nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu

79 663 0
nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay với sự phát triển của đất nước và quá trình đô thị hóa thì tai nạn giao thông và tai nạn lao động ngày càng tăng. Các nguyên nhân gây tai nạn mạnh, bệnh nhân thường bị đa chấn thương. Đây là vấn đề nghiêm trọng không chỉ mang tính quốc gia mà mang tính toàn cầu. Hiện chưa có một số liệu thống kê đầy đủ nào về số tai nạn tầm cỡ quốc gia cũng như thế giới. Theo nhiều thống kê, chấn thương bụng kín (CTBK) chiếm khoảng 8-10% số tai nạn nói chung, trong đó 70 – 75% là do tai nạn giao thông [1]. Tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm gần đây trung bình có khoảng 400 CTBK trong 1 năm [2]. Khoảng 60% CTBK nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương (ĐCT) [2], [5] Vỡ xương chậu (VXC) thường do chấn thương mạnh gây nên, vì vậy khi có VXC không loại trừ có nhiều chấn thương khác kèm theo. Xương chậu là một xương xốp lớn liên quan với nhiều tạng trong ổ bụng, nhiều mạch máu, do đó VXC luôn gây ra chảy máu lớn, bệnh nhân thường bị shock do chấn thương và mất máu. Bên cạnh đó hậu quả của tụ máu do VXC làm cho triệu chứng ổ bụng rất rầm rộ: trướng bụng, bụng đau, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc… Khi bệnh nhân có VXC, bệnh nhân có thể có các chấn thương khác kèm theo như CTSN, chấn thương ngực và đặc biệt là CTBK. CTBK trong bệnh cảnh VXC rất khó chẩn đoán. CTBK được định nghĩa là chấn thương gây tổn thương thành bụng và các tạng trong ổ bụng (bao gồm cả sau phúc mạc, ngoài phúc mạc như thận, bàng quang…) nhưng không gây rách phúc mạc. Có nhiều tạng trong ổ bụng, các tạng có nhiều mức độ tổn thương khác nhau lại không nhìn thấy trực tiếp nên rất khó chẩn đoán chính xác tổn thương. Khi chưa có các phương tiện 1 chẩn đoán hỗ trợ, việc chẩn đoán CTBK chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng vì vậy dễ bỏ sót tổn thương hoặc mở bụng thăm dò (mở bụng không có tổn thương). Phương pháp chọc dò ổ bụng rồi chọc rửa ổ bụng được sử dụng giúp nâng cao độ chính xác của chẩn đoán CTBK lên nhưng tỷ lệ mở bụng thăm dò vẫn từ 20-30%, tỷ lệ mở bụng khi có tổn thương tạng là 100% [3], [4]. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, người ta cố gắng tìm các biện pháp mới để chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn, nhằm tránh mổ muộn đồng thời giảm thiểu số mổ không cần thiết. Các thăm dò hiện đại như X quang, siêu âm, chụp CLVT, chụp CHT, nội soi ổ bụng…đã làm giảm tỷ lệ mở bụng thăm dò còn 10-20%, tỷ lệ điều trị bảo tồn không mổ lên trên 30%, bác sỹ chủ động xác định thương tổn trước mổ [2]. Chẩn đoán tổn thương tạng trong bệnh cảnh VXC vẫn là một thách thức hàng ngày trong cấp cứu ngoại khoa. Bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ,triệu chứng của các loại chấn thương đan xen che lấp lẫn nhau. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp cho chẩn đoán chính xác hơn nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Thực tế bệnh nhân vẫn cần được theo dõi, nội soi chẩn đoán, thậm chí mổ thăm dò mới xác định được tổn thương. Đây là vấn đề phức tạp mà chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu” Nhằm mục đích: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương tạng ổ bụng ở bênh nhân VXC 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sớm tổn thương tạng ổ bụng ở những bệnh nhân có VXC 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU KHUNG CHẬU VÀ CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG TẠNG TRONG CTBK 1.1.1. Giải phẫu khung chậu [27], [28] Khung chậu được cấu tạo bởi hai xương chậu khớp với nhau ở phía trước bởi khớp mu bán động và với xương cùng ở phía sau bởi hai khớp cùng chậu. Về hình thể, khung chậu có hình chóp cụt mở lên trên, to ở phía trên và nhỏ ở phía dưới; ở phần giữa, khung chậu thắt hẹp lại vì có một gờ xương hình gần ellíp, gọi là eo trên. Eo trên phân chia khung chậu thành hai phần; phần trên gọi là chậu hông to, phần dưới gọi là chậu hông bé (tiểu khung). Khung chậu to mở rộng lên trên, bao gồm hai hố chậu phải và trái. Khung chậu bé có giới hạn dưới là eo dưới; eo dưới là một lỗ hình thoi, được bịt kín bởi các lớp cân cơ gọi là đáy chậu hoặc tầng sinh môn. Trong khung chậu bé có các tạng kể từ trước ra sau là: bàng quang, tạng sinh dục và trực tràng (ở nam giới tạng sinh dục là hai túi tinh và tuyến tiền liệt). Phần lớn các tạng này nằm ở dưới phúc mạc, do đó người ta còn gọi khoang chứa các tạng này là khoang chậu hông dưới phúc mạc. Ngoài các tạng nói trên, trong khoang chậu hông dưới phúc mạc còn có các động mạch và tĩnh mạch chậu với các nhánh của chúng và các đám rối thần kinh thực vật đi theo các mạch máu này (đám rối hạ vị). Khung chậu gắn tiếp nối với xương cùng của phần cuối cột sống bởi khớp cùng chậu, với hai xương chi dưới bởi ổ khớp chậu, thành một khung xương vững chắc bảo vệ các tạng trong tiểu khung và nâng đỡ cột sống khi ngồi, đứng. 3 1.1.2. Thương tổn vỡ xương chậu [9], [27], [28] Nguyên nhân thương tổn vỡ xương chậu do tai nạn giao thông ngã đập vùng mông xương chậu xuống nền đường (70-80%) hay do tai nạn lao động ngã cao, bị ép vùng mông xương chậu (15-20%) [5], [6], [7], [8] Những thương tổn của xương chậu đã được nhiều tác giả trên thế giới phân loại nhau như Key, Corwell (Nguyễn Đức Phúc 2004) [9], [29] Young Letournel và Tile năm 1998, Pennal và Tile năm 1980 [10]. Các tác giả này phân loại dựa vào vị trí và mức độ vỡ xương chậu trên hình ảnh X quang. Một yếu tố quan trọng của những phân loại này là tính ổn định hoặc không ổn định của tổn thương vỡ xương. Năm 1980 Pennal và Tile đề nghị một bảng phân loại vỡ xương chậu dựa trên cơ chế về lực ép vào xương chậu khi chấn thương theo hướng trước sau, hướng bên hoặc theo hướng biến dạng dọc [10]. Tile kết hợp cơ chế chấn thương và sự mất vững của xương chậu để đề nghị một bảng phân loại năm 1996 [11] và hoàn chỉnh năm 1998. Theo cách phân loại này, Tile chia ra làm ba nhóm (Bảng 1.1): Gãy vững; Gãy mất vững theo hướng xoay ngang nhưng còn vững theo hướng dọc; Gãy mất vững cả hướng xoay ngang và hướng dọc. Trong đó, Tile nhấn mạnh đến vai trò của gãy cung trước và gãy cung sau của xương chậu. Gãy cung trước của xương chậu bao gồm: gãy xương mu một hoặc hai bên; gãy hai bên hoặc gãy cả bốn ngành của xương mu và có thể có toác khớp mu [11]. Gãy cung sau bao gồm gãy xương cánh chậu, khớp cùng chậu hoặc xương cùng. 4 Cũng như Tile, Felix Battistella nhận định vỡ xương chậu “ổn định” và “không ổn định” có ý nghĩa tiên lượng vì chúng có liên quan nhiều hay ít tới những tổn thương của các cơ quan, mạch máu và phần mềm khác trong tiểu khung và trong ổ bụng nói chung [12]. Bảng 1.1. Phân loại gãy xương chậu của Tile Loại A Gãy vững A1 Gãy một phần xương chậu, không ảnh hưởng đến sự bền vững của xương chậu A2 Gãy cánh chậu hay gãy cung trước di lệch ít A3 Gãy ngang xương cùng cụt không di lệch hoặc di lệch ngang Loại B Gãy vững một phần (mất vững theo hướng ngang, còn vững theo hướng dọc) B1 Gãy theo kiểu mở quyển sách, mất vững theo hướng xoay ngoài B2 Do thương tổn chèn ép từ thành bên (mất vững xoay trong) B2-1: Tổn thương cung trước và sau cùng một phía B2-2: Tổn thương cung trước một bên và cung sau đối bên B3 Tổn thương cả hai bên theo kiểu gấp quyển sách (kiểu quai sách) Loại C Gãy không vững (tổn thương hoàn toàn cung sau) C1 Mất vững theo hướng ngang và hướng dọc một bên C1-1: Gãy ngành chậu C1-2: Trật khớp cùng chậu C1-3: Gãy xương cùng C2 Mất vững cả hai bên C3 Kết hợp với vỡ ổ chảo 1.1.3. Các hình thái tổn thương tạng trong CTBK – VXC Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tổn thương các tạng trong ổ bụng mà có kèm theo vỡ xương chậu: bị đánh, bị va đập, bị đè ép, do ngã từ trên cao, sức ép do nổ… Lực tác động vào các tạng theo 2 cơ chế chính: tác động trực 5 tiếp và tác động gián tiếp. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp tai nạn không thể phân biệt hai cơ chế vì có thể do cả hai. 1.1.3.1 Cơ chế tác động 1.1.3.1.1. Cơ chế tác động trực tiếp Do các lực trực tiếp tác động lên thành bụng truyền đến các tạng. Do thành bụng phía trước và hai bên chỉ bao gồm cơ rất đàn hồi, mềm dẻo khi bị tai nạn bất ngờ nạn nhân thường không chủ động căng cơ chống đỡ nên lực tác động hầu như nguyên vẹn lên tạng bên trong. Nếu cơ thành bụng căng lên chống đỡ lực tác động thì lực tác động trực tiếp lên tạng giảm đi nhiều nhưng lại gây tăng áp ổ bụng đột ngột gián tiếp làm tổn thương một số tạng như bàng quang, cơ hoành… Lực tác động đến từ phía sau sẽ gặp phải sự chống đỡ của cột sống và khối cơ lưng dày và khỏe nên sẽ làm tổn thương các bộ phận này trước rồi đến các tạng sau phúc mạc nhất là thận [30]. 1.1.3.1.2. Cơ chế tác động gián tiếp Đây là cơ chế gây tổn thương không do lực tác động trực tiếp qua thành bụng vào các tạng. Khi cơ thể di chuyển với tốc độ cao trên các phương tiện giao thông nếu gặp tai nạn dừng đột ngột, cũng như bị rơi từ trên cao xuống, các tạng trong cơ thể đang cùng di chuyển với cùng một vận tốc cũng bị dừng đột ngột, nhưng còn di chuyển tiếp về phía trước theo quán tính. Các tạng trong cơ thể có khối lượng khác nhau, nặng như gan (1500 gr), lách (250 gr), đến các tạng nhẹ hơn như ruột, túi mật… khi dừng đột ngột sẽ có các quán tính khác nhau như vậy sẽ có sự giằng xé giữa các tạng, giằng xé giữa tạng và các phương tiện cố định (dây chằng, mạc treo, mạch máu…). Ngoài ra khi dừng đột ngột còn có hiện tượng va đập các tạng với thành bụng rồi dội ngược tương tự trong chấn thương sọ não. Tuy nhiên do thành bụng đàn hồi và các tạng vững chắc hơn tổ chức não nên không xảy ra đụng giập do hiện tượng này. Tổn thương thường gặp do cơ chế này là xé rách thanh mạc, bao tạng xung quanh chỗ bám các 6 dây chằng, mạc dính vào tạng vì vậy đường rách thường nông có thể tự cầm máu nhưng cũng có thể chảy máu nhiều gây sốc nếu chỗ bám là mạch máu. Trong cơ chế này thành bụng nguyên vẹn không có dấu tích tổn thương. 1.1.3.1.3. Sức ép Đây là một chấn thương đặc biệt. Lực tác động theo kiểu trực tiếp nhưng do áp suất lớn tăng đột ngột từ các vụ nổ làm không gian xung quanh trong đó có cơ thể người giãn nở đột ngột rồi trở lại cũng rất nhanh, hiện tượng này gây hủy hoại các tạng rất lớn. Nhu mô các tạng bị tác động toàn bộ từ trung tâm đến ngoại vi, xung huyết, đụng giập trên diện rộng. 1.1.3.1.4. Phối hợp các cơ chế Trên thực tế trong một trường hợp tai nạn các tạng bị tổn thương do nhiều cơ chế gây nên ví dụ nạn nhân đang di chuyển với tốc độ cao dừng đột ngột, đập bụng vào các chướng ngại vật xung quanh như dây an toàn, thành ghế, tay lái xe, vật cứng nào đó… các tạng vừa bị giằng xé, vừa bị tác động trực tiếp. Một số trường hợp xương chậu vỡ, xương sườn thấp bị gãy do va đập là nguyên nhân tiếp theo chọc vào các tạng, rất hay gặp vỡ bàng quang, rách cơ hoành, rách gan, rách mạch máu tiểu khung… do cơ chế này. 1.1.3.2. Các tổn thương cơ bản và tiến triển 1.1.3.2.1. Tụ máu dưới thanh mạc Thanh mạc bao bọc tạng còn nguyên vẹn nhưng mạch máu tại chỗ hoặc lân cận bị vỡ chảy máu. Tùy theo mạch máu tổn thương nhỏ hay lớn dẫn đến khối máu tụ nhỏ hoặc lớn. Nếu ở tạng đặc, đó là hình thái tụ máu dưới bao. Nếu ở tạng rỗng là hình thái tụ máu mạc treo, tụ máu thanh mạc ruột. Nếu ở sau phúc mạc là tụ máu sau phúc mạc[2]. 1.1.3.2.2. Rách thanh mạc, bao tạng 7 Thanh mạc, bao tạng bị rách đơn thuần chủ yếu do bị giằng xé theo cơ chế gián tiếp. Đường rách có thể nhỏ nhưng có thể lớn, một phần hoặc hết chu vi (ống tiêu hóa). Do đường rách nông không tổn thương mạch lớn nên tổn thương có thể tự cầm máu được. Dù sao tổn thương cũng ít nhiều gây chảy máu để lại trong ổ bụng một lượng dịch nhất định. 1.1.3.2.3. Tụ máu, đụng giập nhu mô Tổn thương xảy ra ở tạng đặc do một vùng cấu trúc tạng (mô liên kết, mạch máu, ống tuyến…) bị phá vỡ, chảy máu, thường theo cơ chế tác động trực tiếp. Vùng tổn thương có thể to hoặc nhỏ, ở sâu hoặc ở nông, thông với đường vỡ, đường bài tiết hoặc không [2]. 1.1.3.2.4. Vỡ nông tạng đặc Tổn thương là những đường vỡ (mất liên tục cả bao tạng và nhu mô) nhỏ, ngắn, nông (dưới 1cm) [13], [14]. Đường vỡ thường đơn thuần hoặc kèm đụng giập nhu mô. 1.1.3.2.5. Vỡ nhỏ tạng đặc Đường vỡ lớn hơn, sâu hơn (trên 1 cm), thường một, hai đường vỡ, chỉ giới hạn ở một thùy của tạng [13], [14]. Tổn thương có thể kèm đụng giập nhu mô, tổn thương đường bài xuất nhưng không lớn vẫn có thể tự hàn gắn được. Tổn thương vẫn có thể tự cầm máu, nhưng khả năng cầm máu kém hơn, máu mất nhiều hơn (800-1000 ml), có nguy cơ đe dọa tính mạng BN. Điều trị nội (bù lại khối lượng tuần hoàn, chống bội nhiễm…) vẫn có thể thành công. 8 1.1.3.2.6. Vỡ lớn tạng đặc Đường vỡ lớn, sâu, kéo dài, có thể có nhiều đường vỡ làm tổn thương phần lớn nhu mô tạng (nhiều thùy, tổn thương mạch máu lớn, giập nát nhu mô rộng, tổn thương đường bài tiết…) gây chảy máu số lượng lớn, rò chảy dịch bài tiết (mật, tụy, nước tiểu) [13], [14]. Tổn thương đe dọa tính mạng BN, hầu như không điều trị bảo tồn được mà cần mở bụng cấp cứu để sửa chữa tổn thương. 1.1.3.2.7. Tổn thương tạng rỗng - Nhẹ nhất là tụ máu dưới thanh mạc, toàn bộ chiều dày ống tiêu hóa còn nguyên vẹn. - Rách thanh mạc lộ lớp cơ thành ruột ở dưới không lộ niêm mạc, đường rách có thể dài hoặc ngắn, nông sâu tùy thuộc lớp cơ dày (dạ dày, lớp cơ dọc đại tràng) hay mỏng (đại tràng, ruột non). - Nặng hơn là rách lớp thanh cơ lộ niêm mạc, có thể thấy rõ hơi, dịch tiêu hóa trong lòng ruột. - Cuối cùng là toàn bộ chiều dày ống tiêu hóa bị phá vỡ, niêm mạc do rộng hơn thanh mạc nhiều nên xòe ra ngoài, dịch tiêu hóa, thức ăn thoát ra ngoài. 1.1.3.2.8. Phân độ tổn thương các tạng Dựa vào các hình thái tổn thương các tạng, người ta phân chia mức độ tổn thương các tạng. Có nhiều cách phân độ tổn thương, hậu quả của tổn thương cho mỗi tạng, nhiều tạng, toàn thân, tùy theo mục đích, quan điểm của mỗi tác giả, tùy từng thời kỳ lịch sử, ví dụ: TS (Trauma Score), RTS (Revised Trauma Score), ISS (Injury Severity Score),… là các thang điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chấn thương tới toàn cơ thể. AAST (American Association for the Surgery of Trauma)… có hệ thống đầy đủ phân độ tổn thương của các tạng chủ yếu dựa vào tổn thương giải phẫu với mục đích phục vụ cho thái độ xử trí nên được sử dụng rộng rãi nhất. Một số phân độ tổn thương của các tạng thường bị tổn thương trong 9 CTBK như gan, lách, thận, tụy, tạng rỗng… theo phân độ AAST năm 1994 Phân độ chấn thương gan theo AAST Có nhiều cách phân độ tổn thương gan nhưng phân độ theo AAST (American Association for the Surgery of Trauma) dựa trên phân loại của Moore được sử dụng rộng rãi vì hợp lý hơn cả [15], [16], [17]. Phân độ Mô tả tổn thương I Tụ máu dưới bao gan <10% diện tích bề mặt Rách nhu mô đường vỡ sâu < 1cm II Tụ máu dưới bao gan 10–50% diện tích bề mặt, tụ máu trong nhu mô <10cm Rách nhu mô sâu 1-3cm, dài < 10 cm III Tụ máu dưới bao > 50% diện tích bề mặt, tụ máu trong nhu mô > 10cm hay lan rộng Rách nhu mô đường vỡ sâu > 3cm IV Rách nhu mô liên quan đến 25 – 75% trong 1 thuỳ gan hay 1-3 phân thuỳ trong 1 thuỳ gan V Rách nhu mô > 75% trong 1 thuỳ gan hay > 3 phân thuỳ trong 1 thuỳ gan Tổn thương tĩnh mạch gan (tĩnh mạch gan/tĩnh mạch chủ dưới) VI Đứt rời gan. Phân độ chấn thương lách theo AAST Lách được chia theo phân chia của động mạch, có rất nhiều cách phân chia của nhiều tác giả nhưng về nguyên tắc là lách có thể chia thành các thùy, phân thùy độc lập, đó là cơ sở để cắt một phần lách cầm máu [20]. Tất cả các chấn thương mạnh vào vùng hạ sườn trái, mạng sườn trái đều có thể tác động trực tiếp vào lách làm vỡ lách. Lách còn dễ bị chấn thương theo cơ chế gián tiếp, bị giằng xé khỏi các phương tiện cố định làm rách lách thậm chí đứt cả cuống lách [14], [18], [20]. 10 [...]... hiện tổn thương cơ hoành 22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có VXC kèm theo có tổn thương tạng ổ bụng được chẩn đoán, cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2010 đến 12/2012 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn BN vào nhóm nghiên cứu - BN không phân biệt nam, nữ và ở mọi lứa tuổi được chẩn đoán VXC kèm theo có tổn thương tạng ổ bụng cấp cứu. .. dựa trên thăm khám lâm sàng Bảng 3.6: Chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng Chẩn đoán Số BN % CTBK nghi vỡ tạng 35 55,55 Vỡ gan 3 4,76 Vỡ lách 8 12,69 Vỡ thận 3 4,76 Vỡ tạng rỗng 13 20,65 Vỡ bàng quang 1 1,59 Tổng 63 100 3.3 THƯƠNG TỔN XƯƠNG CHẬU THEO CHẨN ĐOÁN X QUANG Phân loại theo Tile: Bảng 3.7 Thương tổn xương chậu theo phân loại của Tile Loại thương tổn xương chậu Số lượng Tile A: Gãy vững 37 Tile... tạng đặc trở lên 13 20,62 Vỡ tạng đặc kèm ống tiêu hóa 2 3,18 Vỡ ống tiêu hóa đơn thuần 5 7,94 Vỡ bàng quang đơn thuần 1 1,59 Vỡ bàng quang kèm theo vỡ tạng khác 2 3,18 63 100 Tổng số Nhận xét: 46/63 BN (73,02%) có tổn thương ở 1 tạng bụng, 17/63 BN (26,08%) tổn thương từ 2 tạng trở lên Tổn thương nhiều vị trí ở ống tiêu hóa chỉ tính 1 tạng 33/63 BN (52,38%) có tổn thương tạng ổ bụng kèm theo chấn ... tổn thương tạng hay không hoặc có những tổn thương gì trong ổ bụng (tổn thương tạng rỗng đi kèm vỡ tạng đặc hay không) BN thường được theo dõi, khám nhiều lần, siêu âm lại… chẩn đoán rõ hơn theo tiến triển lâm sàng Nhưng nhiều khi vẫn không xác định được chính xác chẩn đoán nên chỉ đặt ra chẩn đoán CTBK nghi ngờ có tổn thương tạng hoặc chỉ chẩn đoán được 1 tạng tổn thương (vỡ gan, vỡ lách, vỡ bàng quang…)... dịch ổ bụng trên phim chụp CLVT 60/63 BN thấy có dịch ổ bụng trên phim chụp CLVT (95,24%) 3 BN không thấy dịch trên phim chụp - Phát hiện khí tự do trong ổ bụng được 4 BN hướng đến chẩn đoán vỡ tạng rỗng - Phát hiện tổn thương tạng trên phim chụp CLVT: Có 17 BN trong mẫu nghiên cứu có tổn thương từ 2 tạng ổ bụng 36 Bảng 3.11: Những tổn thương tạng phát hiện được trên phim chụp CLVT Tạng tổn thương. .. 2.2.3.1 Chẩn đoán các thương tổn Sau khi đã thăm khám lâm sàng có chẩn đoán lâm sàng, có các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung, các bác sỹ có chẩn đoán chính xác hơn về tổn thương trong CTBK-VXC Thái độ xử trí cũng rõ ràng hơn - Mổ ngay: huyết động không ổn định, xác định có vỡ tạng đặc (mất máu, phát hiện vỡ tạng bằng chẩn đoán hình ảnh) cần chuyển mổ sớm - Điều trị bảo tồn: chẩn đoán có vỡ nhỏ tạng đặc,... kết quả ở nhóm có vỡ tạng đặc và nhóm có vỡ tạng rỗng để thấy giá trị của công thức máu trong chẩn đoán vỡ tạng - Sinh hóa máu Gồm Ure (mmol/l), Creatinin (µmol/l), Đường (mmol/l), GOT (U/l), GPT (U/l), Bilirubin (µmol/l), Amylaza (U/l) * Chụp X quang xương chậu, ngực, bụng và xương chi nếu có thương tổn Chẩn đoán thương tổn VXC theo phân loại của Tile * Siêu âm bụng Nhận định kết quả + Dịch ổ bụng: ... khắp bụng Tuy nhiên vẫn có vùng đau nổi trội hơn cả gợi ý điểm xuất phát * Triệu chứng VXC: Khám thấy có máu tụ bầm tím vùng xương chậu, xương mu Khi khám với động tác dồn ép, ấn trước xương mu bệnh nhân đau ở chỗ điểm thương tổn xương - Chẩn đoán lâm sàng: Chẩn đoán đơn thuần dựa vào hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng trước khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung cho chẩn đoán Chẩn đoán được đề cập ở. .. trường hợp không qua sơ cứu, vào thẳng viện 49 (a)+(b) /63 bệnh nhân CTBK-VXC sốc chiếm tỷ lệ 77,78% Bảng 3.5: Các loại tổn thương tạng ở những BN có sốc khi vào viện 32 Tổn thương Vỡ tạng đặc Vỡ tạng rỗng Vỡ tạng đặc và tạng rỗng Tổng số Số BN 25 % 73,53 1 8 34 2,94 23,53 100 Nhận xét: 3.2.3 Triệu chứng khi thăm khám bụng Biểu đồ 3.3 Triệu chứng khi thăm khám bụng 33 3.2.4 Chẩn đoán dựa trên thăm khám... ổ bụng cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh nhân VXC không có tổn thương tạng ổ bụng, hoặc đã được can thiệp ở tuyến trước 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu Các quy ước - Các tạng ổ bụng được tính là các tạng trong ổ phúc mạc (gan, lách, tụy, ống tiêu hóa…) và cả tạng sau phúc mạc (thận, bàng quang) - Tổn thương tạng được tính bao . nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu Nhằm mục đích: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương tạng ổ bụng ở bênh nhân. giá kết quả điều trị phẫu thuật sớm tổn thương tạng ổ bụng ở những bệnh nhân có VXC 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU KHUNG CHẬU VÀ CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG TẠNG TRONG CTBK 1.1.1 trợ, việc chẩn đoán CTBK chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng vì vậy dễ bỏ sót tổn thương hoặc mở bụng thăm dò (mở bụng không có tổn thương) . Phương pháp chọc dò ổ bụng rồi chọc rửa ổ bụng được sử

Ngày đăng: 06/09/2014, 18:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân độ chấn thương lách theo AAST

  • Phân độ tổn thương ruột non, đại tràng theo AAST

    • Phân độ

    • Thời gian

    • Tổng

    • Tổng số

    • Tổng

    • Mẫu chung

    • Thời gian

    • Tổng

    • Tổng

    • Tổng

    • 1. Tiền sử

    • 2. Bệnh sử

    • 3. Tình trạng khi đến viện

    • 4. Chẩn đoán

    • 5. Hướng xử trí

    • - Điều trị nội khoa bảo tồn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan