huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định

109 1.1K 10
huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2015 64 Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành và lĩnh vực kinh tế- xã hội 66 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TBCN Tư bản Chủ nghĩa XHCH Xã hội chủ nghĩa KTXH Kinh tế - Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước QSD Quyền sử dụng SHNN Sở hữu nhà nước XDCB Xây dựng cơ bản ĐHĐB Đại hội Đảng bộ GDP Tổng sản phẩm trong nước VĐT Vốn đầu tư KCN Khu công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân GPMB Giải phóng mặt bằng TC - KH Tài chính - Kế hoạch KBNN Kho bạc Nhà nước BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Nguồn lực tài chính từ đất đai là một bộ phận quan trọng trong các nguồn lực, hiện nay đã và đang tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội, tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sự phát triển của tỉnh Nam Định. Vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa huy động đầy đủ các khả năng tài chính có thể có.Giải quyết vấn đề này đang là vấn đề cấp thiết. Cần phải làm thế nào để huy động được nhiều hơn nguồn lực tài chính từ đất đai- một trong những nguồn lực quan trọng- vào phục vụ sự phát triển của tỉnh. Đây còn là bài toán khó và cần được giải quyết sớm. Với ý nghĩa trên và xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên tôi chọn vấn đề “Huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam định; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm huy động có hiệu quả hơn nguồn lực tài chính từ đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: + Làm rõ cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính từ đất đai trong thời gian qua, . + Phân tích, công tác quản lý, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trong giai đoạn hiện nay của tỉnh; đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm trong việc huy động hiện hành. i + Đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của tỉnh trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đất đai; đồng thời, trong luận văn có sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, thống kê cùng với phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá làm sáng tỏ vấn đề. 4. Những đóng góp của luận văn Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1. Bản chất, đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai - Luận văn nhấn mạnh: Nguồn lực tài chính từ đất đai là nguồn lực tài chính được hình thành thông qua quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sở hữu và sử dụng đất đai trong một xã hội nhất định và chịu sự chi phối của chế độ sở hữu của xã hội đó. Về bản chất, nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh quan hệ phân phối giá trị được hình thành từ việc thực hiện quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai giữa các chủ thể, để hình thành các quỹ tiền tệ. Đó là quan hệ lợi ích dưới dạng tiền tệ, phát sinh trên cơ sở thực hiện quyền sở hữu về mặt kinh tế của các chủ thể sở hữu ruộng đất. Trong điều kiện ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nguồn lực tài chính từ đất đai phải thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và nó được sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. ii - Nguồn lực tài chính từ đất đai có những đặc điểm sau đây: + Nguồn lực tài chính từ đất đai luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai. + Nguồn lực tài chính từ đất đai chỉ hình thành và được thực hiện trong cơ chế kinh tế thị trường. - Những nhân tố ảnh huởng đến huy động nguồn lực tài chính từ đất đai bao gồm : + Những nhân tố khách quan : Quy mô, Đặc điểm và cấu tạo tự nhiên, thổ nhưỡng, môi trường; vị trí không gian địa lý, trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung. + Nhân tố chủ quan : Tác động của nhân tố chính trị xã hội, con người tham gia bộ máy thực hiện huy động nguồn lực tài chính từ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. - Nguồn lực tài chính từ đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện: - Nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh kết quả của việc thực hiện lợi ích kinh tế của tỉnh với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai trên địa bàn - Nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần làm tăng quy mô ngân sách, từ đó tham gia tích cực vào việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng xã hội, đảm bảo chi phí cho tỉnh thực hiện vai trò kinh tế của mình đối với sự phát triển. - Nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn Nam Định. - Nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ góp phần vào việc điều tiết thị trường bất động sản trên địa bàn Nam Định. - Quyền sử dụng đất có thể giúp các chủ thể, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể nâng cao được quy mô vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. iii 1.2. Các hình thức huy động nguồn lực tài chính từ đất đai, bao gồm: - Thu từ giao quyền sử dụng đất: + Thu từ giao đất có 3 hình thức: Giao đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; giao đất sử dụng ổn định lâu dài; giao đất sử dụng có thời hạn . Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất và thời hạn sử dụng đất: + Thu từ cho thuê đất - Thu từ góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất - Thu từ các khoản thuế liên quan đến đất như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích do xã quản lý. 1.3. luận văn phân tích kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của một số thành phố trên thế giới và của Việt Nam: - Kinh nghiệm của các thành phố thuộc các nước thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân - Kinh nghiệm tại Thượng Hải - Trung Quốc - Kinh nghiệm tại Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng của Việt Nam. - Bài học rút ra. Thứ nhất, Quản lý chặt chẽ quỹ đất và sự biến động của quỹ đất trong quá trình đô thị hoá. Thứ hai, linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức sử dụng đất đai để có thể huy động được nguồn lực tài chính cao nhất. Thứ ba, những nguồn tài chính thu được dùng để tái đầu tư trực tiếp cho phát triển cải tạo kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố. iv Thứ tư, kiên quyết chống tham nhũng trong việc quản lý đất đai và huy động nguồn lực tài chính từ đất đai. Thứ năm, Cần tránh tình trạng đưa đất canh tác trở thành những khu công nghiệp một cách ồ ạt, Thứ sáu, kiên quyết khắc phục tình trạng cấp đất và giao đất không đúng đối tượng và có nhiều sai phạm. Thứ bẩy, việc quản lý đất đai và nguồn lực tài chính từ đất đai phải theo đúng đường lối,chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời đáp ứng những nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định Từ khái quát một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và Những chính sách tạo lập cơ sở pháp lý cho việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định Luật đất đai năm 2003 của Quốc hội; các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các thông tư, Quyết định, văn bản của các Bộ, ngành trung ương và các quyết định của UBND tinh Nam Định quy định về: chính sách giá đất, chính sách thu tiền sử dụng đất, chính sách đối với doanh nghiệp cổ phần hoá, chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.; luận văn đã phân tích Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đến thời kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010 tổng diện tích hành chính của tỉnh Nam Định là 165.145,72 ha trong đó: + Đất nông nghiệp 113.433,28 ha chiếm 68,69%; v + Đất phi nông nghiệp 47.494,39 ha chiếm 28,76%; +Đất chưa sử dụng 4.218,05 ha chiếm 2,55%; + Đất có mặt nước ven biển 690,62 ha. 2.2 Những kết quả đạt được về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định từ 2006-2010 - Nguồn thu NSNN từ đất đai trên địa bàn Nam Định từ 2006- 2010. Kết quả huy động nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua hình thức thu tiền sử dụng đất, tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2009: Năm 2006: 180.663 triệu đồng, năm 2007: 227.476 triệu đồng, năm 2008:317.599 triệu đồng, năm 2009: 551.129 triệu đồng. Huy động thông qua hình thức thuế: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển QSD đất được huy động tốt làm tăng quy mô cho ngân sách tỉnh Huy động thông qua hình thức thu tiền bán nhà thuộc SHNN, nguồn thu này đóng góp cho ngân sách để đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng nhưng khu dân cư cũ đã xuống cấp Huy động thông qua hình thức thu tiền cho thuê đất, xu hướng nguồn thu này gia tăng hàng năm Huy động thông qua từ thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại xã, khoản thu được tăng qua các năm - Nguyên nhân của những kết quả huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định. Nguyên nhân khách quan : vị trí địa lý Nguyên nhân chủ quan: cơ chế chính sách, bộ máy, con người Ngoài những kết quả đã đạt được, việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng còn những hạn chế. vi Đó là: - Hạn chế về quản lý sử dụng đất đai - Về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất - Việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa được thống kê đầy đủ Nguyên nhân của những hạn chế - Cơ chế chính sách còn bất cập - Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ hạn chế . - Công tác lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết về đất đai và dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ. - Thị trường bất động sản vận động bất thường, - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành hữu quan chưa thật ăn khớp với nhau. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH Để có cở sở xác định phương hướng và các giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định, luận văn đã phân tích Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nam Định giai đoạn 2010 đến năm 2015 - Mục tiêu tổng quát - Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, phấn đấu tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 12-13% năm và khoảng 14% năm giai đoạn 2016 - 2020. vii [...]... tiễn của vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam định; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm huy động có hiệu quả hơn nguồn lực tài chính từ đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: + Phân tích cơ sở lý luận của nguồn lực tài chính từ đất đai + Phân tích công tác quản lý, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trong giai... - Phân tích những thành tựu và hạn chế của việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của tỉnh Nam định - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn lực tài chính từ đất đai đối với sự phát triển của Nam Định Những giải pháp được đưa ra có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạch định chính sách huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam định trong thời gian tới 7 Kết cấu của luận văn... toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bao các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư 1.2.5 Một số tiêu chí định tính đánh giá về hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ đất đai Để đánh giá việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai có thể sử dụng một số tiêu chí như: Thứ nhất: Số thu nguồn tài chính từ đất có chiều hướng tăng dần trong tổng nguồn lực tài chính huy động được cho ngân sách Nguồn thu vào... THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1.1 Bản chất và đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai 1.1.1.1 Bản chất của nguồn lực tài chính từ đất đai - Nguồn lực hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống những yếu tố tự nhiên, xã hội cần thiết và có ích đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội Thông qua việc huy động sử dụng... quyết định đến việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định có đạt hiệu quả cao hay không Chính vì vậy, nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định phải tính tới không chỉ chủ trương chính sách của thành phố mà còn phải quan tâm đến nhân tố con người 1.1.3 Vai trò của nguồn lực tài chính huy động từ đất đai. .. và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai Chương 2: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai nhằm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 5 CHƯƠNG 1... xem như việc huy động nguồn lực tài chính hiệu quả hơn 1.3 KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM 1.3.1 Thực tiễn việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của các thành phố thuộc các nước thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân Tại hầu hết các nước tư bản, chế độ sở hữu đối với đất đai tồn tại dưới hai hình thức: đất đai thuộc sở... động của cuộc sống thuận theo quy luật vận động của nền kinh tế thì đó chính là cơ chế tốt cho việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai Hơn nữa, các chính sách thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo chính sách về đất đai nói chung của cả nước thì cũng là nhân tố tích cực giúp cho khả năng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai hiệu quả hơn Chủ trương chính sách sử dụng nguồn lực tài chính từ đất. .. trọng để huy động vốn Với những vai trò đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy nguồn lực tài chính từ đất đai thực sự là nguồn nội lực quan trọng, nguồn tài chính tiềm năng để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội 1.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.2.1 Thu từ giao quyền sử dụng đất - Thu từ giao đất Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển... hiện huy động nguồn lực tài chính từ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội Về mặt chủ trương chính sách, tác động của nhân tố này đến việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai thể hiện ở khả năng tạo điều kiện hay kìm chế tính hiệu quả của việc khai thác cũng như sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai để phục vụ sự phát triển của tỉnh Khi chính sách phù hợp với tình hình thực tế, tức là các chính . THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1. Bản chất, đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai - Luận văn nhấn mạnh: Nguồn lực tài chính từ đất đai là nguồn lực tài chính được. nhân dân. ii - Nguồn lực tài chính từ đất đai có những đặc điểm sau đây: + Nguồn lực tài chính từ đất đai luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai. + Nguồn lực tài chính từ đất đai chỉ hình thành. VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH Để có cở sở xác định phương hướng và các giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh

Ngày đăng: 15/09/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu

  • Mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2015

  • Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành và lĩnh vực kinh tế- xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan