gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian

83 2.3K 10
gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––– NGUYỄN THANH HẢI GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG: “PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp giảng dạy môn Toán Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI VĂN NGHỊ THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Bùi Văn Nghị. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy. Thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy môn Toán Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội; Ban Chủ nhiệm khoa Toán, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai; Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai cùng gia đình, bạn bè đã động viên để tác giả đạt được kết quả như ngày hôm nay. Trong quá trình viết luận văn cũng như trong việc xử lí văn bản chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hải Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Giả thiết khoa học 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc luận văn 3 Chƣơng 1: GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG THPT 4 1.1. Nhiệm vụ dạy học môn Toán ở trường phổ thông 4 1.1.1. Truyền thụ những tri thức, kĩ năng toán học và kĩ năng vận dụng toán học vào đời sống 4 1.1.2. Phát triển năng lực trí tuệ chung 5 1.1.3. Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và thẩm mĩ 7 1.1.4. Đảm bảo chất lượng phổ cập đồng thời với phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu 8 1.2. Những thành tố cơ sở của phương pháp dạy học môn Toán 8 1.2.1. Động cơ học tập 9 1.2.2. Hứng thú học tập 12 1.3. Thực tiễn dạy học “Tọa độ trong không gian” ở trường THPT 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 16 Chƣơng 2: BIỆN PHÁP GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 17 2.1. Biện pháp 1 : Tổ chức học hợp tác để kích thích học sinh dạy lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập 17 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.1. Cơ sở của biện pháp 17 2.1.2. Cách triển khai biện pháp 22 2.1.3. Bài soạn minh họa 23 2.2. Biện pháp 2: Tạo ra những dự án học tập để học sinh tham gia một cách tích cực, hứng thú 26 2.2.1. Cơ sở của biện pháp 26 2.2.2. Cách thực hiện biện pháp 33 2.2.3. Bài soạn minh họa 34 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tạo ra không khí học tập sôi nổi thông qua việc lựa chọn và phân tích các phương án lựa chọn 39 2.3.1. Cơ sở của biện pháp 39 2.3.2. Các bước thực hiện biện pháp 45 2.3.3. Giáo án minh họa 48 2.4. Biện pháp 4: Tạo ra những tình huống mở để học sinh trao đổi, thảo luận sôi nổi 60 2.4.1. Cơ sở của biện pháp 60 2.4.2. Cách thực hiện biện pháp 61 2.4.3. Giáo án minh họa 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 64 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 65 3.1. Mục đích, nội dung và tổ chức thực nghiệm sư phạm 65 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 65 3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 65 3.1.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 65 3.2. Đánh giá kết quả quả thực nghiệm sư phạm 66 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1. Điều tra về tình hình sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn toán 66 3.2.2. Phân tích kết quả học tập của học sinh 66 3.2.3. Thống kê kết quả kiểm tra của lớp 12A1 và 12A2 71 3.3. Nhận xét 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DH : Dạy học DHDA : Dạy học dự án HS : Học sinh GV : Giáo viên PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan vtcp : Vectơ chỉ phương vtpt : Vectơ pháp tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cần tiến hành đổi mới giáo dục theo ba hướng. Đổi mới chương trình sách giáo khoa. Đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học là đặc biệt quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc dạy toán ở trường THPT hiện nay đã có nhiều cải tiến song việc gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh còn chưa được thực hiện thường xuyên làm cho học sinh nhiều khi chưa có ý thức về mục tiêu đặt ra. Do đó không tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động, làm hạn chế tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Chương 3: phương pháp tọa độ trong không gian, hình học 12 là phần nội dung quan trọng . Do đó giáo viên có nhiều cơ hội gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh ở nội dung này. Từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số biện pháp gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương 3: Phương pháp tọa độ trong không gian, hình học 12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận và xác định một số biện pháp gợi động cơ trong dạy học toán ở THPT Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 + Điều tra, tìm hiểu thực tiễn về thực trạng dạy học ở địa phương có chú ý đến việc gợi động cơ hứng thú học tập của học sinh hay không. + Trên cơ sở lý luận và các biện pháp đã xác định được, vận dụng một số biện pháp vào gợi động cơ, húng thú học tập cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian. + Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng trong đề tài. 3. Giả thiết khoa học Có thể làm sáng tỏ và vận dụng các biện pháp gợi động cơ học tập cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức góp phần tích cực vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu những tài liệu về phương pháp dạy học môn toán, giáo dục học, tâm lý học, sách giáo khoa, sách bài tập, ….Các bài báo, tạp chí có liên quan đến gợi động cơ, hứng thú học tập. + Phương pháp điều tra quan sát. Điều tra tình hình sử dụng biện pháp gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian ở trường phổ thông. Đặc biệt là ở trường THPT số 3 TP Lào Cai, Tỉnh Lào Cai. Thông qua giảng dạy thực tế của bản thân, qua công tác dự giờ thăm lớp, tham khảo ý kiến đồng nghiệp về việc gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Vận dụng các biện pháp gợi động cơ, hứng thú học tập vào dạy thử nghiệm một số tiết ở chương trình hình học 12 tại trường THPT số 3 TP Lào Cai, Tỉnh Lào Cai. + Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu điều tra trong đề tài “Gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian”. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn toán ở trường THPT Chương 2. Biện pháp gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Nhiệm vụ dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông Theo Nguyễn Bá Kim [4], nhiệm vụ dạy học môn Toán ở trường phổ thông bao gồm: 1.1.1. Truyền thụ những tri thức, kĩ năng toán học và kĩ năng vận dụng toán học vào đời sống Truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ về các phương diện khác. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, ta cần: a, Truyền thụ những dạng khác nhau của tri thức - Tri thức sự vật: Tri thức sự vật trong môn toán thường là một khái niệm, một định lí, cũng có khi là một yếu tố lịch sử. - Tri thức phương pháp: Tri thức phương pháp liên hệ với hai loại phương pháp khác nhau về bản chất; những phương pháp có tính chất thuật toán và những phương pháp có tính chất tìm đoán. - Tri thức chuẩn: Tri thức chuẩn thường liên quan với những chuẩn mực nhất định - Tri thức giá trị: Tri thức giá trị có nội dung là những mệnh đề đánh giá. b, Hình thành kĩ năng trên những bình diện khác nhau - Kĩ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn toán là một sự thể hiện mức độ thông hiểu tri thức toán học. Không thể hình dung một người hiểu những tri thức toán học mà lại không biết vận dụng chúng để làm toán. - Kĩ năng vận dụng tri thức toán học vào những môn học khác, điều này thể hiện vai trò công cụ của toán học đối với những môn học khác, thường là những môn gắn bó trực tiếp với thực tiễn hơn môn toán. [...]... nào để gợi động cơ học tập cho học sinh, tổ chức hoạt động như thế nào Thầy có thể hướng cho học sinh làm việc độc lập hoặc trong sự giao lưu với tập thể 1.2.1 Động cơ học tập a) Động cơ học tập Gợi động cơ học tập là một trong bốn thành tố cơ sở của phương pháp dạy học Gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động Gợi động cơ nhằm làm cho những... nội dung các môn học Hứng thú kích thích, thúc đẩy người học tích cực hoạt động đi sâu vào đối tượng Do vậy, hứng thú học tập là một dạng biểu hiện của động cơ học tập Hứng thú quan hệ mật thiết với động cơ học tập của cá nhân Hứng thú học tập và động cơ học tập là hai hình thức tâm lí khác nhau Trong trường hợp này động cơ và hứng thú học tập hướng vào cùng một mục tiêu nên chúng tác động tương hỗ lẫn... của động cơ học tập: Hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống những động cơ có nội dung khác nhau Có những động cơ đóng vai trò kích thích (là những động cơ làm “hoạt hóa” hoạt động) , có những động cơ đóng vai trò tạo ý (đó là những động cơ gán cho hoạt động một hàm ý nhân cách) Vì vậy động cơ học tập có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động học tập 1.2.2 Hứng thú học tập. .. phải thường xuyên suốt quá trình dạy học Vì vậy có thể xem xét và phân biệt gợi động cơ theo ba giai đoạn là gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc + Gợi động cơ mở đầu Gợi động cơ mở đầu là gợi động cơ cho bước đặt vấn đề vào một nội dung tri thức mới Như vậy, trong dạy học toán giáo viên cần thiết phải gợi động cơ khi đặt vấn đề tìm hiểu một chương, một bài, một mục mới,... như gợi động cơ mở đầu và gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc cũng có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong hoạt động học tập Mặc dù nó không có tác dụng kích thích đối với nội dung đã qua hoặc hoạt động đã thực hiện nhưng nó cũng góp phần thúc đẩy hoạt động học tập Như vậy trong dạy học toán, giáo viên cần thiết phải gợi động cơ kết thúc và có thể tiến hành gợi động. .. Hoạt động và hoạt động thành phần; - Động cơ hoạt động; - Tri thức và tri thức phương pháp; - Sự phân bậc hoạt động; Bốn tư tưởng chủ đạo trên được coi là các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vì mọi hoạt động của phương pháp dạy học đều hướng vào chúng, dựa vào chúng giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động Ví dụ, với một nội dung học tập chưa thể xác đinh rõ giáo viên sử dụng biện pháp nào để gợi. .. về gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Cũng như khẳng định sự cần thiết phải gợi động cơ học tập cho học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy học ở nước ta hiện nay: “PPDH phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học. .. cộng hưởng này mà hoạt động học tập có hiệu quả hơn Tóm lại, trong hoạt động học tập của cá nhân hứng thú có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhu cầu nhận thức, tính ham hiểu biết và với động cơ học tập của cá nhân, chính mối quan hệ này làm bộc lộ vai trò hứng thú và động cơ học tập bộ môn 1.3 Thực tiễn dạy học Tọa độ trong không gian ở trƣờng THPT Qua tìm hiểu thực tế việc giảng dạy toán ở trường THPT... lại niềm vui, hứng thú cho học sinh. ” Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Chƣơng 2 BIỆN PHÁP GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 2.1 Biện pháp 1 : Tổ chức học hợp tác để kích thích học sinh dạy lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập 2.1.1 Cơ sở của biện pháp Kiểu học hợp tác được xây dựng dựa trên... phù hợp với hứng thú của nó b) Hứng thú học tập Hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trường; nó là thái độ đặc biệt của học sinh với môn học mà học sinh thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn Hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn . dụng các biện pháp gợi động cơ học tập cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực,. động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc. + Gợi động cơ mở đầu Gợi động cơ mở đầu là gợi động cơ cho bước đặt vấn đề vào một nội dung tri thức mới. Như vậy, trong dạy học. + Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu điều tra trong đề tài Gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không

Ngày đăng: 17/09/2014, 13:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan