Đề cương môn lý luận hành chính nhà nước

16 3.9K 17
Đề cương môn lý luận hành chính nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý nhà nước:+ Có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, dưới góc độ quản lý xã hội có thể hiểu quản lý là tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lývào đối tượng nhất định để hoàn chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhắm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo mục tiêu đã định.+ Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước:+ Xây dựng pháp luật:đưa ra và xây dựng các văn bản mang tính pháp luật để thực hiện mục tiêu đất nước, cơ quan lập pháp thực hiện.+ Triển khai, thực thi, thực hiện pháp luật: giải quyết các vấn đề xã hội theo quy định của văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp đã xây dựng, cơ quan.+ Xử lý các vi phạm pháp luật: cơ quan tư pháp thực hiện.

Đề cương môn lý luận hành chính nhà nước Câu 1: Quản lý nhà nước là gì? Phân tích các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước? Trả lời: - Quản lý nhà nước: + Có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, dưới góc độ quản lý xã hội có thể hiểu quản lý là tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lývào đối tượng nhất định để hoàn chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhắm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo mục tiêu đã định. + Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. - Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước: + Xây dựng pháp luật:đưa ra và xây dựng các văn bản mang tính pháp luật để thực hiện mục tiêu đất nước, cơ quan lập pháp thực hiện. + Triển khai, thực thi, thực hiện pháp luật: giải quyết các vấn đề xã hội theo quy định của văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp đã xây dựng, cơ quan. + Xử lý các vi phạm pháp luật: cơ quan tư pháp thực hiện. Câu 2: Quyền hành pháp là gì? Quyền hành pháp có mối quan hệ như thế nào đối với quyền lập pháp và quyền tư pháp? Trả lời: - Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình. - Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính. - Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội. - Quyền hành pháp có mối quan hệ đối với quyền lập pháp và quyền tư pháp: + Đều là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước. + Quyền hành pháp đảm bảo thực hiện những quy định của quyền lập pháp và đưa ra những yêu cầu cho quyền tư pháp. + giám sát và ban hành quyền thực thi theo quy định của quyền lập pháp đảm bảo đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Câu 3: tại sao nói quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt? Trả lời: Bởi vì: - thứ nhất: chủ thế nhà nước là cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. - Thứ 2 , đối tượng quản lý Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. - Thứ 3, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. - Thứ 4, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội. - Thứ 5, mục tiêu quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Câu 4: Phân tích những đặc trưng cơ bản của hành chính nhà nước? Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của nền hành chính Nhà nước: - Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: + Nền hành chính trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định. + Hành chính nhà nước là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị. + Chính trị là xây dựng mục tiêu quốc gia thì hành chính là thực hiện mục tiêu quốc gia. Ở quốc gia nào thì hành chính cũng đều phụ thuộc vào chính trị nhưng ở mỗi quốc gia có cách khác nhau. +Trong hoạt động thực thi quản lý Nhà nước, hành chính nhà nước là yếu tố quan trọng quá trình hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước cả hệ thống chính trị. Liên hệ ở Việt Nam: Nền hành chính Việt Nam luôn thực hiện các nhiện vu do Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề ra, ở đây nền hành chính mang đầy đủ bản chất của nước Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. hành chính nhà nước ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. - tính pháp quyền: + Là phải đảm bảo nền hành chính hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Nhà nước. + Mọi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật và hành chính là thực thi quyền lực nên phải đi đầu trong việc tuân thủ pháp luật. + hành chính nhà nước nhằm đưa pháp luật vào đời sống. + hệ thống pháp luật phải đầy đủ đồng bộ. Liên hệ ở VN: Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền nên nền hành chính mang đậm tính pháp quyền, nghĩa là tính cưỡng bức của Nhà nước, nó hoạt động theo quy tắc đòi hỏi mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công chức, đều phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ đồng thời phải nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ. Kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và yếu tố uy tín. - Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng: sát của trung ương) + Các chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ, địa vị pháp lý rõ ràng, quyền lợi gắn với nghĩa vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm. + làm việc không cẩn thận sẽ dẫn đến mô hình quan liêu cứng nhắc. Liên hệ ở VN: Nền hành chính Việt Nam hình thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đến địa phương bao gồm các Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan trực thuộc. Các cơ quan ở địa phương phải chịu sự quản lý và kiểm tra của các cơ quan Trung ương, bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn phải chịu sự quản lý song trùng. + Liên tục là hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để đáp ứng nhu cầu xã hội. + Tương đối ổn định là chính trị liên tục dẫn đến yêu cầu bộ máy hành chính nhà nước ổn định: nhân sự, bộ máy, các nguồn lực vật chất, hệ thống các quy định, các yếu tố này luôn phải có yếu tố kế thừa. Vì vậy nền hành chính cũng phải có những thay đổi để không bị lạc hậu và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. + Tuy nhiên, liên tục và tương đối ổn định nhưng không loại trừ thích ứng – là thích nghi với những biến đổi của môi trường bên ngoài. Liên hệ ở VN: Nền hành chính ở Việt Nam khá ổn định và hiện nay đang liên lục đổi mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, nó liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện. - Tính chuyên môn hoá, kĩ năng hành chính và làm việc cao: + Quẩn lý nhà nước bao chùm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội yêu cầu người làm công tác quản lý hành chính trên lĩnh vực đó phải có chuyên môn sâu, năng lực thực thi và có óc tổ chức khoa học. + Nhân sự hành chính nhà nước còn phải trang bị lượng kiến thức xã hội phong phú do quản lý hành chính nhà nước là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề. Liên hệ ở Việt Nam: hiện nay nền hành chính đã đang xây dựng những tiêu chuẩn rất cơ bản và khá khắt khe đối với viên chức hành chính, họ chỉ là những viên chức hành chính nếu họ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, vì vậy được lựa chọn kỹ càng thì nền hành chính của nước ta trong tương lai sẽ có các viên chức có năng lực. - Tính thứ bậc chặt chẽ: + Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở, mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ nhất định , có tính hệ thống chặt chẽ, phân biệt rõ thứ bậc, cấp trên, cấp dưới, đồng cấp ( cấp dưới phục tùng cấp trên, ddiwj phương chịu sự giám - Tính không vụ lợi: + không tính đến lợi ích về kinh tế, hoạt động hành chính không phục vụ lợi ích tự thân mà nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho lợi ích cho công dân và toàn xã hội, duy trì trật tự an toàn xã hội. Liên hệ ở VN: Tại Việt Nam, nền hành chính phục vụ hết mình cho công dân, nó không hề vụ lợi và ngày nay đang đấu tranh để làm cho nền hành chính Việt Nam ngày càng trong sạch và vì lợi ích cộng đồng hơn nữa. - Tính nhân đạo: + hành chính nhà nước là phục vụ cho lợi ích của con người, phải tôn trọng con người, phục vụ con người, lấy mục tiêu phát triển của con người là thước đo trình độ quản lý. + yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nọi dung, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, mọi công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật, chăm lo, thực thi chính sách an ninh xã hội, chính sách đối với các đối tượng thiệt thòi trong xã hội. Liên hệ ở VN: Nhà nước Việt Nam có bản chất là Nhà nước của nhân dân và do nhân dân, vì dân vì vậy tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống lật, thể chế quy tắc, thủ tục hành chính. Các công chức không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiên hà cho dân khi thi hành công vụ. Mặt khác, hiện nay chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường nên nền hành chính càng đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mạt trái của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững. Câu 5: Tại sao nói: hành chính phục vụ và phục tùng chính trị? Biểu hiện của mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay? Trả lời: - Chính trị học là khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng quyền lực trong xã hội có giai cấp. - Hành chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước để quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. + Nền hành chính trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định. + Hành chính nhà nước là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị. + Chính trị là xây dựng mục tiêu quốc gia thì hành chính là thực hiện mục tiêu quốc gia. Ở quốc gia nào thì hành chính cũng đều phụ thuộc vào chính trị nhưng ở mỗi quốc gia có cách khác nhau. + nền hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng và thực hiện ý chí của nhân dân trong xã hội dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đẩng cầm quyền. Liên hệ với VN: Liên hệ ở Việt Nam: Nền hành chính Việt Nam luôn thực hiện các nhiện vu do Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề ra, ở đây nền hành chính mang đầy đủ bản chất của nước Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. hành chính nhà nước ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. Câu 6: Hành chính nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của mình? Trả lời: Gồm 7 nguyên tắc: a, nguyên tắc hành chính nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam: Cơ sở pháp lý: điều 4( hiến pháp 1992) Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. - Phương thức thực hiện: + Đảng đề ra chủ trương đường lối để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. + Đảng cử những Đảng viên ưu tú của mình giữ các vị trí chủ chốt trong hành chính nhà nước ( Đảng làm công tác cán bộ ) + thông qua con đường giáo dục tuyên truyền. b, nguyên tắc pháp chế: - Cơ sở pháp lý: điều 12, hiến pháp 1992, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa… Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật. - Phương thức thực hiện: + hành chính nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. + hành chính nhà nước phải tuân thủ pháp luật. c, nguyên tắc tập trung dân chủ: - Cơ sở pháp lý: điều 6, hiến pháp 1992, Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Phương thức thực hiện: + tính tập trung thể hiện thông qua cách thức tổ chức bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương ( trung ương có quyền lực cao nhất, có quyền điều hành chỉ đạo cấp dưới) + chống được tình trạng tự do, tùy tiện phân tán cục bộ, vô kỉ luật, kỉ cương. + tập trung nhưng không quan liêu, cứng nhắc mà vẫn đảm bảo tính dân chủ (cấp trên lắng nghe cấp dưới, cơ quan lắng nghe lời dân). d, nhân dân tham gia quản lý và giám sát hành động quản lý của nhà nước: - Cơ sở pháp lý: + Điều 2, hiến pháp 1992, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Điều 52, hiến pháp 1992, Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. - Phương thức: + trực tiếp thông qua 4 quyền: tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, đề nghị- yêu cầu. + gián tiếp thông qua: nêu ý kiến với đại biểu HĐND, khi tiếp xúc cử chi, các tổ chức đoàn thể mà công dân là các thành viên. e, kết hợp quản lý theo ngành (lĩnh vực), quản lý theo lãnh thổ: - Quản lý theo ngành nhằm đề ra cá chủ trương, chính sách phát triển toàn ngành. - Quản lý theo lãnh thổ nhằm tổ chức sự điều hòa phối hợp các hoạt động các ngành, các thành phần kinh tế trên phạm vi từng đơn vị hành chính lãnh thổ dưới sự điều hành của hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương. f, phân định hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế của nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp: - Cơ sở pháp lý: điều 15, hiến pháp 1992, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. - Phương thức thực hiện: + bộ máy hành chính nhà nước không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + nhà nước trao quyền tự chủ cho các dơn vị kinh tế, tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. + các tổ chức sự nghiệp nhà nước không thực hiện quản lý nhà nước mà chỉ thực hiện các dịch vụ công liên quan đến những nhu cầu thiết yếu của công dân. + việc phân định này nhằm giúp các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các dơn vị sự nghiệp cung ứng các dịch vụ, sản phẩm hàng hóa cho xã hội. g, nguyên tắc công khai: - Là mở roongj sự giám sát, tham gia của công dân để các cơ quan hành chính nhà nước hoàn thiện mình. - Việc công khai hóa được quy định cụ thể tạo điều kiện cho nhân dân tham gia kiểm tra kiểm sát hoạt động hành chính nhà nước. Câu 7: phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình hành chính công truyền thống? Trả lời: Mô hình hành chính công truyền thống được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chính trị và hành chính của T.W.Wilson. Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và là lý thuyết quản lý khu vực công thành công nhất. Mô hình này bao gồm các đặc trưng: - Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới, mang tính bền vững và ổn định. - Quản lý xã hội bằng luật lệ và thực hiện các chính sách do các nhà chính trị ban hành. - Các quyết định được thể hiện chính thức dưới hình thức văn bản và áp dụng một cách nhất quán. - Nhân sự làm việc suốt đời “phi chính trị”, chuyên nghiệp (phục vụ bình đẳng với mọi Đảng cầm quyền). - Mỗi tổ chức có đội ngũ nhân sự với những quy định riêng. - Quá trình thực hiện công việc khách quan công bằng không thiên vị (đối xử như nhau đối với những trường hợp giống nhau), phục vụ lợi ích công. Câu 8: Quản lý công mới là gì? Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa mô hình hành chính công truyền thống và mô hình quản lý công mới là gì? Trả lời: Quản lý công mới (new public managerment) là cụm từ viết tắt của nhóm các xu hướng cải cách hành chính của các nước OECD. Quản lý công mới là mô hình quản lý hành chính nhà nước linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, ít tính quan liêu, hiệu lực, hiệu quả cao hơn, tập trung thỏa mãn nhu cầu của công dân. Điểm khác biệt cơ bản nhất của mô hình hành chính công truyền thống với mô hình quản lý công mới đó là: điểm khác biệt mô hình hành chính công truyền thống quản lý công mới - bộ máy +lớn, cồng kềnh, tính quan liêu , hạn chế tính thích ứng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả quản lý thấp. + bộ máy ổn định, hiệu lực cao, quan tâm nhiều tới yếu tố đầu vào mà ít quan tâm đến yếu tố đầu ra. gọn nhẹ, chi phí đạt hiệu quả cao, bộ máy hàn chính nhà nước năng động linh hoạt, mềm dẻo. + bộ máy không ổn định, phụ thuộc vào chính trị, quan tâm đến hiệu quả( đầu ra) nhiều hơn là yếu tố đầu vào dẫn đến tính hiệu lực thấp - mục tiêu + Bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (coi trọng yếu tố đầu vào). + Đánh giá việc quản lý hành chính qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính. + bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất( đảm bảo yếu tố đầu ra) + Dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính. - Yêu cầu với công chức - Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế, thủ tục, quy tắc sẵn có. - Những quy định, điều kiện để công thức thực hiện công vụ theo hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ , cứng nhắc theo quy định. - Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có quyđịnh về thời gian làm việc tại cơ quan (thời gian công), và thời gian không làm việc tại cơ quan (thời gian tư). - Công chức mang tính trung lập, - Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là đảm bảo thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. - Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công việc có hình thức linh hoạt,mềm dẻo hơn. - Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể suốt đời hay trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hay theo hợp đồng,hay một phần công việc được làm tại nhà. - công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra. mang tính chính trị nhiều hơn. - Đối với chính phủ - Tất cả các công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo sự quy định của pháp luật. - Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội , trực tiếp tham gia các công ích xã hội. - Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính, không trực tiếp liên hệ đến thị trường. - đẩy mạnh sự phân quyền, Chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động. - Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá và các dịch vụđó để quản lý xã hội, nhưng nó vẫn cần có sự quản lý của chính quyền. - Chức năng của Chính phủ phải đối mặt với các thách thức của thị trường. Câu 9: Phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự chuyển đổi mô hình hành chính công truyền thống sang mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển? Trả lời: - Do những đặc điểm của mô hình hành chính công truyền thống: + bộ máy cồng kềnh, không năng động, không thích ứng. + Biện pháp và chất lượng các dịch vụ cung cấp bởi chính phủ ở nhiều quốc gia, các loại dịch vụ do nhà nước cung cấp không đảm bảo - Do sự thay đổi của môi trường hành chính: + sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư: sự giao thoa giữa khu vực công và khu vực tư. + mô hình hành chính ngày càng bộc lộ những nhược điểm của các khu vực quản lý mới giúp người dân nhận ra có nhiều mô hình quản lý hành chính tốt hơn các yêu cầu chính phảu phải thay đổi cho phù hợp. [...]... lực Nhà nước, do đó để đảm bảo hoạt động hành chính chấp hành một cách nghiêm chỉnh các quyết định này thì cần có sự kiểm soát của các cơ quan quyền lực Nhà nước đối với hành chính Nhà nước + Hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện chức năng điều hành xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, do đó để đảm bảo tính pháp chế, cần có sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với hành chính Nhà. .. của Đảng đối với hành chính nhà nước: duy trì trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển là công cụ quan trọng để hiện thực hóa các định hướng chính trị của Đảng, đảm bảo chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng +bảo đảm hiệu quả trong hoạt động hành chính nhà nước - Kiểm soát là sự cần thiết đối với hành chính nhà nước: + Hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện chức năng chấp hành các quyết... các cơ quan chức năng đối với hoạt động hành chính Nhà nước + Hệ thống hành chính Nhà nước là một hệ thống tổ chức cồng kềnh, mang tính hệ thống thứ bậc, do đó để đảm bảo tính trật tự của nền QL hành chính Nhà nước cần phải có sự kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới +Hành chính Nhà nước hoạt động bằng ngân sách Nhà nước và sử dụng một khối lượng lớn nguồn tài chính và nguồn lực khác, do đó để đảm... nền hành chính, quản lý teo mục tiêu,…làm cho nền hành chính trở nên năng động, để tăng hiệu quả chất lượng và sự linh hoạt trong việc đáp ứng những nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của công dân - Mối quan hệ giữa chính trị nhà nước và nền hành chính nhà nước là chặt chẽ + công chức là người cam kết chính trị chứ không phi chính trị như mô hình hành chính truyền thống + xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước. .. Nhà nước + Nền hành chính Nhà nước là một bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, do đó để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và hành chính Nhà nước nói riêng, cần phải có sự kiểm soát của Đảng + Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nền hành. .. một phần các hoạt động của nhà nước bằng cơ sở thực hiện các mục tiêu và pháp luật nhà nước (luật công), đặc biệt là các dịch vụ công cộng - Hành chính nhà nước không tách khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp - Xu thế quốc tế hóa hoạt động hành chính nhà nước Câu 11: phân tích khả năng vận dụng cá yếu tố của mô hình quản lý công mới vào các nước đang phát triển? Trả... do dân và vì dân, nền hành chính Nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, do đó để đảm bảo trách nhiệm của hành chính đối với nhân dân cần phải có sự kiểm soát của nhân dân đố với hành chính Nhà nước + Hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt động tổng hợp, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, do đó để tránh có những sai sót trong hoạt động hành chính cần phải có sự kiểm... trọng trong hoạt động của hành chính nhà nước: + kiểm soát đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước chấp hành chính xác cá quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền + là phương thức quan trọng đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, phòng ngừa, phát hiện các vi phạm pháp luật và xác định các biện pháp xử lý khi có vi phạm + đảm bảo kỷ luật trong quản lý nhà nước, tránh tình trạng vô tổ chức, trì... Liên kết với công ty nhà nước với công ty nước ngoài, thực hiện khinh tế tập thể, cá nhân, khu vực vố nđầu tư nước ngoài chứ không hạn hẹp ở nhà nước như xưa - Tuy nhiên: + bộ máy lại không ổn định, công chức gắn bó lệ thuộc vào chính trị, chính trị mà thay đổi thì nền hành chính nhà nước cũng thay đổi theo + thiếu thống nhất, nhất quán + theo chế độ phân quyền không được quản lý tốt sẽ dẫn tới sự... hoạt động quản lý hành chính nhà nước? Trả lời: - Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với mọi hoạt động của nhà nước trên địa bàn hành chính địa phương Giống như Quốc hội thì Hội đồng nhân dân giám sát không hạn chế về phạm vi và đối tượng nhưng lại hạn chế về không gian và cũng giám sát chủ yếu vào cơ quan quyền lực nhà nước - Hoạt động . Đề cương môn lý luận hành chính nhà nước Câu 1: Quản lý nhà nước là gì? Phân tích các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước? Trả lời: - Quản lý nhà nước: + Có nhiều. động hành chính nhà nước. - Kiểm soát là sự cần thiết đối với hành chính nhà nước: + Hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện chức năng chấp hành các quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước, . bản của hành chính nhà nước? Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của nền hành chính Nhà nước: - Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: + Nền hành chính trước hết là phục vụ chính trị,

Ngày đăng: 05/09/2014, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan