lối sống của các cộng đồng ngư dân tạo cơ sở khoa học để đề ra các chính sách, các giải pháp giúp ngư dân phát triển theo hướng bền vững, có đủ tri thức, tiềm lực để vươn ra biển khơi, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, nhất là giữ vững vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Luận án chỉ ra một số dạng thức chủ yếu trong lối sống của ngư dân hai làng chài Nam Hải và Ngọc Sơn (Hải Phòng) để từ đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong lối sống, văn hóa, tín ngưỡng giữa hai cộng đồng này. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp giúp các cộng đồng ngư dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của Luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số dạng thức chính trong lối sống (ăn, ở, lao động, phương tiện đi lại, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tổ chức xã hội). - Phạm vi nghiên cứu của luận án: 2 Về không gian, luận án chọn hai làng chài để nghiên cứu là làng Ngọc Sơn (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và làng Nam Hải (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Đây là hai làng chài khác nhau về môi trường cư trú (làng Ngọc Sơn nằm ven sông Lạch Tray, đồng thời là làng Công giáo; làng Nam Hải nằm gần cửa sông Văn Úc đổ ra biển). Điều kiện sống cũng như tôn giáo khác nhau tạo ra những nét riêng về lối sống, thể hiện rõ nét ở phương thức mưu sinh, các tập tục và hướng phát triển trong tương lai. Về thời gian: luận án nghiên cứu lối sống hiện nay của hai cộng đồng ngư dân là làng Nam Hải và làng Ngọc Sơn, có so sánh với một số yếu tố của lối sống truyền thống (làng Nam Hải trước khi chuyển cư lên bờ, năm 1955; làng Ngọc Sơn trước khi được mở rộng tiếp xúc với cư dân trên bờ, đặc biệt là khi trẻ em trong làng được học chữ, năm 1998). 4. Nguồn tư liệu của luận án Nguồn tư liệu chính của luận án là tư liệu điền dã, thu được qua việc phỏng vấn và tham gia các hoạt động lao động sản xuất, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của ngư dân. Bên cạnh đó luận án sử dụng những báo cáo, các số liệu thống kê về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của địa phương trong những năm gần đây. Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về ngư dân, về lối sống và về làng xã đã được công bố. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là luận án tiến sĩ Nhân học đầu tiên nghiên cứu về lối sống của ngư dân Hải Phòng qua hai làng chài cụ thể; chỉ ra những đặc trưng trong lối sống; sự giống nhau và khác biệt trong lối sống của hai cộng đồng ngư dân có nguồn gốc, môi trường cư trú khác nhau. Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy, chính quyền địa phương tham khảo trong việc đề ra các giải pháp giúp cộng đồng ngư dân hai làng chài khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, phát triển theo hướng bền vững. 3 Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về lối sống, về làng xã, về ngư dân; là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về ngư dân. 6. Bố cục của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Lối sống của ngư dân làng chài Nam Hải Chương 3: Lối sống của ngư dân làng chài Ngọc Sơn Chương 4: Kết quả và bàn luận. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về lối sống của các tác giả nước ngoài Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà Tâm lý học người Áo Alfred Adler (1870-1937). Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa. Trên thực tế, từ khoảng giữa thế kỷ XIX, vấn đề lối sống đã được nhiều nhà khoa học thuộc các ngành Xã hội học, Triết học, Dân tộc học/ Nhân học, Văn hóa học nghiên cứu, bởi đây được coi là chủ đề hay, phản ánh được hiện thực của đời sống văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi dân tộc hay mỗi nhóm, giai tầng xã hội. Khi nghiên cứu lối sống với tư cách là một thực thể văn hóa, nhà nhân học người Mĩ L.H.Morgan và nhà Nhân học văn hóa người Anh E.B.Tylor dưới ảnh hưởng học thuyết tiến hóa của Charles Darwin đều nhấn mạnh, văn hóa là phương thức riêng biệt của loài người nhằm thích ứng với hoàn cảnh, là dạng thức tâm lý của tộc người; tâm lý này và xã hội mà nó gắn bó đều phát triển tiến hóa theo các giai đoạn từ thấp đến cao [85, tr.18]. B.K.Malinowski, nhà Nhân học sáng lập ra trường phái Chức năng cho rằng bất cứ nền văn hóa nào trong tiến trình phát triển cũng đều tạo ra một hệ thống cân bằng và ổn định, trong đó mỗi bộ phận của chỉnh thể đều thực hiện chức năng của mình. Ông nhấn mạnh “Truyền thống theo cách nhìn sinh học là sự tiến hóa thích nghi tập thể của cộng đồng đối với môi trường của nó” [85, tr.23]. 5 C.L.Strauss và những người trong trường phái Cấu trúc luận cho rằng, văn hóa là một hệ thống do các phương thức phản ứng có tính chất là những tập quán, liên quan tới nhau, nương tựa vào nhau tổ chức thành [85, tr. 26]. A.Kroeber và C.Kluckhohn, xuất phát từ quan điểm của trường phái Ký hiệu - văn hóa học, đã định nghĩa, “Văn hóa bao quát các mô thức hành vi hiển hiện ra bên ngoài hoặc tiềm ẩn bên trong, thông qua việc vận dụng ký hiệu, người ta học tập và truyền thụ chúng. Hệ thống văn hóa tuy được coi là sản phẩm do hoạt động của con người tạo ra, nhưng nó cũng có thể được coi là những nhân tố hiệu chỉnh, hạn chế hoạt động của con người” [85, tr.29]. G. Condominas (1997) trong cuốn Không gian xã hội vùng Đông Nam Á [15], sau khi điểm tình hình nghiên cứu Nhân học ở các nước thuộc thế giới thứ ba có đề cập đến vấn đề không gian xã hội, ông đã chỉ ra các quan điểm, các trường phái nghiên cứu về vấn đề này, giới hạn các khái niệm, các khía cạnh nghiên cứu của “Không gian xã hội”. Trên cơ sở đó, ông đưa ra các khảo sát về không gian xã hội của một số tộc người như Thái, Lào, Ra đê, Việt, đặc biệt các tư liệu rất sâu về người Mnông Ga trên các phương diện: dân cư, họ hàng, trao đổi, kiêng kỵ, nghi lễ. Qua đó, có thể hiểu được văn hóa đặc trưng của từng tộc người, sự khác biệt của tộc người này với tộc người khác. Có thể nói, trong quan niệm về văn hóa của các nhà Nhân học trên đây tuy không đề cập đến một cách trực tiếp lối sống nhưng đều đã nhấn mạnh những dạng thức của nó như tập quán, truyền thống, tâm lý tộc người, mô thức các hành vi biểu hiện bên ngoài hoặc tiềm ẩn bên trong…Tuy quan điểm có khác nhau, nhưng những nghiên cứu của họ để đi đến khẳng định những biểu hiện phong phú của văn hóa hay cũng chính là lối sống làm cơ sở lý thuyết trong nhân học, đặc biệt khi nghiên cứu một cộng đồng, tộc người hay một nhóm nào đó. Cùng quan điểm của các nhà Dân tộc học/ Nhân học, dưới góc độ của Xã hội học, các nhà nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý thuyết của lối sống, phân biệt lối sống với điều kiện sống, chỉ ra cơ cấu của lối sống và điều kiện sống. Các nhà khoa học xã hội khẳng 6 định lối sống không phải là sự tái tạo một cách thụ động, tự động và công thức những tác động xuất phát từ hệ thống xã hội, và đặc biệt là từ phương thức sản xuất. Mọi người đều thuộc vào những giai cấp, nhóm tộc người, dân tộc khác nhau, có quá khứ, truyền thống, phong tục và quyền lợi khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ của cùng một chế độ xã hội, trên cơ sở của một phương thức sản xuất chung, lối sống của những người thuộc nhóm xã hội khác nhau, ngoài những nét chung còn có những điểm đặc thù; khi các điều kiện tự nhiên, xã hội thay đổi, các hoạt động của con người phải thích nghi để có thể tồn tại, tất yếu sẽ diễn ra sự biến đổi lối sống [28, tr. 215]. 1.1.2. Nghiên cứu về lối sống của các tác giả Việt Nam Lối sống được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm từ lâu với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu hiểu lối sống gồm các thành tố: đời sống vật chất (sinh kế, sinh hoạt vật chất: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại); đời sống xã hội (gia đình, dòng họ, tập quán pháp) và đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, hội hè, đình đám, văn hóa nghệ thuật) thì lối sống được trình bày trong các giản chí Dân tộc học về các tộc người, các cộng đồng cư dân. Đối với người Việt, lối sống được đề cập một phần trong các quốc địa chí như Lịch triều hiến chương loại chí [19], Đại Nam nhất thống chí [135]; tỉnh chí, như Sơn Tây tỉnh chí [27], Bắc Ninh địa dư chí [133]; các xã chí, như Đông Ngạc xã chí [55], Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí [54]. Từ đầu thế kỷ XX trở đi, các nghiên cứu về lối sống lần lượt được nghiên cứu một cách bài bản, với các tác phẩm Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính [4], Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh [2]. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu về lối sống được đẩy mạnh. Ngoài các tác phẩm bàn về lối sống dưới các góc độ Chính trị học, Triết học, Đạo đức học bàn đến lý luận về lối sống, đặc trưng lối sống Việt Nam, giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp, loại bỏ những hủ tục trong lối sống giúp người dân thích nghi với sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, còn có một lượng lớn công trình khảo cứu về từng lĩnh vực cụ thể của lối sống, như tín ngưỡng, tục lệ, nghi lễ trong tang ma, cưới xin, sinh đẻ, thiết chế xã hội. Ngoài lối 7 sống của cư dân nông thôn, còn có các tác phẩm về lối sống đô thị: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay của Lê Như Hoa [44]; Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận của Trương Minh Dục [25]; cả lối sống của giáo dân, như Lối sống đạo của người công giáo Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương [23]. Dưới đây, chúng tôi nêu một số tác phẩm tiêu biểu nhất. Cuốn Tìm hiểu cảnh quan đồng bằng (1983) do Trần Từ chủ biên nhìn nhận lối sống từ góc độ ứng xử của con người trước môi trường cảnh quan. Các tác giả lấy bốn làng tiêu biểu cho các dạng cảnh quan: trung du, đồng chiêm, đồng mùa và ven biển để nhìn nhận lối sống của người nông dân, thể hiện qua phương thức mưu sinh (bố trí mùa vụ, vật nuôi cây trồng, sử dụng các công cụ, kỹ thuật, bố trí lịch làm ăn, giải trí…) [93]. Có thể coi đây là “mẫu” cho hướng nghiên cứu Nhân học môi trường và Nhân học dưới góc nhìn Sinh thái học văn hóa và Không gian văn hóa. Cuốn Văn hóa lối sống và môi trường (1998) do Chu Khắc Thuật chủ biên gồm các bài viết đề cập những vấn đề chung về các khía cạnh trong lối sống truyền thống của con người Việt Nam. Đó là, đối lập với “Con người chinh phục thiên nhiên” của phương Tây, con người phương Đông hài hòa với tự nhiên. Một số bài viết bàn về môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất; môi trường xã hội và tiêu dùng trong đời sống hàng ngày; ảnh hưởng của môi trường đến con người và ngược lại [121]. Tuy nhiên, sách chưa phân tích lối sống theo các trục cơ bản (đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội) để thấy được một cách sâu sắc hơn lối sống con người Việt Nam truyền thống và hiện đại. Nguyễn Từ Chi trong cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người (1996), khi viết về ảnh hưởng của cảnh quan đến văn hóa của tộc người đã khẳng định có hai yếu tố quy định diện mạo nền văn hóa và lối sống của một tộc người, đó là môi trường tự nhiên mà tộc người đó cư trú và nguồn gốc tộc người. Ông chỉ rõ: “Cư dân sống trên đồng cỏ thảo nguyên, nơi có nhiều muông thú họ phát triển nghề đi săn. Một loạt lề thói hay nói hoa mỹ hơn, một loạt ứng xử văn hóa được hình thành để phù hợp với cuộc sống 8 du mục…Các dân tộc sống trong môi trường khác nhau có nền văn hóa khác nhau. Sau đó, vì một hoàn cảnh nào đấy họ đến cư trú ở môi trường khác, một loạt lề thói được hình thành để thích nghi với môi trường mới nhưng văn hóa cũ vẫn để lại những dấu ấn hết sức quan trọng trong nền văn hóa mới” [16, tr. 627]. Trên cơ sở chỉ ra trong những môi trường khác nhau, con người có những ứng xử khác nhau và “Các môi trường thiên nhiên chính tạo nên diện mạo văn hóa tộc người” [16, tr. 629]. Điều đó cho thấy khi nghiên cứu văn hóa hay lối sống của tộc người nào đó không thể bỏ qua môi trường mà họ sinh sống và những lề thói được hình thành. Dù chưa trực tiếp đề cập đến lối sống và biến đổi lối sống của tộc người trước kia và hiện nay, song kết quả của các công trình nghiên cứu trên là những tham khảo có giá trị đối với chúng tôi khi tiếp cận về lối sống của ngư dân làng chài. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngư dân làng chài 1.1.3.1. Nghiên cứu về ngư dân làng chài ở nước ngoài Nghiên cứu về ngư dân trên thế giới tập trung vào tìm hiểu những vấn đề trong nghề cá, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Nhân học biển (Maritime Anthropology), có thể nêu một số tác phẩm nghiên cứu về ngư dân và nghề cá sau: James M. Acheson (1981), với bài viết Anthropology of fishing đã nhìn nhận sự thích nghi với môi trường biển là một thành tựu nổi bật của con người, có thể nói những nhận định của tác giả là đóng góp ban đầu cho các nhà nhân học nghiên cứu về nghề cá [144]. Nhà nhân học Mỹ James R. Mc Goodwin (1990) đã tập trung hầu hết các công trình nghiên cứu của ông về cộng đồng ngư dân và quản lý nghề cá. Trong cuốn Crisis in the wold ’ s fisheries: people, problems, and policies [145], ông đã chia sẻ các quan điểm Nhân học liên quan đến cộng đồng ngư dân thế giới. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan các khía cạnh của nghề cá như văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường, những vấn đề đe dọa ngư dân trên thế giới, và đánh giá một cách cơ bản về chính sách quản lý nghề cá. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách đề cập đến nghiên cứu nghề cá ở tầm vĩ mô, chưa 9 bàn đến trường hợp cụ thể nhằm thấy được một cách chi tiết và cụ thể hơn ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến cư dân làm nghề cá. Chandana Sarmai và A.N.M Irshad (2005) thuộc bộ môn Nhân học trường Đại học Cotton và Sở Nhân chủng học trường đại học Guwhati đã có công trình nghiên cứu về kinh tế xã hội của của cộng đồng ngư dân ở Asam, Ấn Độ. Dựa trên kết quả nghiên cứu vào năm 1999 và năm 2005, các tác giả đã mô tả về công cụ và các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân trong các mùa, tổ chức lao động, những kiêng kỵ, tình trạng giáo dục, cấu trúc, tổ chức xã hội và ảnh hưởng của đô thị hóa đến cuộc sống, đặc biệt là sự thay đổi nghề nghiệp của thế hệ trẻ của ngư dân làm nghề cá quy mô nhỏ ở làng Boripara thuộc ngoại ô thành phố Guwahati . Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra nguyên nhân sâu xa của những thay đổi trong cuộc sống của ngư dân ở Assam và những định hướng có tính chiến lược cho sự phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ ở đây. Edward W.Glazier (2006) là người nghiên cứu ứng dụng nhân học ở Mỹ trong nhiều năm về ngư dân ở Hawaii. Trong cuốn Hawaiian fishermen (casse tudies in cultural anthropology) [141], ông mô tả về các hình thức đánh cá bằng thuyền nhỏ và lối sống ngư dân Hawaii, ảnh hưởng đến tương lai của ngư dân. Cuốn sách của ông là một điển hình trong nghiên cứu trường hợp về ngư dân với nghề cá quy mô nhỏ. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc dưới góc độ Nhân học và Xã hội học về văn hóa địa phương với đặc trưng của những người đánh cá. Do tập trung vào một cộng đồng ngư dân với nghề cá quy mô nhỏ mà tác giả chưa so sánh với những cộng đồng ngư dân khác để thấy được điểm giống và khác nhau trong lối sống của ngư dân Hawaii với cộng đồng ngư dân khác. Ricardo Perez (2006) trong cuốn The State and small - scale fisheries in Puerto Rico, dựa trên nghiên cứu nhân học và lịch sử ở Puerto Rico từ năm 1996 đến năm 2002, dựa vào tư liệu phỏng vấn với ngư dân, đại lý thủy sản và các nhà khoa học, các quan chức chính phủ, cùng với các cuộc điều tra hộ gia đình ngư dân và các nghiên cứu lưu trữ, Perez phân tích sự phát triển kinh tế nông thôn ở bờ biển 10 [...]... hoạt động sống như là những biểu hiện của lối sống Do đó, dễ làm cho người ta hiểu rằng lối sống là sự gộp lại các hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực của đời sống Theo chúng tôi, hoạt động sống là những hoạt động diễn ra trong đời sống của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và phải thống nhất với các điều kiện sống Muốn nghiên cứu lối sống phải tìm hiểu hoạt động sống của con người. .. biến đổi lối sống là quá trình con người thích nghi và biến đổi với điều kiện sống; trong đó, con người tiến hành các hoạt động sống một cách sáng tạo để thích nghi với hoàn cảnh sống (môi trường sống trực tiếp) cũng như biến đổi hoàn cảnh theo nhu cầu và mục đích sống của con người Biến đổi của lối sống có quan hệ đến sự thay đổi của môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) Biến... tầng lớp xã hội, các dân tộc, giữa nhà nước và nhân dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa người lao động trí óc và lao động chân tay [52, tr 742] Qua các ý kiến trên, lối sống được định nghĩa là các hoạt động sống của con người, là ứng xử của con người trước những điều kiện của môi trường sống Lối sống khác với đời sống hay hoạt động sống Hai phạm trù này có những điểm chung và có mối liên hệ với... còn phụ thuộc vào mức sống của họ Nói như vậy không có nghĩa là tăng hay giảm mức sống thì lối sống tốt lên hay 21 xấu đi Vì vậy, mức sống không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến lối sống của con người Mức sống chỉ là mặt khách quan của lối sống Mức sống và lối sống là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất Chất lượng sống, khi bàn về sự phát triển của con người, các... thể như sau: - Tháng Giêng và tháng Bảy, con nước vào các ngày mồng 5 và 19; - Tháng Hai và tháng Tám, con nước vào các ngày mồng 3 và 17, 29; - Tháng Ba và tháng Chín, con nước vào các ngày 13 và 27; - Tháng Tư và tháng Mười, con nước vào các ngày 11 và 25; - Tháng Năm và tháng Một, con nước vào các ngày mồng 9 và 23; - Tháng Sáu và tháng Chạp, con nước vào các ngày mồng 7 và 21 Với con nước như trên,... thiệu và bàn luận quan điểm của các nhà nghiên cứu về các khái niệm này *Mối quan hệ giữa lối sống với mức sống, chất lượng sống, hoạt động sống Mức sống, là chỉ báo về lối sống, thể hiện ở mức độ thu nhập, trình độ sinh hoạt, tiêu dùng về vật chất và tinh thần của các cá nhân trong cộng đồng người Mức sống là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống của con người vì nó quy định việc con người. .. thập ý kiến của 150 ngư dân Nam Hải về những nội dung như mức sống, chất lượng sống, thay đổi quan niệm về giá trị sống qua các dạng thức của lối sống (phương thức mưu sinh và đời sống vật chất; đời sống tinh thần; đời sống xã hội); giúp có cách nhìn khái quát về một số nội dung nghiên cứu Chúng tôi xử lý bảng hỏi bằng cách tính tỉ lệ phần trăm các ý kiến trả lời Trên cơ sở đó, chúng tôi lượng giá và. .. Đời sống và lối sống ngư dân mới chỉ được đề cập đến trong các khảo cứu Dân tộc học, chưa được tách ra là một nghiên cứu độc lập - Tập trung nghiên cứu các khía cạnh của đời sống và lối sống truyền thống của ngư dân, chưa lưu tâm đến các vấn đề của xã hội hiện đại, hay biến đổi của lối sống dưới tác động của các điều kiện hiện nay, nhất là những bức xúc của ngư dân. .. dân trong sông tìm đến cửa sông Văn Úc đánh bắt cá, dần dần hình thành xóm làng nơi đây 1.3.1.2 Đặc điểm dân cư Theo các bậc cao niên ở làng Nam Hải hiện nay và cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Đoàn Xá, khoảng những năm 1912 - 1913 có hơn 10 gia đình ngư dân thuộc nhóm “thủy cư” ở làng (xã) Thượng Triệt, tổng Thượng Triệt, phủ Nam Sách (làng này nay thuộc xã Thượng Đạt, thành phố Hải. .. nhau Lối sống của một cộng đồng hay một cá nhân không chỉ được bộc lộ ở các hoạt động sống hay đời sống mà còn phản ánh vào các khuôn mẫu và hành vi ứng xử, quan niệm về giá trị đạo đức Lối sống là cái mà người ta thấy ở đó ý nghĩa tồn tại của mình, vì mỗi cá nhân, cộng đồng sống không phải chỉ cho mình, vì mình, mà còn vì người khác, cộng đồng khác Dưới góc độ Dân tộc học/ Nhân học các nhà nghiên cứu . không gian, luận án chọn hai làng chài để nghiên cứu là làng Ngọc Sơn (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và làng Nam Hải (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Đây là hai làng chài khác nhau về môi trường. hưởng tới nguồn sống lâu dài; tình trạng thấp kém về giáo dục và đời sống văn hóa - tinh thần… Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường. về lối sống, thể hiện rõ nét ở phương thức mưu sinh, các tập tục và hướng phát triển trong tương lai. Về thời gian: luận án nghiên cứu lối sống hiện nay của hai cộng đồng ngư dân là làng

Ngày đăng: 18/09/2014, 17:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan