một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây cóc đỏ con ở giai đoạn vườn ươm

45 782 0
một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây cóc đỏ con ở giai đoạn vườn ươm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gởi tới ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường lòng biết ơn và niềm tự hào khi được học tập tại trường trong những năm qua. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Khúc Thị An – Trưởng bộ môn Công nghệ Sinh học, ThS. Nguyễn Xuân Hòa - Phó phòng Thực vật biển – Viện Hải dương học và các anh chị đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa qua. Xin cảm ơn cha mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian thời gian qua em học và làm đồ án. Nha Trang ngày 29/6/2012 Sinh viên thực tập Bùi Thị Nga i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH ẢNH iv MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của nó đối với tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế- xã hội 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Phân bố 3 1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn 4 1.1.3.1. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường 4 1.1.3.2. Vai trò cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản 4 1.1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế- xã hội 5 1.1.4. Sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn 6 1.1.4.1. Thế giới 6 1.1.4.2. Việt Nam 8 1.2 Giới thiệu về loài Cóc đỏ 8 1.2.1. Vị trí phân loại 8 1.2.2. Đặc điểm hình thái 9 1.2.3. Phân bố sinh thái của loài Cóc đỏ 10 1.2.4. Giá trị của loài Cóc đỏ 10 1.2.5. Tình hình nghiên cứu bảo tồn loài Cóc đỏ 11 1.3. Sự nảy mầm và một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm của hạt 11 1.3.1 Sự nảy mầm 11 1.3.1.1 Định nghĩa sự nảy mầm của hạt 11 1.3.1.2 Điều kiện nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con. 12 1.3.2.Một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm 13 1.3.2.1 Sử dụng chất kích thích nảy mầm GA 3 13 ii 1.3.2.2. Nước ấm 15 1.4. Một số đặc điểm thích nghi của thực vật ngập mặn đối với độ mặn cao của môi trường 15 1.4.1.Cân bằng muối ở thực vật ngập mặn 15 1.4.1.1.Tích lũy muối trong cây 15 1.4.1.2.Tiết muối ra ngoài 16 1.4.2.Cân bằng nước 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu 18 2.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích thích nảy mầm (GA 3 ) và nước ấm ( 54 o C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ 18 2.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con 19 Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 3.1 Khả năng nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện thí nghiệm 21 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con trong điều kiện vườn ươm 24 3.2.1. Tỷ lệ sống 24 3.2.2. Tốc độ tăng trưởng 25 3.2.3. Phát triển chiều cao cây 28 3.2.4. Số lá, số nhánh 31 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 4.1 Kết luận 32 4.2. Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ngày nảy mầm đầu tiên của hạt Cóc đỏ và số lượng cây con thu được sau 3 tháng gieo ở các nghiệm thức xử lý khác nhau 21 Bảng 3.2: Tỷ lệ nảy mầm của các hạt Cóc đỏ ở các nghiệm thức xử lý khác nhau 22 Bảng 3.3 Tỷ lệ sống cây Cóc đỏ trong 3 tháng thí nghiệm 25 Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau25 Bảng 3.5: Chiều cao của cây Cóc đỏ ở các độ mặn nước tưới khác nhau 29 Bảng 3.6 Số lá đếm được trên cây Cóc đỏ ở các độ mặn nước tưới khác nhau qua từng tháng thí nghiệm 31 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cây Cóc đỏ ở vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) 9 Hình 1.2. Hoa Cóc đỏ 10 Hình 1.3. Trái Cóc đỏ 10 Hình 2.1. Trái Cóc đỏ chín 17 Hình 2.2. Cây Cóc đỏ con được trồng ở Viện hải Dương học 17 Hình 2.3. Trái Cóc đỏ tốt (không bị sâu), hạt của nó và trái Cóc đỏ bị sâu 18 Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích thích nảy mầm (GA 3 ) và nước ấm (54 o C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ 19 Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con 20 Hình 3.1. Hạt Cóc đỏ được xử lý bằng (GA 3 ) nảy mầm sau 3 tháng 22 Hình 3.2. Hạt Cóc đỏ được xử lý bằng nước ấm nảy mầm sau 3 tháng 23 Hình 3.3. Hạt Cóc đỏ nảy mầm sau 3 tháng ở nghiệm thức đối chứng 23 Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau qua các tháng thí nghiệm 27 Hình 3.5. Tương quan giữa độ mặn nước tưới và tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con trong điều kiện vườn ươm sau 3 tháng 27 Hình 3.6 Các cây Cóc đỏ trong vườn ươm sau khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng) 28 Hình 3.7 Chiều cao cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau sau 3 tháng thí nghiệm 29 Hình 3.8 Cây Cóc đỏ con trước thí nghiệm 30 Hình 3.9 Cây Cóc đỏ con sau 1 tháng thí nghiệm 30 Hình 3.10 Cây Cóc đỏ con sau 2 tháng thí nghiệm 30 Hình 3.11 Cây Cóc đỏ con sau 3 tháng thí nghiệm 30 1 MỞ ĐẦU Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) là loài cây ngập mặn thật sự (true mangrove) thuộc họ Bàng (Combretaceae), bộ Sim (Myrtales), lớp Manoliopsida. Trên thế giới, loài Cóc đỏ phân bố ở vùng Đông Phi, trải dài từ vùng Đông Nam Á đến phía Bắc Australia và Polynesia. Ở Đông Nam Á, loài này được phát hiện ở các nước Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippin, Đông Timo, Brunây, Indonesia, Papua Niu Ghinê và Việt Nam (Win et al., 2006; Guohua Su et al., 2007). Cũng như những loài cây ngập mặn khác, Cóc đỏ có vai trò quan trọng đối với ổn định môi trường và phát triển kinh tế- xã hội ở vùng ven bờ (Guohua Su et al., 2007). Rừng Cóc đỏ tham gia bảo vệ đường bờ sông, biển, làng mạc khỏi sạt lở do tác động của sóng, gió, bão tố, làm ổn định môi trường biển, cung cấp nơi cư trú, nơi sinh sản và nguồn thức ăn cho nhiều loài thủy sản có giá trị. Cây Cóc đỏ rất có giá trị vì gỗ của chúng rất bền và chắc. Gỗ vẫn không bị mục sau 50 năm ngâm trong nước mặn, nên thường được dùng để làm cầu, cầu tàu, trục xe bò, làm sàn nhà, đóng giường… Hơn nữa, gỗ cây Cóc đỏ đẹp và có mùi thơm giống như hoa hồng càng làm tăng giá trị gỗ. Đặc biệt, than của Cóc đỏ rất tốt do có nhiệt lượng cao và giữ được nhiệt lâu hơn các loại than khác. Ngoài ra, hoa Cóc đỏ màu đỏ, đẹp nên có giá trị trong nghệ thuật, trang trí (Rotaquio et al., 2007). Những tác động của con người, thiên nhiên đã làm cho những quần thể Cóc đỏ bị cô lập và phân mảnh, điều này có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản hoặc tồn tại của chúng. Do bị đe dọa tuyệt chủng cao, loài Cóc đỏ đã được đưa vào sách đỏ cần được bảo tồn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Guohua Su et al., 2007). Ở Việt Nam, Cóc đỏ phân bố rất ít ở Thừa Thiên Huế, Cần Giờ, Côn Đảo, Phú Quốc, Khánh Hòa (Pham Van Quy and Vien Ngoc Nam, 2006; Nguyễn Xuân Hòa, 2010). Đây là loài cây quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1996). Ở tỉnh Khánh Hòa, loài Cóc đỏ chỉ thấy phân bố ở vịnh Cam Ranh góp phần làm đa dạng thành phần loài cây ngập mặn ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, quần thể Cóc đỏ quý hiếm nơi đây đang bị đe dọa phá hủy do những tác động 2 của con người như phá rừng ngập mặn để xây dựng ao, đìa nuôi thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng, khu dân cư (Nguyễn Xuân Hòa, 2010). Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy khả năng tái sinh ngoài tự nhiên của loài Cóc đỏ rất thấp do hạt khó nảy mầm và cây con thường bị cua, còng cắn đứt (Trần Quốc Dung & Nguyễn Khoa Lân, 2010; Pham Van Quy and Vien Ngoc Nam, 2006). Một số công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ khi gieo trong điều kiện nhân tạo cũng rất thấp, chỉ đạt khoảng 2% sau 3 tháng gieo (Pham Van Quy and Vien Ngoc Nam, 2006). Những điều này làm cho loài Cóc đỏ đang bị đe dọa biến mất ở Việt Nam và công tác trồng phục hồi các quần thể Cóc đỏ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn giống. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “ Một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) ở giai đoạn vườn ươm” với các mục tiêu sau: - Nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện vườn ươm. - Xác định độ mặn thích hợp đối với cây Cóc đỏ con để đưa ra chế độ tưới hợp lý, bảo đảm tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao của cây con ở giai đoạn vườn ươm. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của nó đối với tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế- xã hội 1.1.1 Khái niệm Rừng ngập mặn là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số loài cây sống được, đó là các cây ngập mặn bao gồm những cây gỗ, cây bụi và cây thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau nhưng có một số điểm giống nhau về mặt sinh thái, sinh lý thích nghi với môi trường lầy, mặn, thiếu oxy. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các các bãi bùn lầy ngập nước mặn, nước lợ ở cửa sông, ven biển và dọc theo các sông, rạch, chịu tác động trực tiếp của thủy triều lên xuống hàng ngày, khác với cây rừng trong đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống được ở nơi có nước ngọt. 1.1.2 Phân bố Rừng ngập mặn thường thấy phân bố ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 16.670.000 ha rừng ngập mặn với hơn 100 loài, trong đó phần châu Á nhiệt đới và châu Úc 7.487.000ha, châu Mỹ nhiệt đới 5.781.000 ha và châu Phi nhiệt đới 3.402.000 ha. Hai nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới là Indonêxia và Braxin. Ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam rừng ngập mặn cũng phát triển tốt do có những điều kiện thuận lợi như lượng mưa dồi dào trong năm, nhiệt độ cao và ít biến động, giàu chất mùn và chất phù sa. Do những tác động của con người và thiên nhiên, diện tích rừng ngập mặn trên thế giới ngày càng suy giảm. Những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã chú trọng phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn, thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển nhằm bảo vệ các loài động thực vật, tổ chức nơi nghiên cứu học tập và du lịch. 4 1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn 1.1.3.1. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường Rừng ngập mặn được coi là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng suất cao ở vùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những cung cấp cho nhân dân trong vùng các loại lâm sản như gỗ, củi, tanin, thức ăn, thuốc chữa bệnh mà còn là nơi cư trú, sinh sản và kiếm ăn của nhiều loài thủy sản có giá trị, các loài chim nước, chim di cư và một số động vật sống trên cạn. Rừng ngập mặn còn có những chức năng to lớn trong việc bảo vệ đường bờ của sông, biển, chống xói lở, bảo vệ đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc đồng thời điều hòa khí hậu cho khu vực. Rễ cây ngập mặn mọc sâu, nhiều giúp liên kết và cố định nền đáy. Vì vậy, cây có thể đứng vững, giảm năng lượng sóng và dòng chảy, trong khi cả quần thể thực vật lại làm trầm tích bồi tụ (Davies & Claridge, 1993; Othman, 1994). Sự bồi tụ lấn biển và sự hình thành phát triển của rừng ngập mặn là hai hiện tượng đi kèm với nhau. Điển hình như ở phía Tây mũi Cà Mau, đất bồi nhanh thì rừng cũng lan rộng nhanh. Chỉ trong vòng 30 năm (1964 – 1994), hai đảo nhỏ đã hình thành ở cửa sông Ông Trang là Cồn Trong và Cồn Ngoài (Phan Nguyên Hồng và cs., 1997). Rừng ngập mặn làm điều hòa khí hậu trong vùng. Theo nghiên cứu về khí hậu và vi khí hậu rừng, Blasco đã nhận xét rằng các quần xã rừng ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt (Blasco, 1975). Hơn nữa, rừng ngập mặn được coi là “lá phổi xanh” vì nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại, tăng lượng oxi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay khi rừng ngập mặn sẽ giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của Trái đất, ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của những người dân ven biển. 1.1.3.2. Vai trò cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản Nguồn thức ăn đầu tiên phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài thủy sản là xác hữu cơ thực vật dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ, hoa, quả… của các cây ngập mặn. Do vậy, vai trò của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái ven biển chính là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản nhất là tôm, cua, cá, và chắc chắn rằng sản 5 lượng khai thác thủy sản tại đây phụ thuộc vào diện tích rừng ngập mặn trong vùng. Theo Snedaker (1978) lượng lá rơi của cây rừng ngập mặn ở nam Florida là 10- 14 tấn khô/ha/năm Rừng ngập mặn không những cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản có giá trị như tôm, cua, cá…, đây cũng là vùng nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản, đặc biệt là các loài tôm biển xuất khẩu. Hamilton và Snedaker (1984) cho rằng 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông rừng ngập mặn trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng; đối với nhiều loài thủy sản mối quan hệ đó là bắt buộc. Ví dụ điển hình là loài tôm thẻ, loài tôm này có tập tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12km, do tác động của dòng triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chuyển vào vùng nước ven bờ, tìm những vùng nước nông ở rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở đây vừa là nơi bảo vệ vừa là nơi nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản. Những nghiên cứu ở Indonesia cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa những vùng cửa sông có rừng ngập mặn và sản lượng đánh bắt tôm he xuất khẩu ở ven biển. Bình quân mỗi hecta đầm lầy rừng ngập mặn cho năng suất hàng năm là 160 kg tôm xuất khẩu (Chan, 1986). 1.1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế- xã hội Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Người ta ước tính trên mỗi ha rừng ngập mặn năng suất hàng năm là 91 kg thủy sản (Snedaker, 1975). Riêng đối với các loài tôm, cá, cua …sống trong rừng ngập mặn, hàng năm thu hoạch khoảng 750.000 tấn. Tính bình quân trên mỗi ha đầm lầy rừng ngập mặn cho năng suất hàng năm là 160kg tôm xuất khẩu ( Chan, 1986). Tính cả các loài hải sản đánh bắt được ở vùng ven biển, cửa sông có rừng ngập mặn thì sản lượng lên tới 925.000 tấn tương đương với 1% sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới. Nhiều công trình khoa học cho thấy rằng có những mối quan hệ tương hỗ giữa sự phong phú của nguồn lợi hải sản và năng suất đánh bắt vùng ven biển với "tình trạng sức khỏe" của rừng ngập mặn. Điều đáng quan tâm là nguồn giống tôm, cua, cá trong vùng rừng ngập mặn rất phong phú, đó là nơi cung cấp nguồn giống tôm, cua, cá cho nghề nuôi thủy sản. Vì vậy, rừng ngập mặn đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển [...]... cây Cóc đỏ cao vào mùa mưa và thấp hơn vào mùa khô (Quach Van Toan Em & Vien Ngoc Nam, 2006) 1.3 Sự nảy mầm và một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm của hạt 1.3.1 Sự nảy mầm 1.3.1.1 Định nghĩa sự nảy mầm của hạt Có rất nhiều định nghĩa về sự nảy mầm của hạt được đưa ra 12 Theo các nhà sinh lý: “ sự nảy mầm của hạt được xác định là khi rễ con nhú ra khỏi vỏ hạt Theo nhà phân tích hạt: sự nảy mầm. .. nhóm: một là đối chứng, và hai là các lô còn lại Điều này cho thấy, vào tháng thứ hai của thí nghiệm, các độ mặn nước tưới khác nhau đã có những ảnh hưởng khá rõ rệt đến sự tăng trưởng của cây Cóc đỏ con Cụ thể là, ở độ mặn 0‰ cây tăng trưởng nhanh hơn, trong khi ở độ mặn cao hơn, cây con tăng trưởng chậm hơn Sau 3 tháng thí nghiệm, độ mặn nước biển đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ rõ... Nghiệm thức III: Cây con được tưới nước với độ mặn nước biển 15‰  Nghiệm thức IV (đối chứng): Cây con được tưới bằng nước máy (độ mặn 0‰) Hình 2.5 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con Hàng ngày cây con được tưới nước có các độ mặn tương ứng với từng nghiệm thức nêu trên Theo dõi và đo đạc tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của các cây Cóc đỏ con ở các nghiệm... vậy, để nâng cao khả năng nảy mầm của hạt Cóc đỏ, hạt nên được xử lý bằng GA3 (70mg/l trong 24h) Bên cạnh đó, xử lý hạt bằng nước ấm (khoảng 5460oC, trong 24h) trước khi gieo cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao 3.2 Ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con trong điều kiện vườn ươm 3.2.1 Tỷ lệ sống Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng thích nghi, chịu đựng của cây Cóc đỏ con trong... enzyme 13 - Sự biến dưỡng của những chất dự trữ, sự vận chuyển tiếp theo và sự tổng hợp của những chất mới - Sự nhú ra của rễ mầm và sự sinh trưởng của cây con Có những chất ức chế và kích thích sinh trưởng nội sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt Mối quan hệ của những chất sinh trưởng thực vật đơn lẻ và kết hợp là dựa trên những quan hệ nồng độ nội sinh của chúng với những giai đoạn phát... còn sống đầu tiên của hạt nảy mầm là sự nhú ra của rễ mầm từ vỏ hạt Có những trường hợp đặc biệt, chồi là tín hiệu của sự sống đầu tiên Theo sau sự nhú ra của rễ mầm con mọc như một sinh vật dưới mặt đất vẫn chưa dựa vào quang hợp cho sự sinh trưởng Khi cây nhú lên từ đất, quang hợp và dinh dưỡng bắt đầu Bốn giai đoạn liên quan đến sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con là: - Sự hút nước - Sự. .. nghĩa ở mức P < 0,05 Tuy nhiên, ở tháng thứ ba độ mặn nước biển đã ảnh hưởng tới cây Cóc đỏ con trong giai đoạn vườn ươm khá rõ rệt (hình 3.7) Ở lô đối chứng chiều cao cây Cóc đỏ có giá trị cao nhất là 11,8 cm, tiếp đến là lô thí nghiệm 5‰ và 10‰ tương ứng với chiều cao 10,4 cm và 9,08 cm, thấp nhất là ở lô thí nghiệm 15‰ chiều cao cây con chỉ đạt 8,96 cm Hình 3.7 Chiều cao cây Cóc đỏ con ở các độ mặn. .. đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau qua các tháng thí nghiệm Hình 3.5 Tương quan giữa độ mặn nước tưới và tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con trong điều kiện vườn ươm sau 3 tháng 28 Hình 3.6 Các cây Cóc đỏ trong vườn ươm sau khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng) 3.2.3 Phát triển chiều cao cây Các số liệu về ảnh hưởng của độ mặn nước tưới đối với phát triển chiều cao của cây Cóc đỏ con ở các nghiệm... thêm sự xuất hiện của lô 5‰, điều này cho thấy cây Cóc đỏ con đã bắt đầu thích nghi được trong môi trường có độ mặn cao hơn 0‰ (hình 3.4) Sau 3 tháng thí nghiệm đã thấy rõ mối tương quan giữa độ mặn nước tưới và tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con trong điều kiện vườn ươm, độ mặn nước tưới càng tăng, tốc độ tăng trưởng càng giảm (hình 3.5, 3.6) 27 Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con ở các... khu sinh quyển Cần Giờ bước đầu đã thử nghiệm gieo ươm và trồng lại cây Cóc đỏ nhằm phục hồi quần thể loài cây quý hiếm nơi đây (Phan Văn Quy and Vien Ngoc Nam, 2006) Trong một nghiên cứu khác về một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên của cây Cóc đỏ ở Cần Giờ đã cho thấy yếu tố mùa, chất hữu cơ, pH đất có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây Cóc đỏ Khả năng tái sinh của cây . “ Một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) ở giai đoạn vườn ươm . - Nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện vườn ươm. - Xác định độ mặn thích hợp đối với cây Cóc đỏ con để đưa ra chế độ tưới hợp lý, bảo đảm tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao. hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con 19 Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 3.1 Khả năng nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện thí nghiệm 21 3.2. Ảnh hưởng

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan