Xây dựng tuyến đường đê bao ứng phó biến đổi khí hậu

27 503 0
Xây dựng tuyến đường đê bao ứng phó biến đổi khí hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu MỤC LỤC THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 3 I. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 4 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 4 Tổng quan 4 Báo cáo đề xuất dự án: 5 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5 2.1. Điều kiện tự nhiên 5 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8 2.3. Căn cứ của dự án 9 3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 11 4. QUY HOẠCH KHU VỰC DỰ ÁN 11 5. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH SÓC TRĂNG 12 Thực trạng biến đổi khí hậu thủy văn và sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng tại Sóc Trăng.12 6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 15 ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN 16 1. PHẠM VI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG 16 1.1 Phạm vi thực hiện 16 1.2 Quy mô xây dựng: 17 2. CÁC CẤU PHẦN CỦA DỰ ÁN 17 3. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 17 1.1 Hạng mục 1: 17 19 1.2 Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng 19 1.3 Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án 20 II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 21 1.1 Tổng mức đầu tư 21 1.2 Khái toán các hạng mục đầu tư 21 1.3 Nguồn vốn và cách thức quản lý 22 1.4 Phân kỳ đầu tư: 22 III. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 24 4.1 Phương thức tổ chức quản lý 24 4.2 Quản lý thực hiện dự án 24 4.3 Trách nhiệm các bên 24 4.4 Tiến độ thực hiện 25 IV. CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 26 5.1 Hiệu quả kinh tế 26 Báo cáo đề xuất 1 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu 5.2 Hiệu quả xã hội 26 5.3 Hiệu quả môi trường 27 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 Báo cáo đề xuất 2 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Dự án Xây dựng các tuyến đường cứu hộ - Ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng. 2. Mã Ngành dự án: 37 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007) 3. Cơ quan chủ quản: Ủy Ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng a) Địa chỉ: Số 1, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, TP Sóc Trăng. b) Số điện thoại: (0793) 822339 Fax: (0793) 820473 c) Email: phonghanhchinh-soctrang.chinhphu.vn 4. Chủ dự án: Sở xây dựng tỉnh Sóc Trăng a) Địa chỉ liên lạc: Số 12, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, TP.Sóc Trăng b) Số điện thoại: 0793.821133. c) Email: sxd@soxaydungsoctrang.gov.vn. 5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 03 năm (01 năm chuẩn bị đầu tư, 02 năm xây dựng). Từ năm 2012 đến hết 2014. 6. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc trăng 7. Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư cho dự án : 1.480.000 USD 8. Nguồn vốn cho dự án: Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP- RCC) và vốn đối ứng của tỉnh Sóc Trăng 10. Hính thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. 11. Hiệu quả dự án:  Giảm thiểu ngập lụt, ô nhiễm môi trường cho thị xã Vĩnh Châu  Góp phần tăng thêm điều kiện cơ sở hạ tầng cho người dân, tăng cường khả năng cứu hộ, cứu nạn khi bị bão lũ.  Đóng góp vào sự phát triển Kinh tế-Xã hội của thị xã Vĩnh Châu  Mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 164.000 người của thị xã Vĩnh Châu Báo cáo đề xuất 3 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu I. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN. Tổng quan Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 0 C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Theo các báo của các tổ chức Quốc tế (hội nghị COP 13 Chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc) đã khẳng định Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt hại nặng nề do mực nước biển dâng cao đối với Việt Nam. Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là chuyện của thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho Việt Nam, trong đó có khu vực Tây Nam Bộ nói chung và thành phố Sóc Trăng nói riêng. Theo các mô hình nghiên cứu, trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 – 6 o C. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. Mực nước biển có khả năng dâng lên từ 28 - 43 cm và có thể cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Trong báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu với vùng ven biển” của Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam đã nêu ra một số dự báo: - Những biến đổi khí hậu tại Việt Nam: + Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 o C. + Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ. + Mực nước biển dâng lên trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm năm. - Sự biến đối khí hậu đến năm 2070: + Nhiệt độ vùng Duyên Hải tăng 1,5 o C và vùng nội địa là 2,5 o C. + Trên các khu vực, mưa trong gió mùa đông bắc tăng 0 - 5% vào mùa khô và 0 – 10% vào mùa mưa. + Nước biển dâng cao 45 cm. Báo cáo đề xuất 4 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các tổ chức Quốc tế cũng đã và đang tích cực tài trợ cho các Quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thực hiện các biện pháp xây dựng, cải thiện môi trường nhằm ứng phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu có thể gây ra. Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam một số dự án ứng phó với biến đổi khí hậu với sự tài trợ của nước ngoài đã bắt đầu được triển khai như: Chương trình UN- REDD đã bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2009 tại hai địa bàn thí điểm là huyện Lâm Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng với nguồn vốn tài trợ của Na Uy; Dự án lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các dự án đang được xây dựng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trị giá 2 triệu USD; Dự án tăng cường năng lực về khí hậu và thủy văn cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ với trị giá 3,9 triệu USD;… Dự án xây dựng các tuyến đường cứu hộ đã được triển khai từ năm 2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2014. Với mục tiêu ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu tại thị xã Vĩnh Châu, bảo vệ đời sống an toàn tính mạng của người dân địa phương xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hải sẽ được đưa vào nghiên cứu và đề xuất trong báo cáo này. Báo cáo đề xuất dự án: Nhằm nhận diện khu vực dự án, có được cái nhìn tổng thể cho việc xây dựng các tuyến đường cứu hộ thích ứng một phần việc mực nước lũ dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì việc khảo sát để nghiên cứu và đánh giá những vấn đề hiện trạng tại xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hải là hết sức cần thiết. Từ việc đánh giá này sẽ xác định được khối lượng công việc cần phải đầu tư. Tính toán sơ bộ nhu cầu tổng mức đầu tư cho dự án, cũng như phân bổ nguồn vốn tài chính cho các công việc của Dự án. Báo cáo đề xuất dự án phải thể hiển được những vấn đề cơ bản bảo đảm tính hiệu quả và tính khả thi của dự án nhằm báo cáo đề xuất dự án trình cơ quan chủ quản và trình Chính phủ Việt Nam phê duyệt, làm căn cứ cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư tiếp theo của dự án. 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. Điều kiện tự nhiên.   Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km 2 , xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là 1.293.165 người. Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL: - Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang. - Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu. Báo cáo đề xuất 5 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu - Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. - Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km. Hình 1 : Bản đồ hành chính tỉnh sóc trăng Thị xã Vĩnh Châu là một trong những huyện, thành phố của Tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông và Nam giáp biển Đông, Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề; là một thị xã nằm ven biển có 43 km chiều dài bờ biển; tổng diện tích tự nhiên 47.339,48 ha, dân số có 163.800 người, mật độ dân số 346 người/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2009). Đơn vị hành chính có 04 Phường và 06 xã, gồm: Phường 1, Phường 2, Phường Vĩnh Phước, Phường Khánh Hòa, Xã Lai Hòa, Xã Vĩnh Tân, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Hòa Đông, Xã Lạc Hòa, Xã Vĩnh Hải với 91 Ấp, Khóm.   Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển. Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau: Báo cáo đề xuất 6 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu - Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa. - Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m. - Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách. Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô. Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu: - Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch. - Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian. - Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.   Tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C). - Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150 kcal/cm 2 . Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất 75% vào mùa khô). - Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s. - Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn. Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Báo cáo đề xuất 7 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu   ! Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung bình từ 194 – 220 cm. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng cửa sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ mùa lũ ở sông Hậu. Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và dòng chảy ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây – Nam là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa mưa. Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội. - Quy mô GDP (giá so sánh năm 1994) + Năm 2006 là 7.586 tỷ đồng (khu vực I là 4.456 tỷ đồng, khu vực II là 1.462 tỷ đồng và khu vực III là 1.668 tỷ đồng). + Năm 2009 là 10.296 tỷ đồng (khu vực I là 5.283 tỷ đồng, khu vực II là 2.204 tỷ đồng và khu vực III là 2.808 tỷ đồng). - Kế hoạch năm 2010 là 11.222 tỷ đồng (khu vực I là 5.450 tỷ đồng, khu vực II là 2.466 tỷ đồng và khu vực III là 3.305 tỷ đồng). - Tốc độ tăng trưởng GDP (giá so sánh năm 1994): năm 2006 là 12,86%, năm 2009 là 8,5% dự kiến năm 2010 là 9%. - GDP bình quân đầu người: Năm 2006 là 524 USD, ước thực hiện năm 2009 là 819 USD, kế hoạch năm 2010 là 880 USD (giá hiện hành). Bảng 1 : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010 Tốc độ phát triển bình quân 2006 – 2010(%) Tổng số Triệu đồng 6.722.522 11.222.883 110,79 1 Khu vực I - 4.033.138 5.450.725 106,21 2 Khư vực II - 1.276.831 2.466.725 114,08 3 Khu vực III - 1.412.553 3.305.433 118,53 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (giai đoạn 2006 – 2010) là 10,79%, so với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ là 13 – 14%, thấp hơn 3 – 4%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6,21%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,08% và khu vực dịch vụ tăng 18,53%. Báo cáo đề xuất 8 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu Nếu tính theo giá thực tế thì GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 455 USD năm 2005 tăng lên 880 USD năm 2010 (Nghị quyết là 900 USD/người/năm, đạt 97,78% so với Nghị quyết). Đồng thời, nếu ước dân số theo sơ bộ điều tra 01/04/2009 thì GDP bình quân đầu người đạt 915 USD vào năm 2010, vượt so với Nghị quyết đầu nhiệm kỳ đề ra. Ước thực hiện năm 2009, cơ cấu 3 khu vực kinh tế như sau: khu vực I chiếm 46,31%, khu vực II chiếm 20,51% và khu vực 3 chiếm 33,18%; kế hoạch năm 2010 cơ cấu kinh tế 3 khu vực tương ứng là 43,48% - 20,97% – 35,55%. So với năm 2005 (với tỷ lệ lần lượt của 3 vùng tương ứng là 57,70%, 19,76% và 22,54%) thì sau 5 năm, khu vực I giảm 14,22%, khu vực II tăng 1,21% và khu vực III tăng 13,01%. Mục tiêu Nghị quyết cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng là 39 – 40%; 30 -31% và 29 – 30%. - Khu vực I chiếm trên 50% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp năm 2005 là 34,3 triệu đồng/ha tăng lên 59 triệu đồng/ha vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,46% (mục tiêu Nghị quyết giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng trở lên). - Khu vực II: giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,41%; trong đó ngành công nghiệp địa phương tăng trưởng khá và đóng góp tích cực hơn trong cơ cấu kinh tế tỉnh (tăng trưởng bình quân 14,05%). - Khu vực III: ổn định tăng trưởng bình quân trên 18,5% trong nền kinh tế tỉnh. Đây là khu vực phát triển ổn định và tăng trưởng khá nhanh ở một số ngành như: thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, tài chính – tín dụng, giao thông, Mặt khác, trong giai đoạn này Nhà nước thực hiện chương trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, góp phần tăng thu nhập và tạo điều kiện cho một số ngành dịch vụ phát triển. 2.3. Căn cứ của dự án.  "#$!%&'&$ - Luật xây dựng số 16/2003/QH đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. - Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo đề xuất 9 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu - Thông tư số 04/2010/TT-BXD Ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ tài chính về việc Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). - Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 cảu Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. - Nghị định 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. - Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2009 của bộ tài nguyên - môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. - Căn cứ văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.  "#$!%&'& ()* - Chính phủ và UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành các văn bản quan trọng làm cho việc thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, nghị định thư Kyoto và xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng BĐKH. - Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto(KP) và Cơ chế phát triển sạch. - Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện KP thuộc UNFCCC giai đoạn 2007-2010. - Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch. - Thông tư số 10/2006/TT – BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xây dựng Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định Thư Kyoto. - Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ về việc giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH. Báo cáo đề xuất 10 [...]... xuất 11 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu 5 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH SÓC TRĂNG Thực trạng biến đổi khí hậu thủy văn và sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng tại Sóc Trăng 4.1.1 Nhiệt độ: Hình 2 Biểu đồ gia tăng nhiệt độ không khí trung bình tại Sóc Trăng theo thời gian Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể hiện... dự kiến khoảng 2,5 km Báo cáo đề xuất 16 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu Hình 2 : Vị trí tuyến kè sông Sóc Trăng từ cầu Cái Răng đến xã Mỹ Khánh Ghi chú: - Phần kè trong giai đoạn (2008-2012) - Phần kè trong giai đoạn (2013-2017) 1.2 Quy mô xây dựng: - Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ phải dài 4,65 km - Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ trái dài 4,00 km - Hệ thống...Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu - Quyết định số 158/2008/QĐ – TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH - Quyết định số 16/QĐ.BCĐ-UBND của BCĐ thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng-UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban... thức quản lý - Nguồn vốn Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 1.4 Phân kỳ đầu tư: - Do nguồn vốn có hạn và để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của dự án thì việc phân kỳ đầu tư sẽ được diễn ra theo 2 giai đoạn : Báo cáo đề xuất 22 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu + Giai đoạn 1 (từ 2014-2015) thực hiện... ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015 3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN - Tăng cường khả năng cứu hộ, cứu nạn và phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Vĩnh Châu - Lập lại trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ- Giải quyết từng bước điều kiện môi trường đô thị thông qua các giải trồng cây xanh bên đường - Góp phần ứng phó với tình trạng biến đổi khí. .. Cải thiện môi trường Trồng cây xanh sẽ góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan cho đô thị Góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu Các công trình của dự án được xây dựng sẽ góp phần tăng cường khả năng cứu hộ, cứu nạn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu Các công trình đường cứu hộ góp phần chống lại sự ngập lụt do việc nước biển dâng cao và tiến sâu vào đất liền V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu II TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 1.1 Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn được khái toán trong bảng sau : Bảng 1: Tổng hợp tổng mức đầu tư STT A 1 3 4 B C D Hạng mục công việc Thành tiền (1000 VNĐ) Chi phí cơ bản Hạng mục 1: Xây dựng bờ kè sông Sóc Trăng Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng... Diễn biến mưa cả năm Hình 3 : Biểu đồ thay đổi lượng mưa cả năm tại Sóc Trăng theo thời gian Diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp 4.1.3 Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009 ít có thay đổi nhiều, tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho khí hậu. .. quy hoạch quản lý tổng hợp vùng đới bờ - Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng Triển khai các dự án tái định cư, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ở các khu vực ven biển, ven sông chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề từ thiên tai lũ lụt gắn với quy hoạch xây dựng các xã nông thôn mới - Phổ biến thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để các doanh nghiệp,... mức đầu tư dự kiến khoảng 600 tỷ VNĐ Báo cáo đề xuất 23 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu III QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 4.1 Phương thức tổ chức quản lý Phương thức thực hiện theo nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ Chính phủ và sau khi xem xét nhu cầu đầu tư và xây dựng công trình uỷ quyền quyết định đầu tư cho UBND thành phố . Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Dự án Xây dựng các tuyến đường cứu hộ - Ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Sóc. cáo đề xuất 11 Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu 5. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH SÓC TRĂNG Thực trạng biến đổi khí hậu thủy văn và sự ảnh. án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó

Ngày đăng: 11/09/2014, 23:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Hạng mục 1:

  • 1.2 Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng

  • 1.3 Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan