phân tích xu hướng ảnh hưởng của lạm phát tới tiêu dùng thực phẩm của người dân tại TP.HCM

30 491 0
phân tích xu hướng ảnh hưởng của lạm phát tới tiêu dùng thực phẩm của người dân tại TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3 1.1 Lý thuyết về tác động của lạm phát giá thực phẩm 3 1.1.1 Lạm phát và tác động của lạm phát 3 1.1.2 Thói quen tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng 4 1.2 Các xu hướng nghiên cứu trước đây 8 1.3 Giả thuyết nghiên cứu 11 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG 13 2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 13 2.1.1 Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp 13 2.1.2 Quy mô mẫu: 10 người 14 2.1.3 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu 14 2.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi định tính: (Phụ lục 1) 14 2.1.5 Kết quả 14 2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 16 2.2.1 Quy mô mẫu 16 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu định lượng 16 2.2.3 Xây dựng thang đo 16 2.2.4 Thiết kế bản câu hỏi định lượng (Xem Phụ lục 2) 17 2.2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHỤ LỤC 23 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính như lương thực, xăng dầu, Cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi. Năm 2007 mức lạm phát của Việt Nam là 12,69%, đáng chú ý trong năm 2008 lạm phát đã ở mức phi mã 19,98%, đến năm 2009 tình hình lạm phát có xu hướng tích cực hơn với mức 6,88%, năm 2010 mức lạm phát là 11,75% và tăng cao trở lại trong năm 2011 với 18,58% (theo Tổng cục thống kê) và theo dự báo của World Bank thì lạm phát năm 2012 của Việt Nam sẽ là 9%. Lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnh hưởng nhiều nhất là đời sống của người dân. Lạm phát cao làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị trường cũng giảm đi. Để xây dựng chính sách hiệu quả chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của sự gia tăng giá cả hàng hóa, điều cần thiết là phải biết được hộ gia đình nào bị ảnh hưởng nhiều nhất và lạm phát trong giá cả thực phẩm ảnh hưởng đến họ như thế nào. Đó là ý tưởng để nhóm thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát tới tiêu dùng thực phẩm của người dân tại TP.HCM”. Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 2 Mục tiêu nghiên cứu Đo lường tác động của cú sốc giá thực phẩm lên tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Tác động của cú sốc giá thực phẩm có khác nhau tùy theo đặc trưng của mỗi hộ gia đình hay không? Xu hướng mới trong tiêu dùng thực phẩm trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ hơn các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:  Lạm phát thực phẩm là gì? Cú sốc nào trong giá thực phẩm tác động mạnh nhất tới người tiêu dùng tại TP.HCM thời gian qua?  Các hộ gia đình đối phó với các cú sốc giá thực phẩm qua những cơ chế nào?  Lạm phát giá thực phẩm có phải là sự kiện kinh tế có tác động xấu đến tiêu dùng thực phẩm của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh hay không? Đối tượng-phạm vi nghiên cứu Nghiên đào sâu vào phân tích lên tiêu riêng liên quan tiêu từ 15 tới 60 tuổi. Nghiên 300 hộ tiêu dùng các quận nội thành TP.HCM và huyện Bình Chánh, Hóc Môn, xa hơn địa phương khác và cả nước. Giới hạn của đề tài Nghiên trong khu nh phố Hồ Chí Minh. thu không mô tranh tiêu Nghiên trên quan tính đại diện của họ trong hộ gia đình. Do gian và kiến thức nên nhóm không bao nghiên Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 3 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1.1 Lý thuyết về tác động của lạm phát giá thực phẩm 1.1.1 Lạm phát và tác động của lạm phát  -  - m - -monetary capital projects). g nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 4 thị trường mở, và thông qua các thiết lập yêu cầu dự trữ của các ngân hàng. 1.1.2 Thói quen tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng  Thói quen tiêu dùng (Hành vi tiêu dùng) Có nhiều định nghĩa về thói quen hay hành vi tiêu dùng, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Philip Kotler, chuyên gia Marketing nổi tiếng của Hoa Kỳ: “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”6. Theo Solomon R. Micheal: “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ7”. Theo James F. Engel và các cộng sự: “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”. Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được một số đặc điểm của hành vi tiêu dùng là: Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ. Tiến trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng. Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 5 Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.  Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố dưới đây: Nhóm Các yếu tố văn hoá Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Ta sẽ xem xét vai trò của nền văn hoá, nhánh văn hoá và tầng lớp xã hội của người mua. - Nền văn hoá: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Mỗi người ở một nền văn hoá khác nhau sẽ có những cảm nhận về giá trị của hàng hoá, về cách ăn mặc… khác nhau. Do đó những người sống trong môi trường văn hoá khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. - Nhánh văn hoá: chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá. Nhánh văn hoá tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của nó. Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức như địa lý, dân tộc, tôn giáo. Các nhánh văn hoá khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu dùng riêng và tạo nên những khúc thị trường quan trọng. Nhóm Các yếu tố xã hội Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội. - Địa vị xã hội Lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo, giày dép, xe cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau. Những người có địa vị xã hội như thế nào Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 6 thường tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tương ứng như thế. Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hoá xa xỉ, cao cấp như dùng đồ hiệu, chơi golf,… - Nhóm tham khảo Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường xuyên. Ngoài ra, còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể. - Gia đình Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng. Thứ nhất, là gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Tại gia đình, người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị văn hoá, chính trị, hệ tư tưởng… Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định loại hàng hoá sẽ mua là rất quan trọng. Nhóm Các yếu tố cá nhân - Giới tính Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi tiêu dùng. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hoá cũng khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hoá của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã của hàng hoá thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín của hàng hoá này. - Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng loại thức ăn hơn, trong khi về già họ thường có xu hướng kiêng 1 số loại thực phẩm. Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác. Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 7 Chính vì vậy tuổi tác quan hệ chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hoá như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt và các loại hình giải trí… - Nghề nghiệp và thu nhập Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính chất của hàng hoá và dịch vụ được lựa chọn. Người công nhân sẽ mua quần áo, giày đi làm và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ tịch hay giám đốc của một công ty. Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào những hàng hoá đắt đỏ nhiều hơn. - Lối sống Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hoá, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu dùng khác nhau. Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặc bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhà thờ của mình. Hay những người có thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm là làm việc thêm giờ cho những đề án quan trọng và tham gia hăng hái khi có dịp đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Nhóm Các yếu tố tâm lý Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ. - Động cơ Động cơ là một nhu cầu bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học như đói, khát, khó chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. - Nhận thức Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Động cơ thúc đẩy con người hành động, còn việc hành động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận thức. Hai bà nội trợ cùng đi Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 8 vào siêu thị với 1 động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu hàng hoá, lại hoàn toàn khác nhau. Nhận thức của họ về mẫu mã, giá cả, chất lượng và thái độ phục vụ đều không hoàn toàn giống nhau. - Sự hiểu biết Sự hiểu biết giúp con người khái quát hoá và có sự phân biệt khi tiếp xúc với những hàng hoá có kích thước tương tự nhau. Khi người tiêu dùng hiểu biết về hàng hoá, họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất. - Niềm tin và thái độ Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết, con người hình thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm. Theo một số người, giá cả đi đôi với chất lượng. Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hoá lại tốt. Chính điều đó làm cho họ e dè khi mua hàng hoá có giá cả thấp hơn hàng hoá khác cùng loại. Niềm tin hay thái độ của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của hãng đó. Niềm tin và thái độ rất khó thay đổi, tạo nên thói quen khá bền vững cho người tiêu dùng. 1.2 Các xu hướng nghiên cứu trước đây Trong bài nghiên cứu “Tác động của lạm phát giá thực phẩm và các cú sốc đặc trưng lên mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình ở khu vực đô thị tại Ethiopia” tác giả Yonas Alem và Måns Söderbom (tháng 08/2010) đã sử dụng dữ liệu khảo sát để điều tra cách hộ gia đình ở đô thị Ethiopia đối phó như thế nào với cú sốc giá lương thực năm 2008 và các cú sốc đặc trưng khác (idiosyncratic shocks). Câu hỏi khảo sát như là cú sốc giá ảnh hưởng thế nào tới tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình (phân biệt giữa rất tiêu cực, tiệu cực và không ảnh hưởng) và liệu các hộ gia đình có cắt giảm lượng thức ăn khi các cú sốc giá thực phẩm xảy ra không. Dữ liệu định tính cho thấy rằng lạm phát giá thực phẩm tăng cao cho tới nay chính là hậu quả nặng nhất của cú sốc kinh tế từ năm 2004 đến 2008, và vì nó mà một tỷ lệ đáng kể của các hộ gia đình đã phải điều chỉnh việc tiêu thụ thực phẩm của mình. Kết quả hồi quy cho thấy rằng các hộ gia đình nghèo với ít tài sản, và người lao động với công việc không ổn định là đối tượng chính chịu ảnh hưởng bất lợi trước giá lương thực cao. Do họ tiêu thụ chủ yếu những mặt hàng thực phẩm tăng giá nhiều, việc làm không chính thức, không ổn định, nên thu nhập biến động bởi kỹ năng chuyên môn Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP. HCM Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 9 thấp. Ngược lại, các hộ gia đình mà lao động có trình độ chuyên môn thì ít chịu ảnh hưởng của lạm phát giá thực phẩm. Tương tự thì khác biệt về nhân khẩu học của các hộ gia đình (số lượng thành viên của hộ) cũng sẽ chịu tác động khác nhau bởi các cú sốc về giá. Điều này cho thấy sự hạn chế trong lực lượng lao động không phải là vấn đề quan trọng nhất. Nghiên cứu ngụ ý rằng khả năng tạo ra hàng hoá, công việc ổn định, được trả lương cao cũng giúp các hộ gia đình giảm tác động xấu do lạm phát gây ra. Họ chỉ ra tầm quan trọng của sự tăng trưởng trong khu vực chính thức (formal sector) để có thể tạo ra nhiều công việc ổn định với mức lương cao. Kết quả cũng ngụ ý rằng các chương trình trợ giúp ứng phó với những cú sốc giá lương thực có thể được thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nhắm vào các hộ gia đình có tài sản thấp với các thành viên có địa vị thấp kém trên thị trường lao động. Vào năm 1998, Glewwe và Hall đã thực hiện một nghiên cứu mà việc kiểm định thực hiện thông qua dữ liệu thu được ở Peru để tìm hiểu xem liệu sẽ có hộ gia đình nào bị tác động xấu bởi những cú sốc kinh tế nhiều hơn những hộ khác không. Cú sốc mà họ sử dụng là sự sụt giảm phúc lợi xã hội. Những kết quả chính được họ tìm thấy là: Những chủ hộ gia đình nếu có trình hộ học vấn cao hơn sẽ ít bị ảnh hưởng xấu hơn. Vấn đề giới tính của chủ hộ gia đình không có quan hệ gì tới mức độ tác động của cú sốc. Hộ gia đình có nhiều trẻ em hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong một bài nghiên cứu khác “Tác động của việc tăng giá đến các hộ gia đình nghè” của SEWA (October 2009). Để tìm hiểu tác động của việc gia tăng giá các hàng hóa thiết yếu đến các hộ nghèo ở Gujarat, SEWA đã quyết định thực hiện cuộc nghiên cứu thông qua các hộ gia đình từ một vài quận. Mục đích của cuộc khảo sát là để tìm hiểu tác động của lạm phát lên mẫu hình tiêu dùng của các hộ nghèo, tác động lên các khía cạnh khác nhau của các hộ gia đình, và phương sách mà các hộ gia đình thực hiện để tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Thông qua khảo sát 240 hộ gia đình từ 5 quận Kutch, Surendranagar, Anand, Patan và Vadodara ở Gujarat, tác giả khám phá ra các điều thú vị sau: [...]... pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 23 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM III PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM TRƯỚC LẠM PHÁT GIÁ CẢ 1 Khi giá cả thực phẩm tăng, tiêu dùng của bạn thay đổi như thế nào? (ít, nhiều, không đổi) 2 Nếu phân loại thực phẩm như sau: Ngũ cốc, lương thực, rau quả, thịt cá - hải sản, sữa và... tố: tài sản và chi tiêu của hộ gia đình H2: Những tính chất đặc trưng của hộ gia đình ảnh hưởng đến mức độ tác động của lạm phát đến hộ gia đình Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 12 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG Lý thuyết về tác động của lạm phát giá thực phẩm tới tiêu dùng đã được trình... phát giá thực phẩm rất ảnh hưởng -> không ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm Giảm lượng thực phẩm tiêu dùng do cú sốc giá thực phẩm Biến phụ thuộc mô hình Probit Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình Tài sản của hộ gia đình Biến độc lập1 Đặc điểm chủ hộ (trình độ giáo dục, giới tính, nghề nghiệp…) % thu nhập tiêu dùng cho thực phẩm Đánh giá độ nhạy cảm của hộ gia đình với cú sốc giá thực phẩm Bảng... động tiêu cực rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và tiêu dùng thực phẩm của người dân sống tại TP Hồ Chí Minh Trên thực tế đã có một sự sụt giảm trong tiêu dùng thực phẩm của người dân sống tại đây trước và sau cú sốc kinh tế này Xét trên mức độ ảnh hưởng của các cú sốc thì các cú sốc có thể chỉ tác động tiêu cực ít, vừa phải, hay nhiều Mức độ tác động này phụ thuộc vào các biến độc lập của. .. khác ………… ………… 11 Việc tăng giá thực phẩm có ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho hàng hóa thực phẩm của gia đình anh chị: 1 Không ảnh hưởng 2 Ảnh hưởng ít 3 Ảnh hưởng tương đối 4 Rất ảnh hưởng Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 28 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM 12 Anh (chị) hãy cho biết đôi chút về bản thân: Họ tên: …………………………………………… Địa... soát chất lượng của dữ liệu tiêu dùng khi xem xét mối quan hệ của nó với các biến độc lập thông qua kết quả các hệ số hồi quy Thứ hai, chứng minh mối quan hệ giữa tiêu dùng và các biến Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 19 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM độc lập Ví dụ, phân tích làm sáng tỏ sự khác nhau trong tiêu dùng giữa các hộ... Nghiên cứu khoa hoc Trang 15 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM 2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 2.2.1 Quy mô mẫu Được thông qua bảng câu hỏi khảo sát 300 người tiêu dùng gồm nhiều đối tượng tại TP.HCM để điều chỉnh mô hình và kiểm định các giả thuyết được đề xu t Nghiên cứu chính thức được thực hiện vào 20/11 tới 20/1/2012 tại TP.HCM 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu... tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM buôn bán công nhân lao động phổ thông công việc tạm thời 8 Thu nhập của gia đình anh(chị) trong 1 tháng: 2 - 4 tr 4 - 6 tr 6 - 8 tr >8tr 9 Tỷ trọng trong tổng thu nhập mà gia đình anh chị dành cho chi tiêu hàng hóa thực phẩm: - Trước lạm phát: - Sau lạm phát: 10 Anh (chị) hãy cho biết tỷ trọng chi tiêu của. .. Trang 11 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM trong gia đình (tính ổn định) và trình độ giáo dục của người đứng đầu gia đình có thể tồn tại tại Việt Nam Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành kiểm định lại những giả thuyết về tác động của lạm phát đối với hộ gia đình tại Việt Nam trong bài nghiên cứu này Cụ thể: Trong đó: H1: Giả thuyết tác động có ảnh hưởng đến hộ gia... sự thay đổi để đảm bảo mức chi tiêu hợp lý trong giai đoạn này Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng cuộc sống và cân đối chi tiêu thì người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sử dụng hàng hóa có xu t xứ trong nước nhiều hơn vì giá cả hợp lý Nhân tố Nhóm 2 - K22 Đêm 7 - Phương pháp Nghiên cứu khoa hoc Trang 14 Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TP HCM “khuyến mãi hay giảm . trữ của các ngân hàng. 1.1.2 Th i quen tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới th i quen tiêu dùng  Th i quen tiêu dùng (Hành vi tiêu dùng) Có nhiều định nghĩa về th i quen hay hành vi tiêu dùng, . hưởng nhiều nhất và lạm phát trong giá cả th c phẩm ảnh hưởng đến họ như th nào. Đó là ý tưởng để nhóm th c hiện đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát tới tiêu dùng th c phẩm của người dân tại TP.HCM” 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3 1.1 Lý thuyết về tác động của lạm phát giá th c phẩm 3 1.1.1 Lạm phát và tác động của lạm phát 3 1.1.2 Th i quen tiêu dùng và các

Ngày đăng: 14/09/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

    • 1.1 Lý thuyết về tác động của lạm phát giá thực phẩm

      • 1.1.1 Lạm phát và tác động của lạm phát

      • 1.1.2 Thói quen tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng

      • 1.2 Các xu hướng nghiên cứu trước đây

      • 1.3 Giả thuyết nghiên cứu

      • 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

        • 2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

          • 2.1.1 Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp

          • 2.1.2 Quy mô mẫu: 10 người

          • 2.1.3 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu

          • 2.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi định tính: (Phụ lục 1)

          • 2.1.5 Kết quả

          • 2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

            • 2.2.1 Quy mô mẫu

            • 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu định lượng

            • 2.2.3 Xây dựng thang đo

            • 2.2.4 Thiết kế bản câu hỏi định lượng (Xem Phụ lục 2)

            • 2.2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

            • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan