Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay

75 1.4K 17
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy, đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước có hiệu lực đã dần di vào đời sống nhân dân, song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đ󬬬¬, ý thức pháp luật và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất gây hậu quả đến sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đối với huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, yêu cầu đặt ra về công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay làm Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị Hành chính.

 MỞ ĐẦU 1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I    NGUYỄN HÀ GIANG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG VĂN HOAN PHÓ TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ H NÀ ỘI, NĂM 2011 1. Lý do chọn đề tài. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh, quốc phòng Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng, phức tạp, liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy, đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước có hiệu lực đã dần di vào đời sống nhân dân, song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, ý thức pháp luật và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất gây hậu quả đến sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đối với huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, yêu cầu đặt ra về công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mục tiêu đó đã và 2 đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay làm Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục tiêu: Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước về đất đai; vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đất đai từ đó vận dụng để phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Một là, Khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai. Hai là, Phân tích và làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Ba là, Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quả quản lý nhà nước về đất đai một cách hợp lý hơn trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay. 3 Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài này là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn để làm rõ những vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của Luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của Luận văn được cấu thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai. Chương II: Thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng (2006-2010). Chương III: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Đất đai và vai trò của đất đai. 1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai: 4 "Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông, hồ, suối, đầm, lầy ) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa )”. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều ngang (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình thuỷ văn )” giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: Sản xuất, môi trường, cân bằng sinh thái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ, không gian sự sống bảo tồn, bảo tàng sự sống, vật mang sự sống. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, trước hết ở chỗ quyền sở hữu loại tài sản đất đai không giống với quyền sở hữu bất kì loại tài sản nào khác. Quyền sở hữu bất kì loại tài sản nào đều thể hiện trên ba loại quyền: Quyền chiếm hữu bao gồm quyền nắm giữ và quản lí tài sản đó; Quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó; Quyền định đoạt bao gồm quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó 1 . Quyền sở hữu đất đai với đầy đủ ba quyền trên, trong đó đặc biệt là “quyền định đoạt” luôn luôn thuộc về xã hội, . Do vậy quyền định đoạt – với đầy đủ ý nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đất đai chỉ thực sự có ý nghĩa với quốc gia, là sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Khi mà quyền định đoạt chỉ thực sự có ý nghĩa trên phạm vi quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, thì với các chủ thể liên quan đến đất đai trong xã hội, kể cả Nhà nước quyền sở hữu đất đai chủ yếu chỉ còn là quyền chiếm hữu và quyền sử dụng – một loại quyền sở hữu không đầy đủ. Và dù việc nắm giữ, quản lí, sử dụng đất như thế nào, thì “đất” vẫn là của “nước”, lãnh thổ 1 . Điều 164, 182, 192, 195 Luật dân sự Nước công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005 5 quốc gia vẫn toàn vẹn. Có những việc làm liên quan đến đất đai nếu xét bề ngoài dễ cảm nhận là thuộc “quyền định đoạt” như Nhà nước ra quyết định thu hồi đất ở khu vực này, giao đất cho dự án này, công trình kia…, nhưng về thực chất vẫn nằm trong “quyền sử dụng”, đó chỉ là định đoạt trong sử dụng mà thôi, bởi thông qua những quyết định đó Nhà nước không từ bỏ hoặc chuyển giao quyền sở hữu đất của mình. Vì vậy sự phức tạp về đất đai trong xã hội đều tập trung vào việc giải quyết vấn đề “quyền sở hữu không đầy đủ đất đai như thế nào?” – nói cách khác là vấn đề “quyền quản lí, sử dụng đất” như thế nào trên cả hai mặt: thời hạn quản lí, sử dụng trong bao lâu ?; và trong thời hạn đó, họ được quyền sử dụng đất như thế nào? Đất đai là " Tư liệu sản xuất" tuy nhiên cần lưu ý các tính chất đặc biệt của loại tư liệu sản xuất là đất so với khác như sau: - Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu xản xuất. Trong khi đó các tư liệu sản xuất khác là kết quả của lao động có trước của con người (do con người tạo ra). - Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu. Các tư liệu sản suất khác có thể tăng về khối lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã hội. - Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý hoá (quyết định bởi các yếu tố hình thành đất cùng chế độ sử dụng đất khác nhau), các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về mặt chất lượng, quy cách tiêu chuẩn (mang tính tương đối do quy trình công nghệ quyết định ). - Tính không thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việc không thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác phải tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn có hiệu quả kinh tế hơn. 6 - Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi, chỗ mọi nơi có thể di chuyển trên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết. 1.2. Vai trò của đất đai: Đất đai là vật báu thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai không phải do lao động của con người tạo ra, mà nó là nguồn cội, nền tảng của hầu hết các hoạt động của con người. Đất cùng với sức lao động cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, tạo nên chỗ ở, chỗ làm việc, nơi vui chơi, giải trí Vì thế đất có tác động trực tiếp đến con người từ thể xác đến tâm lý, tình cảm Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đất đai luôn xuất hiện như một vấn đề kinh tế - xã hội sống còn, nó là nguyên nhân của nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Đất đai của một lãnh thổ quốc gia là một trong những dấu hiệu để xác định sự tồn tại của quốc gia, dân tộc đó. Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, từ mấy ngàn năm đến nay, đất đai đã gắn bó với vận mệnh con người Việt Nam, là yếu tố cơ bản để tạo thành Tổ quốc, trong đó có giới hạn về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Ông, Cha ta từ lâu đã có câu: "Tấc đất, tấc vàng", thể hiện rõ nhận thức giá trị to lớn của đất đai trong đời sống và yêu cầu phải bảo vệ đất đai. Đất đai đã nuôi sống và mang lại sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Các thế hệ đã đấu tranh không mệt mỏi để chế ngự thiên nhiên bằng rất nhiều công trình to lớn như đê, đập để ngăn sông, lấn biển, thiết kế đồng ruộng phù hợp để bảo vệ đất phục vụ sản xuất, hy sinh bao xương máu trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm đươc công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài người. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và họat động của con người. Điều này có nghĩa là thiếu đất thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói cách khác không có đất sẽ không có sản xuất cũng như 7 không có sự tồn tại của chính con người. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau. - Trong các ngành phi nông, lâm nghiệp. Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao đông, là khoảng dự trữ trong lòng đất. Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất. - Trong các ngành nông, lâm nghiệp. Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, điều kiện vật chất, không gian, đồng thời là đối tượng lao động và công cụ lao động. Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. 2. Quản lý nhà nước về đất đai, vai trò và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai. 2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai. Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Cho đến nay về cơ bản mọi người đều cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Quản lý nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy của Nhà nước trên cơ sở quyền lực của Nhà nước. Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội, được tiến hành một cách liên tục để thực hiện các quá trình phát triển xã hội. Quản lý nhà nước có thể hiểu đó là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước bao gồm các lĩnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp. Theo nghĩa hẹp là hoạt động hành pháp, thực chất là các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước (như ở nước ta gồm Chính phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trực thuộc UBND các cấp). Những chủ thể khác như các tổ chức xã hội quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội cũng tham gia quản lý nhà nước khi được Nhà nước giao quyền. 8 Về mặt lý luận, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực của giai cấp thống trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng các công cụ: pháp luật, quy hoạch, kinh tế và hành chính, nhằm thể hiện và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của dân do dân và vì dân, vì vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN còn có chức năng phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhà nước thực hiện quyền lực tập trung của nhân dân để tổ chức và quản lý các hoạt động của xã hội vì hạnh phúc chung của nhân dân. Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống tổ chức, quản lý tồn tại trong mọi xã hội để duy trì tổ chức và phân công lao động xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội giữa những người trong một tổ chức và giữa các tổ chức xã hội trong quá trình sản xuất vật chất, trong các hoạt động xã hội nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Trong hệ thống quản lý xã hội, QLNN về kinh tế có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn nhà nước hay thị trường. Nói cách khác, mối quan tâm hàng đầu là xác định sự phân công hợp lý giữa Nhà nước và thị trường nhằm khai thác triệt để những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của cả Nhà nước lẫn thị trường. WB cho rằng: Nhà nước nên ít tham gia vào những lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt; và nên tham gia nhiều vào các lĩnh vực không thể dựa vào thị trường. Khi các hành động là cần thiết, chúng nên đi cùng hoặc thông qua các lực lượng thị trường chứ không phải chống lại thị trường. QLNN đối với đất đai là một nội dung quan trọng của QLNN về kinh tế, do vai trò và vị trí đặc biệt của đất đai với tính chất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, TLSX không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp, là mặt bằng để tổ chức sản xuất của nhiều ngành kinh tế…, đồng thời đất đai còn là hàng hoá đặc biệt có giá trị cao. QLNN đối với đất đai trong nền KTTT ở nước ta hiện nay chính là chức năng của Nhà nước thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân, tham gia trực tiếp vào vận hành thị trường đất đai. Hệ thống các công cụ QLNN đối với đất đai đang được triển khai thực hiện ở nước ta hiện nay gồm: 9 - Pháp luật: Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai trong xã hội bằng pháp luật và thông qua pháp luật. - Quy hoạch: Đó là hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thông qua quy hoạch để quyết định mục đích sử dụng đất, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quyền định đoạt về đất đai như: cơ chế giao đất, thu hồi đất, ban hành chính sách tài chính về đất. - Kinh tế: Hệ thống tài chính đất đai thể hiện thông qua các chính sách về thu tiền sử dụng đất, các loại thuế, phí và lệ phí về đất, quản lý giá đất và chính sách đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Hành chính: Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và hệ thống dịch vụ đất đai Xét về mặt pháp lý, QLNN về đất đai được phân ra thành chủ thể quản lý và khách thể quản lý, đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý: là Nhà nước, đại diện sở hữu toàn dân về đất đai trực tiếp tham gia vận hành thị trường; thực hiện chức năng quản lý như mọi nhà nước khác, thông qua hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nước. Khách thể quản lý: là các tổ chức (bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính trị, tổ chức tôn giáo, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế được Nhà nước cho phép hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoạt động kinh tế tại Việt Nam), hộ gia đình, cá nhân và các hành vi của họ trong qúa trình SDĐ. Đối tượng quản lý: là toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc lãnh thổ (bao gồm đất liền, mặt nước, lãnh hải, không phận, tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, môi trường thiên nhiên…) của quốc gia. Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 13 nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai 2003, đó là: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 10 [...]... phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây: Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và... pháp bảo vệ đất và môi trường sống theo hướng bền vững Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau: Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân... nhưng hiện nay quá trình đô thị hóa đã đẩy giá đất tăng cao vùn vụt và đó cũng là nguyên nhân của những cơn sốt đất trên địa bàn thành phố thời gian qua Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao như hiện nay II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Nội dung quản lý nhà nước. .. hướng dẫn thực hiện luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túng trong tổ chức thi hành, bởi vậy hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai còn chưa cao Từ đó ta có thể thấy nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến công tác quản lý đất đai Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước Chính vì vậy, kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay 3.2 Nhân... nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 Trong đó chế độ quản lý đất đai gồm những nội dung cơ bản sau: 1 Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó Đây là nội dung hết sức quan trọng trong quản lý đất đai Nó là cơ sở quan trọng cho các nội dung khác bởi lẽ các nội dung khác về quản lý đất đai đều phải được dựa trên các... quản lý sử dụng đất biểu hiện quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nhằm lập lại một trật tự pháp lý theo mục tiêu của các cơ quan quản lý Văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật quản lý sử dụng đất nói riêng mang tính chất Nhà nước Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy văn bản pháp luật đất đai vừa thể hiện được ý chí của Nhà nước vừa thể hiện được nguyện... lý các vi phạm pháp luật về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai không thể thiếu được hoạt động này Nội dung thanh tra, kiểm tra đất đai gồm: Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước và của Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Đất đai của người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân khác 27 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách... nhận quyền sử dụng đất; - Thống kê, kiểm Kế đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai; - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết... phương thức quản lý khoa học và thực sự dân chủ 29 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG (2005-2010) I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1 Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý: Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý như sau: - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương; - Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam;... phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết và sử dụng các nguồn lợi từ đất đai 2.2 Vai trò và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai: Cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng các công cụ kế hoạch, pháp luật, chính sách… Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô . nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Một là, Khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai. Hai. nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI I huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện

Ngày đăng: 03/09/2014, 09:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Vai trò của đất đai:

  • Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện theo Đề án 30 của chính phủ. Mở rộng công khai hóa các thủ tục hành chính về đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  • Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về đất đai của huyện Yên Dũng.

    • 2.4. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan