Đề tài : pháp luật về thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở việt nam hiện nay

91 1.9K 27
Đề tài : pháp luật về thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH TUẤN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH TUẤN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC VIỆN HÀN LÂM 1 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 1 VIỆN HÀN LÂM 1 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 1 MỞ ĐẦU 3 1 LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin trân trọng gửi tới thầy giáo hướng dẫn của tôi – PGS.TS Phạm Hữu Nghị, người đã hết lòng hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô đã cung cấp cho tôi kiến thức bổ ích trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội để giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Xin cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và gia đình nhỏ bé của tôi đã đã luôn động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn NGUYỄN MINH TUẤN 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua công tác thu hồi đất đã đạt được nhiều kết quả to lớn, nhưng cũng luôn là vấn đề nóng bỏng, đặc biệt đối với các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế. Qua một số vụ việc nổi cộm gần đây, như vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), dự án khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên), mới đây nhất là vụ một người dân nổ súng tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình [9] cho thấy mức độ căng thẳng, phức tạp của công tác này. Trên thực tế, thu hồi đất có lúc, có nơi không chỉ thiếu công bằng mà còn thiếu hiệu quả. Nhiều địa phương xảy ra tình trạng lãng phí hàng trăm ha đất được giải phóng mặt bằng cho các dự án rồi bị bỏ hoang, nhưng rất ít cán bộ bị xử lý trách nhiệm. Hàng năm, số vụ khiếu kiện về đất đai ngày càng gia tăng, chiếm trên 70% tổng số các vụ khiếu kiện, nhiều vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng kết luận khoảng 50% số khiếu kiện đất đai là đúng, như vậy có nghĩa là số vụ làm oan sai từ các cơ quan nhà nước đã ở mức đáng báo động. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cán bộ có thẩm quyền còn có nguyên nhân từ sự bất cập trong các quy định pháp luật đất đai hiện hành. Trong thu hồi đất, người dân luôn ở vào vị trí yếu thế, trong nhiều trường hợp không tự bảo vệ được quyền lợi của mình. Cơ chế thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế hiện nay đang chứa đựng mâu thuẫn cơ bản ngày càng sâu sắc về quyền, lợi ích của người bị thu hồi đất với các tổ chức, đơn vị thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Khi thảo luận Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIII (tháng 5/2013), không ít ý kiến kiến nghị bãi bỏ quy định thu hồi 3 đất vì mục đích phát triển kinh tế, thay vào đó là trưng mua quyền sử dụng đất. Cùng với đó, cần làm rõ hơn mục đích của việc thu hồi đất: “Thu hồi loại đất nào, dùng để làm gì, ai sẽ là người được hưởng lợi (?)” – luôn là câu hỏi nóng bỏng tại nghị trường. Vấn đề này cũng được nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa Luật Đất đai 2003 (sửa đổi) theo hướng không quy định thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Có 132.836 ý kiến đề nghị áp dụng cơ chế Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất thay cho cơ chế thu hồi đất để thực hiện các dự án; có 132.016 lượt ý kiến đề nghị không thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế [3]. Có ý kiến cho rằng, thu hồi đất vì mục đích kinh tế cần thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư; đồng thời quyền sử dụng đất cần được đối xử như các quyền về tài sản theo quy định tại Điều 181, Bộ Luật Dân sự 2005. Tại phiên họp Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi (Hà Nội, 25-26/9/2013), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga kiến nghị không thu hồi đất vì mục đích kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, nếu có chỉ nên áp dụng với các dự án đầu tư công mà thôi. Đảng và Nhà nước ta xác định về nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý như Hiến pháp năm 1992 quy định (điều này cũng được tiếp tục thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, tháng 10/2013). Vậy để bảo vệ quyền lợi của người dân trong các dự án thu hồi đất vì mục đích kinh tế cần thực hiện theo cơ chế nào? Vấn đề nóng bỏng này đang đặt ra, đòi hòi phải được giải quyết cả khía cạnh lý luận, thực tiễn một cách triệt để, thuyết phục nhất. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài này cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thu hồi đất là có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia, nhất là với nước ta – một nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng năm diện 4 tích đất đai cần thu hồi lên đến hàng ngàn ha. Bài toán cần giải quyết chính là mối quan hệ lợi ích giữa ba bên: Nhà nước - Chủ đầu tư - Người dân. Vấn đề này được nhiều cơ quan bộ, ngành nghiên cứu nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai. Mặc dù thời gian qua hàng vạn ha đất được giải phóng mặt bằng để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật bộc lộ khá rõ, nhưng đến thời điểm này hầu như chưa có luận văn nào nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này. Một số công trình khác nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại về đền bù, hỗ trợ tái định cư ở Hà Nội và một số địa phương. Có tác giả nghiên cứu vụ việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải phòng). Ngoài ra, có một số chuyên đề, tác phẩm báo chí đề cập về công tác thu hồi đất nói chung: Nguyễn Vinh Diện: Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, Luận văn Thạc sĩ luật học, 2006; Nguyễn Duy Thạch: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ luật học, 2007; Đặng Anh Quân: Bàn về giá đất khi bồi thường - Nên cao hay thấp? (Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 8, 2005); Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA): Từ những bất thường trong đền bù, giải phóng mặt bằng (Nhóm phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, số 285, ngày 29/11/2005). Những công trình này nghiên cứu về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Gần với đề tài này có Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” (Hoàng Thị Nga, năm 2011). Phạm vi nghiên cứu khá rộng, tác giả đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, tác giả chưa tập trung vào những bức xúc xã hội, bất cập của pháp luật đất đai trong thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Trong thời gian Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa 13 diễn ra (tháng 5, 2013), nhiều bài báo đề cập đến vấn đề nóng bỏng của Luật Đất đai (sửa đổi) được 5 thảo luận tại Quốc hội: “Chỉ thu hồi, không trưng mua đất là bất công với người dân” (Phương Thảo, Dân trí điện tử, 17/6/2013), “Đề nghị trưng mua quyền sử dụng đất của dân” (Tuổi trẻ online, 18/06/2013). Các tác giả cho rằng, Hiến pháp và Luật Đất đai hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng quyền sử dụng đất cần phải được thừa nhận là quyền tài sản, được bảo hộ như một tài sản, theo quy định tại Điều 181 Bộ Luật dân sự 2005. Chúng tôi cho rằng, thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, có tính thời sự bức thiết. Tuy nhiên, vấn đề này dường như chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, trực diện, bởi đây là vấn đề rất phức tạp, còn tranh cãi. Cơ quan soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng còn lúng túng, phải đưa ra các phương án khác nhau để đại biểu Quốc hội thảo luận, trước khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua vào tháng 10/2013 [22]. Vì vậy có thể khẳng định đề tài do học viên lựa chọn là một vấn đề rất mới, có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Về mục đích: Qua việc hệ thống hóa, phân tích các quy định của Nhà nước về thu hồi đất theo Điều 40 Luật Đất đai 2003, phân tích đánh giá thực trạng về công tác thu hồi đất, những bất cập và nguyên nhân, làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn và lý luận đang đặt ra, luận văn đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật thu hồi đất theo Điều 40 Luật Đất đai 2003 trong thời gian tới một cách hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư. Về nhiệm vụ: Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau - Hệ thống hóa làm rõ cơ sở pháp lý của thu hồi đất theo Điều 40 Luật Đất đai 2003; yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với công tác này. - Phân tích, đánh giá và luận giải thực trạng pháp luật về thu hồi đất từ năm 2003 đến nay; chỉ ra những yếu kém, khó khăn, bất cập, yêu cầu và đòi hỏi từ thực tiễn. 6 -Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất vì mục đích kinh tế trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung pháp luật và thực tiễn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế (Điều 40 Luật Đất đai 2003); tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; nêu những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế ở nước ta thời gian qua. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Điều 40 Luật Đất đai 2003. Thời gian đánh giá từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay, trên phạm vi cả nước, trong đó có thành phố Hà Nội và một số địa phương. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Làm rõ mối quan hệ, lợi ích trong việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế theo Điều 40 Luật Đất đai 2003. Nhận diện, phân tích những bất cập của quy định trong Luật Đất đai hiện hành và luật liên quan. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật đất đai về cơ chế thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất với bên kia là nhà đầu tư. Nội dung luận văn có tác dụng làm tư liệu tham khảo đối với các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật học. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 7 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh… được sử dụng trong Chương 1 tìm hiểu về một số vấn đề lý luận về Pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; - Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp được sử dụng tại Chương 2 để tìm hiểu về Pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế. Đồng thời, tác giải kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật những vấn đề hiện tại với nội dung các quy định pháp luật được nghiên cứu. Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan, biện chứng trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định đối với vấn đề nghiên cứu. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế thời gian qua và một số kiến nghị 8 [...]... tích ở Chương 1 sẽ là tiền đề, cơ sở để để tiếp tục nghiên cứu và luận giải thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời cũng là cơ sở để kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở nước ta thời gian tới 33 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH KINH. .. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm thu hồi đất và thu hồi đất vì mục đích kinh tế 1.1.1 Khái niệm thu hồi đất Ở nước ta, đất đai thu c sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu [14] Nhà nước nắm giữ và là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt, quyết định về pháp lý đối với đất đai, thông qua các hành vi giao đất, cho thu đất, thu hồi đất. .. hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng Chỉ đến Luật Đất đai 2003 mới có quy định riêng về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế (Điều 40) Đây là điểm đột phá rất lớn, các nhà làm luật lúc đó đã gọi đúng tên một quan hệ pháp luật vẫn tồn tại từ trước đó – Quan hệ pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế Bằng 30 quy định này, về lý thuyết thu hồi đất vì mục đích kinh. .. triển kinh tế Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, vì vậy Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số phận pháp lý của đất đai Do đó, thu hồi đất là một biện pháp để thực hiện quyền sở hữu về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu 1.1.2 Khái niệm thu hồi đất vì mục đích kinh tế 1.1.2.1 Khái niệm Mục đích việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế là nhằm mục đích. .. đất vì mục đích kinh tế Như đã nêu ở trên, thu hồi đất là khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm tất cả các trường hợp thu hồi đất theo ý chí của Nhà nước được cụ thể hóa bằng pháp luật Theo pháp luật đất đai hiện hành, mọi trường hợp thu hồi đất đều do/ và chỉ có Nhà nước được phép thực hiện Các trường hợp thu hồi đất được quy định tại điều 38 Luật Đất đai 2003, bao gồm: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích. .. chế thu hồi đất Nhưng cả trường hợp đó, chưa chắc Nhà nước đã được hưởng lợi nhuận Chính cơ chế thu hồi đất thiếu các yếu tố cân bằng lợi ích hiện nay đang làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng Nạn chạy dự án, khiếu kiện vì bất công bằng trong giải quyết lợi ích khi thu hồi đất luôn là vấn đề căng thẳng 1.3 Điều chỉnh pháp luật về thu hồi đất vì mục đích kinh tế 1.3.1 Quan hệ pháp luật thu hồi đất vì mục. .. Luật Đất đai 2003) 17 1.1.2.2 Đặc điểm thu hồi đất vì mục đích kinh tế Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế cũng có các đặc điểm như thu hồi đất nói chung (thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, công cộng) Việc thu hồi đất phải thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định; phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành; mang tính hành chính mệnh lệnh, bắt buộc Ngoài ra, thu. .. chi phối vấn đề lợi ích trong việc thu hồi đất mà các bên đều hướng đến 24 - Khách thể của quan hệ pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh t : Đối với Nhà nước, khách thể mà Nhà nước hướng tới là toàn bộ vốn đất đai của quốc gia trong việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế, được phân chia thành các nhóm đất sau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Đối với người sử dụng đất và chủ đầu... ra, thu hồi đất vì mục đích kinh tế có đặc điểm sau: - Lợi nhuận là yếu tố quyết định, là mục đích của việc thu hồi đất Nhà nước là chủ thể đứng ra thu hồi đất để giao cho các chủ đầu tư Chính chủ đầu tư là người đề xuất thu hồi đất của người sử dụng đất với mục đích lợi nhuận kinh tế Nhà nước chỉ là người đứng ra giúp chủ đầu tư thu hồi quyền sử dụng đất và đất của người sử dụng đất, thực hiện cơ... Nhà nước có thẩm quyền tiến hành: Thu hồi đất được thực hiện bởi quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong đó xác định rõ chủ thể bị thu hồi, lý do thu hồi, diện tích thu hồi, mục đích thu hồi Đây là căn cứ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất - Thu hồi đất được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định: Thu hồi đất là một trong những nội dung . pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế thời gian qua và một số kiến nghị 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM. Điều 40 Luật Đất đai 2003). 17 1.1.2.2. Đặc điểm thu hồi đất vì mục đích kinh tế Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế cũng có các đặc điểm như thu hồi đất nói chung (thu hồi đất vì mục đích. Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm thu hồi đất và thu hồi đất vì mục đích kinh tế 1.1.1. Khái niệm thu hồi đất Ở nước ta, đất đai thu c sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu [14].

Ngày đăng: 03/09/2014, 01:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VIỆN HÀN LÂM

  • KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

  • VIỆN HÀN LÂM

  • KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan