Tìm hiểu vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

12 11.1K 26
Tìm hiểu vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiTrong quá trình học tập môn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, tuy đã được thầy Bùi Ngọc Hải giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt cho em những kiến thức, nhưng do hạn chế về khả năng của mình nên cũng còn nhiều nội dung, nhiều vấn đề em còn chưa hiểu. Vì vậy trong nhiệm vụ làm bài tiểu luận em chọn đề tài về nội dung “ Tìm hiểu vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản” để tìm hiểu.2.Mục đích nghiên cứuTìm hiểu về vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.Tìm hiểu về nhược điểm, những hạn chế, những mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bảnTìm hiểu về xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản, giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.MỤC LỤCMỞ ĐẦU11.Lý do chọn đề tài12.Mục đích nghiên cứu1NỘI DUNG2Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN21.1.Vai trò của chủ nghĩa tư bản.21.2.Hạn chế của chủ nghĩa tư bản51.3.Giới hạn của chủ nghĩa tư bản7Chương II: VẬN DỤNG82.1.Từ những phân tích đó ta nắm rõ được vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản, nắm được những nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp với xã hội thực tại82.2.Vận dụng ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, đưa ra phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản9KẾT LUẬN10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO11

Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong quá trình học tập môn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, tuy đã được thầy Bùi Ngọc Hải giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt cho em những kiến thức, nhưng do hạn chế về khả năng của mình nên cũng còn nhiều nội dung, nhiều vấn đề em còn chưa hiểu. Vì vậy trong nhiệm vụ làm bài tiểu luận em chọn đề tài về nội dung “ Tìm hiểu vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản” để tìm hiểu. 2.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tìm hiểu về nhược điểm, những hạn chế, những mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản Tìm hiểu về xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản, giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản. GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản NỘI DUNG Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1.1.Vai trò của chủ nghĩa tư bản. • Chủ nghĩa tư bản tạo ra những nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Chủ nghĩa tư bản đánh dấu một giai đoạn phát triển của sản xuất xã hội, thực hiện xã hội hóa sản xuất, biểu hiện ở phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hợp tác, tập trung hóa, liên hiệp hóa ngày càng sâu sắc làm cho sản xuất được liên kết thành một quá trình sản xuất xã hội. - Phát triển lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ tiến bộ, tăng năng suất lao động xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã tạo nên một sức sản xuất khổng lồ, bằng tất cả các thế hệ loài người trước đó cộng lại. - Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Kỹ thuật cơ khí thay cho thủ công, chuyển sang tự động hóa, tính xã hội hóa cao, có sự điều tiết thống nhất. • Chủ nghĩa tư bản tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển một mặt tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền sản xuất lớn hiện đại; mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó ngày càng gay gắt, tạo những tiền đề vệt chất, xã hội phủ định nó. Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện ứng dụng vào trong sản xuất, cùng với việc tích tụ tập trung tư bản lớn đã tạo ra nền kinh tế có cơ cấu khổng lồ cùng với sự biến đổi lớn của cơ chế quản lý kinh tế, đã hình thành nên một lực lượng sản xuất xã hội hoàn toàn mới có GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản năng xuất, chất lượng cao. Lực lượng sản xuất mới đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất mới thay thế. Đó là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ngày nay chủ nghĩa tư bản đang nắm ưu thế về vốn, khoa học công nghệ, có khả năng điều chỉnh quan hệ sản xuất, thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định nhưng cũng chỉ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt qua giới hạn lịch sử cúa nó. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường đấu tranh để tự lựa chọn đường phát triển. Các nước theo chủ nghĩa xã hội đã có những kinh nghiệm, khả năng tạo những bước phát triển mới. Sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng chế độ xã hội mới, cao hơn, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà mốc thang tột cùng của nó là tư bản độc quyền nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đống góp tích cực đối với sản xuất, đó là: - Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn, hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các kinh tế sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng xuất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ. DDieeuf này đã được khẳng định trong tuyên ngôn của đảng cộng sản năm 1948. GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản - Phát triển lực lượng sản xuất: quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lauwcj lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả, khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người - Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiề sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ … làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết lại và phụ thược lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội. - Chủ nghĩa tư bản thông qua cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng và do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phaong kiến. - Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản, nền dân chủ này tu chưa phải là hoàn hảo song so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ… vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân. Tóm lại, với những thành tực và đóng góp của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội trên phạm vi toàn thế giới. . Nhưng GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc các mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào – hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của lực lượng cách mạng. 1.2.Hạn chế của chủ nghĩa tư bản Chủ nhĩa tư bản gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại Chủ nghĩa tư bản là thủ phạm chính gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu; là thủ phạm chính chạy đua vũ trang và nạn ô nhiễm môi trường; chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm về nạn nghèo đói, bệnh tật của hàng trăm triệu con người, nhất là ở các nước đang phát triển. Chủ nghĩa tư bản đứng trước những giới hạn mà nó không thể vượt qua. Giới hạn đó bắt nguồn từ những mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản: Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa. Về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: Như Mác đã phân tích chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Thực chất đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đôi với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, Mac cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một bản tình ca, nó được sử sách ghi lại những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai. Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, mặc dù so với các hình thức bóc lột đã tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ, GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản song theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không thể tránh khỏi. Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm. Ngày nay, lại cũng chính là chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ cho những xung đột vũ trang giữa các quốc gia, mạc dù nhìn bề ngoài thì tưởng chừng những xung đột đó chỉ đơn thuần là lý do sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền. Vì vậy chi phí cho quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện nay là rất lớnm tính ra cứ khỏng hai phút đồng hồ lại có khoảng hai triệu đô la lại vứt đi vì chi phí cho quân sự. Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Trong những năm 80 của thế kỷ XX , thế giới thứ 3 trì trệ, suy thoái. Điều này cũng đã được ngân hàng thế giới khảng định: ở Châu Phi, Mỹ La Tinh, … hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với sự tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chổ cho suy thoái: ở một vài nước Mỹ La Tinh, GDP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm. “ … một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở Châu Phi, tù 9 năm nay ỏ Mỹ La Tinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được” Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột công nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản vay … kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không trả được, điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Ở Brazin người ta tính ra riêng số lãi mà Brazin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất lương tối thiểu hay bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng 2/3 số dân Brazin thiếu ăn. 1.3.Giới hạn của chủ nghĩa tư bản Chủ ngĩa tư bản càng phát triển, tính chất và trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẩn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu. Theo sự phân tích của Mác và Lênin, đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá võ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới – sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xá hội này chính là giai cấp công nhân. GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản Chương II: VẬN DỤNG 2.1.Từ những phân tích đó ta nắm rõ được vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản, nắm được những nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp với xã hội thực tại Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng bị thất nghiệp. Thực tế thì trong quá trình tích lũy tư bản, cũng có khi quy mô sản xuất được mở rộng, thu hút thêm công nhân, nhưng cũng có khi thì giãn thải bớt công nhân. Tuy nhiên, sự thu hút và giãn thải đó không khớp với nhau về không gian và thời gian và về quy mô, do đó, trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận công nhân bị thất nghiệp. Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, còn nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tích lũy và cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hóa cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến thay thế xã hội tư bản bằng xã hội khác cao hơn. GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản 2.2.Vận dụng ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, đưa ra phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản - Ý nghĩa + Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. + Tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước. + Tăng tốc độ chu chuyển tư bản là để nâng cao tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm. - Phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của TB: Bằng cách rút ngắn thời gian SX và thời gian lưu thông: + Phát triển LLSX, ứng dụng tiến bộ KHKT; + Kéo dài ngày lao động; + Tăng cường độ lao động; + Cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp… GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản KẾT LUẬN Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng sản mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. GVHD: Bùi Ngọc Hải Lớp : CDDI13BTH SVTH: Lê Đình Dương [...]... Lê Đình Dương Lớp : CDDI13BTH Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài .1 2.Mục đích nghiên cứu .1 NỘI DUNG 2 Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 2 1.1 .Vai trò của chủ nghĩa tư bản 2 Chủ nghĩa tư bản tạo ra những nhân tố mới thúc... tế 2 Chủ nghĩa tư bản tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới 2 1.2 .Hạn chế của chủ nghĩa tư bản 5 Chủ nhĩa tư bản gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại 5 1.3 .Giới hạn của chủ nghĩa tư bản 7 Chương II: VẬN DỤNG 8 2.1.Từ những phân tích đó ta nắm rõ được vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản, .. .Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 Giáo trình chính trị - TS Bùi Quang Thanh, bài 11 trang 86 3 Các trang Website: tài liệu.vn, hỏi đáp… 4 Đảng Cộng sản... nắm được những nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp với xã hội thực tại 8 2.2.Vận dụng ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, đưa ra phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản .9 KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .11 GVHD: Bùi Ngọc Hải SVTH: Lê Đình Dương Lớp : CDDI13BTH . Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản NỘI DUNG Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1.1 .Vai trò của chủ nghĩa tư bản. • Chủ nghĩa. Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu 1 NỘI DUNG 2 Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA. Dương Vai trò, hạn chế và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản 2.2.Vận dụng ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, đưa ra phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản - Ý nghĩa +

Ngày đăng: 13/09/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1.Lý do chọn đề tài

    • 2.Mục đích nghiên cứu

    • NỘI DUNG

    • Chương I: NỘI DUNG VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

      • 1.1.Vai trò của chủ nghĩa tư bản.

        • Chủ nghĩa tư bản tạo ra những nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế

        • Chủ nghĩa tư bản tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới

        • 1.2.Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

          • Chủ nhĩa tư bản gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại

          • 1.3.Giới hạn của chủ nghĩa tư bản

          • Chương II: VẬN DỤNG

            • 2.1.Từ những phân tích đó ta nắm rõ được vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản, nắm được những nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp với xã hội thực tại

            • 2.2.Vận dụng ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, đưa ra phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản

            • KẾT LUẬN

            • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan