NGUYÊN NHÂN XUẤT KHẨU GIẢM và NHẬP SIÊU TĂNG

6 447 6
NGUYÊN NHÂN XUẤT KHẨU GIẢM và NHẬP SIÊU TĂNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN NHÂN XUẤT KHẨU GIẢM VÀ NHẬP SIÊU TĂNGNguyên nhân xuất khẩu giảmkhả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào các sản phẩm tài nguyên, khoáng sản và nông sản thô. Đây là nhóm hàng hóa trước nay ít bị hạn chế bởi các nước nhập khẩu. Mức độ tăng kim ngạch chủ yếu phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới cũng như khả năng tăng sản lượng của Việt Nam, nên các cam kết mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO hầu như không tác động đến các ngành hàng này.Điều đáng lo ngại là nguồn tài nguyên khoáng sản đang cạn dần, nhất là dầu thô. Đồng thời Chính phủ cũng chủ trương giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các ngành công nghiệp trong tương lai.Riêng với hàng nông sản, khả năng tăng sản lượng bị hạn chế bởi diện tích đất trồng trọt, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết, dịch bệnh.Trong tình hình đó, sự lệ thuộc quá nhiều vào nhóm sản phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của xuất khẩu.Trên thực tế, dù hàng xuất khẩu của Việt Nam không còn bị khống chế bởi hạn ngạch, nhưng các rào cản kỹ thuật thì vẫn còn nguyên, thậm chí còn được các nước dựng lên ngày càng nhiều. Rõ nét nhất là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản và các quy định về trách nhiệm xã hội, môi trường trong ngành dệt, may.Hơn nữa, Việt Nam chưa được các nước nhập khẩu chính công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, nên nguy cơ bị kiện và áp thuế bán phá giá vẫn tác động mạnh đến sức phát triển xuất khẩu.

NGUYÊN NHÂN XUẤT KHẨU GIẢM VÀ NHẬP SIÊU TĂNG Nguyên nhân xuất khẩu giảm khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào các sản phẩm tài nguyên, khoáng sản và nông sản thô. Đây là nhóm hàng hóa trước nay ít bị hạn chế bởi các nước nhập khẩu. Mức độ tăng kim ngạch chủ yếu phụ thuộc vào tình hình cung - cầu trên thị trường thế giới cũng như khả năng tăng sản lượng của Việt Nam, nên các cam kết mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO hầu như không tác động đến các ngành hàng này. Điều đáng lo ngại là nguồn tài nguyên khoáng sản đang cạn dần, nhất là dầu thô. Đồng thời Chính phủ cũng chủ trương giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các ngành công nghiệp trong tương lai. Riêng với hàng nông sản, khả năng tăng sản lượng bị hạn chế bởi diện tích đất trồng trọt, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết, dịch bệnh. Trong tình hình đó, sự lệ thuộc quá nhiều vào nhóm sản phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của xuất khẩu. Trên thực tế, dù hàng xuất khẩu của Việt Nam không còn bị khống chế bởi hạn ngạch, nhưng các rào cản kỹ thuật thì vẫn còn nguyên, thậm chí còn được các nước dựng lên ngày càng nhiều. Rõ nét nhất là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản và các quy định về trách nhiệm xã hội, môi trường trong ngành dệt, may. Hơn nữa, Việt Nam chưa được các nước nhập khẩu chính công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, nên nguy cơ bị kiện và áp thuế bán phá giá vẫn tác động mạnh đến sức phát triển xuất khẩu. PHOTO QUANG TUẤN ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176 Gmail: vtvu2015@gmail.com; Fabook: vttuan85 Hiện nay, thị trường của Việt Nam chủ yếu vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm gần hai phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, bất kỳ yếu tố bất lợi nào đến từ những thị trường này cũng tác động xấu đến mức tăng trưởng chung. Năm ngoái, EU đã áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và quyết định này đã tác động xấu đến ngành này. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, đây là một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu giày, dép những tháng đầu năm chỉ tăng được 17,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 23,2%) và thị phần sản phẩm này của Việt Nam ở thị trường EU bị giảm sút. Xa hơn nữa, việc phải chịu thuế chống bán phá giá làm cho xe đạp, một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng, bị giảm sút mạnh trong nhiều năm liền và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại (ba tháng đầu năm nay giảm 40%. Riêng hàng dệt, may, tuy chưa bị kiện, nhưng việc bị Bộ Thương mại Mỹ giám sát cũng đủ khiến cho tốc độ tăng xuất khẩu bị chậm lại. Mặt khác, xuất khẩu tăng chậm còn do yếu kém nội tại của nền kinh tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cạnh tranh. Bên cạnh đó, quy mô của các ngành công nghiệp tăng chậm, do khan hiếm lao động và khó khăn về thủ tục đầu tư, cũng ảnh hưởng đến tốc độ xuất khẩu. NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU TĂNG Nhập siêu do mở cửa nền kinh tế Về mặt lý thuyết, khi các nền kinh tế được tự do thông thương với nhau, các doanh nghiệp của nền kinh tế này có thể mua được các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn từ một số nền kinh tế khác so với trước khi thông thương. Đồng thời các doanh nghiệp của nền kinh tế này cũng có thể bán được sản phẩm sang một số nền kinh tế khác (không nhất thiết là các nền kinh tế mà nó nhập khẩu) với mức giá đủ để thu được một mức lợi nhuận chấp nhận được. Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu (hình 1). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may. Các số liệu thống kê những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (> 70%), và máy móc thiết bị (khoảng 40%). Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc không phải là một lựa chọn tồi của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các hàng hoá nguyên vật liệu, do tính chuẩn hoá của chúng, nhập khẩu từ các nước trong khu vực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Với các mặt hàng máy móc thiết bị, do trình độ tay nghề của nhân công Việt Nam còn kém, cộng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường trong nước chưa cao, việc lựa chọn các công nghệ lạc hậu hơn, thậm chí đã sử dụng, với chi phí thấp hơn rất nhiều so với công nghệ tiên tiến ở các nước Âu – Mỹ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được sản phẩm với giá thành thấp. Đây rõ ràng là một lợi thế địa lý của Việt Nam so với các nước khác, như ở châu Phi hoặc Đông Âu, vốn nằm cách xa các nước công nghiệp mới thuộc ASEAN và Đông Á. Với giá thành thấp, hàng hoá chế biến của Việt Nam có thể xuất khẩu và cạnh tranh được với hàng hoá sản xuất trên khắp các châu lục, ở thị trường các nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất với giá thành thấp từ các nước trong khu vực là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài (FDI). Một mặt, khu vực FDI có thể nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng với giá cả phải chăng từ trong khu vực. Điều này thể hiện qua việc nhập khẩu từ khu vực FDI chiếm tới 36% năm 2009. Mặt khác, nhờ hàng tư liệu sản xuất có giá thành rẻ, các doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp được cho các doanh nghiệp FDI các chi phí đầu vào như điện, ximăng, sắt thép, các mặt hàng tiêu dùng v.v. với mức giá thấp hơn so với các nơi khác trên thế giới. Hình 2 cho thấy mối tương quan giữa FDI (đăng ký và thực hiện) vào Việt Nam và nhập siêu từ riêng Trung Quốc và Trung Quốc + ASEAN. Tất nhiên, Việt Nam cũng có thể giảm được mức độ nhập siêu từ các nước trong khu vực nếu như các doanh nghiệp Việt Nam chịu khó tiếp cận các thị trường này hơn nữa. Trong khi hàng hoá của Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước trong khu vực trên thị trường Mỹ và châu Âu thì lại kém cạnh tranh với hàng hoá của chính các nước này ngay trên thị trường khu vực và thậm chí tại Việt Nam. Mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang ASEAN (trừ gạo) vẫn ở mức dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này. Thị trường khu vực hiển nhiên dễ tính hơn so với thị trường của các nước đã phát triển. Chi phí vận chuyển, giao dịch rõ ràng rẻ hơn. Trên một số phương diện khác, thị hiếu của người dân các nước này cũng khá gần với thị hiếu của người Việt Nam. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này và điều chỉnh các chiến lược xuất khẩu sang khu vực ASEAN và Trung Quốc, chúng ta hy vọng tình hình nhập siêu từ khu vực ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm bớt. Như vậy, nhập siêu từ một khu vực kinh tế cụ thể nào đó do mở cửa kinh tế với thế giới bên ngoài không phải là một điều xấu. Nó là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thị trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Nó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình theo chuẩn mực quốc tế. Nguyên nhân chính: chính sách tỷ giá Việc cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt ngày càng lớn sau khi gia nhập WTO, đe doạ làm mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể, xuất phát từ những nguyên nhân khác, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tỷ giá. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó (và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, các khoản vay và viện trợ nước ngoài, kiều hối, du lịch, các khoản đầu tư/chuyển ra nước ngoài, và sự thay đổi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia) nhưng mặt khác bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu. Thứ hai là do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/ tấn, phôi thép tăng 105 USD/ tấn, phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD/ tấn, sợi các loại tăng 151 USD/ tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/ tấn). Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8% Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD. Thứ ba là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ tư là do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ. Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường. Mặc dù Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu. . NGUYÊN NHÂN XUẤT KHẨU GIẢM VÀ NHẬP SIÊU TĂNG Nguyên nhân xuất khẩu giảm khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào các sản phẩm tài nguyên, khoáng sản và nông sản. nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm. các loại tăng 26,8% Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước

Ngày đăng: 12/09/2014, 00:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan