Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

67 306 0
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 MỤC LỤC Trang Trang .1 LỜI MỞ ĐẦU .4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG 6 1.1.Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại .6 1.1.1.Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6 1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại: .7 1.1.2.1.Căn cứ vào mục địch sử dụng vốn vay: 7 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn cho vay: 7 1.1.2.3.Căn cứ vào phương thức hoàn trả .8 1.1.2.4.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: 9 1.1.3.Nguyên tắc cho vay 10 1.1.4.Quy trình cho vay: 10 1.1.4.1.Thẩm định trước khi cho vay: 11 1.1.4.2.Kiểm tra và giám sát trong khi cho vay .14 1.1.4.3.Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay: .14 1.2.Mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14 1.2.1.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14 1.2.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14 1.2.1.2.Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh: .15 1.2.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: .16 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .17 1.2.3.1.Chỉ tiêu định lượng 17 Tốc độ tăng thị phần cho vay của ngân hàng 19 = .19 Thị phần cho vay .19 _ .19 Thị phần cho vay .19 Thị phần cho vay .19 1.2.3.2.Chỉ tiêu định tính: .21 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .23 1.3.1.Nhân tố từ bên ngoài 23 1.3.1.1.Tình trạng của nền kinh tế .23 1.3.1.2.Nhân tố xã hội 24 1.3.1.3.Nhân tố pháp lý 24 1.3.1.4.Khách hàng của ngân hàng: .25 1.3.2.Nhân tố từ bên trong ngân hàng: 26 1.3.2.1.Nguồn vốn của ngân hàng: 26 1.3.2.2.Chính sách tín dụng: 26 1.3.2.3.Công tác tổ chức của ngân hàng: 26 1.3.2.4.Cơ sở vật chất: .27 1.3.2.5.Đội ngũ nhân viên: 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .28 2.1. Khái quát về sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 28 2.1.1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 28 2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 30 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005, 2006, 2007: .30 2.1.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: 31 2.1.2.3.Tình hình dịch vụ của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam năm 2005,2006,2007: .32 2.1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm .33 Từ số liệu trên, ta thấy lợi nhuận tăng nhanh theo các năm. Năm 2005, lợi nhuận đạt 1,44 tỷ đồng tăng 123,23 % so với năm 2004. Năm 2006, lợi nhuận đạt 6,1 tỷ đồng tăng 323,6% so với năm 2005. Năm 2007, lợi nhuận đạt 13,71 tỷ đồng tăng 124,75 % so với năm trước đó .34 Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 34 2.2.2.Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 36 2.2.2.1Mức tăng dư nợ cho vay: 36 Dư nợ cho vay 36 cuối kỳ .36 = .36 Dư nợ cho vay đầu kỳ 36 + .36 Doanh số cho vay 36 - 36 Mức tăng dư nợ .37 = .37 Dư nợ cho vay cuối kỳ 37 - 37 Dư nợ cho vay đầu kỳ .37 Mức tăng dư nợ = 844 – 245 = 599 tỷ đồng .37 Mức dư nợ = 1546 – 1183 = 363 tỷ đồng .37 2.2.2.3.Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 38 2.2.2.4.Mức tăng số lượng khách hàng và lượng tăng giá trị trung bình từng khoản vay: .38 2.3.Đánh giá chung: .40 2.3.1.Thành công: 40 2.3.1.1.Dư nợ cuối mỗi năm tăng: .40 2.3.1.2.Số lượng khách hàng đến giao dịch tăng, giá trị trung bình mỗi khoản vay tăng: .41 2.3.1.3.Doanh số cho vay tăng: .42 2.3.1.4.Đảm bảo an toàn hoạt động cho vay: 43 2.3.2.Hạn chế: .44 2.3.2.1.Mức độ mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chậm tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: .44 2.3.2.3.Thủ tục hành chính còn rườm rà: .45 2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trên: .45 2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan: 45 2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan: 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50 3.1.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam .50 3.1.1.Định hướng phát triển chung .50 3.1.2.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .53 3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam .53 3.2.1.Tăng cường, mở rộng hoạt động huy động vốn 53 3.2.2.Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ tín dụng 56 3.2.3. Thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng 56 3.2.4.Tăng cường kiểm tra giam sát sau khi cho vay 57 3.2.5.Bố trí cán bộ tín dụng hợp lý .57 3.2.6.Đào tạo cán bộ tín dụng hiện có 58 3.2.7.Đưa ra những tiêu chí phù hợp để tuyển cán bộ tín dụng 58 3.2.8.Đưa ra chính sách marketing phù hợp với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 59 3.2.9.Củng cố mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống: 59 3.3. Một số kiến nghị: .60 3.3.1.Kiến nghị: .60 3.3.1.1.Kiến nghị với chính phủ: .60 3.3.1.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: 61 3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam: 62 KẾT LUẬN .65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .66 Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dần trở thành nhân tố chính sản xuất ra sản phẩm của xã hội, đóng góp những thành quả không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sức khoẻ và sức phát triển của bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, sự phồn thịnh của quốc gia. Cũng như các thực thể trong tự nhiên cần thức ăn, không khí cho sự sống thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần vốn cho sự tồn tại và phát triển của mình. Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không ngừng lớn mạnh và nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên tương ứng. Vốn cho hoạt động là yêu cầu cấp thiết và sống còn đối với bộ phận ngoài quốc doanh. Và do vậy vốn vay ngân hàng thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Là thành viên bộ phận của Ngân hàng công thương Việt Nam- Một ngân hàng thương mại quốc doanh, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng và đề cao vấn đền cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đơn vị vẫn mang nặng tính bao cấp và tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp quốc doanh. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế, nhu cầu vốn cấp thiết của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lợi ích khi cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với ngân hàng, đồng thời sau một thời gian thực tập tìm hiểu những kiến thức thực tế tại sở giao dịch I- Ngân hàng Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 công thương Việt Nam, em chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam”. Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luân và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo chuyên đề gồm: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Chương 3: Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG 1.1.Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 1.1.1.Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Bất kì một ngân hàng thương mại nào hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hoạt động sử dụng vốn. Trong lịch sử của ngành ngân hàng, các ngân hàng đã thực hiện cho vay ngày từ thời kỳ đầu. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, hoạt động cho vay ngày một phát triển và vẫn giữ một vị trí quan trọng. Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì : “Cho vay ,còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tác khác (bên đi vay), trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thoả thuận và kèm theo lãi suất”. Theo luật của Hoa Kỳ: “ Cho vay là việc người đi vay nhận một khoản tiền từ người cho vay, khoản tiền này phải hoàn trả lại có thể theo từng khoản trả thường xuyên trong suôt kỳ cho vay. Hoạt động này được hỗ trợ bởi khoản chi phí, đó là lãi trên khoản nợ. Người đi vay cũng phải chịu một số quy định như một sự thoả thuận của khoản vay trong suốt kỳ hạn vay vốn”. Đối với Việt Nam, khái niệm về cho vay được quy định trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.Trong đó, theo điều 3 quy chế cho vay quy định: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc trả cả gốc và lãi.” Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại: 1.1.2.1.Căn cứ vào mục địch sử dụng vốn vay: Theo căn cứ này, cho vay của ngân hàng thương mại chia thành: Cho vay nông nghiệp: Là hình thức cho vay với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để mua sắm phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống, gia cầm, trầu bò kéo… Cho vay công nghiệpthương mại: Cho vay công nghiệpthương mại là hình thức cho vay để doanh nghiệp mua sắm các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Những tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá để kinh doanh thương mại… Cho vay đầu tư bất động sản: Cho vay đầu tư bất động sản nhằm tài trợ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc của những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản hoặc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa lại nhà cửa, phân xưởng sản xuất, nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.Cho vay bất động sản thường chiếm tỷ trọng lớn do quy của nguồn vốn cho vay thường rất lớn, thường lớn hơn nhiều so với các loại hình cho vay khác. Cho vay bất động sản thường có thời gian dài, thường là từ 10 năm đến 20 năm. Do đó, cho vay bất động sản thường chứa đựng nhiều rủi ro như sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, sức khoẻ, khả năng tài chính của người cho vay trong thời hạn cho vay. 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn cho vay: Theo cách phân chia theo thời hạn, cho vay của ngân hàng chia thành: Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Việc doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng nhằm đầu tư, mua sắm tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của chính phủ, hộ gia đình. Cho vay ngắn hạn đối với nhà Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 nước trong trường hợp tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hình thức phổ biến là ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành. Khả năng hoàn trả của chính phủ là rất cao do chính phủ có thể thu thuế để trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng thương mại còn cho vay đối với tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ tín dụng… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Ngân hàng thương mại cho vay đối với doanh nghiệm nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiến số lượng lớn nhất của ngân hàng thương mại. Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Doanh nghiệp vay trung hạn nhằm đầu tư vào các tài sản cố định, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ, đầu tư vào các dự án…Nhà nước cũng là khách hàng của ngân hàng trong các khoản vay trung hạn. Nhà nước vay trung hạn để đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường xá, giao thông, thuỷ điện…Ngân hàng cũng cho người tiêu dùng vay trung và dài hạn nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng lâu bền như: nhà cửa, phương tiện vận chuyển. Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm. Đây là hình thức cho vay được sử dụng với các dự án lớn như: cầu, đường, cơ sở hạ tầng…Khách hàng vay dài hạn ngân hàng là: Chính phủ, doanh nghiệp. 1.1.2.3.Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay trả góp: là hình thức cho vay mà khách hàng phải trả gốc và lãi theo định kì đã thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Cho vay trả góp thường được áp dụng cho những khoản tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền, áp dụng cho những khoản vay trung và dài hạn. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ và thường được tính toán từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập sau thuế của dự án. Các ngân Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 hàng thương mại thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Cho vay trả góp có đặc điểm là rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay do đó nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Cho vay trả một lần: là hình thức cho vay mà khách hàng phải thanh toán một lần tại thời điểm quy định trong hợp đồng cho vay.Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mội lần khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng ký hợp đồng cho vay, xác định quy cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. 1.1.2.4.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có đảm bảo: Là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo thế chấp hoặc cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ 3. Trong hình thức đi vay không có đảm bảo, người đi vay dựa vào uy tín và mối quan hệ truyền thống của mình với ngân hàng để được ngân hàng chấp nhận cho vay. Những khách hàng của hình thức này chủ yếu là những khách hàng tốt, có uy tín, tài chính vững vàng hay đã có bề dày quan hệ với ngân hàng. Cho vay có đảm bảo: Là hình thức cho vay mà khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố hay được đảm bảo dưới sự bảo lãnh của bên thứ 3. Những khách hàng vay vốn theo hình thức có đảm bảo chủ yếu là những người chưa có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, những khách hàng mới chưa có uy tín với ngân hàng. Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 1.1.3.Nguyên tắc cho vay Hoạt động cho vay của ngân hàng chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro mà hoạt động cho vay gây ra đối với các ngân hàng thương mại có thể khiến các ngân hàng này lâm vào tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến sụp đổ. Sự sụp đổ của một hoặc một số ngân hàng thương mại có thể gây nên tình trạng xấu cho hệ thống tài chính và cho cả nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động cho vay của tất cả các ngân hàng thương mại cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất quán nhằm đảm bảo an toàn cho các ngân hàng. Có 3 nguyên tắc cho vay buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ: Nguyên tắc 1: Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi với thời gian xác định: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nguyên tắc 2: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Nguyên tắc 3: Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. 1.1.4.Quy trình cho vay: Quy trình cho vay được đưa ra với mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi rovà nâng cao chất lượng Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C [...]... tại sự mở rộng cho vay không chỉ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà còn đối với bất kỳ khách hàng nào Khách hàng sẽ chỉ quan tâm và muốn được vay vốn từ ngân hàng Do vậy, thương hiệu có thể coi là chỉ tiêu định tính phản ánh sự mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại Uy tín của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp muốn vay vốn: Kinh doanh ngân hàng. .. trước +Doanh số cho vay trong ky – Doanh số thu nợ trong kỳ Lượng tăng dư nợ cho vay= Dư nợ cho vay kỳ này - Dư nợ cho vay kỳ trước Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là sự tăng lên của chỉ tiêu dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: dư nợ kỳ này cao hơn dư nợ kỳ trước đó.Nghĩa là, lượng tăng dư nợ cho vay là dương Điều này do doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc. .. của ngân hàng Nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình suy nghĩ, cảm tình của khách hàng với ngân hàng mình qua từng giao dịch với khách hàng Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 28 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Khái quát về sở giao dịch I- Ngân. .. Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao, điều này đồng nghĩa với tốc độ mở rộng cho vay của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này là nhanh Ngược lại, tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp đồng nghĩa với tốc độ mở rộng cho vay của ngân hàng là chậm Lượng tăng thị phần cho vay ngân hàng: Lượng tăng thị phần cho vay= ... sản phẩm dịch vụ, đa dạng hoá loại hình cấp vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chính vì vậy các ngân hàng thương mại sẽ ngày một vững mạnh có thể đua tranh với các ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam 1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.3.1.Chỉ tiêu định lượng Lượng tăng dư nợ cho vay: Dư nợ cho vaysố tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính... động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 Nhìn vào các số liệu của bảng biểu ta thấy mối quan hệ giữa cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổng lượng cho vay của ngân hàng thương mại có mối quan hệ thuận Năm 2005, lượng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,34% so với năm 2004... sự mở rộng cho vay trong ngân hàng này Do vay khi xét xem có sự mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong kỳ ta phải có sự kết hợp đánh giá hai chỉ tiêu là: Mức tăng số lượng khách hàng và mức tăng giá trị trung bình mỗi Nguyễn Bình Phương Lớp: Ngân hàng 46C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 khoản vay Chỉ có thể kết luận rằng ngân hàng có sự mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài. .. 1,44 tỷ đồng tăng 123,23 % so với năm 2004 Năm 2006, lợi nhuận đạt 6,1 tỷ đồng tăng 323,6% so với năm 2005 Năm 2007, lợi nhuận đạt 13,71 tỷ đồng tăng 124,75 % so với năm trước đó 2.2.Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Có thể nói, mọi hoạt động... nợ cho vay, doanh số cho vay, tốc độ tăng dư nợ, thị phần của ngân hàng, mà còn là sự tăng lên về chất lượng dịch vụ cho vayngân hàng cung cấp Chất lượng dịch vụ cho vay tốt, đa dạng và đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp thì uy tín của ngân hàng tăng lên và đó là chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng gửi tiền: Khi các ngân hàng. .. định: đối tượng khách hàng có thể vay vốn, các loại tín dụng, hạn mức tín dụng… Chính sách tín dụng có tác động lớn tới mở rộng cho vay 1.3.2.3 .Công tác tổ chức của ngân hàng: Có thể nói công tác tổ chức đóng vay trò quan trọng vào việc mở rộng cho vay ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các ngân hàng có cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học sẽ có tác động lớn đến mở rộng cho vay . tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Chương 3: Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. ...........50

Ngày đăng: 25/03/2013, 15:50

Hình ảnh liên quan

2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịchI- Ngân hàng công thương Việt Nam: - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

2.1.2..

Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịchI- Ngân hàng công thương Việt Nam: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Theo số liệu trong bảng, tổng vốn sở giao dịchI- Ngân hàng công thương huy động được thay đổi theo xu hướng tăng lên - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

heo.

số liệu trong bảng, tổng vốn sở giao dịchI- Ngân hàng công thương huy động được thay đổi theo xu hướng tăng lên Xem tại trang 31 của tài liệu.
Nhìn vào các số liệu của bảng biểu ta thấy mối quan hệ giữa cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổng lượng cho vay của ngân hàng thương  mại có mối quan hệ thuận - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

h.

ìn vào các số liệu của bảng biểu ta thấy mối quan hệ giữa cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổng lượng cho vay của ngân hàng thương mại có mối quan hệ thuận Xem tại trang 32 của tài liệu.
2.2.2.Tình hình cho vay đối với cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh: - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

2.2.2..

Tình hình cho vay đối với cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh: Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan