Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong chí phèo và vợ nhặt

23 1.4K 3
Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong chí phèo và vợ nhặt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bi kịch tình yêu của một sô nhân vật nữ thông qua hai tác phẩm: Chí Phèo và Vợ nhặt.Phát hiện những vấn đề nội dung tư tưởng còn chưa được khai thác. Từ đó, đóng góp một cách nhìn, một cách tiếp nhận mới về tác phẩm.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề bài: Đề xuất một đề tài nghiên cứu khoa học ở trình độ khoa học sinh viên. Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho đề tài khoa học đó. Tên tiểu luận: BI KỊCH TÌNH YÊU CỦA MỘT SỐ NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO (NAM CAO) VÀ VỢ NHẶT (KIM LÂN) SV thực hiện : Dương Thị Linh Lớp : Sư phạm Ngữ văn CLC K47 Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 1 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhung, PGS.TS Nguyễn Hằng Phương - người đã trực tiếp giảng dạy em môn “Chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học Ngữ văn” và cung cấp cho em nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành bài tiểu luận này . Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy em trong thời gian qua. Xin cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ, cung cấp tài liệu của các anh chị sinh viên năm ba và năm tư khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những nhận xét chủ quan. Kính mong sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để các sinh viên sau thực hiện tốt hơn. Thái Nguyên, ngày 17 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Dương Thị Linh 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chẳng hiểu tại sao cứ mỗi lần lần mở lại những trang sách phổ thông, hai cái tên mà tôi thường tìm đến là Kim Lân và Nam Cao. Cái ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi mê say với “Lão Hạc”, mê say với “Chí Phèo”, với “Làng”, với “Vợ nhặt”. Không chỉ là say mê, tôi thậm chí còn bị ám ảnh bởi những mảnh đời, bởi những kiếp người đau khổ, bế tắc, bất lực như Chí Phèo, Lão Hạc như ông Hai, anh cu Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ Điều đặc biệt, vẫn câu chuyện ấy, vẫn con người ấy, vẫn những trang sách không đổi nhưng sao trong nhận thức tôi lại có một sự thay đổi lớn khi mỗi lần đọc lại. Phải chăng, càng trưởng thành thì tầm nhận thức, chiều sâu tâm hồn con người càng được bồi đắp, phát triển? Hay phải chăng, cái hay cái đẹp cái nhân văn trong câu chuyện, theo lớp bụi của thời gian không lu mờ đi mà thậm chí còn sáng hơn, còn được khẳng định hơn nữa. Tôi nói mình say mê với “Chí Phèo”, say mê với “Vợ Nhặt” là vì không chỉ đơn thuần đó là những câu chuyện hay, cốt truyện sinh động, chân thực mà bên cạnh đó là cái tài, cái tình của chính tác giả - những người “cha” đẻ của chúng. Xưa nay, hai tác phẩm và hai tác giả của “Chí Phèo” và “Vợ Nhặt” không biết đã làm tốn bao giấy mực của văn đàn, của giới nghiên cứu. Đọc những tài liệu ấy, khai thác chúng, tôi mới thực sự biết được ngọn nguồn giá trị đa chiều, rộng mở của từng câu chuyện, chứ không phải dừng lại ở mức độ cảm nhận. Càng đọc, càng nghiên cứu tôi càng ngầm và càng “say”. Càng ngưỡng mộ tài năng cùng phong cách của Kim Lân và Nam Cao đến đâu, tôi lại mong ước được một lần có dịp viết bài cảm nhận hay nghiên cứu về hai tác giả này đến đó. Thực tế, Nam Cao và Kim Lân là hai tác giả tiêu biểu được đưa vào chương trình giảng dạy văn học trong trường phổ thông 3 bởi những tác phẩm tiêu biểu, giá trị cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của tác giả, tác phẩm đến quần chúng bạn đọc. Cho nên, đó cũng là một động lực thôi thúc tôi viết bài để mong rằng qua đó, có một sự đóng góp đáng kể cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hai tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu của họ. Có lẽ cũng do Nam Cao và Kim Lân là hai tác giả lớn, đã để lại những tác phẩm đặc sắc, ở đây, chỉ xin đề cập đến “Chí Phèo” và “Vợ nhặt”, nên việc nghiên cứu, soi xét của văn đàn gần như là toàn diện. Tuy nhiên, tôi nhận thấy một nội dung gần như rất mới mẻ, rất “nông” mà chưa một độc giả hay giới nghiên cứu nào “đào” đến. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn đề xuất đề tài “Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước tới nay, hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” luôn được chú trọng nghiên cứu trong trường phổ thông. Đồng thời, bạn đọc, giới nghiên cứu cũng tốn không ít giấy mực về hai tác giả, tác phẩm này. Các tài liệu nghiên cứu chỉ chú trọng phần nội dung cốt lõi: ví dụ như trong “Chí Phèo” là bi kịch lưu manh hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo; trong “Vợ nhặt” là nạn đói và những kiếp người tuy đứng giữa bờ vực của cái chết vẫn khao khát sống, vẫn hướng về tương lai v.v Tuy nhiên, theo khảo sát tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề “bi kịch của người phụ nữ” trong hai tác phẩm đó. Vậy nên, tôi mạnh dạn đi tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề trên. Có thể do tài liệu tham khảo còn hạn chế, lịch sử vấn đề còn chưa được khai thác nên trong quá trình tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận thêm hoàn chỉnh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về “bi kịch của một số nhân vật nữ” trong hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” một mặt đáp ứng nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu thêm những thông tin mới, lạ, đa chiều của học sinh về hai tác phẩm. Đem lại giá 4 trị thiết thực cho việc dạy và học ở trường phổ thông. Mặt khác, góp phần đào sâu vào nội dung tư tưởng – những điều chưa hoặc ít được nói đến để qua đó, khẳng định tài năng và giá trị của tác giả, tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, trong đó sẽ đi sâu vào kía cạnh “bi kịch tình yêu” của một vài nhân vật nữ trong hai tác phẩm. Để từ đó thấy được tính đặc sắc và đa chiều của hai tác phẩm. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” ở phương diện “bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ”. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy vào từng phần từng chương mà vận dụng linh hoạt các phương pháp, cụ thể: 5.1 Phương pháp tiểu sử 5.2 Phương pháp so sánh 5.3 Phương pháp liệt kê 5.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp Ngoài ra, tôi còn sử dụng một vài phương pháp: phương pháp xã hội học, phương pháp hệ thống. 6. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc bài tiểu luận, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo còn có phầm nội dung gồm chương: Chương 1: Những vấn đề chung trong “Vợ nhặt” và “Chí Phèo” và hai tác giả Kim Lân, Nam Cao. 5 Chương 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chí Phèo”. Cụ thể: Chương 1: Những vấn đề chung 1.1 Vài nét khái quát về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo 1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 1.1.2 Tác phẩm Chí Phèo 1.2 Vài nét khái quát về Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt 1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 1.2.2 Tác phẩm Vợ nhặt 1.3 Những lí luận chung về bi kịch và bi kịch tình yêu 1.3.1 Khái niệm về bi kịch 1.3.2 Bi kịch tình yêu Chương 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai truyện ngắn “Chí Phèo” và “Vợ nhặt”. 2.1 Bi kịch của sự vỡ mộng 2.1.1 Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt 2.1.2 Nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo 2.2 Bi kịch của tình yêu hạnh phúc giữa đời thường; giữa khát vọng bản năng và hiện thực đời sống. 2.2.1 Nhân vật bà ba trong truyện ngắn Chí Phèo 2.2.2 Nhân vật chị vợ binh Chức trong truyện ngắn Chí Phèo 2.2.3 Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt 2.2.4 Nhân vật thị trong truyện ngắn Chí Phèo 2.3 Bi kịch tình yêu dang dở, cô đơn 2.3.1 Nhân vật bà cô thị Nở và nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo. 2.3.2 Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Chí Phèo. 6 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung 1.1 Vài nét khái quát về Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo” 1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Nam Cao (1915- 1951) tên thật Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao. Ông là một đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945, Nam Cao cũng là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của chặng đường nền văn học mới sau cách mạng. Ông có nhiều tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật ký, 1948); Truyện biên giới (1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1954); Sống mòn (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1957); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960)… Nam Cao là một trong những tên tuổi lớn, có quan điểm nghệ thuật, quan điểm văn chương rất rõ ràng: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. 1.1.2 Tác phẩm Chí Phèo Chí Phèo – thiên truyện ngắn hiện thực xuất sắc của Nam Cao, ra mắt người đọc từ tháng 2 năm 1941, đã có sức tố cáo bộ mặt vô nhân tính của xã hội và phản ánh bế tắc cùng cực của người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn đã mở ra cuộc đời đầy bi kịch của một Chí Phèo – thù hận với tất cả: cuộc đời – xã hội – con người và ngay cả bản thân. Một Chí Phèo triền miên trong 7 những cơn say, mất cả lương tri, trên hành trình thời gian dài đẵng đẵng của một kiếp sống không ra sống, trong không gian tăm tối ngột ngạt của xã hội Việt Nam đêm trước cách mạng. Nhà văn đã dẫn dắt người đọc vào một cuộc đời đau khổ và kết thúc trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc. Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết. Có người nói Nam Cao nổi tiếng nhờ truyện Chí Phèo . Đúng, nhưng thiếu, Chí Phèo là tuyệt đỉnh văn chương của Nam Cao, và các truyện khác của ông cũng là những tác phẩm rất có giá trị trong văn chương Việt Nam. 1.2 Vài nét khái quát về Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt 1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp Kim Lân quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, năm 2008 thuộc vùng Hà Nội. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa ) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim ). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện 8 thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Hà Minh Đức viết trong “Nhà văn nói về tác phẩm”: “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”. Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi. 1.2.2 Tác phẩm Vợ nhặt Viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập “Con chó xấu xí” (truyện ngắn 1962). Tiền thân là truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và đã bị mất bản thảo. Về sau, tác giả đã đưa cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Truyện tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phản ánh cuộc sống thê thảm của nhân dân trong nạn đói. Nhà văn bộc lộ sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ, với những người dân nghèo, phát hiện ra vẻ đẹp diệu kỳ của người lao động. Trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào, họ vẫn vượt lên cái chết, ra sức yêu thương đùm bọc lẫn nhau và cùng hy vọng vào 1 tương lai tươi sáng. Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. 9 Truyện ngắn xuất sắc với tình huống truyện độc đáo và nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế của tác giả. 1.3 Những lí luận chung về bi kịch và bi kịch tình yêu 1.3.1 Khái niệm về bi kịch - Theo Từ điển tiếng Việt, nghĩa bi kịch trong tình huống này là: Cảnh éo le, trắc trở, đau thương mất mát. - Theo tôi hiểu: Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát (có thể dẫn đến cái chết). - Tiếp cận ở góc độ mĩ học, tôi hiểu bi kịch là một trong những đỉnh cao của sáng tạo thi ca, nó là một loại hình đậm chất triết luận, nó phản ánh các vấn đề đặt ra trong đời sống. Vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp của những tư tưởng nhân văn mà con người rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Ở bi kịch những gì mong manh, vụn vặt đều bị gạt bỏ chỉ còn đọng lại là những khát vọng mãnh liệt nhất, chân thực nhất nhưng cũng trí tuệ nhất. Ở bi kịch cái chân, thiện hoà hợp kì diệu với cái đẹp và cái trác tuyệt. Ở bi kịch niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và thất vọng, sung sướng và đau khổ, thành công và thất bại cứ vận chặt lấy nhau, tương phản, đối lập nhau nhưng thống nhất nhiệm vụ : khẳng định sức sống mãnh liệt và bất tử của con người, khẳng định thắng lợi tất yếu của tiến bộ xã hội, dù phải trải qua nhiều thử thách 1.3.2 Bi kịch tình yêu Từ khái niệm lí luận chung về bi kịch, tôi mạnh dạn đóng góp quan niệm của mình về bi kịch tình yêu: là sự mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng yêu đương cá nhân và hiện thực đời sống. Cá nhân không thực hiện được khát vọng, mong muốn, lí tưởng trong tình yêu mà rơi vào hoàn cảnh bi đát, đau thương; hay cá nhân khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng tình yêu, hạnh phúc không trọn vẹn, con người vẫn rơi vào cảnh ngộ buồn đau, cô đơn. 10 [...]...Chương 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo 2.1 Bi kịch của sự vỡ mộng 2.1.1 Nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt Nói về nhân vật thị - người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân Xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không... chẵn, vẻn vẹn và ít ỏi so với cả cuộc đời vô nghĩa của thị Thế đấy, con người hi vọng, mong muốn một cuộc sống với một tình yêu dù đơn giản, nguyên sơ như thế thôi, nhưng đổi lại chỉ là từ thất vọng mà thôi 2.3 Bi kịch tình yêu dang dở, cô đơn 2.3.1 Nhân vật bà cô thị Nở và nhân vật thị Nở trong Chí Phèo Nhân vật bà cô Thị Nở chỉ là một nhân vật phụ Trong truyện, Nam Cao miêu tả nhân vật bà cô ấy... bi kịch lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người nói chung Xét về mối quan hệ tình yêu, có lẽ bà là nhân vật bi kịch nhất trong những bi kịch tình yêu của những nhân vật đã đề cập tới Xuân Diệu đã từng viết: 19 Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào Vậy mà, đằng đẵng cả một cuộc đời mình, bà cô thị Nở đã sống mà không yêu, không nhớ, không thương một ai cả Bà không trao tình. .. cả Bà không trao tình yêu cho ai và cũng chẳng một ai trao tình yêu cho bà Vậy tại sao bà vẫn sống được, có lẽ cuộc sống đối với bà cô thị đơn giản chỉ là sự tồn tại, sự có mặt mà thôi Bà không những rơi vào bi kịch cô đơn trong tình yêu, mà thậm chí, bi kịch cuộc sống, bi kịch cuộc đời bà cũng đã và đang trải qua rồi Quả thực, bà mang trong mình một bi kịch lớn, một nỗi đau lớn, một sự mất mát lớn Thực... xuân của bà cũng đeo đuổi theo dòng thời gian đằng đẵng khắc nghiệt, trẻ đẹp rồi già nua, một người phụ nữ sống trong cuộc đời này mà không bi t đến một thứ tình yêu đích thực, bà thật giống như bông hoa dù thơm ngát nhưng số phận lại đẩy nó phải mọc giữa rừng 2.2.2 Nhân vật chị vợ binh Chức trong tác phẩm Chí Phèo Có lẽ trong Chí Phèo , ít người để mắt đến sự xuất hiện của nhân vật chị vợ binh... câu chuyên, như ta đã bi t, thị giải quyết những giằng xé nội tâm, giải quyết bi kịch trước đó của mình một cách rất nhân văn 2.1.2 Nhân vật thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo Cùng chung cái bi kịch vỡ mộng trong tình yêu, nhân vật thị Nở trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng đã hi vọng để rồi thất vọng Đó là con người xấu nhất làng Vũ Đại, xấu đến ma chê quỷ hờn, khuôn mặt của Thị được được miêu... cho tình yêu của thị Nở là Chí Phèo Họ yêu nhau hết năm ngày, cái năm ngày ngắn ngủi với tình yêu của cả một đời thị Nở Phải nói Nam Cao thực sự rất tài tình khi xây dựng nên tình huống mang tính bước ngoặt trong tâm lí của cả hai nhân vật Chí Phèo và thị Nở: “Đến hôm thứ sau, thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời Người cô ấy nội ngày mai sẽ về Thị nghĩ bụng hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã” Và. .. quyết định về Suy nghĩ trong thị lúc bấy giờ có lẽ chỉ duy nhất là mong bà cô mình đồng ý, chấp thuận mối tình duyên của mình và Chí Phèo Cả cuộc đời thị Nở trước đó, chưa một lần được yêu và chưa được ai yêu dù chỉ một lần, thị gặp Chí Phèo là một cái duyên trời cho, là một hạnh phúc hiếm có Và cũng có lẽ, đây là cơ hội cuối cùng, hi vọng cuối cùng để thị được sống trong tình yêu, trong hạnh phúc lứa... của mối mộng ước trong tình yêu mà thôi Thế mà trước nay, con người ấy ở một phương diện nào đó vẫn bị người ta xem là tàn nhẫn, tàn nhẫn với “cái thằng đã ăn nằm với mình” Ngẫm ra, mới thấy thị thật đáng thương! 2.2 Bi kịch của tình yêu, hạnh phúc giữa đời thường, giữa khát vọng bản năng và hiện thực đời sống 2.2.1 Nhân vật bà ba trong tác phẩm Chí Phèo Cũng trong Chí Phèo , nhân vật bà ba – được... trách Và có lẽ, đứa cháu của bà – thị Nở - cũng sẽ bước chung con đường cô đơn với bà Thậm chí con đường ấy con đường ấy còn nghiệt ngã hơn nếu có một Chí Phèo con” ra đời Chí Phèo là con người duy nhất trên đời có thể “xứng đôi” với thị Nhìn vào thực tại, Chí Phèo không còn nữa, thị sẽ bước tiếp con đường mòn của bà cô thị; bi kịch của sự vỡ mộng, bi kịch của sự khát khao hạnh phúc trong cuộc sống . 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo . 2.1 Bi kịch của sự vỡ mộng. 2.1.1 Nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt Nói về nhân vật thị - người vợ nhặt. phẩm Vợ nhặt 1.3 Những lí luận chung về bi kịch và bi kịch tình yêu 1.3.1 Khái niệm về bi kịch 1.3.2 Bi kịch tình yêu Chương 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai truyện ngắn Chí. Những vấn đề chung trong Vợ nhặt và Chí Phèo và hai tác giả Kim Lân, Nam Cao. 5 Chương 2: Bi kịch tình yêu của một số nhân vật nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo . Cụ thể: Chương

Ngày đăng: 04/09/2014, 18:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan