tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ

102 1.4K 5
tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người dao đỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HIỀN TÌM HIỂU CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HIỀN TÌM HIỂU CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã tận tình hướng dẫn tôi viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Hoàng Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ i Lời cảm ơn ii Lời cam đoan iii Mục lục iv MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG DAO, NGƢỜI DAO 8 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HOÁ HỌC 8 1.1.1. Từ 8 1.1.2. Cụm từ và đoản ngữ 9 1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa 11 1.1.4. Văn hóa và ngôn ngữ trong văn hóa 13 1.1.5. TRANG PHỤC VÀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 18 1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TIẾNG DAO 20 1.2.1. Khái quát về người Dao 20 1.2.2. Một số đặc điểm văn hoá của người Dao 21 1.2.3. Khái quát về tiếng Dao 24 TIỂU KẾT 26 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27 2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 29 2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC DANH NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 31 2.4. CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC CHI TIẾT TRANG PHỤC QUA CÁC TỪ NGỮ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.4.1. Các từ ngữ chỉ áo 34 2.4.2. Các từ ngữ chỉ quần 40 2.4.3. Các từ ngữ chỉ khăn 42 2.4.4. Các từ ngữ chỉ vòng, khuyên, nhẫn, răng, cặp tóc 44 2.4.5. Các từ ngữ chỉ giày, dép, mũ, nón. 48 2.4.6. Các từ ngữ chỉ dây lưng, yếm 52 2.4.7. Từ ngữ chỉ dao, vỏ dao 54 2.4.8. Các từ ngữ chỉ địu 56 TIỂU KẾT 57 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 59 3.1. DÂN TỘC DAO RẤT CẦU KÌ, ĐA DẠNG TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 59 3.2. DÂN TỘC DAO LÀ MỘT DÂN TỘC CÓ SỰ PHÂN BIỆT RÕ VỀ CÁC NHÓM XÃ HỘI, THỂ HIỆN QUA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 63 3.3. DÂN TỘC DAO LÀ MỘT DÂN TỘC CÓ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG GẮN LIỀN VỚI THIÊN NHIÊN, VỚI NHŨNG CẢNH SẮC SINH ĐỘNG 65 3.4. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO PHÙ HỢP VỚI ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VẤT VẢ KHÓ KHĂN NHƯNG LẠC QUAN , YÊU ĐỜI 69 TIỂU KẾT 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong ngôn ngữ học, việc tìm hiểu một bộ phận từ ngữ phản ánh các sự vật hiện tượng thuộc vốn văn hoá truyền thống của một cộng đồng là một hướng nghiên cứu đáng chú ý. Qua các từ ngữ này, với những đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của chúng, có thể hình dung được cách người bản ngữ mô hình hoá trong nhận thức các sự kiện nói trên, đồng thời cho thấy phần nào sự đánh giá, cách ứng xử… trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội của họ, bằng cách đặt tên cho các sự vật hiện tượng này. Đây là một hướng nghiên cứu liên ngành (Ngôn ngữ học – Dân tộc học – Tâm lí học…) rất thú vị. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu như vậy vẫn chưa có nhiều thành tựu, đặc biệt trong tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đối với tiếng Dao, cũng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này. 1.2. Dân tộc Dao là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo thống kê năm 2009, dân tộc này có 751 067 người (đứng thứ 9 trong số các dân tộc ở Việt Nam), tập trung ở các tỉnh thuộc biên giới Việt – Trung, Việt – Lào và một số tỉnh trung du, miền núi và ven biển miền Bắc. Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Dao có một vốn văn hoá truyền thống rất phong phú giàu bản sắc, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một trước sự tiếp biến văn hoá diễn ra ồ ạt và quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Người Dao có nhiều nhóm địa phương (còn gọi là “ngành” Dao), là: Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Tuyển, Dao Đỏ Tất cả các nhóm địa phương này đều được gọi tên căn cứ vào các đặc điểm (kiểu dáng, màu sắc ) trang phục hoặc loại trang phục đặc trưng (ở các nhóm khác không có). Như vậy, rõ ràng trang phục là một nét văn hoá quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 trọng của dân tộc này, cần được chú ý đặc biệt không những về mặt văn hoá nói chung mà còn ở khía cạnh ngôn ngữ học. 1.3. Tác giả luận văn này là người Dao, sinh ra và sống suốt thời niên thiếu ở vùng dân tộc Dao - thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đây là nơi sinh sống của những người thuộc nhóm Dao Đỏ (trang phục chủ yếu có màu đỏ). Là một người con của dân tộc Dao, được học hành, tác giả luận văn rất mong muốn tìm hiểu kĩ về vốn văn hoá truyền thống và đóng góp một phần vào sự bảo tồn và phát triển những nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Địa hạt rộng lớn và phức tạp này đòi hỏi người viết phải có nhiều kiến thức và rất nhiều thời gian, phải có một quá trình. Trong khuôn khổ của một luận văn Cao học, bước đầu nghiên cứu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao chỉ thuộc một nhóm Dao Đỏ, là hướng đi thích hợp và khả thi hơn cả. Vì vậy, “Tìm hiểu các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu về người Dao cho đến nay, đặc biệt là việc nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống đã cho thấy: Vốn văn hoá truyền thống của người Dao đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có được một số kết quả nhất định. Trước hết ta có thể kể đến nhóm tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến với cuốn “Người Dao ở Việt Nam”xuất bản năm 1971. Đây là một nghiên cứu về người Dao dưới góc độ dân tộc học. Công trình đồ sộ này đã miêu tả nhiều mặt sinh hoạt văn hoá của người Dao trong điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế - xã hội nhất định, qua đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 góp phần tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp và khả năng sáng tạo to lớn của người Dao. Tiếp theo, tác giả Nguyễn Quang Vinh trong cuốn “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” (1998) đã tập trung tìm hiểu những vấn đề chung của người Dao ở nước ta và một số vấn đề cụ thể người Dao Quảng Ninh. Tác phẩm đã miêu tả cuộc sống, tìm hiểu không gian sinh tồn của người Dao, chỉ ra trong môi trường tự nhiên ấy, người Dao có cách ứng xử với tự nhiên ra sao, có được những cách thức, phương pháp canh tác và sinh hoạt ra sao, người Dao đã có những cách quản lý kinh tế - xã hội đặc thù thế nào… Bên cạnh đó, cuốn sách là kết quả của quá trình sưu tầm tư liệu, kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan. Đặc biệt là trong sách có các tư liệu về vốn sống thực tế, khảo sát thực tế về đồng bào Dao Quảng Ninh. Cuốn sách vừa có phần miêu tả về văn hóa của dân tộc Dao, vừa đề cập đến các vấn đề tổng kết thực tiễn, những vấn đề mà bộ đội biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh đã rút ra được trong quá trình hoạt động bảo vệ biên cương. Về mặt ngôn ngữ học, có lẽ người Việt Nam đầu tiên đề cập đến tiếng Dao từ những năm 1972 là Trương Văn Sinh, với bài viết: “Vài ý kiến bước đầu về tiếng Dao”và “Vài ý kiến về hệ thống âm vị tiếng Dao”. Tác giả này đã miêu tả tương đối chi tiết về mặt ngữ âm - âm vị học và đưa ra vài ý kiến bước đầu về tiếng Dao. Tuy nhiên, ngoài hai bài viết cô đọng của ông, giới học thuật thời ấy ở Việt Nam không biết gì hơn về ngôn ngữ của một dân tộc với những nhóm địa phương quá nhiều và bản thân dân tộc này cũng quá đa dạng về mặt phương ngữ. Tiếp theo, phải kể đến các tác giả Đoàn Thiện Thuật – Mai Ngọc Chừ với công trình Tiếng Dao xuất bản năm 1992. Tác phẩm này đã đề cập đến tất cả các phương diện ngôn ngữ học của tiếng Dao: cấu trúc ngữ âm - âm vị học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 từ vựng, phương thức cấu tạo từ và cấu trúc cụm từ, câu, chữ viết của người Dao…. Đa số tài liệu viết về người Dao đều xuất phát từ góc nhìn dân tộc học. Tuy nhiên, theo tác giả cuốn Tiếng Dao (1992) thì các nhà dân tộc học Phan Hữu Duật và Hoàng Hoa Toàn trong khi phân loại các ngành Dao cũng đã chú ý ít nhiều đến ngôn ngữ. Trong một bài nghiên cứu, các tác giả nói trên đã đưa ra một bảng so sánh từ vựng cơ bản của các ngành Dao với 319 từ ngữ. Đó là một tư liệu quý, song đó mới chỉ là một khía cạnh của ngôn ngữ, vả lại các từ đều được ghi bằng chữ Quốc ngữ, nên chưa phản ánh được cách phát âm của chúng . Vấn đề lịch sử tộc người các dân tộc thuộc ngữ hệ Hmông - Miền, trong đó có người Dao đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Lợi với bài về “Lịch sử tộc người các dân tộc Hmông - Miền qua cứ liệu ngôn ngữ”, có bàn về tên gọi các dân tộc Nam Trung Quốc và Việt Nam, bên cạnh đó có bàn về quan hệ giữa các ngôn ngữ Hmông - Miền (trong đó có tiếng Dao). Mặt khác, loạt bài viết tìm hiểu về người Dao, tiếng Dao cũng như các lễ hội và phong tục, tập quán của người Dao cũng được đề cập ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Có thể kể đến bài viết của tác giả Trương Văn Sinh đã nói ở trên,“Vài ý kiến về hệ thống âm vị tiếng Dao”, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, 1972, số 1. Qua sự so sánh tiếng Dao Đỏ và Dao Quần Trắng, bài báo đã giúp cho người đọc hiểu thêm phần nào về ngôn ngữ tiếng Dao. Năm 1998, tác giả Tạ Văn Thông có bài “Người Dao, tiếng Dao và lễ hội “ Nhiàng chầm đao”” công bố trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số1/1998. Ngoài ra, với bài viết “Đời sống ngôn ngữ của người Dao ở Việt Nam” trên tạp chí Ngôn ngữ, , số 2 /2001, tác giả Tạ Văn Thông, Nguyễn Hữu Hoành đã đưa đến cái nhìn tỉ mỉ về đời sống ngôn ngữ của người Dao ở Tuyên Quang. Bên cạnh đó, với bài “Những đặc điểm cơ bản trong cách xưng hô của người Dao [...]... về các đặc điểm về các từ ngữ chỉ trang phục sẽ nói đến ở Chương 2 và 3 của luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Như đã nói ở trên, đối tượng khảo sát của luận văn là các từ ngữ. .. thống tìm hiểu về từ vựng, đặc biệt về các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn có mục đích là tìm hiểu đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ Qua đó luận văn cố gắng chỉ ra được một số nét bản sắc văn hoá được phản ánh trong vốn từ (xét về một phương diện - trang phục truyền thống) , nhằm... luận văn là các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao Có thể thấy các từ ngữ này xuất hiện trong trang phục khá nhiều và phong phú Từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng từ vựng văn hóa của cộng đồng này Dân tộc Dao có cách gọi tên theo quan niệm riêng và đặc trưng ngôn ngữ của mình Trang phục truyền thống của người Dao rất độc đáo, dễ nhận... Dao 7 BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn được hình dung trong khoảng 100 trang Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có các chương sau: Chƣơng 1 Cơ sở lí thuyết và khái quát về người Dao, tiếng Dao Chƣơng 2 Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ Chƣơng 3 Một số văn hóa của người Dao Đỏ được phản ánh qua các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống. .. được dùng để gọi tên các trang phục truyền thống của người dân tộc Dao và các bộ phận của nó Trường nghĩa từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao gồm các loại từ đơn, từ ghép và cụm từ chúng là hệ thống các từ ngữ đồng nhất với nhau về mặt ngữ nghĩa: đều dùng để gọi tên cho trang phục Tác giả Đỗ Hữu Châu căn cứ vào quan điểm của F.de Sausure, trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, đã... nhân của những bộ trang phục truyền thống đang được lưu giữ từ đời này sang đời khác Đó là những tài sản hết sức quý giá của cộng đồng này 2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Các từ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao thuộc hai loại chính xét về cấu tạo, đó là từ đơn và từ phức Trong từ phức có hai loại là: từ ghép và từ láy Trong phạm vi nghiên... chung: Các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ thuộc nhiều hình thức cấu tạo khác nhau và khá đa dạng, ý nghĩa khác nhau Các đơn vị này hầu hết là các từ ghép, ví dụ: hầu hang (dây luồn quần), hầu bụa (túi quần), hầu hoóng (đũng quần)… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Đây là các đơn vị từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ rất... trên tư liệu điền dã, đồng thời từ các công trình nghiên cứu về người Dao và từ những hình ảnh, hiện vật trong các bảo tàng 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu các đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của dân tộc Dao, đồng thời chỉ ra một số đặc điểm văn hoá của người Dao qua các từ ngữ này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... gồm: Phụ lục 1: Bảng từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ Phụ luc 2: Một số hình ảnh về trang phục truyền thống của người Dao Đỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG DAO, NGƢỜI DAO 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HOÁ HỌC 1.1.1 Từ Từ được xem là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là một đơn vị... những thay đổi trong đời sống hiện nay về trang phục có ảnh hưởng đến các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao như thế nào 5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã Phương pháp này được sử dụng để thu thập tư liệu về các từ ngữ chỉ trang phục truyền thống tại địa phương Tác giả luận văn sẽ tiến hành chụp ảnh để minh hoạ các tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Ngoài ra, phương . TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 27 2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN. TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 29 2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC DANH NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG 31 2.4. CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC CHI TIẾT TRANG PHỤC QUA CÁC TỪ NGỮ 34 . từ ngữ chỉ trang phục truyền thống. Phần Phụ lục gồm: Phụ lục 1: Bảng từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ Phụ luc 2: Một số hình ảnh về trang phục truyền thống của người Dao

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan