Nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường và sinh trưởng của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng

63 1.1K 4
Nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường và sinh trưởng của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nguyễn Văn Thái NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TÔM TRONG CÁC AO NUÔI TÔM (PENAEUS MONODON, FABRICIUS 1798) SÚ ĐA CHU KỲ ĐA AO TẠI HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60.62.70 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ BÍCH MAI Nha Trang - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong bản luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào. Chính bản thân tôi đã có gắng làm việc một cách nghiêm túc mới có được những số liệu này. Tác giả Nguyễn Văn Thái i LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Bích Mai đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản - Trường Đại học Nhà Trang đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Quang Tề - chủ nghiệm đề tài KC – 07.11/06-10 cùng tất cả các cán bộ, anh chị làm trong đề tài đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu. Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Tác giả Nguyễn Văn Thái ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 18 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 44 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới giai đoạn 1964 - 2004 3 Bảng 1.2. Diện tích nuôi nước lợ mặn và nuôi tôm của Việt Nam qua các năm (ha) 5 Bảng 1.3. Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam 1986 - 2002 (tấn) 5 Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chất lượng nước cần cho nuôi tôm 13 Bảng 1.5. Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm sau khi xử lý 13 Bảng 3.1. Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 1 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 21 Bảng 3.2. Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 2 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 26 Bảng 3.3. Biến động của một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm mô đun 3 cấp tại Hải Phòng, năm 2010 32 Bảng 3.4. Kết quả thí nghiệm nuôi tôm trong 3 mô đun, tại Hải Phòng, 39 năm 2010 39 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Biểu đồ phác hoạ - chương trình sản xuất tối ưu mô đun 1 cấp, nuôi 7 Hình 1.2. Biểu đồ phác hoạ- chương trình sản xuất tối ưu- mô đun 2 cấp, nuôi 6 vụ- ao cấp 1 /năm; nuôi 3 vụ- ao cấp 2 /năm 7 Hình 1.3. Biểu đồ phác họa- chương trình sản xuất tối ưu- môđun ba cấp, nuôi 6 vụ/năm: cấp 1; cấp 2; cấp 3 8 Hình 2.1. Bản đồ khu thí nghiệm nuôi tôm sú ở Hải Phòng, 2010 15 Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 1 cấp 18 Hình 3.2. Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 1 cấp 19 Hình 3.3. Diễn biến Oxy hòa tan sáng- chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 1 cấp 19 Hình 3.4. Diễn biến nhiệt độ nước sáng- chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 2 cấp 22 Hình 3.5. Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 2 cấp 23 Hình 3.6. Diễn biến Oxy hòa tan sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 2 cấp 24 Hình 3.7. Diễn biến nhiệt độ nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 3 cấp 28 Hình 3.8. Diễn biến pH nước sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của 28 Hình 3.9: Diễn biến Oxy hòa tan sáng - chiều trong các ao nuôi tôm của mô đun 3 cấp 29 Hinh 3.10. Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun 1 cấp 35 Hình 3.11. Đồ thị tốc độ sinh trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của tôm trong mô đun 1 cấp 35 Hinh 3.12. Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun 2 cấp (Vụ 1: A5-1, B6-1, B8-1, Vụ 2: A5-2, B6-2, B8-2) 36 Hình 3.13. Đồ thị tốc độ sinh trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của tôm trong mô đun 2 cấp (Vụ 1: A5-1, B6-1, B8-1, Vụ 2: A5-2, B6-2, B8-2) 36 v Hình 3.14. Đồ thị sinh trưởng về khối lượng của tôm (g/con) trong mô đun 3 cấp (Vụ 1: A1-1, A2-1, A3-1, Vụ 2: A1-2, A2-2, A3-2) 38 Hình 3.15. Đồ thị tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo ngày (g/ngày) của tôm trong mô đun 3 cấp (Vụ 1: A1-1, A2-1, A3-1, Vụ 2: A1-2, A2-2, A3-2) 38 vi MỞ ĐẦU Từ khi hình thức nuôi thâm canh ra đời, nuôi tôm sú đã có bước đột phá về năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của môi trường, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Điều đó đã làm cho nghề nuôi tôm sú trở nên không ổn định và thiếu tính bền vững. Đứng trước thực tế đó, mô hình “nuôi tôm sú thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa ao” được xây dựng (Bùi Quang Tề, năm 2008) với mục đích quản lý các yếu tố môi trường không vượt quá giới hạn chịu đựng của tôm, giảm thiểu dịch bệnh, có tốc độ tăng trưởng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất. Cùng với xây dựng mô hình tối ưu đánh giá dữ liệu thu được trong điều kện sản xuất để tìm ra yếu tố sinh học cần điều khiển, nhằm đạt tới môi trường tối ưu nuôi tôm đạt hiệu quả cao và ổn định bền vững. Đồng thời đánh giá tác động về sức ép nhu cầu thị trường và tổ chức nhân lực để chọn chương trình tối ưu cho thu hoạch và nuôi lặp lại. Có nhiều yếu tố sinh học, kinh tế tác động đến hiệu quả của mô hình, trong đó có - Yếu tố kỹ thuật do tác động của con người: xây dựng và cải tạo ao, con giống mật độ mùa vụ hệ số thức ăn, thiết bị phục vụ và giám sát cho hoạt động nuôi tôm. - Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy hòa tan, độ mặn, độ kiềm, NH 3 , NO 2 , H 2 S. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng với các yếu tố khác và tôm nuôi trong ao hợp thành một hệ sinh thái ao nuôi tôm. Đây là một hệ phức tạp, tôm nuôi phát triển trong giới hạn của hệ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận động của chính hệ đó. Do đó các quyết định về điều khiển hệ đưa ra trên quy luật vận động của hệ sinh thái ao nuôi. Để có được vụ nuôi đạt kết quả tốt trong bất kỳ mô hình nào thì vấn đề quản lý môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Làm được điều này, chúng ta phải theo dõi biến động các yếu tố môi trường từ đó đưa ra những quyết định về sự điều khiển môi trường một cách tối ưu. Vì thế đề tài “Nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường và sinh trưởng của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng” được thực hiện với nội dung sau: 1 Nội dung: - Theo dõi diễn biến các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy hòa tan, độ mặn, độ kiềm, NH 3 , NO 2 , H 2 S, mực nước trong các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao. - Đánh giá mối liên quan giữa sinh trưởng và yếu tố môi trường của tôm sú nuôi thâm canh đa chu kỳ đa ao. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới Trên thế giới, nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bắt đầu từ năm 1930 khi Motosaku Fujinaga thành công trong việc cho tôm sú sinh sản nhân tạo. ông đã ương nuôi thành công tôm sú từ giai đoạn bột lên tôm thịt trong phòng thí nghiệm cũng như sản xuất chung trên quy mô lớn. Những kinh nghiêm này được chia sẻ trên những ấn phẩm chuyên ngày vào năm 1935, 1941, 1942 và 1967 [10]. Đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm này. Bảng 1.1. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới giai đoạn 1964 - 2004 Đơn vị: 1000 tấn Khu vực 1984 1994 2000 2001 2002 2003 2004 Châu Phi 36,9 95,3 408 414,33 463,4 531,3 570,1 Bắc Mỹ 351,9 528,5 711,2 783,1 834,4 887,7 955,2 Nam Mỹ 58,6 341,2 74.399 973 1.006 1.045,1 1.137,8 Châu á 8.521,2 25.253 41.604 44.151 47.420 50.384 54.367 Châu Âu 1.202,8 1.481,6 2.056 2.097 2.102 2.203,8 2.238,7 Châu Ðại Dương 19,9 74,84 134,1 136,5 144,7 131 139,3 Tổng sản lượng 10.191 27.775 45.657 48.555 51.972 55.183 59.408 (Nguồn : Thống kê của FAO) Những năm thập kỷ 80, lượng tôm bán trên thị trường thế giới chủ yếu do đánh bắt ngoài tự nhiên. Năm 1985, nghề nuôi tôm phát triển nhanh đột ngột và trở thành một ngành công nghiệp nhiều lợi nhuận nhưng cũng lắm rủi ro. sản lượng tôm chiếm 30% và 58% tổng sản lượng tôm bán ra trên thế giới vào năm 1995 và 1996 [10]. Ngày nay, tôm Sú là một loại hàng hóa thu hút rất nhiều các chủ đầu tư do nghề nuôi tôm mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi. Theo số liệu của FAO sản lượng tôm nuôi của cả năm 2003 ước đạt 1,35 triệu tấn tăng 11% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 15% so với sản lượng thực tế năm 2001. Riêng Trung Quốc sản lượng ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 28% sản lượng thực tế năm 2001 là 30.400 tấn. Sản lượng của Việt Nam tăng mạnh từ 50.000 tấn năm 3 [...]... trong các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao - Đánh giá mối liên quan giữa sinh trưởng và yếu tố môi trường của tôm sú nuôi thâm canh đa chu kỳ đa ao 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Các yếu tố môi trường được theo dõi trên 3 mô đun: mô đun 1 cấp, mô đun 2 cấp và mô đun 3 cấp + Mô đun 1 cấp gồm 2 ao B7, B9 (800m 2), nuôi một giai... của chương trình sản xuất đa chu kỳ - đa ao trong nuôi tôm sú thương phẩm 1.2.3 Những yếu tố môi trường tác động lên đời sống của tôm sú Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài vật nuôi thủy sản phụ thuộc vào một môi trường thích hợp nhất định Nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng... 40,2cm Độ mặn của ao nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú và không có sự biến động lớn trong thời gian nuôi Độ kiềm trong ao nuôi tuần đầu vụ nuôi thấp và tăng dần theo thời gian nuôi Độ kiềm trung bình là 113,1 mg CaCO3/l Độ pH trong ao nuôi đạt giá trị tối ưu và dao động trong ngày không quá 0,4 pH dao động trong khoảng 7,9- 8,3 Oxy hòa tan trung bình trong ao nuôi dao động trong khoảng... Mực nước các ao nuôi cấp 1 và cấp 2 trong hệ thống mô đun 2 cấp luôn được giữ ở mức thích hợp, trong khoảng từ 122,0 – 128,0 cm Độ trong các ao của hệ thống mô đun 2 cấp đều cao ở các tuần đầu vụ nuôi và giảm dần vào cuối chu ký nuôi Độ trong biến động trong khoảng 29,0-40,8 cm Độ mặn của ao nuôi trong hệ thống mô đun 2 cấp đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú và không có sự biến động lớn trong thời... độ của hệ thống mô đun 2 cấp đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú Nhiệt độ dao động từ 24,50C– 33,30C Tuần nuôi đầu trong ao A5 (ao cấp 1) thả tôm nhiệt độ ao nuôi hơi thấp nằm trong khoảng 24,50C – 27,80C và tăng dần theo thời gian nuôi Còn trong các ao B6, B8 (ao cấp 2) nhiệt độ trong thời gian nuôi dao động 27,0 0C-33,80C với nhiệt độ này thích hợp cho tôm sú. .. 2) biến động từ 13,0- 18,1 (16,4) ‰ 3.1.2.6 Độ trong và mực nước Độ trong: Độ trong của nước ao phụ thuộc vào chế độ thay nước và mức độ phát triển của sinh vật phù du trong ao Độ trong ao nuôi tôm có xu hướng giảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ Qua bảng 10.PL còn cho thấy độ trong trong các ao của hệ thống mô đun 2 cấp biến động không lớn, Ao A5 (Ao cấp 1) biến động từ 29,0- 47,0 trung bình (40,8) cm Trong. .. NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tôm sú ( Penaeus monodon, Fabricius 1798) - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/4 đến 30/10 năm 2010 - Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Quý Kim – Hải Phòng 2.2 Nội dung nghiên cứu - Theo dõi diễn biến các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy, độ mặn, độ kiềm, NH3, NO2, H2S, mực nước trong các ao. .. 2)- nuôi 40 ngày (6 tuần); - Giai đoạn 3 (cấp 3)- nuôi 40 ngày (6 tuần) Ao cấp 1 của mô hình 3 cấp, thời gian nuôi một chu kỳ là 6 tuần (40 ngày), như vậy trong một năm tối đa nuôi được 8 chu kỳ (52 tuần/6) Ao cấp 2 và cấp 3 của mô hình nuôi 3 cấp, thời gian nuôi của một chu kỳ là 6 tuần, tối đa nuôi một năm là 8 chu kỳ (52 tuần/6) Biểu đồ phác họa hình 1 cho thấy mô đun 3 cấp, các cấp ao có thể nuôi. .. quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống của sinh vật, cụ thể là tôm sú Những yếu tố vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, yếu tố hữu sinh như thức ăn, bệnh tật là thành phần kiến tạo nên môi trường và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm sú Nếu các yếu tố này thay đổi đột ngột... nghệ nuôi tôm thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa ao – 3 mô đun (theo Bùi Quang tề, 2008) [8] Mô hình nuôi một cấp (1 chu kỳ nuôi gồm 1 giai đoạn): - Một giai đoạn (1 cấp)- nuôi 120 ngày (16 tuần) Ao của mô hình nuôi 1 cấp, thời gian nuôi của một chu kỳ là 16 tuần 7 Biểu đồ phác họa hình 1 cho thấy với môđun một cấp, ao cấp 1 có thể nuôi lặp lại được 2 chu kỳ là tối ưu nhất Thời gian nghỉ của các . môi trường một cách tối ưu. Vì thế đề tài Nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường và sinh trưởng của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao. các ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa ao. - Đánh giá mối liên quan giữa sinh trưởng và yếu tố môi trường của tôm sú nuôi thâm canh đa chu kỳ đa ao. 2 Chương. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nguyễn Văn Thái NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TÔM TRONG CÁC AO NUÔI TÔM (PENAEUS MONODON, FABRICIUS 1798) SÚ ĐA CHU KỲ

Ngày đăng: 02/09/2014, 12:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. TỔNG QUAN

    • 1.1. Sơ lược tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam

      • 1.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới

      • 1.1.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam

      • 1.2. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm

        • 1.2.1. Tầm quan trọng của môi trường ao nuôi

        • 1.2.2. Sơ lược quy trình công nghệ nuôi tôm thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa ao – 3 mô đun (theo Bùi Quang tề, 2008) [8]

        • 1.2.3. Những yếu tố môi trường tác động lên đời sống của tôm sú

        • 1.3. Tiêu chuẩn chất lượng nước cho nghề nuôi tôm

          • 18 ÷ 33

          • Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1. Đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu

            • 2.2. Nội dung nghiên cứu

            • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

              • 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

              • 2.3.2. Phương pháp thu nước mẫu

              • 2.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

                • 2.3.3.1. Thu thập số liệu sinh trưởng của tôm

                • 2.3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu môi trường

                • Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

                  • 3.1. Diến biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú của các Mô đun

                    • 3.1.1. Mô đun 1 cấp

                      • 3.1.1.1. Nhiệt độ

                      • 3.1.1.2. pH

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan