giáo trình hệ thống cung cấp điện

259 701 2
giáo trình hệ thống cung cấp điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 1 MỤC LỤC Nội dung Mục lục Đề cương chi tiết học phần Chương I: Những vấn đề chung về cung cấp điện 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng 1.2 Các dạng nguồn điện 1.3 Khái niệm và phân loại mạng điện 1.4 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện 1.5 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng Chương II: Phụ tải điện 2.1 Khái niệm về phụ tải điện 2.2 Đồ thị phụ tải điện 2.3 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp khi thiết kế CCĐ 2.4 Các phương pháp xác định phụ tải điện 2.5 Xác định phụ tải đỉnh nhọn 2.6 Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng và xí nghiệp công nghiệp Chương III: Lựa chọn phương án cung cấp điện 3.1 Vai trò và các yêu cầu của mạng điện xí nghiệp 3.2 Chọn cấp điện áp cho mạng điện xí nghiệp 3.3 Sơ đồ nối dây của mạng điện cao áp 3.4 Sơ đồ nối dây của mạng điện hạ áp 3.5 Kết cấu mạng điện xí nghiệp 3.6 Các thông số của các phần tử trong mạng điện xí nghiệp 3.7 Tổn thất điện áp trong mạng điện xí nghiệp 3.8 Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng điện xí nghiệp Chương IV: Trạm biến áp xí nghiệp công nghiệp 4.1 Các loại trạm điện trong mạng điện xí nghiệp 4.2 Bản đồ phụ tải của xí nghiệp công nghiệp 4.3 Chọn vị trí và số lượng trạm biến áp cho một xí nghiệp 4.4 Chọn dung lượng trạm biến áp cho một xí nghiệp 4.5 Khả năng quá tải của MBA 4.6 Các sơ đồ nối dây của TPP và TBA 4.7 Vận hành trạm biến áp Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 2 Chương V: Tính ngắn mạch trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp 5.1 Khái niệm chung 5.2 QTQĐ khi ngắn mạch 3 pha và các thành phần của dòng ngắn mạch 5.3 Các bước tiến hành tính toán ngắn mạch trong mạng điện cao áp 5.4 Tính ngắn mạch trong mạng điện áp thấp 5.5 Giới thiệu tính ngắn mạch không đối xứng 5.6 Ảnh hưởng của lực điện động do dòng ngắn mạch gây nên 5.7 Ảnh hưởng của nhiêt lương do dòng ngắn mạch gây nên Chương VI: Chọn và kiểm tra thiết bị điện 6.1 Những điều kiện chung để chọn và kiểm tra thiết bị điện 6.2 Chọn và kiểm tra máy cắt 6.3 Chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải 6.4 Chọn và kiểm tra cầu dao cách ly 6.5 Chọn và kiểm tra cầu chì 6.6 Chọn và kiểm tra áp tô mát 6.7 Chọn và kiểm tra sứ cách điện 6.8 Chọn và kiểm tra thanh cái, cáp và dây dẫn 6.9 Chọn và kiểm tra máy biến dòng và máy biến áp đo lường 6.10 Chọn và kiểm tra tủ phân phối và tủ động lực hạ áp Chương VII: Bảo vệ rơle trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp 7.1 Những vấn đề cơ bản của bảo vệ rơle 7.2 Nguyên lý hoạt động và các dạng đặc tính của rơ le 7.3 Sơ đồ nối dây của mạch bảo vệ 7.4 Bảo vệ rơ le cho máy biến áp điện lực Chương VIII: Bảo vệ chống sét cho mạng điện xí nghiệp 8.1. Khái niệm chung 8.2. Các tham số cơ bản của sét 8.3. Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 8.4. Bảo vệ chống sét cho đường dây tải điện Chương IX: Tiết kiệm điện năng - Nâng cao hệ số cos trong mạng điện XN 9.1. Khái niệm chung 9.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 3 9.3. Các khái niệm về hệ số cos 9.4. Nâng cao cos bằng phương pháp tự nhiên 9.5. Nâng cao cos bằng phương pháp nhân tạo Chương X: An toàn điện và nối đất 10.1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện gây ra 10.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người 10.3. Bảo vệ an toàn cho người khi tiếp xúc với các phần tử mang điện 10.4. Cấp cứu người bị điện giật 10.5. Tính toán nối đất Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 4 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN (Học phần bắt buộc) 1. Tên học phần: ELE414 - Hệ thống cung cấp điện 2. Số tín chỉ: 4 3. Trình độ cho sinh viên năm thứ: 4 4. Phân bố thời gian: - Số tuần thực dạy : 15 tuần - Tổng số tiết thực dạy : 60 tiết - Số tuần dạy lý thuyết : 15 tuần ; 4 tiết một tuần - Số tuần thảo luận, bài tập : 03 tuần ; 8 tiết một tuần (chia 2 buổi) - Tổng số tiết chuẩn: (4x15) = 60 tiết chuẩn. - Số tiết sinh viên tự học: 8 tiết/ tuần. 5. Các học phần học trước - Máy điện - Vật liệu - Khí cụ điện 6. Học phần thay thế, học phần tương đương 7. Mục tiêu của học phần Giúp Sinh viên nắm được quy mô của một mạng điện xí nghiệp công nghiệp; Vận hành, quản lý mạng lưới điện; Thiết kế cơ bản cung cấp điện cho một hộ tiêu thụ điện nói chung. 8. Mô tả tóm tắt học phần Những vấn đề chung về cung cấp điện; Tính toán phụ tải điện; Mạng điện xí nghiệp và các tính toán cơ bản trong mạng điện; Trạm biến áp và trạm phân phối; Nhận dạng sự cố và tính toán ngắn mạch trong mạng điện; Tính chọn và kiểm tra thiết bị điện trong mạng điện xí nghiệp; Bảo vệ rơle trong mạng điện xí nghiệp; Bảo vệ chống sét cho mạng điện xí nghiệp; Tiết kiệm điện năng và bù cos trong mạng điện xí nghiệp. 9. Nhiệm vụ của sinh viên 9.1 Đối với học phần lý thuyết 1. Dự lớp ≥80% tổng số thời lượng của học phần. 2. Bài tập, Bài tập lớn (dài): Làm đầy đủ các bài tập, ví dụ. 3. Khác: Đi tham quan thực tế nếu có điều kiện và phương tiện và tài chính. 9.2 Đối với học phần thí nghiệm Không Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 5 10. Tài liệu học tập - Sách, giáo trình chính: [1] Sách giáo trình Hệ thống cung cấp điện - Sách tham khảo: [2] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT 2005. [3] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Bội Khuê; Cung cấp điện; NXB KH và KT Hà Nội; 1998. [4] Trần Quang Khánh; Hệ thống cung cấp điện, Tập 1+2; NXB KH và KT Hà Nội; 2005. [5] Bùi Ngọc Thư. Mạng cung cấp và phân phối điện; NXB KH và KT; 2002. [6] A.A. Fedorov và G.V. S\Xerbinovxli; Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp - Mạng lưới điện công nghiệp & Trang thiết bị điện tự động hoá; Nhà xuất bản Thanh niên; 2002 [7] Richard Roeper, Đào Kim Thoa, Nguyễn Hồng Thái; Ngắn mạch trong hệ thống điện; NXB KH và KT; 2001. [8] Trần Đình Long; Bảo vệ các hệ thống điện; NXB KH và KT; 2000. [9] Các tài liệu tham khảo khác: Các bảng tra, lý lịch thiết bị điện của các hãng sản xuất và phân phối sản phẩm thiết bị điện lớn trong nước và trên thế giới: hãng ABB; hãng SIEMENS (Đức); hãng Merlin Gerin (Pháp); hãng Cooper, hãng Chance (Mỹ); tài liệu của công ty thiết bị điện Đông Anh 11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm * Tiêu chuẩn đánh giá 1. Chuyên cần; 2. Bài tập; 3. Kiểm tra thành phần; 4. Thi kết thúc học phần; 5. Khác. * Thang điểm - Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau: + Chuyên cần: + Bài kiểm tra thành phần: 50% + Bài tập về nhà - Điểm thi kết thúc học phần: 50% , thi viết, thời lượng 90 phút. - Điểm học học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 6 12. Nội dung chi tiết học phần TT Nội dung TL học tập, tham khảo Thời lượng 1 Chương I: Những vấn đề chung về cung cấp điện 3 tiết 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng 1.2 Khái niệm và phân loại mạng điện 1.3 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện 1.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng [1], [2], [3],[4], [5], [6] 2 Chương II: Phụ tải điện 5 tiết 2.1 Khái niệm về phụ tải điện 2.2 Đồ thị phụ tải điện 2.3 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp khi thiết kế CCĐ 2.4 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán 2.5 Xác định phụ tải của phân xưởng và xí nghiệp công nghiệp [1], [2], [3],[4], [5], [6] 3 Chương III: Lựa chọn phương án cung cấp điện 8 tiết 3.1 Vai trò và các yêu cầu của mạng điện 3.2 Chọn cấp điện áp cho mạng điện 3.3 Các sơ đồ nối dây của mạng điện 3.4 Kết cấu của mạng điện 3.5 Các thông số của các phần tử trong mạng điện 3.6 Tổn thất điện áp trong mạng điện 3.7 Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng điện [1], [2], [3],[4], [5], [6] 4 Chương IV: Trạm biến áp 4 tiết 4.1 Phân loại trạm điện 4.2 Bản đồ phụ tải 4.3 Khả năng quá tải của máy biến áp 4.4 Các sơ đồ nối dây của trạm phân phối và trạm biến áp 4.5 Chọn vị trí và số lượng trạm biến áp 4.6 Chọn dung lượng trạm biến áp 4.7 Vận hành trạm biến áp [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] 5 Chương V: Tính toán ngắn mạch 8 tiết 5.1 Khái niệm chung 5.2 QTQĐ khi ngắn mạch 3 pha và các thành phần của dòng ngắn mạch 5.3 Các bước tiến hành tính toán ngắn mạch trong mạng điện cao áp 5.4 Tính ngắn mạch trong mạng điện hạ áp 5.5 Tính ngắn mạch không đối xứng 5.6 Ảnh hưởng của lực điện động do dòng ngắn mạch gây nên [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 7 5.7 Ảnh hưởng của nhiệt lượng do dòng ngắn mạch gây nên 6 Chương VI: Chọn và kiểm tra thiết bị điện 5 tiết 6.1. Những điều kiện chung để chọn và kiểm tra thiết bị điện 6.2. Chọn và kiểm tra máy cắt 6.3. Chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải 6.4. Chọn và kiểm tra cầu dao cách ly 6.5. Chọn và kiểm tra cầu chì 6.6. Chọn và kiểm tra áp tô mát 6.7. Chọn và kiểm tra sứ cách điện 6.8. Chọn và kiểm tra thanh cái, cáp và dây dẫn 6.9. Chọn và kiểm tra máy biến dòng và máy biến áp đo lường 6.10. Chọn và kiểm tra tủ phân phối và tủ động lực [1], [4], [5],[6], [7],[8], [9] 7 Chương VII: Bảo vệ rơle 8 tiết 7.1. Những vấn đề cơ bản của BVRL 7.2. Nguyên lý hoạt động và các dạng đặc tính của rơ le 7.3. Sơ đồ nối dây của mạch bảo vệ 7.4. Tính toán bảo vệ cho máy biến áp điện lực [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] 8 Chương VIII: Bảo vệ chống sét 6 tiết 8.1. Khái niệm chung 8.2. Các tham số cơ bản của sét 8.3. Bảo vệ chống sét [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] 9 Chương IX: Tiết kiệm điện năng và nâng cao hệ số cos 5 tiết 9.1. Khái niệm chung 9.2. Hệ số cos và ý nghĩa của việc nâng cao cos 9.3. Các phương pháp nâng cao hệ số công suất cos [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] 10 Chương X. An toàn điện và nối đất 6 tiết 1.1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện gây ra 1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người 1.3. Bảo vệ an toàn cho người khi tiếp xúc với các phần tử mang điện 1.4. Cấp cứu người bị điện giật 1.5. Tính toán nối đất [1],[4], [5],[6], [7],[8], [9] Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 8 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CUNG CẤP ĐIỆN I.1. Mục tiêu, nhiệm vụ - Mục tiêu: giúp sinh viên nắm được: Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng; Các dạng nhà máy điện thường dùng hiện nay; Khái niệm về hệ thống điện, mạng lưới điện, mạng điện xí nghiệp; Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng điện năng. - Nhiệm vụ của sinh viên: Lên lớp học lý thuyết đầy đủ.Tham gia thảo luận và làm bài tập. Học lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà. - Đánh giá: I.2. Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ Nội dung Hình thức học 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng Giảng 1.2 Khái niệm và phân loại mạng điện Giảng 1.3 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện SV tự nghiên cứu 1.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng Giảng I.3. Các nội dung cụ thể § 1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG Từ khi phát minh ra điện năng đến nay, điện năng đã chiếm vị trí hàng đầu trong các nguồn năng lượng. Vì nó có nhiều ưu điểm tuyệt đối mà các nguồn năng lượng khác không có như: dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác (cơ năng, nhiệt năng, hoá năng ), dễ chuyển tải, hiệu suất cao. Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: * Đặc điểm thứ nhất: Điện năng sản xuất ra nói chung không tích trữ được (trừ một vài trường hợp cá biệt với công suất rất nhỏ như pin, acquy). Tại mọi thời điểm luôn luôn phải bảo đảm cân bằng giữa lượng điện sản xuất ra với lượng điện tiêu thụ kể cả tổn thất do truyền tải. * Đặc điểm thứ hai: Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh * Đặc điểm thứ ba: Công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân như: luyện kim, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, nông nghiệp nhẹ, dân dụng v.v Nó là một trong những động lực tăng năng suất lao động, tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong các thành phần cơ cấu kinh tế xã hội. Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 9 § 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MẠNG ĐIỆN. Điện năng sau khi được sản xuất ra từ các nguồn phát, được truyền tải, phân phối, cung cấp tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện. 1.2.1. HỆ THỐNG ĐIỆN. Hệ thống điện gồm có các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng. Ở hệ thống cung cấp còn có đường dây liên hệ qua lại dùng làm đường dây dự trữ cho nhau ở tất cả các cấp điện áp nhằm tạo cho hệ thống được linh hoạt và đảm bảo được sự liên tục cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đề phòng được các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện và trong các trạm điện có thể làm ảnh hưởng đến tính liên tục cung cấp điện cho hộ tiêu thụ; hoặc đảm bảo được việc cung cấp điện khi một số trạm và lưới điện được tách ra khỏi hệ thống để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa. 1.2.2. KHÁI NIỆM VỀ MẠNG ĐIỆN. Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Đường dây tải điện và các trạm biến áp. Mạng điện xí nghiệp có một phạm vi nhỏ, nó chỉ bao gồm các thiết bị dùng để truyền tải và phân phối điện năng trên các thiết bị dùng điện trong phạm vi xí nghiệp. Mạng điện có các cấp điện áp định mức như sau: 220 V; 380 V; 600 V; 3 kV; 6 kV; 10 kV; 20 kV; 35 kV; 110 kV; 150 kV; 220 kV; 330 kV; 500 kV; 750 kV. Ngoài ra còn một số cấp điện áp được sử dụng từ chế độ cũ và hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng không phổ biến 1.2.3. PHÂN LOẠI MẠNG ĐIỆN Mạng điện được phân loại theo nhiều cách khác nhau: dựa theo loại dòng điện, điện áp định mức, nhiệm vụ của mạng, đặc điểm hộ tiêu thụ, hình dáng sơ đồ mạng v.v - Theo tiêu chuẩn loại dòng điện ta có: mạng điện dòng xoay chiều và mạng điện dòng một chiều. - Theo tiểu chuẩn điện áp ta có: mạng siêu cao áp với điện áp định mức U dm  330 kV, mạng cao áp với U dm = 3  220 kV và mạng hạ áp với U dm < 1 kV. - Theo hình dáng sơ đồ mạng điện ta có: mạng điện hở và mạng điện kín. + Mạng điện hở: là mạng điện trong đó các hộ tiêu thụ được cung cấp điện chỉ từ một phía (hình 1-7a). Mạng điện này vận hành đơn giản, dễ tính toán nhưng mức bảo đảm cung cấp điện thấp. + Mạng điện kín: là mạng điện trong đó các hộ tiêu thụ có thể nhận điện năng ít nhất từ hai phía (hình 1-7b). Mạng điện này tính toán khó khăn, vận hành phức tạp, nhưng mức bảo đảm cung cấp điện cao. Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 10 - Theo nhiệm vụ chức năng của mạng ta có: mạng chuyển tải hệ thống, mạng cung cấp điện và mạng phân phối điện: + Mạng truyền tải: Có cấp điện áp từ 330  1150 kV, có nhiệm vụ tạo thành hệ thống hợp nhất giữa các nhà máy điện có công suất lớn, đảm bảo chúng vận hành như một hệ thống nhất và đồng thời bảo đảm chuyển tải hết công suất phát ra từ các nhà máy điện đó. Mạng chuyển tải hệ thống thực hiện việc nối kết hệ thống, nghĩa là nối kết trên một khoảng cách rất lớn giữa các hệ thống điện, và được điều khiển vận hành từ một trung tâm điều độ hợp nhất quốc gia. + Mạng cung cấp: còn gọi là mạng điện khu vực, có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các trạm biến áp của mạng chuyển tải hệ thống và đôi khi nhận điện từ thanh cái 110 – 220 kV của trạm tăng áp của các nhà máy điện để cung cấp cho các trạm nguồn của mạng phân phối, nghĩa là đưa điện đến các trạm biến áp khu vực. Mạng cung cấp thường là mạng kín, cung cấp cho một khu vực rộng lớn với bán kính hoạt động từ 30 km lên tới hai ba trăm km, điện áp của mạng trước kia thường là 35 kV trở lên (35 kV; 110 kV; 220 kV). Vì mật độ phụ tải tăng, công suất của các nhà máy điện cũng tăng và chiều dài của mạng điện cũng tăng, nên cấp điện áp của mạng phân phối cũng phải tăng lên. Ngày nay cấp điện áp của mạng cung cấp đôi khi lên đến 330 – 500 kV. Trạm biến áp khu vực thường có điện áp bên cao là 110 – 220 kV và điện áp bên hạ là 6 – 35 kV. Trong trạm này người ta dùng các máy biến áp có thể điều áp dưới tải và cấp điện cho mạng phân phối. + Mạng phân phối: còn gọi là mạng điện địa phương, có nhiệm vụ truyền tải điện năng với khoảng cách không lớn (bán kính không quá 1530 km) từ thanh cái thứ cấp của trạm biến áp khu vực đến các hộ tiêu thụ công nghiệp, nông nghiệp, thành phố v.v Mạng phân phối thường là mạng kín, làm việc theo chế độ mạng hở. Người ta chia ra mạng phân phối điện áp cao (U dm > 1 kV) và mạng phân phối điện áp thấp (U dm < 1 kV). Tuỳ theo đặc điểm của hộ tiêu thụ nhận điện từ mạng phân phối, người ta gọi mạng điện phân phối công nghiệp, mạng điện phân phối nông thôn, mạng điện phân phối thành phố. Hình 1-7. a) Mạng điện kín. b) Mạng điện hở. ~ XN 1 XN 2 XN n F ~ ~ l 1 l 3 l 2 l 4 F 1 F 2 B 1 B 3 B 4 B 2 a) b) [...]... thiết bị tự động đóng thêm máy phát điện dự trữ của xí nghiệp hoặc đặt thiết bị bảo vệ cắt bớt phụ tải theo tần số 1.4.3 TÍNH LIÊN TỤC CUNG CẤP ĐIỆN (ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN) Tính liên tục cung cấp điện là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống cung cấp điện Mức độ liên tục cung cấp điện được bảo đảm tuỳ theo tầm quan trọng và yêu cầu của hộ phụ tải Các hộ tiêu thụ điện được chia ra làm 3 loại như sau:... giảng Hệ thống cung cấp điện 31 CHƯƠNG III LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN III.1 Mục tiêu, nhiệm vụ - Mục tiêu: giúp sinh viên nắm được: Các yêu cầu của mạng điện xí nghiệp; Cách so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn phương án cung cấp điện; Chọn cấp điện áp tải điện cho mạng điện; Các sơ đồ nối dây mạng điện áp cao, mạng điện hạ áp XNCN; Kết cấu của đường dây trên không, đường dây cáp và của mạng điện. .. BỊ DÙNG ĐIỆN (Giới thiệu) §1.4 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG Để đánh giá chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ, thường người ta dựa vào ba chỉ tiêu cơ bản sau đây: Điện áp, tần số và tính liên tục cung cấp điện 1.4.1 TIÊU CHUẨN ĐIỆN ÁP Điện áp đặt lên đầu cực thiết bị dùng điện so với điện áp định mức của thiết bị không được vượt quá giới hạn cho phép Độ lệch điện áp... dạng cơ bản sau: - Sơ đồ hình tia (hình 3-1a) - Sơ đồ phân nhánh (hình 3-1b) Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 35 ~ ~ (b) (a) Hình 3-1 Sơ đồ cung cấp điện a Sơ đồ hình tia b Sơ đồ phân nhánh Ưu nhược điểm của sơ đồ hình tia: - Ưu điểm: Nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được cung cấp từ một đường dây, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hoá, dễ vận hành bảo... phụ tải điện không biến thiên theo một quy luật nhất định Do đó việc xác định chính xác phụ tải điện là rất khó khăn nhưng đồng thời là một việc hết sức quan trọng Phụ tải điện là số liệu dùng làm căn cứ để chọn các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện Nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ dẫn đến làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện, có thể dẫn tới cháy, nổ các thiết bị điện Nếu... kế cung cấp điện nếu biết đồ thị phụ tải điện điển hình của xí nghiệp thì sẽ có căn cứ để chọn các thiết bị điện, tính điện năng tiêu thụ Khi vận hành nếu biết đồ thị phụ tải điện của xí nghiệp thì có thể xác định được phương thức vận hành các thiết bị điện sao cho hợp lý nhất, kinh tế nhất Các nhà máy điện cần nắm được đồ thị phụ tải điện của các xí nghiệp để có phương thức vận hành các máy phát điện. .. 2-6) thì có thể tính hệ số sử dụng như sau: K sd  Bài giảng Hệ thống cung cấp điện P1t1  P2 t 2    Pn t n Pdm ( t 1  t 2    t n  t nghi ) 19 Hệ số sử dụng nói lên mức độ sử dụng mức độ khai thác công suất của thiết bị điện trong một chu kỳ làm việc P P1 P3 P 4 P2 Pn t (phút) t t1 t tn tnghØ t4 Hình2 2-6 Đồ thị phụ tải tác dụng 3 2.3.6 HỆ SỐ PHỤ TẢI Hệ số phụ tải (còn gọi là hệ số mang tải) là... CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH PTB Công thức tính: Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 26 Ptt = Kmax.Ptb Thay: Ptb = Ksd Pdm Ptt = Kmax Ksd Pdm Trong đó: - Ptb, Pdm là công suất trung bình và công suất định mức - Kmax, Ksd là hệ số cực đại và hệ số sử dụng Hệ số sử dụng của từng nhóm máy có thể tra trong các sổ tay hoặc trong các sách hướng dẫn thiết kế cung cấp điện Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác,... thiết bị bảo vệ Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 28 Ta không chỉ quan tâm tới giá trị của dòng điện đỉnh nhọn Id.nh mà còn phải quan tâm đến số lần xuất hiện của nó trong một giờ Trong mạng điện, thường dòng điện đỉnh nhọn xuất hiện do động cơ khởi động Trong trường hợp chỉ có một máy thì dòng điện đỉnh nhọn chính là dòng điện khởi động Iđ.nh = Imm = kmm Iđm Trong đó: kmm là hệ số mở máy của động cơ... loại I: Không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ gây tác hại lớn về chính trị, gây nguy hại đến tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế như làm rối loạn quá trình sản xuất, làm hư hỏng nhiều thiết bị, gây ra phế phẩm hàng loạt dẫn đến thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 11 Với hộ phụ tải loại I, yêu cầu phải bảo đảm liên tục cung cấp điện rất cao ngay cả khi . giảng Hệ thống cung cấp điện 5 10. Tài liệu học tập - Sách, giáo trình chính: [1] Sách giáo trình Hệ thống cung cấp điện - Sách tham khảo: [2] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung. Bài giảng Hệ thống cung cấp điện 4 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN (Học phần bắt buộc) 1. Tên học phần: ELE414 - Hệ thống cung cấp điện 2. Số tín chỉ: 4 3. Trình độ. thụ điện nhờ mạng lưới điện. 1.2.1. HỆ THỐNG ĐIỆN. Hệ thống điện gồm có các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng. Ở hệ thống cung cấp còn có đường dây liên hệ qua lại dùng làm đường

Ngày đăng: 17/09/2014, 15:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan