Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam

35 283 0
Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam

Lạm phát qua tín dụng Việt Nam lời mở đầu Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt. Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800%. Người ta tháo chạy khỏi đồng tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bán hàng đối xử với khách hàng như kẻ thù; hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành phá hoại nền kinh tế . Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt. Trong khuôn khổ một bài đề án môn học, em không có tham vọng đi sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là: Lạm phát qua tín dụng Việt Nam. Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát trong tương lai. Bài viết được chia làm ba phần: http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam Phần một: Tổng quan về lạm pháttín dụng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm pháttín dụng, từ đó cố gắng đưa ra mối quan hệ giữa lạm pháttín dụng. Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát Việt Nam thập kỷ 80, chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành công như thế nào? Phần ba: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc lạm phát thập kỷ 80 và một số kiến nghị nhỏ nhằm tạo tiền đề kiểm soát lạm phát trong dài hạn. http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁTTÍN DỤNG I-/ LẠM PHÁT 1-/ Khái niệm Giả sử vào hiện tại bạn đang sở hữu trong tay một số tiền là 30 triệu đồng và bạn dự định mua một cái xe máy để chạy nhưng bạn lại chần chừ chưa quyết định vì bạn nghĩ rằng nếu đem gửi số tiền vào ngân hàng với lãi suất 12%/ năm,sáu tháng sau bạn có thể kiếm một khoản tiền kha khá rồi sau đó mua xe máy cũng chưa muộn. Sau 6 tháng ngân hàng trả lại bạn cả vốn và lãi là : 30(1+6%) = 31,8 triệu đồng. Như vậy bạn đã kiếm lãi được 1,8 triệu từ vụ đầu tư này và yên chí cầm tiền đi mua xe máy. Nhưng cửa hàng xe máy đột nhiên thông báo cho bạn rằng giá của xe máy đã tăng lên 32 triệu đồng. Như vậy bạn vẫn chưa đủ tiền mua xe. Tất nhiên không mua được xe thì không sao nhưng rõ ràng bạn đã bị bất ngờ và tiếc nuối. đây chúng ta có thể tạm thời chưa bàn đến vì sao giá xe lại tăng nhưng qua ví dụ nhỏ trên ta có thể hình dung ra một phần thế nào là lạm phát. Vấn đề lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều lần và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong khuôn khổ bài viết không có ý phân tích ưu nhược điểm của từng quan điểm mà chỉ muốn giới thiệu một vài quan điểm về lạm phát của các nhà kinh tế học và qua đó đi sâu vào quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với bài viết 1.1-Quan điểm của C.Mác về lạm phát http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam Mác cho rằng lạm phát là do ý chí chủ quan của Nhà nước. Nhà nước tạo ra lạm phát nhằm hai mục đích đó l bù đắp cho bội chi ngân sách và bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Bởi vì Mác cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản đã bần cùng hóa nhân dân lao động bằng giá trị thặng dư, nay lại chủ động gây ra lạm phát để bóc lột một lần nữa. 1.2-Quan điểm lạm phát giá cả Theo quan điểm của những nhà kinh tế học thì lạm phát là hiện tượng giá cả chung của các mặt hàng tăng lên. Nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng giá thời điểm nhất định thì điều đó chưa đủ để gây ra lạm phát. Mà đây lạm phát chỉ có thể xẩy ra và chúng ta có thể nhận thấy khi giá cả chung tăng lên và biểu hiện trong một thời gian dài. 1.3-Quan điểm về lạm phát tiền tệ Tiền là thước đo giá trị của hàng hóa và tiền cũng là một loại hàng hóa vì nó cũng do sức lao động của con người tạo ra và thỏa mãn nhiều loại nhu cầu khác nhau của con người. Như vậy thì nó cũng phải có giá cả. Giá cả của tiền là số lượng hàng hóa mà đơn vị tiền có thể mua được. Như vậy tiền cũng phátlạm phát. Tuy vậy ta không nên lầm lẫn giữa lạm phát theo nghĩa đen “lạm dụng phát hành” tức là tạo ra quá nhiều tiền hơn mức cần thiết. Mà đây chúng ta cần hiểu lạm phát tiền tệ theo cách khác. Khi giá cả chung của các loại hàng hóa khác tăng lên thì ta thấy rằng với mỗi đơn vị tiền sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Như vậy tức là tiền đã bị mất giá. Quan điểm lạm phát tiền tệ chính là chỗ đó. Lạm phát tiền tệ chính là tình trạng mất giá của đồng tiền. Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bài viết mà nguyên nhân của nó sẽ được trình bầy phần sau. Để làm rõ quan điểm này chúng ta cần xem xét một ví dụ cụ thể. Đầu năm 1988 Việt Nam, giá của một cái bánh rán là 1 đồng nhưng đến cuối năm giá của nó đã tăng lên 4 đồng. Nếu bạn có 4 đồng vào đầu năm http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam thì bạn có thể ăn được 4 cái và như vậy là đủ no. Nhưng với số tiền như vậy bạn chỉ có thể ăn được 1 cái thời điểm cuối năm. Như vậy giá trị của 4 đồng tiền đã giảm hẳn. Giá của một đồng được tính thông qua bánh rán là 1/4 cái bánh rán. Đó chính là một trong những biểu hiện điển hình nhất của lạm phát : giá cả của hàng hóa tăng lên hay sức mua của đồng tiền giảm sút. 2-/ Nguyên nhân của lạm phát Lạm phát có rất nhiều biểu hiện và trong bất kỳ thời kỳ nào, thời đại nào đều có lạm phát. Chính vì vậy mà nguyên nhân gây ra lạm phát cũng nhiều. Tuy vậy hiện nay các nhà kinh tế học cũng đang nghiêng dần về quan điểm có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát đó là : cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát do bội chi ngân sách. Sở dĩ có 3 nguyên nhân trên cũng là do người ta đã chiêm nghiệm trên thực tế đã có những đợt lạm phát do chúng gây ra. Tuy vậy nguyên nhân sâu xa gây ra lạm phát thực sự ít nhiều liên quan đến vấn đề tiền tệ. 2.1-Lạm phát do cầu kéo. Cơ sở của lý thuyết này cho rằng khi mức cung tiền tăng lên sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Thu nhập của người lao động cũng vì thế mà tăng lên. Khi đó họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần hơn .tất cả những đIều đó làm cho tổng cầu tăng lên nhanh chóng. Và nếu như tổng cung cũng tăng lên với tốc độ như vậy thì không có vấn đề gì thì sẽ không cólạm phát. Nhưng chúng ta đã biết năng lực sản xuất của xã hội cũng có hạn, đến khi nào tất cả các yếu tố sản xuất đã được huy động vào sản xuất một cách tối đa, tốc độ tăng của tổng cung sẽ chậm lại. Khi đó tốc độ tăng của tổng cung sẽ nhỏ hơn tốc độ tăng của nhu cầu. Hàng hóa có hạn, nhu cầu tăng buộc giá cả phải tăng lên. Thực chất đây là vấn đề lạm phát giá cả. http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam 2.2-Lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí sản xuất là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, hãng nào có chi phí thấp thì sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại. Khi chi phí sản xuất tăng lên các hãng buộc phải giảm bớt sản lượng của mình vì lợi nhuận giảm. Khi đó sẽ làm cho đường tổng cung bị suy giảm, hàng hóa bị thiếu hụt, giá cả tăng lên gây ra lạm phát. Ai cũng biết cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1972-1973 đã làm rất nhiều hãng bị phá sản, công nhân bị sa thải hàng loạt, lạm phát tăng lên với tốc độ chóng mặt, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề. Đó là điển hình của lạm phát do chi phí đầy, một cú sốc bất ngờ làm tổng cung suy giảm đột ngột sẽ gây ra lạm phát. Tuy vậy chúng ta hãy bình tĩnh xem xét lại vấn đề. Nếu như tổng cung suy giảm nhanh như vậy thì tổng cầu cũng suy giảm nhanh liệu lạm phát có thể tăng nhanh được không. Nếu như ngân hàng thay vì cung cấp thêm tiền vào lưu thông làm sức mua tăng lên trong lúc tổng cung suy giảm mà thực hiện thắt chặt tiền tệ, giảm mức cung tiền thì lạm phát có xẩy ra không. Câu trả lời là chưa chắc đã xẩy ra. Như vậy mặc dù đúng là có những nguyên nhân khách quan gây ra lạm phát như cú sốc dầu mỏ, tăng lương http://tailieuhay.com S S 1 D 1 D Q 1 Q P 1 P Q PL Lạm phát qua tín dụng Việt Nam nhưng nếu như chính sach tiền tệ được sử dụng hợp lý thì sẽ kìm hãm được lạm phát. Như vậy chỉ có tiền tệ mới là nguyên nhân sâu xa của lạm phát. 2.3-Bội chi ngân sách và vấn đề lưu thông tiền tệ. Ngân sách Nhà nước có thu và có chi. Khoản thu chính của ngân sách Nhà nước là thuế được áp dụng đối với tất các các ngành kinh tế trong cả nước. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu ngân sách này để thực hiện đầu tư, viện trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng . gọi là chi ngân sách. Nếu như các khoản chi vượt quá thu thì ngân sách Nhà nước sẽ bị bội chi. Như vậy thì Nhà nước lấy đâu ra tiền để bù đắp vào số bội chi đó. Có rất nhiều cách để thực hiện như vay nợ nước ngoài, vay trong nước, tăng thuế, hoạt động thị trường mở và cả in thêm tiền. Vay nợ nước ngoài và vay trong nước rồi cũng phải trả, không thể bù đắp cho thâm hụt mãi được. Nếu tăng thuế sẽ dẫn tới tình trạng trốn thuế, lậu thuế, kìm hãm sản xuất, không những không tăng thu mà có thể còn có tác dụng ngược. Cách tốt nhất là hoạt động trên thị trường mở, bán trái phiếu cho công chúng, tăng mức cung tiền mà lại không gây ra lạm phát vì trái phiếu luôn được đảm bảo trả nợ bởi Nhà nước. Thực chất Nhà nước không phải trả nợ mà chỉ việc phát hành thêm trái phiếu với số lượng lần sau lớn hơn lần trước để trả nợ mà thôi. Đây là con đường tốt nhất để bù đắp bội chi. Hãy xem xét lại việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Chúng ta đã biết nguyên tắc phát hành tiền phải tương ứng với khối lượng hàng hóa được sản xuất ra. Như vậy giá trị đơn vị tiền tệ sẽ được bảo đảm vì nó được định lượng bởi một lượng hàng hóa nhất định. Nhưng khi có nhiều đồng tiền được phát hành vào lưu thông mà không căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra thì sẽ có vấn đề. Nhiều tiền hơn nhưng khối lượnghàng hóa không đổi thì giá trị đồng tiền sẽ bị giảm xuống, giá cả sẽ tăng lên gây ra lạm phát. Nếu tình hình này kéo dài trong nhiều năm thì lạm phát sẽ càng trầm trọng. Khi đồng tiền bị mất giá thì sẽ không ai muốn giữ tiền nữa, họ chỉ muốn đẩy thứ http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam tài sản nguy hiểm đó đi nhật nhanh và mua hàng hóa trích trữ càng nhiều càng tốt làm cho giá cả càng tăng, tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao. Quy luật lưu thông tiền tệ đã chỉ ra rằng tốc độ lưu thông tiền tệ tỉ lệ thuận với lạm phát. Tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao, mức cung tiền càng lớn và lạm phát càng lớn hơn nữa. MV = PQ Mức cung tiền tăng, V tăng, Q không đổi như vậy Delta(P) = Delta(MV): lạm phát tăng tới cấp số nhân, cấp số mũ. Bội chi ngân sách mà được bù đắp bằng máy in sẽ là rất nguy hiểm. Mức cung tiền tăng vọt là con đường ngắn nhất gây ra lạm phát. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát không phải là do bội chi ngân sách mà là do cách người ta bù đắp bội chi ngân sách, là do vấn đề tiền tệ, do mức cung tiền gây ra. Như vậy lạm phát qua ba nguyên nhân trên ít nhiều có dính dáng đến vấn đề tiền tệ, đến mức cung tiền dù trực tiếp hay gián tiếp. Vấn đề bội chi ngân sách và mức cung tiền sẽ được đề cập thường xuyên, xuyên suốt bài viết vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nội dung của bài. 3-/ Hậu quả của lạm phát. Phần trên chúng ta đã nghiên cứu một cách hết sức tổng quát về lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại đó thì lạm phát thực sự chỉ là vấn đề quá bình thường. Người ta nghiên cứu lạm phát đây không phải nó chỉ đơn thuần là vấn đề tăng giá mà là chỗ trên thực tế tại sao người ta phải nghiên cứu nó. Lạm phát đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà cựu Thủ tướng Anh bà M.Thatcher đã từng tuyên bố lạm phát là kẻ thù chung của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nghiên cứu lạm phát để chúng ta thấy được tác hại mà nó gây ra đối với xã hội là như thế nào để từ đó có biện pháp phòng chống. http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam 3.1-Lạm phát kìm hãm phá hoại nền sản xuất xã hội. Giá trị sản lượng của một xã hội tạo ra được đo bằng tổng sản lượng của nền kinh tế nhân với giá cả chung. Như vậy có 2 yếu tố làm tăng tổng giá trị sản lượng là Q và P. Sẽ là rất tốt nếu như tổng sản lượng tăng làm tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tốt. Tuy vậy chính lạm phát đã làm cho người ta đôi khi lầm tưởng về một sự gia tăng tích cực của tổng giá trị hàng hóa. Sản lượng không thay đổi mà chỉ có sự tăng lên trong giá cả chung. Chúng ta đã biết lạm phát có mối quan hệ trực tiếp với lãi suất theo công thức: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỉ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa do các Ngân hàng quản lý và điều chỉnh. Vấn đề mà người gửi tiền quan tâm là số tiền thực tế mà họ nhận được khi đêm gửi tiền vào Ngân hàng. Họ không thể chấp nhận và không thể gửi tiền và nếu như phần lợi nhuận của họ bị giảm đi. Vì vậy khi lạm phát tăng lên, để lãi suất thực không đổi buộc các Ngân hàng phải tăng lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa tăng lên sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên vì nguyên tắc của Ngân hàng là bao giờ lãi suất cho vay cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đầu từ làm nhu cầu đầu tư giảm. Từ đó làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm sút. Mặt khác đối với các doanh nghiệp trong đIều kiện nền kinh tế có lạm phát cao, đầu tư vào nền kinh tế là rất rủi ro bởi vì sau khi bán được sản phẩm, số tiền họ thu về trừ đi tỉ lệ lạm phát có thể còn ít hơn số vốn họ đã bỏ ra đầu tư ban đầu. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ tự cắt giảm sản lượng làm cho sản lượng của nền kinh tế bị giảm sút. Thay vào đó các doanh nghiệp sẽ đầu http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam cơ nguyên vật liệu, ít thay đổi giá trị, dễ kiếm lời hơn làm cho hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm, càng lên giá và đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao hơn. Như vậy lạm phát đã phá hoại nền sản xuất xã hội làm cho đầu tư giảm sút, sản lượng liên tục giảm. Đây là điều rất không mong muốn của bất cứ chính phủ nào. 3.2-Lạm phát và phân phối thu nhập. Hãy thử xem xét một ví dụ để xem lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập như thế nào. Giả sử bạn có một khoản thu nhập hàng tháng đều đặn là 1 triệu đồng. Với khoản thu nhập đó bạn phải chi tiêu để phục vụ cuộc sống. Giá của một kg gạo là 4000 đồng. Nếu chúng ta giả sử tất cả các nhu cầu hàng ngày đều được “qui ra thóc” thì một tháng bạn có thể mua được : 1.000.000 : 4.000 = 250 kg gạo Nhưng đến tháng sau giá trị của 1 kg gạo đột nhiên tăng lên 5000 đồng. Như vậy cũng với thu nhập 1 triệu đồng bạn chỉ có thể mua : 1.000.000 : 5.000 = 200 kg gạo Trong một khoảng thời gian ngắn hạn, thu nhập của bạn khó có thể thay đổi do hợp đồng lao động đã được kí với một mức lương nhất định. Như vậy mức sống của bạn đã bị giảm sút do lạm phát gây ra. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, những người làm công ăn lương sẽ bị thiệt do thu nhật doanh nghĩa là cố định. Họ vừa phải chịu thuế thu nhập, vừa phải chịu thêm một thứ thuế vô hình nữa đó là lạm phát - một thứ thuế dã man nhất trong các loại thuế. Tình trạng cũng tương tự như đối với người gửi tiền và người vay tiền. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng với một số tiền là 3 triệu đồng. Ngân hàng thỏa thuận với bạn sau 1 năm hoàn trả cả vốn lẫn lãi với lãi suất danh nghĩa là 20%. Sau một năm số tiền bạn nhận được là : 3.000.000 (1+20%) = 3.600.000 http://tailieuhay.com [...]... những hậu quả do lạm phát trầm trọng gây ra lại là người dân, là toàn xã hội Đến đây, kết thúc phần lý thuyết cơ bản về lạm pháttín dụng, chuyển sang phần “Thực trạng lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn và chúng ta đã chống lạm phát như thế nào” http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam Phần 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CHÚNG TA ĐÃ CHỐNG LẠM PHÁT NHƯ TH NÀO... tế phát triển ổn định nếu như không kiểm soát được lạm phát II-/ TÍN DỤNG 1-/ Bản chất và chức năng của tín dụng Ngày nay thuật ngữ tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và trong cả sinh hoạt hàng ngày như quỹ tín dụng, vốn tín dụng Một câu hỏi đặt ra là tín dụng là gì ? Tín dụng thực chất đó là quan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vối của lẫn nhau theo nguyên tắc hoàn trả và tin tưởng Tín. .. http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi hiện đang phân tán khắp mọi nơi Trong lịch sử phát triển của tín dụng do đặc điểm cũng như nhu cầu về vốn, về thời gian, cách thức vay vốn đã hình thành rất nhiều loại tín dụng trong đó có 3 loại chính phổ biến nhất là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước Chúng... năm qua chỗ nhận thức được nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là có quá nhiều tiền trong lưu thông, là có quá nhiều “cầu” cho nên trong giải pháp đã quay về với chính sách tài khóa, chính sách http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam tiền tệ là chủ yếu bằng chủ trương làm cho đồng tiền trở thành khan hiếm để chống lạm phát CHỈ SỐ LẠM PHÁT THỜI KÌ 1989-1992 (TỈ LỆ %) Năm Tỉ lệ lạm phát. .. còn hai con số, có lúc chỉ còn một con số Vấn đề đặt http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam ra là chúng ta đã nhận thức được nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm phát Việt Nam, từ đó mới có biện pháp chống lạm phát hữu hiệu được Người ta thường nói “ thuốc đắng giã tật ” Đối với “con bệnh” lạm phát Việt Nam thời kì 1980-1988 bệnh đã đến mức trầm trọng, muốn khỏi bệnh thì phải chịu... http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam Trong khi giá cả do Nhà nước ấn định khá thấp, thậm chí có năm còn thấp hơn năm trước (1976), mức độ lạm phát mức độ 1 con số, có thể coi là lý tưởng thì thị trường tự do lạm phát mức phi mã (2 con số) Giá cả thị trường tự do không ngừng tăng cao Đây là biểu hiện của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất kém phát triển, hàng... trạng thiểu phát tức là lạm phát liên tục giảm và mức thấp nhưng cảnh giác và dự http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam phòng trước lạm phát không phải là thừa Lạm phát có thể quay trở lại bất cứ lúc nào và gây ra những hậu quả khó lường, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số mục tiêu dài hạn hơn, chắc chắn hơn, có thế chúng ta mới chủ động đối phó với lạm phát được 2-/ Một số giải... khác như giấy,vở học sinh, còn phần lớn giá về cơ bản vẫn giữ ổn định và mức lạm phát vẫn có thể kiểm soát được Mặt khác, như phân tích trên, sự tăng giá 1994 có những yếu tố không hoàn toàn giống với lạm phát trong suy thoái kinh tế như những năm trước http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam Phần ba BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÔNG CUỘC CHỐNG LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA VÀ MỘT SỐ... phục lạm phát trước khi hậu quả khó lường của nó xảy ra b-Giai đoạn kiềm chế lạm phát 1989-1992 Đặc điểm nổi bật của quá trình chống lạm phát những năm qua Việt Nam là phải chống lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Cái mốc đánh dấu sự chuyển biến cơ bản và cũng có thể nói là thành công của công cuộc kiểm soát lạm phát Việt Nam. .. có một loạI hình tín dụng nữa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế đó là tín dụng Nhà nước Đó cũng là tín dụng nhưng là quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư, với các tổ chức, đơn vị kinh tế Sở dĩ có tín dụng Nhà nước vì nó có liên http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng Việt Nam quan đến ngân sách Nhà nước Nhà nước thu thuế từ các đơn vị kinh tế để thực hiện chi tiêu . mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng. Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80, chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam. kiểm soát lạm phát trong dài hạn. http://tailieuhay.com Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÍN DỤNG I-/ LẠM PHÁT 1-/ Khái

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:36

Hình ảnh liên quan

BẢNG ĐỘNG VIÊN THU NHẬP QUỐC DÂN SẢN XUẤT VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
BẢNG ĐỘNG VIÊN THU NHẬP QUỐC DÂN SẢN XUẤT VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan