cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn kim lân

104 2.8K 4
cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn kim lân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHỔNG THỊ MINH HẠNH CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHỔNG THỊ MINH HẠNH CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S MAI THỊ NHUNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục-Đào tạo tỉnh Yên Bái, trường THPT Lê Quý Đôn -Trấn Yên - Yên Bái, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Khổng Thị Minh Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những tư liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Tác giả luận văn Khổng Thị Minh Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 11 Chƣơng 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 11 1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật 11 1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 15 1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê Việt Nam 15 1.2.2. Cái nhìn độc đáo về những phong tục, sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở làng quê Việt Nam 34 Chƣơng 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 43 2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 43 2.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim lân 48 2.2.1. Không gian bối cảnh trong truyện ngắn Kim Lân 49 2.2.2. Không gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 59 2.2.3. Không gian tâm lý trong truyện ngắn Kim Lân. 63 Chƣơng 3. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 69 3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 69 3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 74 3.2.1. Thời gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 3.2.2. Thời gian tâm lý 80 3.2.3. Thời gian sinh hoạt trong truyện ngắn Kim Lân 87 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, mỗi nhà văn có một số phận. Có người phải thiên kinh vạn quyển mới được hậu thế nhớ đến. Có người chỉ nhẩn nha viết, nhẩn nha in, rất ít, nhưng lại không thể không nhớ tới. Kim Lân là một nhà văn như thế. Kim Lân là một nhà văn không có nhiều đầu tác phẩm, nhưng những tác phẩm ít ỏi mà ông để lại mãi mãi neo đậu trong tâm hồn con người. Nó để lại dấu ấn lâu bền trong lòng độc giả, thôi thúc trái tim ta hướng về nơi quê hương nguồn cội. Bởi văn Kim Lân được chắt ra từ cuộc đời của chính nhà văn, từ sự hội tụ của những yếu tố của quê hương, cộng đồng và thời đại. Nhà văn Lân sinh ngày 01/8/1920 mất ngày 20/7/2007 tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, Huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Quê hương ông là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa yêu nước, cách mạng với nhiều danh nhân đỗ đạt. Miền quê ấy vốn là một vùng văn vật có tiếng của đất Kinh Bắc. Con người nơi đây có thể nghèo túng nhưng luôn giữ vẻ tài hoa, nền nếp. Không đi đâu xa, nhưng họ luôn khéo léo, hay trọng sĩ diện, trọng vẻ ngoài đến mức thành một tiêu chuẩn sống. Cốt cách đó cũng ngấm vào máu Kim Lân từ nhỏ, hun đúc ở ông tình yêu quê hương đến máu thịt. Bằng tất cả lòng ham thích say mê văn chương, nhà văn đã có lần tâm sự: “Viết văn trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước gửi gắm của chính mình. Sau nữa đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” [21,tr.263]. Nhà văn Kim Lân là người kín tiếng, sống lặng lẽ, có lẽ vì thế mà chúng ta hiểu tại sao ông lại chọn cách sống thu mình và khiêm nhường trong văn chương lẫn trong cuộc đời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.2. Gia tài của Kim Lân không nhiều. Từ truyện ngắn đầu tay “Đứa con người vợ lẽ” đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật số 120 ngày 26/7/1942, đến những tập truyện ngắn tiêu biểu“Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí” đã xếp ông thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật. Với một đời văn khá dài hơn năm mươi năm cầm bút, ông chỉ vẻn vẹn trình làng trên ba mươi tác phẩm. Nhưng khi kể ra những gương mặt làm nên bản sắc văn xuôi Việt Nam trong nhiều chục năm trở lại đây thì khó có thể bỏ sót tên tuổi Kim Lân. Về góc độ này, nhà văn Nguyễn Khải viết: "Về văn xuôi là cái nghề của tôi, trước sau, tôi thán phục có ba người là các ông Nguyễn Tuân, Nam Cao, và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy vào văn của ba ông ấy làm chuẩn " [22,tr.628]. 1.3. Bằng vốn sống và sự hiểu biết của mình, nhà văn Kim Lân đã đem lại cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê Việt Nam mà ông đã gắn bó, gần gũi, thương yêu đến máu thịt. Và cái nhìn độc đáo, hấp dẫn về những phong tục sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở làng quê như chọi gà, thả chim, đánh vật, được gọi là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” khiến ông là một nhà văn một lòng đi về với “đất’’ với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. 1.4. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp luôn đem đến cho người nghiên cứu văn học những khám phá nghệ thuật độc đáo, hiệu quả. Bởi hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung giúp ta hiểu trọn vẹn, thấu đáo nội dung của tác phẩm. Chính mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã qui định cách tiếp cận của thi pháp học. Để việc nghiên cứu của mình có hiệu quả, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Cái nhìn, không gian, thời gian, nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân”. Hy vọng kết quả của đề tài góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu một nhà văn tài hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học viên, sinh viên giảng dạy, nghiên cứu, học tập văn học Việt Nam ở các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Kim Lân là nhà văn được bạn đọc trân trọng yêu mến trong mấy chục năm qua bởi chính đời người, đời văn ông đã sống. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân đã khơi nguồn sáng tạo cho nhiều nhà nghiên cứu qua các công trình khoa học. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi hệ thống những ý kiến nhận định nổi bật về tác giả và những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài. Nhà văn Nguyên Hồng có viết “Từ giữa năm 1943-1944 ấy, tôi đọc được mấy truyện của Kim Lân…thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy…Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, mà trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết” [61,tr.82], nhận định chân thành của người bạn văn thân thiết thật xác đáng về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. Cũng gần nhận xét trên của Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng đưa ra quan điểm của mình về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống” [4,tr.638]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong cuốn “Nhà văn Kim Lân - chân dung văn học” thật có lý khi khái quát rằng: “hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc”. [47,tr. 5] Trong Tổng tập văn học Việt Nam giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa bộc lộ cái nhìn về số phận của những kiếp người thấp cổ bé miệng trong xã hội cũ và cái nhìn về phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo những vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [40,tr.11]. Không những thế, Nguyễn Đăng Mạnh còn có những nhận xét thật sắc sảo về những phong tục tập quán mà Kim Lân đã thể hiện trong truyện ngắn: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Để làm rõ hơn tác giả tiếp tục giải thích: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [41,tr. 23]. Nguyễn Khải- một trong những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại đã khái quát lại toàn bộ truyện ngắn Kim Lân: “Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết trước cách mạng đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của Kim Lân là: Một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn luôn cố gắng để đi tới tận cùng nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để [...]... khai thành 3 chương: Chƣơng 1: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 1.1 Khái niệm cái nhìn nghệ thuật Trong quá trình phản ánh đời... hóa cổ truyền trong truyện ngắn Kim Lân Đồng thời thấy rõ hơn vẻ đẹp truyện ngắn Kim Lân qua chân lý “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật - Khai thác phương diện thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân để thấy rõ hiệu quả của thi pháp học đối với việc tiếp cận văn bản - tác phẩm văn học - Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về đóng góp của nhà văn Kim Lân cho nền văn... tạo nghệ thuật của Kim Lân, chúng tôi chọn đề tài Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân nhằm góp một tiếng nói khiêm nhường bên cạnh những công trình đã nghiên cứu về Kim Lân 3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp truyện ngắn Kim Lân mà chỉ tập trung vào ba phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, ... sắc của nhà văn Kim Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân nhằm hướng tới các mục đích sau: - Hiểu sâu sắc cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê Việt Nam và cái nhìn độc... đời và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân đã được giới nghiên cứu phê bình bàn luận đánh giá với nhiều ý kiến xác đáng Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy tài năng, sở trường, thế mạnh của Kim Lân, song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Bên cạnh các ý kiến nhận định của các nhà nghiên cứu phê bình là không ít luận văn thạc sỹ đã nghiên... đủ đến cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ không đánh giá đúng cái phong phú của sáng tác Trong tác phẩm nghệ thuật, cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn Như vậy “Chi tiết không đơn thuần chỉ là một vật đã được quan sát Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát Đối với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. .. văn thạc sỹ đã nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Kim Lân: Năm 2005 tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn “Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân đã dành một chương để khảo sát về người lao động nghèo ở làng quê và tấm lòng của nhà văn Kim Lân Năm 2006 tác giả Nguyễn Quốc Thanh trong luận văn “Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đã viết về cảm hứng yêu thương và trân trọng... những vấn đề thi pháp truyện ngắn Kim Lân mà chỉ tập trung vào ba phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 3.2 Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng khoa học nói trên, phạm vi khảo sát, nghiên cứu của luận văn là 33 truyện ngắn của Kim Lân Trong quá trình triển khai, phân tích, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào một số tác phẩm tiêu biểu... thịt và cái nhìn độc đáo hấp dẫn về những phong tục tập quán, những thú vui đồng quê nơi thôn dã Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thể hiện qua nhiều bình diện: Bình diện xã hội, bình diện cá nhân, bình diện văn hóa khu vực, và bình diện tính dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 1.2 Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 1.2.1 Cái nhìn... Thị Nha Trang trong luận văn “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân đã giành chương 2 xác định một cách hiểu về phong cách nghệ thuật của Kim Lân về con người và phong tục văn hóa làng quê Tác giả Vũ Tú Anh trong luận văn: “Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân đã nghiên cứu vấn đề đặt ra rất độc đáo, hấp dẫn Có thể khẳng định rằng các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhà văn Kim Lân khá dày . truyện ngắn Kim Lân. 63 Chƣơng 3. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 69 3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 69 3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân 74 3.2.1. Thời. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim lân 48 2.2.1. Không gian bối cảnh trong truyện ngắn Kim Lân 49 2.2.2. Không gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân 59 2.2.3. Không gian tâm lý trong. chương: Chƣơng 1: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân. Số hóa bởi

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan